Đề cương ôn tập THPT QG môn Sinh học năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Đăng Lưu
lượt xem 4
download
Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập THPT QG môn Sinh học năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Đăng Lưu” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện tư duy giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập THPT QG môn Sinh học năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Đăng Lưu
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THPTQG MÔN SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12 PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ I. Tóm tắt lí thuyết: 1.Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử: 2. Mã di truyền: trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen quy định trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi polipeptit Mã di truyền là mã bộ ba, có các đặc điểm: tính bộ ba, tính thoái hóa, tính đặc hiệu, tính thống nhất. Trong 64 bộ ba thì có 3 bộ ba không mã hóa aa. + 3 bộ kết thúc: UAA, UAG, UGA, >qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. + 1 bộ mở đầu: AUG>qui định điểm khởi đầu dịch mã và qui định aa metionin (SV nhân thực), foocmin metionin (SV nhân sơ). 3. Nhân đôi ADN: Qua trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S(Kì trung gian) của chu kì tế bào, chuẩn bị cho phân bào. Qua trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn và gồm các bước: Bước 1: Tháo xoắn ADN. Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới. Bước 3: Hai phân tử ADN mới được tạo * Enzim tham gia: ARN polimeraza(tổng hợp đoạn ARN mồi), ADN polimeraza(Tổng hợp mạch mới), ligaza(nối các đoạn Okazaki) 4. Phiên mã: Gồm các giai đoạn: * Tháo xoắn ADN : Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn để lộ mạch khuôn 3’ > 5’. * Tổng hợp ARN:
- + Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc mạch mã gốc 3’5’ tổng hợp ARN theo nguyên tắc bổ sung (A U, GX, TA, XG) cho đến khi gặp tín hiệu kết thúc. * Giai đoạn kết thúc: Phân tử mARN có chiều 5’3’ được giải phóng. Sau đó 2 mạch của ADN liên kết lại với nhau. 5. Dịch mã: Dịch mã là giai đoạn kế tiếp sau phiên mã, diễn ra ở tế bào chất, riêng ở sinh vật nhân sơ dịch mã tiến hành cùng với phiên mã. Diễn biến của cơ chế dịch mã. . Hoạt hóa aa. Sơ đồ hóa: enzim aa + ATP > aaATP (aa hoạt hóa) +tARN> phức hợp aa tARN. b. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Mở đầu Bước kéo dài chuỗi pôlipeptit Kết thúc II. Điều hòa hoạt động của gen: là điều hòa lượng sản phẩm của gen Ở sinh vật nhân sơ, sự điều hòa theo mô hình Operon lac. 1. Cấu trúc Operon lac: Ôpêrôn lac gồm 3 thành phần: Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A): Quy định tổng hợp enzim tham gia vào các phản ứng phan giải đường lactôzơ. Vùng vận hành (O): là vị trí tương tác với chất prôtêin ức chế ngăn cản phiên mã. Vùng khởi động (P): Là nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. 2. Hoạt động của Operon Operon không phiên mã khi vùng vận hành có chất ức chế bám vào hoặc bị đột biến vùng khởi động P Operon phiên mã khi lactozo bám vào protein ức chế →vùng vận hành giải phóng→các gen cấu trúc phiên mã. III. Đột biến gen : những biến đổi trong cấu trúc của gen. Đột biến điểm là loại đột biến liên quan đến một cặp nucleotit( mất, thêm, thay thế) Nguyên nhân : Do tác động lí, hóa, sinh học ở ngoại cảnh. Do những rối loạn sinh lí, hóa sinh trong tế bào. Cơ chế : Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN. Tác động của các tác nhân gây đột biến : tia phóng xạ, tia tử ngoại, hóa chất…. Hậu quả và vai trò của đột biến gen : . Hậu quả của đột biến gen. Đột biến gen có thể gây hại ,vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. Mức độ gây hại của các alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen.
- . Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống và nghiên cứu di truyền. IV. Nhiễm sắc thể, đột biến NST : 1. Nhiễm sắc thể 2. Đột biến NST : Đột biến cấu trúc NST. Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST, thực chất là sắp xếp lại trình tự các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học bên ngoài hay rối loạn quá trình sinh lí bên trong. Các dạng đột biến cấu trúc và hậu quả: Các Khái niệm Hậu quả Ví dụ dạng Mất Là đột biến Làm giảm số lượng gen Mất đoạn đoạn làm mất đi trên NST, mất cân bằng NST 21 ở một đoạn nào gen. người: Ung đó của NST Thường gây chết hoặc thư máu giảm sức sống. Mất đoạn NST 5 ở người: Hội chứng mèo kêu ở trẻ Lặp Là đột biến Làm tăng số gen trên Lặp đoạn ở:
- đoạn làm cho một NST, mất cân bằng hệ Đại mạch: đoạn của gen. làm tăng hoạt NST có thể Làm tăng hoặc giảm tính của enzim lặp lại một cường độ biểu hiện của amilaza hay nhiều tính trạng Ruồi giấm: lần. Tạo điều kiện cho đột làm mắt từ lồi biến gen để tạo các gen thành dẹt mới trong quá trình tiến hóa. Đảo Là đột biến Làm thay đổi trình tự đoạn trong đó một phân bố của các gen trên đoạn NST NST. đứt ra và đảo Có thể ảnh hưởng đến ngược 1800 và sức sống, làm giảm khả nối lại. năng sinh sản của thể đột biến, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa Chuyển Là đột biến Một số gen trên NST thể đoạn dẫn đến sự này chuyển sang NST trao đổi đoạn khác dẫn đến làm thay trong một đổi nhóm gen liên kết. NST hoặc Chuyển đoạn lớn thường giữa các NST gây chết hoặc làm mất không tương khả năng sinh sản. đồng Đột biến số lượng là sự thay đổi số lượng NST trong bộ NST 2n của loài Có 2 dạng đột biến số lượng: lệch bội, đa bội Thể lệch bội Đột biến lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng Các dạng: thể ba(2n+1), thể một(2n1), thể bốn(2n+2), thể không(2n2) Cơ chế phát sinh: Trong giảm phân: rối loạn phân li ở kì sau→giao tử thừa hay thiếu NST( giao tử lệch bội), giao tử này thụ tinh với giao tử bình thường→thể lệch bội Trong nguyên phân: tạo ra hai dòng tế bào: dòng bình thường và dòng đột biến→thể khảm Thể tự đa bội:là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n. Các dạng: 3n, 5n, 7n...gọi là đa bội lẻ; còn 4n, 6n... gọi là đa bội chẵn. Cơ chế: Trong giảm phân: rối loạn phân li→giao tử 2n, giao tử 2n x giao tử 2n tạo thể 4n, giao tử 2n x giao tử n tạo thể 3n Trong nguyên phân:thoi phân bào không hình thành→tế bào không phân chia và có bộ NST gấp đôi ban đầu(hợp tử 2n→hợp tử 4n→ thể 4n) Thể dị đa bội: Là dạng đột biến gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau Cơ chế phát sinh: do lai xa và đa bội hóa. Đặc điểm thể lệch bội và đa bội
- Thể lệch bội Thể đa bội Bất thường hệ gen nên thường gây chết, Tế bào to, hàm lượng ADN tăng, cơ giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản quan sinh dưỡng phát triển, sức chống tùy loài chịu tăng Đa bội lẽ bất thụ Có ở thựcvật và động vật Gặp chủ yếu ở thực vật Nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống Nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống V. Một số bài tập tham khảo : Bài 1 : Đề tham khảo thi THPTQG 2017 Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch thứ nhất có số nuclêôtit loại T và X lần lượt chiếm 20% và 40% số nuclêôtit của mạch; trên mạch thứ hai có số nuclêôtit loại X chiếm 15% số nuclêôtit của mạch.Tỉ lệ nuclêôtit loại T ở mạch thứ hai so với tổng số nuclêôtit của mạch là A. 15%. B. 20%. C. 10%. D. 25%. Bài 2: Đề thi THPTQG 2017 Một gen có 2500 nucleotit và có 3250 liên kết hidro. Mạch 1 của gen có 275 nucleotit loại X và số nucleotit loại T chiếm 30% tổng số nucleotit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng/ I.Mạch 1 của gen có X/G= 15/19. II. Mạch 1 của gen có (T+X)/ (A+G) = 12/13 III. Mạch 2 của gen có T/G= 5/19. IV. Mạch 2 của gen có38% số nucleotit loại X A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Bài 3 : đề thi THPTQG 2016 Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E.coli, mỗi tế bào có chứa 1 phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng N15 ở cả 2 mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa N14 mà không chứa N15 trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20’. Cho biết không có đột biến xảy ra, có bao nhiêu dự đoán sau đây là đúng? 1. Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536. 2. Số mạch đơn ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1533. 3. Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1530. 4. Số mạch đơn ADN vùng nhân chỉ chứa N15 thu được sau 3 giờ là 6. A. 4 B. 1 C.2 D.3 Bài 4 : đề thi ĐH năm 2014 Alen B dài 221nm và có 1669 liên kết hidro, alen B đột biến thành alen b . từ một tế bào chứa cặp alen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào cung cấp chi quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nucleotit loại Timin và 2211 nucleotit loại xitozin. Dạng đột biến xảy ra với gen B là A. mất một cặp GX B. thay thế một cặp GX bằng một cặp AT C mất một cặp AT D. thay thế một cặp AT bằng một cặp GX Bài 5:Đề thi THPTQG 2019 Cho biết các codon mã hóa một số loại axit amin như sau: C 5’GẢU3’, 5’UẢU3’,5’ 5’ẢGU3’,5’ 5’XẢU3’,5’ o 5’GẢX3’ UẢX3’ ẢGX3’ XẢX3’
- d o n a Aspactic Tirozin Xerin Histidin a Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nucleotit là 3’TAXXTA GTAATGTXA...AXT 5’. Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nucleotit ở đoạn mạch này như sau: I. Alen M1: 3’TAXXTGGTAATGTXA...AXT 5’. II. Alen M2: 3’TAXXTAGTGATGTXA...AXT 5’. III. Alen M3: 3’TAXXTAGTAGTGTXA...AXT 5’. IV. Alen M4: 3’TAXXTAGTAATGTXG...AXT 5’. Theo lí thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi polipepetit có thành phần axit amin thay đổi so với chuỗi polipepetit do alen M mã hóa? A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Bài 6: Một loài có 8 nhóm gen liên kết. Có một hợp tử của loài nguyên phân 5 đợt đã cần môi trường cung cấp 744 NST đơn. Vậy hợp tử được hình thành do sự kết hợp của các giao tử A. 2n x 2n B. 2n x n C. (n+1) x n D. (n 1) x n CHƯƠNG II : CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN I. Tóm tắt lí thuyết : 1. Quy luật phân li : Nội dung quy luật : Mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp alen. Do sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ mang một alen trong cặp Cơ sở tế bào học : Sự phân li của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp các cặp gen alen. 2. Quy luật phân li độc lập : Nội dung quy luật :Các cặp nhân tố di truyền qui định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong qua trình hình thành giao tử Cơ sở tế bào học : Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử kéo theo sự phân li độc lập và tổ hợp tự do các cặp alen. Ý nghĩa : Giải thích sự hình thành biến dị tổ hợp →giải thích sự đa dạng của sinh giới Cung cấp biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn giống Công thức tổng quát : Với n là số cặp gen dị hợp của F1 thì :. Số loại giao tử F1: 2n Số loại kiểu gen: 3n Số loại kiểu hình ở F2: 2n Tỉ lệ phân li kiểu gen F2: (1+2+1)n Tỉ lệ phân li kiểu hình F2: (3+1)n
- Ý nghĩa : Giải thích sự hình thành biến dị tổ hợp →giải thích sự đa dạng của sinh giới Cung cấp biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn giống. 3. Quy luật tương tác gen(tác động của nhiều gen lên một tính trạng): Tính trạng có thể do hai hay nhiều gen phân li độc lập tác động qua lại với nhau quy định. Thực chất của tương tác gen là sự tương tác giữa sản phẩm của gen với nhau để cùng quy định một tính trạng. Trong một phép lai, nếu tỉ lệ kiểu hình của đời con là 9 :7 hoặc 9 :6 :1 hay 9 :3 :3 :1 thì tính trạng di truyền theo tương tác bổ sung. 4. Gen đa hiệu : Một gen quy định nhiều tính trạng Ý nghĩa : Giải thích biến dị tương quan Không phủ nhận quan điểm Menđen 5. Quy luật liên kết gen : Nội dung quy luật :Các gen cùng nằm trên một NST sẽ phân li cùng nhau trong giảm phân tạo ra nhóm gen liên kết, số nhóm gen liên kết = số nhóm tính trạng di truyền liên kết= số NST trong bộ NST đơn bội n của loài. Cơ sở tế bào học : Do trong tế bào số gen> số NST nên trên mỗi NST có nhiều gen cùng phân bố và mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên NST do đó chúng sẽ phân li , tổ hợp với nhau trong giảm phân, thụ tinh →các tính trạng luôn di truyền cùng nhau Ý nghĩa : Hạn chế biến dị tổ hợp. Đảm bảo sự di truyền bền vững của một nhóm tính trạng →trong chọn giống có thể chọn một nhóm tính trạng tốt luôn đi với nhau 6. Quy luật hoán vị gen : Nội dung quy luật : Hai gen trên cặp NST tương đồng có thể đổi chổ cho nhau, khoảng cách 2 gen càng lớn, sức liên kết của chúng càng bé,tần số hoán vị gen càng lớn Cơ sở tế bào học : Do trong kì đầu của GPI có hiện tượng tiếp hợp của các cặp NST kép đồng dạng trong đó có một số cặp tiếp hợp quá chặt→đứt và trao đổi chéo ở từng đoạn tương ứng của 2 cromatit không chị em→xuất hiện các giao tử hoán vị Ý nghĩa : Làm xuất hiện biến dị tổ hợp Tạo điều kiện cho các gen quý hiếm tổ hợp lại, tạo ra nhóm gen liên kết mới →có ý nghĩa trong chọn giống Lập bản đồ di truyền Tần số hoán vị gen : tổng tỉ lệ giao tử mang gen hoán vị Tần số f≤ 50%. Một số loài có hoán vị ở một giới: Ruồi giấm ở con cái, tằm ở con đực. Sự hoán vị có ý nghĩa ở kiểu gen dị hợp 2 cặp gen. Tỉ lệ các loại giao tử liên kết là bằng nhau, tỉ lệ các loại giao tử hoán vị là bằng nhau. %giao tử lk + % giao tử hv = 50%. Tần số hoán vị có thể tính theo công thức f= , với a: tổng số giao tử hoán vị, b: tổng số giao tử. 7. Quy luật di truyền liên kết với giới tính: Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST. Kiểu XX và XY :
- + Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me: con cái XX, con đực XY. + ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm : con cái XY, con đực XX. Kiểu XX và XO : + châu chấu, rệp, bọ xít : con cái XX, con đực XO. + Bọ nhậy : con cái XO, con đực XX. Gen trên X: Gen trên NST X di truyền theo qui luật di truyền chéo: Ông ngoại(P) con gái(F1) Cháu trai(F2) Gen trên Y: Thường NST Y ở các loài chứa ít gen. Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này qui định chỉ được biểu hiện ở 1 giới. Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng. Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính. Trong thực tiễn sản xuất người ta dựa vào những TT liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất. 8. Di truyền ngoài nhân: Tính trạng DT ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ. Nguyên nhân: Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền TBC cho trứng, do vậy các gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua tế bào chất của trứng. 9. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của tính trạng: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng: Gen(ADN) mARN Pôlipeptit prôtêin tính trạng. Nhiều yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen.. Kết luận: Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường cụ thể. Mức phản ứng của kiểu gen: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau. Mức phản ứng được chia thành 2 loại: + Mức phản ứng rộng: thường là những tính trạng về số lựng như: năng suất sữa, khối lượng, tốc độ sinh trưởng, sản lượng trứng, sữa + Mức phản ứng hẹp: là những tính trạng chất lượng. Xác định mức phản ứng của một kiểu gen. Tạo ra các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen. Đối với cây sinh sản sinh dưỡng cắt cành đồng loạt của cùng một cây đem trồng ở những điều kiện môi trường khác nhau và theo dõi đặc điểm của chúng. Sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến): Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình(thường biến). Sự mềm dẻo kiểu giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của môi trường. Mức độ mềm dẻo của kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen. Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong một phạm vi nhất định II. Một số bài tập : Bài 1 :Đề thi THPT QG 2015
- Ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau: Phép lai 1: P: XAXA x XaY, Phép lai 2: P: XaXa x XAY, Phép lai 3: Dd xDd Biết mỗi gen quy định 1 tính trang, tính trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến, các phép lai trên tạo ra F1, các cá thể F1 ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo lí thuyết trong 3 phép lai P có 1. 2 phép lai cho F2có kiểu hình giống nhau ở 2 giới 2. 2 phép lai cho F2có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cá thể mang kiểu hình trội: 1 cá thể mang kiểu hình lặn 3. 1 phép lai cho F2cókiểu hình lặn gặp ở một giới 4. 2 phép lai cho F2có tỉ lệ phân li kiểu gen giống tỉ lệ phân li kiểu hình Trong các kết luận trên có bao hiêu kết luận đúng? A 2 B. 4 C. 3 D1 Bài 2: Đề thi THPT QG 2016 Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi đực mắt trắng (P) thu F1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, thu F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng, trong đó tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. cho biết tính trạng màu mắt do một gen có 2 alen quy định. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ở F2 có 5 loại kiểu gen B. Cho ruồi mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F3 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1 C. Cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu F3 có số ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ 81,25% D. Ở thế hệ P ruồi mắt đỏ có 2 kiểu gen Bài 3: Đề thi THPT QG 2016 Ở người, alen a quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh mù màu đỏ xanh lục, gen này nằm ở vùng không tương đồng của NSTgiới tính X. Có 2 anh em sinh đôi cùng trứng, người anh(1) không bị bệnh mù màu đỏ xanh lục có vợ (2) bị bệnh mù màu đỏ xanh lục sinh con đầu lòng (3) không bị bệnh này. Người em (4) có vợ (5) không bị bệnh mù màu đỏ xanh lục sinh con đầu lòng (6) bị bệnh này. Cho biết không phát sinh đột biến mới, kiểu gen của những người từ (1) đến 6 lần lượt là A. XAY, XaXa, XAXa, XAY, XAXa, XaY B. XAY, XaXa, XAXa, XAY, XAXa, XaXa C. XAY, XaXa, XAY, XAY, XAXa, XaY D. XAY, XaXa, XAXa, XAY, XAXA, XaXa Bài 4: đề tham khảo 2017 Màu lông gà do 1 gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Lai gà trống lông trắng vớigà mái lông đen (P), thu được F1 gồm 50% gà trống lông đen và 50% gà mái lông trắng. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? I. Gen quy định màu lông nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. II. Cho gà F1 giao phối với nhau, thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình giống nhau ở giới đực và giới cái. III. Cho gà F1 giao phối với nhau, thu được F2. Cho tất cả gà F2 giao phối ngẫu nhiên, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 13 gà lông đen : 3 gà lông trắng. IV. Cho gà mái lông trắng giao phối với gà trống lông đen thuần chủng, thu được đời con toàn gà lông đen. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Bài 5 :đề thi THPTQG 2017
- Một loài TV, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen quy định. Cho hai cây đều có hoa hồng giao phấn với nhau, thu F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1tự thụ phấn, thuF2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 56,25% hoa đỏ: 37,5% cây hoa hồng: 6,25% hoa trắng. Biết không xaỷ ra đột biến. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. F2 có 5 kiểu gen quy định kiểu hình hoa hồng. II. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2, số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/9. III. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F3 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/27. IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ: 2 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 6:đề thi THPTQG 2019 Cho cây hoa đỏ (P) có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn thu F1 có tỉ lệ 27 cây hoa đỏ: 37 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, trong tổng số cây hoa đỏ ở F1, số cây đồng hợp một cặp gen chiếm tỉ lệ A. 3/16 B. B. 2/9 C. 4/9 D. 3/32. Bài 7 : đề tham khảo 2017 Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cá thể mang kiểu hình lặn về hai tính trạng chiếm 12,5%? A. AaBb x AaBb. B. Aabb x aaBb. C. AaBb x Aabb. D. AaBb x aaBB. Bài 8: đề thi THPTQG 2019 Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không có khả năng chịu mặn, cây có kiểu gen bb không có khả năng sống trong đất ngập mặn và hạt có kiểu gen bb không nảy mầm trong đất ngập mặn. Để nghiên cứu và ứng dụng trồng rừng phòng hộ ven biển, người ta cho hai cây (P) dị hợp hai cặp gen giao phấn với nhau trong vườn ươm không nhiễm mặn, sau đó chọn tất cả các cây thân cao F1 đem trồng ở vùng ngập mặn ven biển, các cây này giao phấn ngẫu nhiên tạo F2. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F2 ở vùng đất này, số cây thân cao, chịu mặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 2/3 B. 9/16 C. 64/81 D. 8/9 Bài 9: Đề thi THPTQG 2017 Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cá thể mang kiểu hình trội về hai tính trạng chiếm 25%? A. B. C. D. Bài 10: Đề thi THPTQG 2018 Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây thân cao quả ngọt(P) tự thụ phấn, thu F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó thân cao quả chua chiếm 21%. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết,phát biểu nào sau đây là đúng? A. Quá trình giảm phân ở cây P xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. B. F1 có tối đa 5 loại kiểu gen dị hợp về 1 trong 2 cặp gen. C. Ở F1, có 3 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình thân thấp quả ngọt.
- D. Trong tổng số cây cao quả ngọt ở F1,có 13/27 số cây có kiểu gen dị hợp tử hai cặp CHƯƠNG III: DI TRUYỀN QUẦN THỂ I Tóm tắt lí thuyết: Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài, chung sống trong một khoảng không gian xác định, tồn tại qua thời gian nhất định, giao phối với nhau cho ra con cái Vốn gen: toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể.Vốn gen bao gồm các kiểu gen riêng biệt thể hiện thành những kiểu hình nhất định, mỗi quần thể co1mo6t5 vốn gen chung và đặc trưng Tần số các alen của một gen :là tỉ lệ % giao tử mang alen đó trong quần thể Tần số các alen của một gen đặc trưng cho từng quần thể→thành phần các kiểu gen và tỉ lệ các kiểu hình đặc trưng cho quần thể→các quần thể cùng loài phân biệt nhau ở thành phần kiểu gen và tỉ lệ các kiểu hình Tần số tương đối của một kiểu gen :là tỉ lệ số cá thể mang kiểu gen đó trong tổng số cá thể của quần thể Công thức tính tần số các alen: Quần thể có cấu trúc dAA: hAa: raa thì tần số các alen A = p= d+, a= q= r + Quần thể tự phối: gồm quần thể TV tự thụ phấn và quần thể ĐV tự thụ tinh Qua tự thụ nhiều thế hệ, tỉ lệ thể dị hợp ngày càng giảm, tỉ lệ thể đồng hợp ngày càng tăng trong quần thể, tạo ra các dòng thuần khác nhau. Thành phần kiểu gen thay đổi qua các thế hệ nhưng tần số các alen không thay đổi . Quần thể ban đầu là Aa, sau n thế hệ tự thụ, ở thế hệ thứ n Tỉ lệ thể dị hợp Aa=( ½ )n, tỉ lệ thể AA= tỉ lệ thể aa= [ 1 ( ½ )n]:2 Quần thể giao phối: Có sự giao phối tự do và ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể →phản ánh mối quan hệ phụ thuộc về mặt sinh sản giữa cá thể→quần thể là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên Đa hình về kiểu gen→ đa hình về kiểu hình Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể : là trạng thái cấu trúc di truyền của quần thể không thay đổi qua các thế hệ Một quần thể được coi là ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen(thành phần kiểu gen) của quần thể tuân theo công thức: p2 +2pq + q2 = 1 Trong đó: p là tần số alen trội, q là tần số alen lặn, p2 là tần số kiểu gen đồng hợp trội, 2pq là tần số kiểu gen dị hợp và q2 là tần số kiểu gen đồng hợp lặn. Ví dụ : 0.16AA+0.48Aa+0.36aa=1 Định luận HacđiVanbec. Nội dung định luật: Trông một quần thể ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác Điều kiện nghiệm đúng của định luật HacđiVanbec. + Số lượng cá thể lớn. + Diễn ra sự ngẫu phối. + Các loại giao tử đều có sức sống và thụ tinh như nhau. Các loại hợp tử đều có sức sống như nhau.
- + Không có đột biến và chọn lọc +Không có sự di nhập gen. Ý nghĩa của đinh luật Hac điVanbec: . Lí luận: phản ánh TTCB di truyền của quần thể GP qua đó giải thích tại sao trong tự nhiên có những quần thể ổn định qua thời gian dài Thực tiễn Từ tỉ lệ kiểu hình →tần số kiểu gen và tần số các alen và ngược lại→có ý nghĩa trong y học và chọn giống II. Một số bài tập: Bài 1: Đề thi THPT Quốc gia 2015 Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) toàn hoa tím trong đó tỉ lệ hoa tím dị hợp là Y (0≤Y≤1). Quần thể tự thụ liên tiếp qua các thế hệ . Biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F3 của quần thể là A. (1 ) cây hoa tím: cây hoa trắng B. (1) cây hoa tím: cây hoa trắng C. (1 ) cây hoa tím: cây hoa trắng D. (1) cây hoa tím: cây hoa trắng Bài 2:Đề thi THPT Quốc gia 2017 Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có 2 alen nằm trên NST thường, alen A trội hoàn toàn so với alen a. bốn quần thể của loài đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ cá thể có kiểu hình trội như sau: Quần thể I II III IV Tỉ lệ kiểu hình trội 96% 64% 75% 84 % Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là sai? A. Tần số kiểu gen aa của quần thể I nhỏ hơn tần số kiểu gen aa ở mỗi quần thể còn lại. B. Tần số kiểu gen Aa của quần thể III lớn hơn tần số kiểu gen Aa ở mỗi quần thể còn lại. C. Quần thể II có tần số kiểu gen Aa là 0,48. D. Quần thể IV có tần số kiểu gen AA là 0,16. Bài 3: Đề thi THPT Quốc gia 2017 Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có số cây hoa trắng chiếm 5%, qua tự thụ phấn, ở thế hệ F4 có số cây hoa tím chiếm 57,5%. Biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhieu phát biểu sau đây là đúng? I. Trong tổng số cây hoa tím ở P, số cây có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 3/19. II. Trong tổng số cây hoa tím ở F4, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 2/23. III. F3 có số cây hoa trắng bằng 1,5 lần số cây hoa tím. IV. Tần số alen a ở F3 bằng tần số alen a ở F2. A. 1 B. 2 C.3 D.4 CHƯƠNG IV : ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC I.Chọn giống vật nuôi, cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- 1. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp Các gen nằm trên các NST khác nhau sẽ phân li độc lập với nhau tạo nên các tổ hợp gen mới qua quá trình sinh sản. Chọn lọc những tổ hợp gen mong muốn. Tự tụ phấn hoặc giao phối cận huyết để tạo ra các dòng thuần. 2. Tạo giống có ưu thế lai cao a. Khái niệm Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. b. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai Giả thuyết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử. ( Kiểu gen AaBbCc có kiểu hình vượt trội so với AABBCC, aabbcc, AAbbCC…) c. Phương pháp tạo ưu thế lai Tạo dòng thuần: cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ(57 thế hệ) Lai khác dòng: Lai các dòng thuần chủng để tìm tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất.( Lai đơn, lai kép, lai thuận nghịch) Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ ( không dùng con lai F1 làm giống sẽ gây ra hiện tượng thoái hóa giống do xuất hiện các biến dị tổ hợp, tỉ lệ đồng hợp tăng dần, xuất hiện các đồng hợp gen lặn có hại) * Ưu điểm: Con lai có ưu thế lai cao được sử dụng cho mục đích kinh tế. * Nhược điểm: mất nhiều thời gian. 4. Một vài thành tựu Hình 18.3 SGK II. Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào 1. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến a. Quy trình: (1) Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến. (2) Chọn lộc cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn. (3) Tạo dòng thuần. * Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với VSV ( Có thể áp dụng với TV nhưng ít sử dụng cho ĐV ). 2. Một số thành tựu tạo giống ở Việt Nam Xử lí tác nhân lí hóa thu được nhiều chủng vsv, lúa, đậu tương có nhiều đặc tính quý. Sử dụng cônsxisin tạo giống dâu tằm tứ bội. Táo Gia Lộc xử lí NMU tạo ra giống táo má hồng cho năng suất cao, thơm ngon. 2. Tạo giống bằng công nghệ tế bào a. Công nghệ tế bào thực vật Nuôi cấy mô, tế bào. Lai tế bào sinh dưỡng hay dung hợp tế bào trần. Nuôi cấy hạt phấn noãn * Chú ý: nắm được các quy trình tạo giống.
- b. Công nghệ tế bào động vật * Nhân bản vô tính động vật Quy trình: (1) Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân, nuôi trong phòng thí nghiệm (2) Tách tế bào trứng của cừu khác và loại bỏ nhân của tế bào này. (3) Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân. (4) Nuôi tế bào chuyển nhân trong môi trường nhân tạo để trứng phát triển thành phôi. (5) Chuyển phôi vào tử cung cừu mẹ để nó mang thai và sinh con. Ý nghĩa: Nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm. Tạo ra các giới động vật mang gen người nhằm cung cấp cơ quan nội tạng cho người bệnh. b. Cấy truyền phôi Phôi được tách thành nhiều phần riêng biệt, mỗi phần sau đó cho phát triển thành một phôi riêng biệt và được cấy vào tử cung của các con cái khác nhau để mang thai và sinh con. CHÚ Ý: Nhân bản vô tính, nhân giống vô tính, cấy truyền phôi không tạo ra giống mới( không tạo ra được kiểu gen mới). Lai xa và đa bội hóa hoặc dung hợp tế bào trần sẽ tạo ra các dạng song nhị bội( có bộ NST lưỡng bội của hai loài ) III. Tạo giống mới nhờ công nghệ gen 1.Công nghệ gen a.Khái niệm công nghệ gen Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào sinh vật có gen bị biến đỏi hoặc có thêm gen mới. Kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác gọi là kỹ thuật chuyển gen. b. Các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen * Tạo ADN tái tổ hợp Nguyên liệu + Gen cần chuyển + Thể truyền: Phân tử ADN nhỏ dạng vòng có khả năng tự nhân đôi độc lập( plasmit), virus. NST nhân tạo. + Enzim giới hạn( restrictaza) và enzim nối( ligaza) Cách tiến hành + Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào. + Xử lí thể truyền và đoạn gen cần chuyển bằng một loại enzim giới hạn đẻ tạo cùng một loại đầu dính. + Dùng enzim nối để gắn thể truyền và đoạn gen cần chuyển tạo thành ADN tái tổ hơp. * Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận Dùng muối canxi clorua hoặc xung điện làm dãn màng sinh chất của tế bào để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua. * Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp Chọn thể truyền có đánh dấu. Nhận biết sản phẩm đánh dấu bằng kỹ thuật nhất định.
- 2. Ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen a. Khái niệm sinh vật biến đổi gen Là sinh vật mà hệ gen của nó được làm biến đổi phù hợp với lợi ích của con người. Cách làm biến đổi hệ gen của sinh vật + Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen của sinh vật. + Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. + Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. b. Một số thành tựu tạo giông biến đổi gen (SGK) CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI I. Di truyền y học 1. Khái niệm di truyền y học Là bộ phận của di truyền người, chuyên nghiên cứu phát hiện các cơ chế gây bệnh di truyền và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các bệnh di truyền ở người. 2. Bệnh di truyền phân tử Khái niệm: Là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử * Ví dụ: bệnh phêninkêtô niệu + Người bình thường: gen tổng hợp enzim chuyển hóa phêninalanin thành tirôzin. + Người bị bệnh: gen đột biến không tổng hợp được enzim này nên phê ninalanin tích tụ lại đi lên đầu độc tế bào thần kinh ở não. + Chữa bệnh: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp nếu phát hiện sớm ở trẻ. * Ví dụ: Bệnh thiếu máu hình cầu lưỡi liềm do đột biến gen mã hóa chuỗi Hbβ ( thay thế cặp AT bằng cặp TA ) 3. Hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST Các đột biến cấu trúc hay số lượng NST thường liên quan đến nhiều gen à gây ra hàng loạt các tổn thương ở các hệ cơ quan của người bệnh nên thường gọi là hội chứng bệnh. Ví dụ: Hội chứng Down + Cơ chế: NST 21 giảm phân không bình thường tạo ra giao tử mang hai NST 21, khi thụ tinh kết hợp với giao tử bình thường có 1 NST 21 tạo thành cơ thể mang 3NST 21 gây ra hội chứng Down. + Cách phòng bệnh: Các hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST thường có hiệu quả với tuổi mẹ( trên 35 tuổi ) vì vậy không nên sinh con khi tuổi quá cao. 4. Bệnh ung thư Khái niệm: là loại bênh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. Khối u được gọi là ác tính khi tế bào có khả năng tách khỏi mô ban đầu và di chuyển các nơi khác trong cơ thể tạo nên các khối u khác nhau. Nguyên nhân cơ chế: Tìm thấy một số nguyên nhân liên quan đến đột biến gen và đột biến NST Đặc biệt đột biến xảy ra ở hai loại gen: gen quy định yếu tố sinh trưởng và gen ức chế khối u. Cách điều trị: hiện nay chưa có thuôc điều trị, phá hủy tế bào ung thư bằng tia phóng xạ hoặc hóa chất. Có chế độ dinh dưỡng đảm bảo vệ sinh, tránh làm ô nhiễm môi trường. * Chú ý:
- Cách đọc một phả hệ. Các hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST khác: Tơcnơ, Claiphentơ, ung thư máu( mất đoạn NST)…. Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường được biểu hiện ở hai giới với tỉ lệ ngang nhau. Bệnh do gen lặn trên NST X có hiện tượng di truyền chéo và bểu hiện chủ yếu ở nam. Bệnh do gen trên NST Y chỉ biểu hiện ở nam. Bệnh do gen lặn quy định thì bố mẹ không bị bệnh vẫn có thể sinh con bị bệnh. Bố mẹ bị bệnh thì con đều bị bệnh. Bệnh do gen trội quy định thì bố mẹ không bị bệnh không thể sinh con bị bệnh. Bố mẹ bị bệnh vẫn có thể sinh những đứa con bình thường. II. Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học II.1. Bảo vệ vốn gen của loài người 1. Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế đột biến. 2. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh Khái niệm tư vấn di truyền Kỹ thuật: chẩn đoán đúng bệnh, xây dựng phả hệ người bệnh, chẩn đoán trước sinh Xét nghiệm trước sinh: là xét nghiệm phân tích ADN, NST xem thai nhi có bị bệnh di truyền. Phương pháp: Chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai 3. Liệu pháp gen kỹ thuật của tương lai Là phương pháp chữa bệnh bằng thay thế hen bị bệnh bằng gen lành. Về nguyên tắc là kỹ thuật chuyển gen. Một số khó khăn gặp phải: virus có thể gây hư hỏng các gen khác do chèn gen không đúng vị trí. II.2. Một số vấn đề xã hội của di truyền học 1. Tác động của xã hội với việc giải mã bộ gen người. 2. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen à công nghệ tế bào. 3. Vấn đề di truyền trí tuệ a. Hệ số thông minh (IQ) được xác dịnh bằng các bài tập trắc nghiệm tích hợp với đọ khó tăng dần. + cách tính hệ số IQ: IQ = Tuổi trí tuệ/ tuổi sinh học b. Khả năng trí tuệ và sự di truyền: tập tính di truyền có ảnh hưởng nhất định đến khả năng trí tuệ. 4. Di truyền học ới bệnh AIDS Virus HIV có vật chất di truyền là ARN sợi đơn. Khi virus xâm nhập vào tế bào bạch cầu thì diễn ra quá trình phiên mã ngược (ARN ADN). Để làm chậm sự phát triển của bệnh người ta sử dụng biện pháp di truyền nhằm hạn chế sự phát triển của virus HIV. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trong kỹ thuật chuyển gen có sự tham gia của những loại enzim nào? 2. Nêu các phương pháp tao giống mới mang bộ NST lưỡng bội của hai loài? 3. Hãy nêu các bước trong quy trình chuyển gen sản sinh protein của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen? 4. Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDdEE thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa tạo thành các dòng lưỡng bội thuần chủng có kiểu gen như thế nào? 5. Tại sao khi lai khác dòng tạo ra con lai có ưu thế lai cao và không dùng con lai F1 để làm giống?
- 6. Bệnh di truyền do gen trôi hoặc gen lặn nằm trên NST thường và NST giới tính se được di truyền cho thế hệ sau như thế nào? 7. Nêu cơ chế gây bệnh bệnh phêninkêtô niệu, bênh thiếu màu hồng cầu hình liềm, hội chứng Down? PHẦN VI: TIẾN HÓA CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA Bài: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA I –Bằng chứng giải phẩu so sánh: 1/ Cơ quan tương đồng: Là các cơ quan bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này thực hiện các chức năng rất khác nhau. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân ly. Vd: Ở ĐV: Chi trước của các loài ĐV có xương sống ( mèo, cá voi, dơi, tay người ) Ở TV: Gai xương rồng, tua cuốn đậu Hà lan là biến dạng của lá. * Cơ quan thoái hóa: Là những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan loài tổ tiên nhưng hiện nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng. Vd: Ở người ruột thừa, xương cùng, răng khôn…. 2/ Cơ quan tương tự: Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhân chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy. Vd: Gai cây Hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân. Cánh bướm cánh dơi KL: Những bằng chứng trên là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung II Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: 1/ Bằng chứng tế bào học: Mọi sinh vật đều có cấu tạo từ tế bào. Tế bào được sinh ra từ tế bào trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có các thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất, nhân ( vùng nhân ). 2/ Bằng chứng sinh học phân tử: Sự tương đồng về cấu tạo, chức năng của ADN, prôtêin, mã di truyền giữa các loài. KL: Các loài trên Trái Đất đều có chung tổ tiên. Bài: HỌC THUYẾT ĐĂCUYN I Biến di – Di truyền: 1/ Biến dị ( Biến dị cá thể ) : Sự phát sinh những đặc điểm sai khác của các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản. Xuất hiện riêng lẻ không theo hướng xác định, là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa 2/ Di truyền: Cơ sở tích lũy những biến dị nhỏ thành biến dị lớn. II Chọn lọc:
- Phân biệt chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo ( Tác nhân, đối tượng, nội dung, động lực, kết quả). * Ưu điểm: Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên. Giải thích được sự hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật. Giải thích được nguồn gốc của các loài Tồn tại: Chưa hiểu rõ cơ chế phát sinh biến dị, di truyền. Chưa đi sâu vào cơ chế hình thành loài mới, chưa thấy được vai trò của cách li đối với sự hình thành loài mới. Bài: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI I Quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa: 1/ Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn: Tiến hóa nhỏ: Quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. Kết quả hình thành loài mới. Tiến hóa lớn: Xảy trên quy mô lớn, thời gian dài, hình thành các đơn vị phân loại trên loài. II Các nhân tố tiến hóa: 1/ Đột biến: Đột biến làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Đột biến đối với từng gen rất nhỏ từ 106 104 nhưng trong mỗi cá thể nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể nên số alen đột biến của quần thể rất lớn.. Đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. 2/ Di nhập gen: Di –nhập gen là hiện tượng trao đổi giữa các cá thể hoặc các các giao tử giữa các quần thể. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể. 3/ Chọn lọc tự nhiên: CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, tần số alen của quần thể. CLTN quy định chiều hướng tiến hóa, là nhân tố tiến hóa có hướng. Tốc độ thay đổi tần số alen tùy thuộc: .Chọn lọc chống lại alen trội: CLTN nhanh vì gen trội biểu hiện ra ở kiểu hình. . Chọn lọc chống lại alen lặn: CLTN chậm vì gen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử. Chọn lọc không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại với tần số thấp ở trong các cá thể có kiểu gen dị hợp tử. 4/ Các yếu tố ngẫu nhiên: Cácu yếu tố ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen hay xảy ra với những quần thể có kích thước nhỏ. Đặc điểm: + Thay đổi tần số alen không theo một chiều hướng nhất định. + Một alen có lợi có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể. Làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. 5/ Giao phối không ngẫu nhiên:
- Giao phối không ngẫu nhiên: tự thụ phấn, giao phối gần, giao phối có chọn lọc. Không làm thay đổi tần số alen, làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp. Làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. Bài: LOÀI I – Khái niệm loài sinh học: Lòai giao phối là một quần thể hoặc nhóm quần thể: + Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lý. + Có khu phân bố xác định. + Các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác. II – Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài: 1/ Khái niệm: Các cơ chế cách li sinh sản là những trở ngai trên cơ thể sinh vật ( trở ngại sinh học ) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau, hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. 2/ Các loại cách li sinh sản: a/ Cách li trước hợp tử: Những trở ngại ngăn cản sinh vât giao phối với nhau. Các loại cách li trước hợp tử gồm: Cách li nơi ở (sinh cảnh) Cách li tập tính Cách li thời gian( mùa vụ ) Cách li cơ học b/ Cách li sau hợp tử: Những trở ngại tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ. Vd: Trứng nhái thụ tinh tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển. Lừa giao phối với ngựa đẻ ra con la không có khả năng sinh sản Bài: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI I Hình thành loài khác khu vực địa lí: Cách li địa lí ( sông, núi, biển.. ) ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. Quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau. CLTN và các nhân tố khác làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen được tích lũy dần dần dẫn đến cách li sinh sản Khi sự cách li sinh sản xuất hiện thì loài mới hình thành. Hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh. Xảy ra chậm chạp qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp. II Hình thành loài cùng khu vực địa lí: 1/ Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái: a/ Hình thành loài bằng cách li tập tính: Xem ví dụ minh họa SGK. b/ Hình thành loài bằng cách li sinh thái: Hai quần thể cùng loài sống trong cùng khu vực địa lí nhưng sống trong hai ổ sinh thái khác nhau,dưới tác động các nhân tố tiến hóa làm phân hóa vốn gen của quần thể dần dần dẫn đến cách li sinh sản hình thành nên loài mới. 2/ Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa;
- Lai xa + Đa bội hóa : loài mới Xem ví dụ SGK CHƯƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT. Bài: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG I – Tiến hóa hóa học: 1/ Quá trình hình thành chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ: Chất vô cơ ( CH4, NH3, H2, H2O… ) dưới tác động các nguồn năng lượng tự nhiên ( sấm sét, tia tử ngoại… ) thành chất hữu cơ đơn giản ( axit amin, nucleotit… ). 2/ Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ: Các chất hữu cơ đơn giản ( axit amin, nucleotit… ) Đại phân tử hữu cơ ( protein, axit nucleic… ) II – Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học: Đại phân tử hữu cơ ( protein, axit nucleic… ) hòa tan trong đại dương thành các giọt nhỏ ( bao bọc bởi màng ) dưới tác động của CLTN hình thành những tế bào sơ khai. III – Tiến hóa sinh học: Từ những tế bào sơ khai tiếp tục quá trình tiến hóa sinh học dưới tác động các nhân tố tiến hóa hình thành nên cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào…. Bài SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT I – Hóa thạch và vai trò của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới 1/ Hóa thạch Hóa thạch Sự hình thành hóa thạch 2/ Vài trò của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới Hóa thạch cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. II – Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất 1/ Hiện tượng trôi dạt lục địa 2/ Sinh vật trong các đại địa chất Xem Bảng 33: Các đại địa chất và sinh vật tương ứng Lưu ý: Những sự kiện quan trọng xuất hiện trong đại, kỉ Vd: Đại trung sinh, kỉ phấn trắng xuất hiện thực vật có hoa. Bài: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI I – Quá trình phát sinh loài người hiện đại 1/ Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người: Các bằng chứng hóa thạch đến các bằng chứng phân tử đều chứng minh loài người có nguồn gốc từ động vật có quan hệ gần gủi với các loài linh trưởng đặc biệt với các loài vượn hiện nay gồm vượn Gibbon, đười ươi, khỉ Gorila, tinh tinh. 2/ Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người Từ loài vượn người cổ đại tiến hóa thành chi Homo (H ) để rồi sau đó tiếp tục tiến hóa hình thành nên loài người H. sapiens: H. habillis ( người khéo léo ) – H. erectus ( người đứng thẳng ) thành loài H. neanderthalensis ( đã bị diệt vong ) và loài người hiện đại H. sapiens. II – Người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn thi THPT QG môn Toán năm 2022 - Nguyễn Hoàng Việt
193 p | 132 | 5
-
Đề thi thử THPT QG môn Vật lí năm 2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 004
4 p | 8 | 4
-
Đề cương ôn tập THPT QG môn Ngữ văn năm 2022 - Trường THPT Phan Đăng Lưu
62 p | 9 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Hai Bà Trưng
6 p | 7 | 3
-
Đề cương ôn thi THPT QG môn Vật lý năm 2022 - Trường THPT Phan Đăng Lưu
23 p | 10 | 3
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2022-2023 - Trường THPT Uông Bí
24 p | 10 | 3
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2021-2022 - Trường THPT Uông Bí
27 p | 11 | 3
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí năm 2021-2022 - Trường THPT Uông Bí
23 p | 6 | 3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật lí năm 2022 có đáp án - Trường THPT Lương Thế Vinh
11 p | 13 | 3
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2022-2023 - Trường THPT Uông Bí
12 p | 11 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Vật lí năm 2019 - THPT Võ Nguyên Giáp
9 p | 22 | 1
-
Đề thi thử THPT QG môn Vật lí năm 2019 - THPT Nguyễn Trường Tộ
3 p | 4 | 1
-
Đề thi thử THPT QG môn Vật lí năm 2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 019
4 p | 8 | 1
-
Đề thi thử THPT QG môn Vật lí năm 2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 008
4 p | 41 | 1
-
Đề thi thử THPT QG môn Vật lí năm 2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 003
4 p | 13 | 1
-
Đề thi thử THPT QG môn Vật lí năm 2019 lần 2 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 205
4 p | 12 | 0
-
Đề thi thử THPT QG môn Vật lí năm 2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 024
4 p | 8 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn