Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị - Trường CĐYT Lâm Đồng
lượt xem 7
download
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, anh chị hiểu thế nào về vật chất? Cho ví dụ? - “ Vật chất là một phạm trù triết học”. Vật chất là cái vô han,vô tận khác với vật thể; vật thể có sinh ra và có mất đi để chuyển hóa thành cái khác; phạm trù vật chất chỉ tòan bộ các sự vật, hiện tượng. - Thuộc tính chung nhất của vật chất là “thực tại khách quan”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn chính trị - Trường CĐYT Lâm Đồng
- TRƯỜNG CĐYT LÂM ĐỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ MÔN CHÍNH TRỊ - GDQP Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc. Đà Lạt, ngày 01 tháng 07 năm 2013 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP MÔN CHÍNH TRỊ KHÓA HỌC 2011 - 2013 BÀI 1: CHỦ NGHĨA DUY VẬT KHOA HỌC Câu 1: Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, anh chị hiểu thế nào về vật chất? Cho ví dụ? - “ Vật chất là một phạm trù triết học”. Vật chất là cái vô han,vô tận khác với vật thể; vật thể có sinh ra và có mất đi để chuyển hóa thành cái khác; phạm trù vật chất chỉ tòan bộ các sự vật, hiện tượng. - Thuộc tính chung nhất của vật chất là “thực tại khách quan”. - Vật chất biểu hiện dưới dạng các sự vật, hiện tượng cụ thể. - Vật chất khi tác động vào giác quan thì gây nên cảm giác và được cảm giác ghi lại , phản ánh(con người nhận thức được sự vật), điều đó chứng tỏ con người có khả năng nhận thức được thế giới. - Ví dụ: … Câu 2: Nêu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận? * Vật chất quyết định ý thức: - Vật chất là tiền đề, cơ sở nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức. - Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó. - Vật chât phát triển đến đâu thì ý thức hình thành phát triển đến đó. - Vật chất biến đổi thì ý thức biến đổi theo. * Vật chất quyết định cả nội dung và khuynh hướng vận động phát triển của ý thức. * Ý thức tác động trở lại vật chất: - Ý thức phản ánh thực tại khách quan vào đầu óc con người, giúp con người hiểu được bản chất, quy luật vận động phát triển của sự vật hiện tượng. Trên cơ sở đó hình thành phương hướng, mục tiêu và những phương pháp, cách thức thực hiện mục tiêu đó. - Lựa chọn khả năng và phương pháp phù hợp để thay đổi điều kiện vật chất. * Ý nghĩa của phương pháp luận được rút ra từ quan hệ giữa vật chất và ý thức: - Từ nguyên lí vật chất quyết định ý thức, trong hoạt động nhận thức thực tiễn phải luôn tôn trọng hiện thực khách quan, quy luật khách quan. - Từ nguyên lí, ý thức tác động trở lại vật chất phải luôn luôn chú ý phát huy tính năng động chủ quan, sự sáng tạo của con người, trong việc nhận thức thế giới, cải tạo thế giới. Đồng thời khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí. Câu 3: Định nghĩa vận động? Nêu các hình thức vận động cơ bản của vật chất và cho ví dụ? “Vận động là một phương thức tồn tại của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy” (1). - Dựa vào thành tựu của những khoa học cụ thể của thế kỷ XIX, Ăng-ghen đã chia vận động thành 5 hình thức cơ bản: Vận động cơ học: là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. Vận động lý học: là sự vận động của các phân tử, nguyên tử, các hạt cơ bản, các quá trình cơ, nhiệt, điện… Vận động hóa học: là sự vận động của các quá trình hóa hợp và phân giải các chất. Vận động sinh học: là sự biến đổi các cơ thể sống. 1
- Vận động xã hội: là là sự vận động biến đổi các chế độ xã hội, thông qua hoạt động của con người. BÀI 2: NHỮNG NGUYÊN LÝ VÀ NHỮNG QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT Câu 4: Nêu khái niệm qui luật? Phân biệt qui luật tự nhiên với qui luật xã hội? Cho ví dụ? - Quy luật là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong, phổ biến, và được lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố trong cùng một sự vật, hiện tượng, hay giữa các sự vật, hiện tượng cùng loại. - Mỗi quy luật, quy luật tự nhiên và quy luật xã hội đều là quy luật khách quan, vốn có của thế giới vật chất. Nó không do ai sinh ra và cũng không bị tiêu diệt. Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng nó trong đời sống, thực tiễn. Quy luật xã hội quy luật tự nhiên có những điểm khác nhau: Quy luật tự nhiên: diễn ra một cách tự động- tự phát, thông qua sự tác động của các lực lượng tự nhiên, không cần có sự tham gia của con người. Còn quy luật xã hội, đựơc hình thành và tác động bao giờ cũng phải thông qua hoạt động của con người có ý thức, nhưng vẫn khách quan. Quy luật xã hội: thường biểu hiện như một xu hướng, có tính định hướng, chứ không biểu hiện ra như một quan hệ trực tiếp có tính xác định, đối với từng việc, từng người. Các sự kiện trong đời sống xã hội, nếu xảy ra trong thời gian càng dài, không gian càng rộng thì tính quy luật của nó biểu hiện càng rõ. Câu 5: Nêu nội dung cơ bản của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật? Ý nghĩa phương pháp luận? * Nội dung cơ bản của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật: Triết học Mác cho rằng thế giới có vô vàn các sự vật, hiện tượng nhưng chúng lại thống nhất với nhau ở tính vật chất, nên tất yếu giữa chúng phải có mối liên hệ chằng chịt với nhau; liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là sự nương tựa,qui định ràng buộc lẫn nhau,tác động qua lại lẫn nhau,mối liên hệ có nhiều thuộc tính: - Mối liên hệ có tính khách quan: vì mối liên hệ là cái vốn có của sự vật, hiện tượng. - Mối liên hệ có tính phổ biến: vì không phải chỉ các sự vật hiện tượng liên hệ nhau mà các yếu tố, bộ phận cấu thành,các quá trình của sự vật hiện tượng cũng liên hệ với nhau. Mối liên hệ có tính đa dạng: muôn hình muôn vẻ, nhiều mối liên hệ nhưng mỗi mối liên hệ lại có một vị trí khác nhau trong sự tồn tại và phát triển của chúng. *Ý nghĩa phương pháp luận: phải có quan điểm toàn diện khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng.Quan điểm toàn diện đòi hỏi…( học sinh phải triển khai) BÀI 3: NHẬN THỨC LUẬN KHOA HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA CON NGƯỜI. Câu 6: Trình bày giai đoạn nhận thức cảm tính? Đặc điểm: là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, phản ánh trực tiếp sự vật, hiện tượng, giai đoạn thấp của quá trình nhận thức. Nhận thức cảm tính được biểu hiện dưới các hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng. Mức độ phản ánh của nhận thức cảm tính: thấp, bề ngoài,phản ánh hiện tượng của sự vật, chưa đi vào bản chất của sự vật. ( Học sinh trình bày các ý trên) Câu 7: Trình bày giai đoạn nhận thức lý tính? Đặc điểm: là giai đoạn kế tiếp của quá trình nhận thức, phản ánh gián tiếp sự vật, hiện tượng, giai đoạn cao của quá trình nhận thức, phản ánh sự vât, hiện tượng bằng hình thức ngôn ngữ. Nhận thức lý tính được biểu hiện dưới các hình thức: khái niệm, phán đoán, suy lý. 2
- Mức độ phản ánh của nhận thức cảm tính: cao, gián tiếp,phản ánh đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng, thể hiện tính qui luật. ( Học sinh trình bày các ý trên) Câu 8: Cho biết những vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Cho ví dụ? Triết học Mác –Lê nin cho rằng: “ Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất lịch sử - xã hội của con người, nhằm cải tạo thế giới khách quan”. Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn gồm: - Hoạt động sản xuất vật chất. - Hoạt động đấu tranh chính trị - xã hội. - Hoạt động quan sát thực nghiệm khoa học. Thực tiễn có những vai trò: - Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức. - Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức. - Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức (Học sinh phải trình bày 03 vai trò trên) Câu9: Cho biết quan điểm của triết học Mác – Lênin về bản chất của nhận thức? Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người, đó là sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể. Nhận thức là một quá trình biện chứng không chỉ phản ánh những cái đã và đang tồn tại mà còn phản ánh cái sẽ tồn tại, là quá trình phát triển từ thấp tới cao, từ hiểu biết nông cạn đến sâu sắc, từ hiện tượng đến bản chất, là quá trình nảy sinh mâu thuẫn & giải quyết mâu thuẫn của quá trình nhận thức. Con người không chỉ nhận thức để giải thích thế giới mà mục đích chính là để cải tạo thế giới khách quan theo nhu cầu của con người. Thông qua hoạt động thực tiễn mà con người có được khả năng nhận thức về sự vật hiện tượng (thực tiễn là cơ sở của nhận thức…). BÀI 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI - NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ DÂN SỐ ĐỐI VỚI XÃ HỘI. Câu 10: Cho biết một số chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân số? Bạn phải làm gì để góp phần thực hiện chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân số? Để ngăn chặn hậu quả về bùng nổ dân số điều cơ bản hiện nay phải sớm được xây dựng thành luật (luật quốc tế, luật quốc gia) và được cụ thể hóa trong từng chính sách. Sau đó tuyên truyền phổ biến rộng rãi yêu cầu mọi người nhận thức thực hiện nghiêm chỉnh. o Ở nước ta để giải quyết và hạn chế sự gia tăng dân số trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, cần tích cực thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch thường xuyên, lâu dài và triệt để, xem đó là một trong những vấn đề chiến lược về sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. o Đảng và nhà nước ta coi nhiệm vụ kế hoạch hóa dân số và giải quyết công ăn, việc làm là nhiệm vụ hàng đầu của chính sách xã hội. Đó là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. o Nhà nước đã ban hành pháp lệnh về dân số. o Một số chỉ tiêu về dân số và chất lượng dân số đến năm 2010 của nhà nước: - Tốc độ phát triển dân số khỏang 1,14% lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% lao động xã hội, tỉ lệ thất nghiệp thành thị dưới 5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 10 – 11% phổ cập giáo dục cơ sở,đạt 200 sinh viên đại học và cao đẳng trên 10 ngàn dân, tỉ lệ bác sĩ 7/10.000. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm dưới 20% và tuổi thọ bình quân của dân số Việt Nam đạt 72 tuổi, và để đạt được chỉ tiêu trên thì mỗi người chúng ta phải chấp hành pháp lệnh về dân số và kế hoạch hóa gia đình theo chủ trương của nhà nước. - Liên hệ: + Nắm bắt được chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về vấn đề dân số 3
- Mỗi học sinh phải: + Chấp hành pháp lệnh dân số + Góp phần tuyên truyền, phổ biến và giải thích chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về vấn đề dân số. + Quan tâm đến việc học tập để phát triển trình độ đáp ứng cho nhu cầu phân công lao động xã hội (đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước) + Bản thân và gia đình phải cố gắng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần và việc nâng cao chất lượng dân số…( mỗi học sinh sẽ có những liên hệ phù hợp) BÀI 5: LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI. NHỮNG QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI. Câu 11: Nêu mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất? Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất trong giai đoạn hiện nay như thế nào? Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất: o Lực lượng sản xuất như thế nào về tính chất và trình độ thì nó đòi hỏi quan hệ sản xuất phải như thế ấy để đảm bảo sự phù hợp. o Khi lực lượng sản xuất đã thay đổi về tính chất và trình độ thì quan hệ sản xuất cũng phải thay đổi theo để đảm bảo sự phù hợp. o Khi lực lượng sản xuất cũ mất đi, lực lượng sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản xuất cũ cũng mất đi và quan hệ sản xuất mới ra đời để đảm bảo sự phù hợp. Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất: o Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại, nếu quan hệ sản xuất không phù hợp thì nó kìm hãm thậm chí phá vỡ lực lượng sản xuất. Do đó không chấp nhận một quan hệ sản xuất quá bảo thủ lạc hậu và cả quan hệ sản xuất vượt trước so với lực lượng sản xuất. o Một quan hệ sản xuất được gọi là phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Khi nó tạo ra: o Những tiền đề, những điều kiện cho các yếu tố của lực lượng sản xuất phát triển. o Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất không phải chỉ thực hiện một lần là xong mà phải là một quá trình “cân bằng động”. Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ này trong thời kì đổi mới:( học sinh tự liên hệ) Câu 12: Trình bày các vai trò của Phương Thức Sản Xuất? + Phương thức sản xuất quyết định tính chất của một chế độ xã hội? + Phương thức sản xuất quyết định tổ chức,kết cấu của xã hội? + Phương thức sản xuất quyết định sự tồn tại và chuyển biến của xã hội qua các giai đoạn lịch sử khác nhau? ( Học sinh phải trình bày các ý trên) BÀI 6: CẤU TRÚC XÃ HỘI: GIAI CẤP VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI. Câu 13: Nêu những đặc điểm của dân tộc Việt nam? . Đặc điểm của dân tộc Việt Nam: Dân tộc Việt nam được hình thành cách đây hơn bốn nghìn năm, sự hình thành dân tộc Việt nam không gắn với sự hình thành và phát triển của Chủ Nghĩa Tư Bản mà gắn liền với sự nghiệp chống ngoại xâm(phong kiến Phương Bắc) và chống thiên tai (đặc biệt là trị thủy ở đồng bằng sông Hồng)của cha ông ta Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng đa sắc tộc gồm 54 dân tộc anh em cùng chung sống, dựng nước và giữ nước từ lâu đời. Dân tộc Việt nam có những truyền thống tốt đẹp: yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau,cần cù trong lao động,đấu tranh anh dũng, ham học hỏi… 4
- Các dân tộc cư trú phân tán và xen kẽ nhau. Trong đó các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng rừng núi có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái. Có trình độ phát triển không đồng đều. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng. Sự phát triển của từng dân tộc luôn gắn liền với vận mệnh chung của cộng đồng, đất nước, ngày nay Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các thành phần dân tộc. Câu 14: Cho biết kết cấu về giai cấp trong xã hội Phong Kiến? Mục đích của việc nghiên cứu kết cấu về giai cấp? Liên hệ với thực tiễn cách mạng Việt nam? a. Kết cấu giai cấp trong xã hội phong kiến: * Giai cấp cơ bản: Giai cấp địa chủ và nông dân. * Giai cấp không cơ bản: Giai cấp chủ nô và nô lệ của phương thức sản xuất tàn dư và giai cấp tư sản của phương thức sản xuất mầm mống của xã hội tương lại. * Ngoài giai cấp cơ bản và không cơ bản, còn có những tầng lớp xã hội như tầng lớp trí thức, tiểu thương, tiểu chủ, tu sĩ… b. Mục đích của việc nghiên cứu kết cấu giai cấp và sự kiện biến đổi của nó: Nhằm tìm hiểu địa vị, vai trò và thái độ chính trị của mỗi giai cấp đối với các cuộc cách mạng xã hội và các cuộc vận động lịch sử. Để lựa chọn xác định giai cấp trung tâm trong cuộc vận động lịch sử. c. Học sinh tự vận dụng phần liên hệ. BÀI 7: CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH, MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI Câu 15: Nêu khái niệm và cấu trúc của nhân cách? Định nghĩa về nhân cách: Nhân cách là tòan bộ những phẩm chất xã hội và những năng lực của mỗi cá nhân giúp cá nhân đó tự khẳng định ,tự đánh giá ,tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình phù hợp với những chuẩn mực của xã hội. Cấu trúc nhân cách gồm: * Thế giới quan của cá nhân là hạt nhân của nhân cách. Nó bao gồm tòan bộ những quan điểm, lý tưởng, niềm tin, định hướng giá trị chung của cá nhân. * Những năng lực và phẩm chất xã hội của cá nhân là không gian bên trong của nhân cách. Nó bao gồm năng lực thể chất, trí tuệ, trình độ chuyên môn, các phẩm chất chính trị pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ. * Tâm hồn con người là cái sâu kín và nhạy cảm nhất, là tầng sâu của nhân cách, nơi lắng đọng và tiềm ẩn của mỗi cá nhân. Đó là thế giới nội tâm có chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân. Làm gì để phát triển nhân cách trong chế độ xã hội mới hiện nay: Xây dựng và hòan thiện nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập kinh tế quốc tế, bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên học sinh sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống ,năng lực trí tuệ ,đạo đức và bản lĩnh văn hóa trong con người Việt Nam. Muốn vậy: Phải có thế giới quan khoa học và phương pháp luận luận biện chứng. Phải có năng lực thực sự trong công việc, lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Không ngừng nâng cao đạo đức lối sống trên cơ sở những chuẩn mực giá trị mới tiến bộ ( HS giải thích các ý trên). BÀI 8: Ý THỨC XÃ HỘI – ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI. Câu 16 :Khái niệm ý thức xã hội? Nêu những đặc điểm thể hiện tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và cho ví dụ? 5
- Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, là kết quả của sự phản ánh của ý thức con người đối với một tồn tại xã hội nhất định. Ý thức xã hội là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng,tình cảm,tâm trạng,phong tục, tập quán, truyền thống…và kể cả hệ tư tưởng xã hội phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Kết cấu của ý thức xã hội bao gồm: - Tâm lý xã hội: là các hiện tượng tâm lý như tình cảm, tâm trạng, thói quen, ước muốn, động cơ, thái độ và những xu hương tâm lý của các nhóm người khác nhau được hình thành một cách tự phát trên cơ sở những điều kiện sinh sống hàng ngày của con người. - Hệ tư tưởng là những quan điểm, những học thuyết về kinh tế, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo…phản ánh và bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định trong xã hội. hệ tư tưởng được hình thành một cách tự giác thông qua những trí thức có trình độ cao, có khả năng tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm để khái quát thành lý luận, hệ thống hóa thành các học thuyết.Ví dụ như học thuyết Mác – Lê nin. Những đặc điểm thể hiện tính độc lập tương đối và sức mạnh cải tạo của ý thức xã hội? 1. Ý thức xã hội thường lạc hậu, bảo thủ hơn so với tồn tại xã hội. ? Ví dụ: 2. Một bộ phận ý thức xã hội lại có khả năng vượt trước tồn tại xã hội ? 3. Ý thức xã hội có tính kế thừa những tinh hoa và những giá trị tinh thần cao đẹp của truyền thống dân tộc và nhân loại ? * Nếu ý thức xã hội có tính bảo thủ, lạc hậu nó thường sẽ tác động ? * Nếu ý thức xã hội có tính tiến bộ, khoa học nó thường sẽ tác động ? ( học sinh nêu và giải thích, lấy ví dụ) BÀI 9: THỜI ĐẠI NGÀY NAY. Câu 17: Thời đại hiện nay là gì? Nội dung của thời đại ngày nay thể hiện trong từng giai đoạn chính như thế nào? Thời đại ngày nay là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Thời đại này kết thúc khi chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới. Giai đoạn 1: từ năm 1917 đến kết thúc chiến tranh thế giớïi lần thứ hai 1945. Giai đoạn 2: từ sau năm 1945 đến đầu những năm 1970. Giai đoạn 3: từ những năm 1970 đến cuối những năm 1980. Giai đoạn 4: từ đầu những năm 1990 đến nay. ( HSSV Trình bày được đặc điểm của từng giai đoạn) BÀI 10: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN. Câu 18: Trình bày hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa? Sản xuất hàng hóa ra đời trong hai điều kiện: Một là, có sự phân công lao động xã hội. Hai là, có chế độ tư hữu hoặc các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. ( HSSV Trình bày được nội dung của hai điều kiện) Câu 19: Hàng hóa là gì? Hai thuộc tính của hàng hóa? Cho ví dụ. Hàng hoá là sản phẩm của lao động, dùng để thoả mãn một nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi mua và bán. Hàng hoá có hai thuộc tính cơ bản: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của hàng hoá là những thuộc tính của hàng hoá nhờ đó mà thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. 6
- Giá trị của hàng hoá là lượng lao động xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. ( HSSV giải thích làm rõ và tự cho ví dụ) BÀI 11: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. Câu 20: Nêu những đặc trưng về Chủ Nghĩa Xã Hội mà nhân dân ta xây dựng? Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: - “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh; - Do nhân dân làm chủ; - Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; - Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; - Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; - Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; - Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.” BÀI 12: THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. Câu 21: Khái niệm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Hai loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Cho ví dụ. Khái niệm thời kỳ quá độ: là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền Nhà nước cho đến khi tạo ra được những cơ sở vật chất kỷ thuật của chủ nghĩa xã hội trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Hai loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội: - Quá độ trực tiếp. - Quá độ gián tiếp. ( HSSV giải thích làm rõ và tự cho ví dụ) Câu 22: Trình bày tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? - Sự khác biệt về chất giữa hai xã hội. - Chủ nghĩa xã hội dựa trên nền sản xuất phát triển cao, cần phải có thời gian để cải tạo và tiếp tục phát triển nền sản sản xuất đã có ở chủ nghĩa tư bản. - Các quan hệ xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa không tự nảy sinh và phát triển trong lòng xã hội tư bản, - Lãnh đạo, xây dựng xã hội mới là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp đối với giai cấp công nhân. ( HSSV trình bày & giải thích được vấn đề) Câu 23: Nêu những điều kiện để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa? Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Sau cách mạng Tháng Mười Nga nhiều nước lạc hậu đã giành được độc lập. Trong điều kiện đó các nước này hoàn toàn có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội nếu có các điều kiện: - Phải có Đảng cộng sản của giai cấp công nhân kiên trì chủ nghĩa Mác -Lênin và giữ vai trò lãnh đạo là đảng cầm quyền. - Giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 7
- - Chính quyền dân chủ cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thiết lập, củng cố và ngày càng hoàn thiện, phải đảm bảo là chính quyền của dân, do dân, vì dân, quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản. - Có sự giúp đỡ của giai cấp công nhân ở các nước tiên tiến. ( HSSV tự liên hệ) BÀI 13: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. Câu 24: Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh? Trình bày cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) viết: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi "(1). Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh a) Điều kiện lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh - Hoàn cảnh xã hội Việt Nam - Hoàn cảnh gia đình, quê hương - Điều kiện thời đại b) Những tiền đề tư tưởng - lý luận - Các giá trị văn hoá dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước chân chính Đoàn kết, tương thân tương ái, sống nhân nghĩa Cần cù, dũng cảm, thông minh và sáng tạo - Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Tinh hoa văn hoá phương Đông Tư tưởng và văn hoá phương Tây - Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc lý luận chủ yếu c) Các phẩm chất, năng lực của Hồ Chí Minh ( HSSV Trình bày được nội dung cơ sở hình thành) Câu 25: Trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng? ( liên hệ) - Vị trí, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội và đời sống cá nhân Hồ Chí Minh cho rằng đạo đức là gốc, là nền tảng của con người, của xã hội giống như gốc của cây, nguồn của sông suối. - Các chuẩn mực đạo đức cách mạng cơ bản - Trung với nước, hiếu với dân. - Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. - Yêu thương con người. - Tinh thần quốc tế trong sáng. - Những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng - Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức. - Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi - Tu dưỡng đạo đức suốt đời thông qua thực tiễn cách mạng. ( HSSV Trình bày được nội dung đạo đức cách mạng và tự liên hệ ) BÀI 14: ĐƯỜNG LỐI CHÍNH SÁCH KINH TẾ. Câu 26: Nêu khái niệm, nội dung, tác dụng công nghiệp hóa? 8
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là qúa trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và qủan lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Tác dụng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá: - Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội; - Tăng cường cơ sở vật chất cho tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích lũy và phát triển sản xuất, tạo nhiều việc làm. - Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố an ninh, quốc phòng; có điều kiện xây dựng nền văn hóa mới con người mới; tạo điều kiện cho xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, quan hệ kinh tế đối ngoại có điều kiện mở rộng có hiệu quả hơn.\ Nội dung cơ bản của công nghiêp hóa, hiện đại hóa. - Tiến hành cách mạng khoa học- công nghệ - Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội BÀI 15: ĐỔI MỚI VÀ KIỆN TOÀN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Câu 27: Nêu khái niệm hệ thống chính trị? Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay? Khái niệm hệ thống chính trị: là hệ thống các tổ chức chính trị và xã hội, hoạt động theo một cơ chế bảo đảm quyền lực chính trị của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp. Khi giành được chính quyền giai cấp nào cũng tổ chức hệ thống chính trị nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Hệ thống chính trị ở nước ta gồm Đảng Cộng sản Việt Nam giữ quyền lãnh đạo xã hội, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội. Các thành tố đó có mối quan hệ gắn bó, tác động lẫn nhau, trong đó, Đảng là hạt nhân lãnh đạo, Nhà nước là tổ chức cốt yếu thực thi quyền lực của nhân dân, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội là tổ chức phát huy quyền làm chủ của dân. BÀI 16: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI. Câu 28: Nêu những nhiệm vụ của chính sách xã hội của nước ta hiện nay? Cho ví dụ. - Tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập. - Thực hiện xóa đói gỉam nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo hiểm nhân đạo và hoạt động nhân đạo từ thiện. - Chăm lo bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chất của nhân dân. - Đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. - Đẩy lùi tệ nạn xã hôi. ( HSSV tự cho ví dụ) BÀI 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Câu 29: Trình bày vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam? Sự khủng hoảng và bế tắc về đường lối cứu nước của dân tộc đòi hỏi phải có người nhận thức đề ra đường lối mới. Năm 1911, Nguyễn Tất Thành (sinh 19 -5 - 1890) đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Người đã qua nhiều nơi, vừa kiếm sống vừa hoạt động thâm nhập đời sống của người dân lao động các nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi... Giữa năm 1917, Người về Pháp và đã biết đến sự kiện chấn động thế giới: Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi. Người đã hướng tới tìm hiểu nó. Năm 1919, Người gửi đến Hội nghị của các nước đế quốc thắng trận sau Chiến tranh thế giới thứ nhất họp ở Vécxay, bản “Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam” yêu cầu thừa nhận quyền tự do dân chủ và bình đẳng của nhân dân Đông Dương. 9
- Tháng 7 - 1920, Người đã đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin. Nhờ đó, tại Đại hội Tua (Pháp) tháng 12 - 1920, Nguyễn ái Quốc đã tán thành đi theo Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Người đã thấy chủ nghĩa Mác - Lênin là con đường tự giải phóng, giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào mình. Người đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Việc tìm ra con đường cứu nước đã mở ra con đường đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng dân Trong thời gian ở Pháp (1920 - 1923), Người đã tham gia các Đại hội I, II, III của Đảng Cộng sản Pháp, phối hợp các chiến sĩ cách mạng ở các thuộc địa lập ra “Hội liên hiệp thuộc địa” và ra tờ báo Người cùng khổ (Le Paria) của Hội để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào các nước Đông Dương và các nước thuộc địa khác. Nguyễn ái Quốc đã viết nhiều bài đăng trên các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống nhân dân...tố cáo các tội ác của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh nhân dân các dân tộc thuộc địa vùng lên đấu tranh. Tác phẩm lý luận quan trọng nhất của Người thời kỳ này là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản tại Pari, 1925). Trong đó, Người đã tập trung phân tích bản chất bóc lột và phản động của thực dân Pháp, nêu ra những khả năng tiềm tàng, con đường tất thắng của cách mạng Đông Dương và cách mạng thuộc địa quan hệ hữu cơ với cách mạng ở chính quốc. Giữa năm 1925, Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trong đó nhóm trung kiên là Cộng sản đoàn, đồng thời sáng lập cơ quan tuyên truyền của Hội là tờ báo Thanh niên để trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, Các bài giảng của Người tại các lớp huấn luyện được tập hợp thành tác phẩm Đường cách mệnh (xuất bản 1927). Trong tác phẩm này, Nguyễn ái Quốc đã chỉ rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc, đánh đuổi bọn đế quốc, giành lấy độc lập tự do, sau khi thắng lợi sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự phát triển của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức đảng: Đông Dương Cộng sản Đảng (6 - 1929), An Nam Cộng sản Đảng (10 -1929). Số đảng viên tiến bộ của Tân Việt tổ chức thành Đông Dương Cộng sản liên đoàn (1 - 1930). Ba tổ chức Đảng có cùng bản chất, nhưng hoạt động riêng biệt có nguy cơ dẫn đến chia rẽ. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải thống nhất 3 đảng thành một Đảng Cộng sản. Từ ngày 3 đến ngày 7 - 2 - 1930, tại Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc), được sự uỷ nhiệm và với tư cách là đại biểu của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản. Các đại biểu của 2 đảng là Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã thống nhất thành lập một Đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt và cử người phụ trách việc thống nhất các cơ sở Đảng ở trong nước. Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các văn kiện do Nguyễn ái Quốc soạn thảo là Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt và Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng được Đại hội thông qua đã trở thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta. BÀI 19: NHỮNG THẮNG LỢI TO LỚN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CMVN. Câu 30: Liệt kê những thắng lợi to lớn và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam? Thắng lợi của cách mạng tháng Tám, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa( giai đoạn 1930 – 1945). Giữ vững chính quyền cách mạng, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp( 1945 – 1954). Kết hợp cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn( 1954 – 1975). Xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên cả nước đạt thành tích to lớn( 1975 – nay). 10
- Những bài học kinh nghiệm lịch sử của cách mạng Việt nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam? Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Không ngừng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt nam. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
100 câu hỏi thi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh (Có đáp án)
17 p | 17810 | 8294
-
Đề cương Tư tưởng Hồ Chí Minh - Trần Quốc Toản
25 p | 1268 | 266
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp trung cấp chính trị khóa 37
119 p | 1604 | 197
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp 2012 môn chính trị - Nguyễn Ngọc Tùng
18 p | 941 | 169
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM MẪU GIÁO Môn thi: TÂM LÝ HỌC TRẺ EM – GIÁO DỤC HỌC TRẺ EM
2 p | 968 | 111
-
Đề cương Ôn thi tốt nghiệp môn chính trị
14 p | 484 | 108
-
Ôn thi tốt nghiệp môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac - Lenin
24 p | 271 | 67
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp Triết học
12 p | 324 | 58
-
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
11 p | 330 | 57
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính
166 p | 187 | 35
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TÔT NGHIỆP MÔN HỌC CHÍNH TRỊ
7 p | 180 | 29
-
Đề thi học kỳ III (lần 2) môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
3 p | 159 | 21
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn triết học Mác – Lênin
26 p | 177 | 21
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Những vấn đề về chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng cộng sản
93 p | 114 | 20
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
5 p | 248 | 19
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
3 p | 183 | 14
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh
3 p | 141 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn