intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn: Lịch sử

Chia sẻ: LeThiThuyLien LeThiThuyLien | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

136
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc cải cách Minh Trị, cuộc cải cách của vua Rama V, chiến tranh thế giới thứ nhất, cách mạng tháng Mười Nga năm 1917,... là những nội dung chính trong "Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn: Lịch sử". Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu học tập và ôn thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn: Lịch sử

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 1.Cuộc cải cách Minh Trị ( Nhật Bản) 1867, Minh Trị lên ngôi Thiên hoàng 1868, tiến hành cải cách nhiều mặt: + Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền  bình  đẳngcông dân , xác lập sự cầm quyền của tầng lớp quý tộc tư sản hóa. 1889, ban hành Hiến pháp, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập + Kinh tế: Thi hành chính sách thống nhất thị trường tiền tệ             Thống nhất thị trường              Cho phép mua bán ruộng đất              Tăng cường phát triển chủ nghĩa tư bản ở nông thôn, xây dựng cơ sở vật chất hạ  tầng . + Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Công nghiệp đóng tàu chiến được  chú trọng, phát triển sản xuất vũ khí. + Giáo dục: Thu hành chính sách giáo dục bắt buộc , chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật, cử  học sinh giỏi đi du học ở phương Tây.  ­ Tính chất và ý nghĩa:  Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. Tạo điều kiện cho Nhật Bản thoát khỏi khủng hoảng, phát triển chủ nghĩa tư bản, trở thành  một cường quốc ở Châu Á. 2. Cuộc cải cách của vui Rama V (Xiêm) ­ Hoàn cảnh: Đứng trước nguy cơ bị xâm luocj, từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, vua  Rama IV đặc biệt là vua Rama V tiến hành cải cách toàn diện đất nước ­Nội dung: + Kinh tế:  Nông nghiệp: Xóa bỏ cho nông dân nghĩa vụ lao dịch 3 tháng trên các công tường  nhà nước, giảm nhẹ thuế. NÂng cao năng suất lúa, xuất khẩu gạo và gỗ tếch được đấy  mạnh           Công nghiệp: Khuyến khích tư bản bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp + Chính trị ­ văn hóa: Cải cách theo khuôn mẫu phương Tây. Đứng đầu là vua, giúp việc cho  vua có hội đồng nhà nước và hội đồng chính phủ gồm 12 bộ trưởng.       Cải cách quân đội, tòa án, trường học theo kiểu phương Tây. + Xã hội: bãi bỏ chế độ nô lệ vì nợ để giải phóng sức lao động. + Đối ngoại: Chính sách ngoại giao mềm dẻo. lợi dụng vị trí “nước đệm”, lợi dụng mâu  thuẫn giữa Anh và Pháp để giữ vững được nền độc lập.
  2. ­Tính chất và ý nghĩa: Là một cuộc cách mạng tư sản, giúp Xiêm thoát khỏi khủng hoảng,  thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược, phát triển đất nước. III. Chiến tranh thế giới thứ nhất(1929­1933) 1.Nguyên nhân của chiến tranh: *Nguyên nhân sâu xa: ­Do sự phát triển không đồng đều của các nước tư bản dẫn đến mâu  thuẫn về vấn đề thị trường và thuộc địa. ­Cuối thế kỉ XIX­đầu thế kỉ XX diễn ra nhiều cuộc chiến tranh cục bộ :         Chiến tranh Trung­Nhật (1894­1895)          Chiến tranh Mĩ­Tây Ban Nha (1898)         Chiến tranh Anh –Bô­ơ (1899­1905)         Chiến tranh Nga­Nhật (1904­1905) ­Đầu thế kỉ XX, hình thành 2 khối đế quốc đối lập nhau: + Đế quốc trẻ: KHối liên minh, đại diện là Đức, Áo­Hung và I­ta­li­a. +Đế quốc già: Khối hiệp ước, đại diện là Anh, Pháp, Nga. *Nguyên nhân trực tiếp: 28­6­1914, Thái tử Áo­Hung bị một người Xéc­Bi ám sát.=> Áo­ Hung và Đức đã phát động chiến tranh   28­7­1914, Áo­Hung tuyên chiến với Xéc­bi, 1­8, Đức tuyên chiến với Nga, 3­8, tuyên chiến  với Pháp, 4­8, Anh tuyên chiến với Đức.  Chiến tranh đế quốc bùng nổ. 2.Diễn biến của chiến tranh  ­ Giai đoạn 1 ưu thế thuộc về phe Liên Minh ­Giai đoạn 2(1917­1918) khối Hiệp ước phản công, Khối Liên Minh thất bại. Thời gian Sự kiện Kết quả 28­7­1914 Áo­Hung tấn công Xéc­bi Chiếm Xéc­bi 3­8­1914 Đức thông qua Bỉ tấn công Pháp Uy hiếp Pa­ri 1914 Nga tấn công Đông Phổ Giải cứu Pa­ri 9­1914 Pháp phản công Giành được thắng lợi 1915 Đức cùng Áo­Hung tràn qua mặt trận  Không thành công phía Đông tấn công Nga 1916 Đức tấn công Véc­đoong hòng tiêu  Không thành công buộc  diệt quân chủ lực của Pháp phải rút lui.
  3. 2­4­1917 Mĩ nhảy vào tham chiến, tuyên chiến  Phe Hiệp ước mạnh lên với Đức và đứng về phe Hiệp ước 11­1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành  Nhà nước Xô Viết ra  công đời. 3­3­1918 Kí hòa ước Bret Litop Nga rút khỏi chiến  tranh Đầu 1918 Đức tấn công Pháp Pa­ri bị uy hiếp 7­1918 Mĩ đổ bộ lên Châu Âu, Anh,Pháp  Các đồng minh Đức  phản công đầu hàng 11­11­1918 Đức kí hiệp định đầu hàng không điều  Chiến tranh kết thúc kiện 3. Kết cục của chiến tranh ­ Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914­1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nạng nề  đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lữa, 1,2 triệu người chết, 20  triệu người bị thương. ­Kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ ­Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy =>  Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa. IV.Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 1.Tình hình nước Nga trước cách mạng; ­ Chính trị: + Sau cách mạng 1905­1907, Nga là nước quân chủ chuyên chế phản động, đứng  đầu là Nga hoàng Ni­cô­lai II + Sau cách mạng, việc Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất gây tổn thất nặng  nề cho đất nước. Đế quốc Nga là “ nhà tù của các dân tộc” ­Kinh tế suy sụp ­Xã hội: Mâu thuẫn xã hội gay gắt: tư sản với vô sản, các dân tộc Nga với Nga hoàng, Nông  dân và địa chủ, Tư sản và phong kiến  Nước Nga đang đứng trước một cuộc cách mạng 2. Từ Cách mạng tháng hai đến Cách mạng tháng Mười a. Cách mạng dân chủ tư sản (2­1917) ­Mục tiêu: lật đổ chế độ Nga hoàng ­Diễn biến: + 2­1917, cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ ở Nga với sự kiện là cuộc biểu tình của 9  vạn nữ công nhân ở Pê­tơ­rô­grat (Xanh Pê­téc­bua)
  4. + Cuộc biểu tình nhanh chóng phát triển thành khởi nghĩa vũ trang, tấn công các cơ quan của  chính quyền Nga hoàng ­Kết quả: Lật đổ chế độ Nga hoàng. Thành lập  2 chính quyền song song tồn tại:        + Chính phủ tư sản lâm thời        + Các Xô Viết công nông binh b. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười  ­Hoàn cảnh: Sau cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai, mặc dù chính quyền Nga hoàng bị lật  đổ nhưng tồn tại cục diện chính trị là hai chính quyền song song, mâu thuẫn nhau. Lê­Nin và Đảng Bôn­sê­vích chủ trương tiếp tục làm cách mạng “ tất cả chính quyền thuộc  về tay công nông” ­Diên biến:  + 10­1917, không khí cách mạng bao trùm khắp nước Nga +7­10(20­10), Lê­nin về Pê­tơ­rô­grat trực tiếp chỉ đạo cách mạng 24­10(6­11) quân khởi nghĩa chiếm được các vị trí then chốt của thủ đô 25­10(7­11) chiếm Cung điện Mùa Đông, toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt Cách  mạng giành thắng lợi. +Đầu 1918, Cách mạng thắng lợi trên khắp nước Nga 3.Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga ­Đối với nước Nga: Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con  người ở Nga Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nghiệp, nhân dân lao động và  các dân tộc được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước ­Đối với thế giới: Làm thay đổi cục diện thế giới. Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học  quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao độngvà các dân tộc bị  áp bức trên toàn thế giới V.Chính sách kinh tế mới (NEP) *Hoàn cảnh: 1912, Nga bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước nhưng gặp nhiều khó  khăn: + Nên kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng  +Chính trị xã hội không ổn định, các thế lực phản động trong và ngoài nước chống phá + Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp +3­1921, Lê­Nin và Đảng Bôn­sê­vích quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới(NEP)
  5. *Nội dung: Chính sách kinh tế mới gồm các chinh sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp  , thương nghiệp và tiền tệ: ­Nông nghiệp:thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực ­Công nghiệp: +Khôi phục ngành công nghiệp nặng + Khuyến khích tư bản trong và ngoài nước đầu tư + Cải tiến chế độ tiền lương ­Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như giao thông vận tải, công nghiệp ­Thương nghiệp và tiền tệ: + Thống nhất thị trường về tiền tệ, ban hành đồng rúp thay cho  các loại tiền cũ + Tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ + Khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. *Ý nghĩa: NEP là sự chuyển đổi kịp thời từ kinh tế nhà nước sang kinh tế nhiều thành phần  dưới sự điều tiết của nhà nước có tác dụng khôi phục kinh tế NEP đã để lại bài học quý cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc biệt trong thời kì  quá độ VI. Thành tựu cơ bản trong công cuộc xây dưng CNXH ở Liên Xô (từ 1925­1941) ­Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ  nghĩa xã hội với nhiệm vụ là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, ưu tiên công nghiệp nặng ­Những kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928­1932)  và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933­1937) đều được hoàn  thành trước thời hạn ­Thành tựu: + Công nghiệp: Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc  công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản  phẩm quốc dân. +Nông nghiệp: 93% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác đã được đưa vào nền nông  nghiệp tập thể hóa, có quy mô sản xuất lớn và cơ sở vật chất­kĩ thuật được cơ giới hóa. +Về văn hóa­giáo dục: thanh toán nạn mũ chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn  thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ  sở ở các thành phố.  +Xã hội: còn lại hai giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể cùng tầng lớp trí  thức xã hội chủ nghĩa. +Đối ngoại:  thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng ở châu Á và châu Âu. ­ Từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế  quốc. ­> Vị thế Liên Xô ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. VII. Trật tự Vecxai­Oasinhton: ­ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở  Vec­xai (1919­ 1920) và Oa­sinh­tơn (1921 ­ 1922) để kí hòa ước phân chia quyền lợi. Một trật 
  6. tự thế giới được thiết lập được gọi là  hệ thống Vecxai ­ Oasinhtơn. ­Nội dung: Các nước thắng trận trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật BẢn giành được nhiều  quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch với các nước bại trận đặc biệt là các dân  tộc thuộc địa và phụ thuộc. + Để duy trì trật tự đó, các nước đế quốc lập Hội Quốc liên với sự tham gia của 44 nước  thành viên.  Đây là một trật tự bất bình đẳng và tạm thời. VIII. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929­1933) ­Nguyên nhân: Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, không tương xứng với việc cải thiện  đời sống cho nhân dân→Cung lớn hơn cầu→Khủng hoảng thừa. ­Diễn biến: 10­1929, khủng hoảng bùng nổ bắt đầu từ Mĩ sau đó nhanh chóng lan sang các  nước tư bản khác. ­Hậu quả: + Kinh tế: Hàng vạn nhà máy, xí nghiệp bị phá sản, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp,  nông dân mất ruộng đất, đời sống nghèo đói, túng quẩn. + Chính trị xã hội: bất ổn định  →Đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản ­Cách giải quyết: + Một số nước như Anh, Pháp, Mĩ tiến hành cải cách kinh tế xã hội để  thoát khỏi khủng hoảng.  +Một số nước như Đức, Nhật Bản, I­ta­li­a tìm con đường phát xít hoá chạy đua vũ trang,  chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới. Nguy cơ chiến tranh thế giới thứ hai IX. Nước Đức trong những năm 1929­1939 1.Cuộc khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền ­Khủng hoảng kinh tế đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế nước Đức vầ định cao là cuộc  khủng hoảng năm 1932 :  + Kinh tế: 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47 % so với những năm trước khủng hoảng.  Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp đóng của. 5 triệu công nhân thất nghiệp +Xã hội: Mâu thuẫn gay gắt +Chính trị: Giai cấp tư sản không đủ khả năng duy trì nền dân chủ tư sản. Trong khi đó,  Đăng Quốc Xã (đứng đầu là Hít­le) thỏa hiệp với giai cấp thống trị tuyên truyền chủ nghĩa  phục thù, phát xít hóa bộ máy nhà nước 30­1­1933, Hít­le lên làm thủ tướng, mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức 2. Nước Đức trong những năm 1929­1939
  7. Sau khi lên cầm quyền, Hít­le thực hiện các chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản  động: ­Chính trị:+ Xóa bỏ hiến pháp, lật đổ nền Cộng hòa Vaima. + Thiết lập chế độ độc tài quân sự +Khủng bố công khai các đảng phái dân chủ ­Kinh tế: Xây dựng nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự ­Đối ngoại: 10­1933, rút khỏi Hội Quốc liên 1935, Ban hành lệnh tổng động viên.  Thực hiện chính sách gây chiến: thôn tính Áo 1938, Tiệp Khắc 1939. X.  Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru­dơ­ven ­Để đưa Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru­dơ­ven đã đưa ra và thực hiện một  hệ thống chính sách, biện pháp trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, chính trị, xã hội được gọi  là chính sách mới ­Nội dung: +Nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế. Thông qua các đạo luật điều chỉnh về nông  nghiệp, ngân hàng, đặc biệt là đạo luật Phục hưng công nghiệp(1933) +Giải quyết nạn thất nghiệp, thực hiện các chính sách về an sinh xã hội →Kết quả: Đưa Mĩ thoát khỏi khủng hoảng + Đối ngoại: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11­1933) Thực hiện Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nươc Mi­La­ tinh. Tuyên bố trung lập với vấn đề ngoài Châu Mĩ. CÂU HỎI MỞ RỘNG 1.Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản? Trả lời: * Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc CMTS vì: + Mục đích: xóa bỏ CĐPK đã lỗi thời, lạc hậu + Giải quyết những mâu thuẫn trong lòng XH Nhật Bản + Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật + NB bảo vệ được độc lập, đưa NB thoát khỏi số phận thuộc địa..  NB trở thành 1 nước Đế Quốc hùng mạnh duy nhất ở Châu Á.
  8. Câu 2:  ? Vi sao Xiêm la n ̀ ̀ ươć   duy nhât trong khu v ́ ực Đông Nam A không tr ́ ở  thanh ̀   thuôc đia cua cac n ̣ ̣ ̉ ́ ươc ph ́ ương Tây ? Trả lời Xiêm không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây là vì:  ­ Chính sách ngoại giao mềm dẻo: + Xiêm chấp nhận nhường lại phần đất Campuchia cho  Pháp. Lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp để duy trì nền độc lập  ­ có những nhà lãnh đạo giỏi: +một trong những lời thề của nhà Vua Thái Lan trước khi  nhậm chức đó là phải gìn giữ nền hòa bình cho đất nước bằng mọi giá.  + chăm lo đời sống cho nhân dân của 1 nước nông nghiệp bằng những cải tiến nông nghiệp  để đời sống người dân được ấm no. =>khi họ đã thực sự làm tốt 2 điều này thì an ninh chính  trị và sự thanh bình về đời sống vật chất của người dân càng được nâng cao. Câu 3: Tại sao nói chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến tranh phi nghĩa? Trả lời: Vì: + Đây là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc với nhau nhằm tranh giành thị trường và  thuộc địa. + Cuộc chiến tranh này chỉ đem lại lợi ích cho các nước thắng trận mà thôi (Mĩ, Anh và Pháp) + Cuộc chiến tranh này gây tổn hại nghiêm trọng cho nhân dân thế giới.  + Chiến tranh thế giới thứ nhất làm hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương,  nhiều nhà cửa, phố xá, nhiều công trình văn hoá bị thiêu huỷ trong chiến tranh …. Chi phí cho  cuộc chiến tranh này lên tới 85 tỉ đôla. Câu 6: Vi sao năm 1917  ̀ ở Nga đa diên ra hai cuôc cach mang ? ̃ ̃ ̣ ́ ̣ Trả lời: Diễn ra 2 cuộc Cm vì: Cách mạng tháng Hai lật đổ chế độ Nga hoàng, đưa đến sự  thành lập của 2 chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sản  và chính quyền Xô Viết của công nhân, nông dân và binh lính. Lúc này, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản, giữa Đế quốc Nga với các nước Đế quốc  khác vẫn chưa được giải quyết.  Mạt khác, Chính phủ tư sản lâm thời lại theo đuổi chính sách chiến ttranh thế giới và đàn áp  quần chúng nhân dânmột cuộc cách mạng nổ ra lật đổ giai cấp tư sản. Câu 5: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929­1933 lại dẫn tới nguy cơ  một cuộc chiến tranh thế giới mới? Trả lời : Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Trong khi các  nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế­xã hội để khắc phục hậu quả của  cuộc khủng hoảng thì các nước Đức, I­ta­li­a, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng những 
  9. hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít­nền chuyên chính  khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Đức, I­ta­li­a, Nhật Bản là những nước không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn,  thiếu nguyên liệu và thị trường, đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn  tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản  chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập : Một bên là Mĩ,  Anh, Pháp với một bên là Đức, I­ta­li­a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo  hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Câu 6: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nước ta như thế nào? Dưới tác động của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế, xã hội Việt Nam bị khủng hoảng nặng  nề : + Nông nghiệp, công nghiệp bị suy sụp, xuất nhập khẩu bị đình đốn, hàng hóa khan hiếm (do  nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp). + Khủng hoảng kinh tế đã tác động tới tất cả các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam,  làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ (nhà máy bị đóng cửa, công  nhân không có việc làm hoặc có việc làm thì lương rất thấp ; sản xuất nông nghiệp sa sút do  xuất khẩu lúa gạo bị đình trệ, nông dân bị bần cùng hoá...; đời sống của tư sản, tiểu tư sản  bấp bênh...). + Thực dân Pháp còn tăng cường chính sách thuế khóa, làm cho đời sống của nhân dân càng  thêm cùng cực. Câu 7: Cách mạng tháng Mười Nga ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng nước ta? ­ CMT10 Nga thắng lợi mở ra con đường giải phóng dân tộc cho giai cấp công nhân và nhân  dân các nước thuộc địa. Đó là con dường Cách mạng vô sản. ­ CMT10 Nga trước tiên ảnh hưởng tới lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam yêu nước  tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Từ đó, làm cho người đi theo Chủ nghĩa Mác ­ Lê nin và tìm thấy  con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Việc Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường  cứu nước đã mở ra thời kì chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2