Đề cương ôn tập tháng 10 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, nâng cao khả năng ghi nhớ và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo Đề cương ôn tập tháng 10 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng dưới đây. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập tháng 10 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
- NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI: 10 *Thời gian: Từ tuần 8 -> tuần 12( Tiết 21-> tiết 36- HK I) Đọc văn: TAM ĐẠI CON GÀ (Truyện cười) 1. Kiến thức trọng tâm: -Bản chất của nhân vât “thầy” qua những việc gây cười và ý nghĩa phê phán của truyện: cái dốt không che đậy được, càng giấu cái dốt càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ. -Kết cấu truyện ngắn gọn, chặt chẽ; lối kể chuyện tự nhiên, kết thúc bất ngờ; sử dụng hiệu quả nghệ thuật phóng đại, thủ pháp “nhân vật tự bộc lộ”. 2. Bài tập rèn kĩ năng - Sưu tầm một số truyện cười dân gian của Việt Nam, thế giới cùng thể lọai với truyện này -Tập phân tích một truyện cười thuộc lọai trào phúng. Đọc văn: NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY (Truyện cười) 1. Kiến thức trọng tâm: -Sự kết hợp giữa lời nói và động tác trong việc thể hiện bản chất tham lam của thầy lí và tình cảnh bi hài, vừa đáng thương vừa đáng trách của người dân lao động khi lâm vào tình cảnh kiện tụng -Truyện ngắn gọn, chặt chẽ; lối kể chuyện tự nhiên, kết thúc ngờ. Các thủ pháp nghệ thuật: chơi chữ, kết hợp ngôn ngữ và hành động nhân vật được sử dụng một cách tài tình 2. Bài tập rèn kĩ năng -Phân tích các tình huống gây cười trong truyện -Khái quát , rút ra ý nghĩa và những bài học mà tác giả gửi gắm. Đọc văn: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG- TÌNH NGHĨA
- 1. Kiến thức trọng tâm: - Nỗi niềm xót xa, cay đắng và tình cảm yêu thương thủy chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ. - Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn của người lao động. 2. Bài tập rèn kĩ năng - Sưu tầm thêm những bài ca dao được mở đầu bằng "Thân em..." - Phân tích bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” -Rèn thêm một dạng đề đọc hiểu sau: Cho câu ca dao sau: “Thân em như cá rô thia Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu” 1. Câu ca dao trên là lời than của ai, than về điều gì? 2. Nêu và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong câu ca dao 3. Từ câu ca dao trên, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến Đọc văn : CA DAO HÀI HƯỚC 1. Kiến thức trọng tâm: - Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh. 2. Bài tập rèn kĩ năng: - Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái trong bài ca dao số 1. Qua đó, cho biết tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào? -Sưu tầm những bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, ăn quà vặt, nghiện rượu chè, tệ nạn đa thê, tảo hôn, mê tín dị đoan.... Làm văn: BÀI VIẾT SỐ 3-NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận xã hội: 1.Dạng đề: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí *Lưu ý: Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường tập trung vào các vấn đề sau: -Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống…
- - Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi… - Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em… - Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn… - Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống. *Các bước làm bài: - Dẫn dắt , nêu vấn đề cần nghị luận -Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (Tùy từng trường hợp: Giải thích khái niệm; giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của từ ngữ; giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói … trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề). -Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (có dẫn chứng từ thực tế đời sống) -Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…): + Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề. -+Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận . +Mở rộng vấn đề -Rút ra bài học nhận thức và hành động 2. Dạng đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống: *Lưu ý: -Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường đề cập đến những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội như: + Ô nhiễm môi trường, sự nóng lên của trái đất, nạn phá rừng, thiên tai lũ lụt… + Bạo hành gia đình, bạo lực học đường, tai nạn giao thông… + Tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, “ nghiện” Internet, Game online… + Phong trào tiếp sức mùa thi, giúp đỡ đồng bào lũ lụt, tấm gương người tốt, việc tốt, nếp sống đẹp… -Khi làm bài, cần làm rõ hiện tượng đời sống ( qua việc miêu tả, phân tích nguyên nhân, các khía cạnh của hiện tượng…) từ đó thể hiện thái độ đánh giá của bản thân cũng như đề xuất ý kiến, giải pháp trước hiện tượng đời sống. -Cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh làm bài máy móc hoặc chung chung.
- -Ngoài việc trang bị cho mình những kỹ năng làm bài, học sinh cần tích lũy những vốn hiểu biết thực tế về đời sống xã hội. *Các bước làm bài: Bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống thường gốm các bước cơ bản sau: -Dẫn dắt, nêu hiện tượng được đề cập -Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài. + Giải thích ( nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…) cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận. + Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng) -Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng -Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề. +Phân tích tác dụng của vấn đề nếu là hiện tượng tích cực. +Phân tích tác hại của vấn đề nếu là hiện tượng tiêu cực. +Phân tích cả hai mặt tích cực và hạn chế nếu đề có cả hai mặt. -Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng (đề xuất giải pháp) Đọc văn TỎ LÕNG (Thuật hoài) -Phạm Ngũ Lão 1.Kiến thức trọng tâm: -Nội dung:Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế lớn lao, lí tưởng cao cả; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng- thời đại mang hào khí Đông A -Nghệ thuật: +Hình ảnh thơ kì vĩ, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng +Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc 3. Dạng đề vận dụng: a. Đọc- hiểu: -Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ -Khái quát nội dung chính của bài thơ -Em hiểu thế nào là “nợ” công danh? - Chỉ ra và nêu tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đặc sắc có trong bài thơ - Từ bài thơ, em hãy viết một đoạn văn ngắn( 7-> 10 dòng) nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên hiện nay? b. Làm văn: Cảm nhận vẻ đẹp của người anh hùng vệ quốc qua bài thơ “Tỏ lòng”(“Thuật hoài”- Phạm Ngũ Lão ). Qua bài thơ, em rút ra được bài học gì về lẽ sống của thanh niên hiện nay?
- Đọc văn: CẢNH NGÀY HÈ (Bảo kính cảnh giới-số 43)-Nguyễn Trãi- 1.Kiến thức trọng tâm: -Nội dung: +Vẻ đẹp của bức tranh ngày hè được gợi tả một cách sinh động +Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bức tranh phong cảnh ngày hè: nhạy cảm với thiên nhiên và cuộc sống đời thường của nhân dân; luôn hướng về nhân dân với mong muốn “Dân giàu đủ khắp đòi phương” -Nghệ thuật thơ Nôm độc đáo: từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên -> “Cảnhngày hè” xứng đáng được xem là một trong những bông hoa đầu mùa rực rỡ của thơ Nôm Việt Nam 2. Dạng đề vận dụng: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” CHÖC CÁC EM ÔN TẬP TỐT!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 27 | 3
-
Đề cương ôn tập tháng 9 và 10 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
12 p | 63 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 26 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ
4 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú
2 p | 32 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT số huyện Bảo Thắng
4 p | 30 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa
12 p | 51 | 1
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
20 p | 85 | 1
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ
10 p | 63 | 1
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 24 | 1
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2019-20201 - Trường THPT Bắc Thăng Long
7 p | 56 | 1
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
4 p | 18 | 1
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Uông Bí
25 p | 48 | 1
-
Đề cương ôn tập tháng 10 và 11 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
6 p | 45 | 1
-
Đề cương ôn tập tháng 10 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
6 p | 31 | 1
-
Đề cương ôn tập tháng 9 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
5 p | 44 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn