Để giáo dục và nghiên cứu trở thành dự án kinh doanh hiệu quả
lượt xem 33
download
Sự hợp tác luôn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát kiến khoa học tiến tới các sản phẩm thương mại. Một khía cạnh của nghiên cứu định hướng vào thương mại hoá chính là cơ hội thiết lập các doanh nghiệp vệ tinh và sự hỗ trợ sẵn có để tạo ra lợi ích cho tất cả các bên có liên quan. Các trường đại học châu Âu trong thế kỷ XXI đang thích nghi để vượt qua sức ép kinh tế và xã hội nhằm thu được lợi nhuận từ nguồn vốn đầu tư...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Để giáo dục và nghiên cứu trở thành dự án kinh doanh hiệu quả
- Để giáo dục và nghiên cứu trở thành dự án kinh doanh hiệu quả Sự hợp tác luôn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát kiến khoa học tiến tới các sản phẩm thương mại. Một khía cạnh của nghiên cứu định hướng vào thương mại hoá chính là cơ hội thiết lập các doanh nghiệp vệ tinh và sự hỗ trợ sẵn có để tạo ra lợi ích cho tất cả các bên có liên quan. Các trường đại học châu Âu trong thế kỷ XXI đang thích nghi để vượt qua sức ép kinh tế và xã hội nhằm thu được lợi nhuận từ nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu của họ. Sự chuyển đổi từ nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo khoa học thuần tuý sang các khoá bồi dưỡng chuyên môn tiếp tục có giá trị gia tăng cao cho ngành công nghiệp,
- các doanh nghiệp mới khởi sự và các cơ sở thu lợi từ việc cấp giấy phép đã thúc đẩy sự phân hoá quan điểm trong giới học viện. Một mặt, các trường đại học sẽ tiếp tục việc nghiên cứu khoa học cơ bản thuần tuý được thúc đẩy bởi ham muốn học hỏi để nâng cao hiểu biết về thế giới, được "nuôi" bởi các khoản tài trợ cho nghiên cứu; mặt khác, sẽ cần có các hoạt động ở giai đoạn ba để tạo thêm thu nhập từ việc khai thác thương mại hoá. Các cuộc luận bàn về giáo dục và thương mại hiện đang sôi nổi ở châu Âu và sẽ tiếp tục vì các trường đại học đang thích nghi với nền kinh tế tri thức mới. Hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn chú trọng vào nghiên cứu và phát triển công nghệ đều có các hoạt động kinh doanh sẵn có nhằm hỗ trợ cho nhà khoa học nghiên cứu, các luật sư về pháp lý và sáng chế, các dịch vụ tìm tin, các nhà phân tích thị trường, hoạt động tiếp thị, kinh doanh, dịch vụ hậu mãi.v.v. Một dự án nghiên cứu có các mục tiêu và kết quả có khả năng chuyển giao với vận luật học phát triển sản phẩm được xác định rõ ràng sẽ đảm bảo đi đến kết luận cuối cùng, chủ yếu là sự thành công, hoặc thất bại tại các "đầu ra" sản phẩm khác nhau. Thực tế kinh doanh nào đối với các dự án nghiên cứu? Các nhà khoa học châu Âu đã rất thành công trong việc công bố các bài báo được trích dẫn rộng rãi. Tuy nhiên, người ta lại phải nhìn qua Đại Tây Dương để tìm những người dẫn đầu trong việc khai thác chúng. Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ nanô, với dự báo sẽ là lĩnh vực cạnh tranh thương mại với thành công của lĩnh vực công nghệ sinh học và vật liệu bán dẫn, nước Mỹ đã khởi sự 225 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở công nghệ mới này, trong khi ở châu Âu chỉ có 120 doanh nghiệp. Một báo cáo điều tra nghiên cứu của châu Âu tiến hành với 8200 nhà phụ trách kinh doanh cho thấy, 45% người Mỹ dám mạo hiểm khởi sự doanh nghiệp vừa và nhỏ so với chỉ
- có 27% người châu Âu. Rủi ro cũng gắn liền với thực tế là việc thu hút tài chính ở Mỹ dễ dàng hơn; từ giữa đến cuối thập niên 90, nước Mỹ đã chi trung bình 0,11% GDP để tài trợ vốn mạo hiểm cho các hãng công nghệ cao, so với ở Anh, con số này chỉ là 0,03%. Học tập Mỹ, hầu hết các trường đại học châu Âu hiện nay đều có một văn phòng chuyển giao công nghệ, nhằm hỗ trợ các doanh vụ mạo hiểm mới và nhiều trường đã tiếp cận được đến các quỹ "hạt giống" cho phép triển khai các cơ sở sản xuất thử sản phẩm. Yếu tố quan trọng để thành công là bảo hộ sở hữu trí tuệ bắt nguồn từ nghiên cứu, thường là ở dạng sáng chế hoặc đăng ký thiết kế. Hiện nay, nhiều trường đại học tài trợ cho các dự án phát triển từ các giao dịch cấp giấy phép và có những người được uỷ quyền về sáng chế, các luật sư và các nhà tư vấn tài chính ở ngay tại trường. Những yếu tố cần thiết để biến công trình nghiên cứu công nghệ cao thành dự án kinh doanh Hoàn toàn có thể biến một công trình nghiên cứu công nghệ cao thành dự án kinh doanh thành công. Để thực hiện điều này, nhà phụ trách kinh doanh cần có các đặc điểm và kỹ năng cơ bản sau: • Có sức mạnh như là một nhà lãnh đạo nhóm; • Đáng tin cậy; • Giao tiếp rất giỏi; • Hiểu sâu rộng về khoa học; • Kiên trì; • Quyết đoán;
- • Tự tin; • Chú ý đến các chi tiết; • Có mong muốn kiếm tiền. Nếu bạn còn có một sự nghi ngờ nào về việc liệu khởi sự hãng có phải là một giải pháp đúng đắn không, thì chiến lược thay thế tốt hơn sẽ là bán giấy phép công nghệ. Cứ trong 100 hãng công nghệ cao khởi sự, có khoảng gần 40 hãng thất bại trong vòng 3 năm, 60 hãng thất bại trong vòng 10 năm và chỉ có 4 hãng có thể đóng góp 50% vào tổng số của cải vật chất và chỗ làm việc. Khi bạn đã quyết định khởi sự hãng công nghệ cao mới, cần đề ra kế hoạch kinh doanh hợp lý, dài không quá 25 trang. Kế hoạch này sẽ là tư liệu hoạt động chỉ đạo sự phát triển của hãng. Các kế hoạch kinh doanh có khả năng được tài trợ nhất có các yếu tố chủ chốt sau: quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ, một đội ngũ cán bộ quản lý có uy tín và kinh nghiệm, đạt kết quả tốt trong ngành công nghiệp được chọn và có quan điểm rõ ràng về các kế hoạch phát triển của hãng. Đội ngũ cán bộ tốt là rất quan trọng để thành công. JD Albert, Nhà sáng lập ra Tập đoàn E Ink ở Massachussett coi đội ngũ cán bộ tốt quan trọng gấp 10 lần công nghệ. Khi bảo vệ kế hoạch kinh doanh, tri thức hiểu biết sâu sắc về khả năng cạnh tranh là rất cần thiết, nhất là dự báo hiện thực về thị phần của hãng. Một trong những hãng khởi sự thành công của nước Anh là Hãng Oxford Instruments, bắt nguồn từ Khoa Vật lý trường Đại học Oxford. Theo Cựu Chủ hãng Peter Williams, "về cơ bản, hãng đã có các sản phẩm hợp lý với giá hợp lý cho những người có nhu cầu vào đúng lúc cần".
- Một sự kết hợp có sức thuyết phục đối với bất kỳ nhà đầu tư nào là công nghệ đơn giản có nhiều vị thế kinh doanh độc đáo, ít rào cản để thâm nhập thị trường và thị phần đạt được dự kiến đạt mức tăng trưởng hằng năm là hai con số. Nếu đề xuất của bạn được tài trợ, bạn sẽ phải theo đuổi một kế hoạch kinh doanh có mục tiêu và trọng điểm. Vấn đề đòi hỏi ở nhà phụ trách kinh doanh mới là phải biết đánh giá đúng mức tài chính cần thiết và thời gian để chứng minh công nghệ. Đây cũng chính là sai lầm mà nhiều nhà kinh doanh mới hay vấp phải. Một cách thức tăng xác suất đáp ứng các mục tiêu kinh doanh là hãy thiết lập hãng phôi thai của bạn tại một khu ươm tạo, hoặc tại nhà máy ở cấp cuối cùng (Down- stream Factory), là nơi các cụm hãng của các nhà phụ trách kinh doanh có cùng tư duy có thể thu lợi từ nền kinh tế cùng quy mô. Ví dụ, các cụm doanh nghiệp khởi sự về công nghệ nanô được khuyến khích ở thành phố Grenoble của Pháp và ở West Midland của Anh. Tác dụng của cụm công nghệ là thu hút người tài và sự tài trợ của quốc tế. Khi một khu vực cam kết phát triển cụm công nghệ cao thì thường nhận được sự trợ giúp tài chính tiếp tục cho các mặt hàng cơ bản và các điều khoản cho vay ưu đãi, nhất là khi cụm công nghệ này tạo ra công ăn việc làm. Có rất nhiều trong số 100 hãng hàng đầu thế giới đã khởi đầu rất khiêm tốn với những dự án nghiên cứu khoa học khả thi để rồi thống trị lĩnh vực của họ như các hãng Intel, Microsoft, Cisco, Hewlett Packard,v.v.... Như đã nêu ở trên, đổi mới và sự năng động là những yếu tố để duy trì được khả năng cạnh tranh. Các nhà khoa học của các trường đại học ngày nay có sự hỗ trợ của mạng viễn thông để có thể thành công, cả về khía cạnh hàn lâm lẫn thương mại. Các nhà khoa học cần nghiên cứu kỹ các kết quả của mình, tận dụng các cơ hội và đến văn phòng
- chuyển giao công nghệ của trường. Đó có thể là cánh cửa mở ra sự nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực kinh doanh của họ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu marketing
10 p | 1025 | 322
-
ERP – Các bước triển khai dự án ERP
5 p | 806 | 314
-
Câu hỏi ôn tập marketing
2 p | 861 | 273
-
Bài giảng về môn phương pháp nghiên cứu khoa học
130 p | 668 | 192
-
Giáo trình môn quản trị học
22 p | 514 | 117
-
CHƯƠNG VII: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
9 p | 333 | 110
-
QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
13 p | 424 | 104
-
MARKETING MỚI CHO THỜI ĐẠI MỚ- IPHILIP KOTLER
76 p | 238 | 99
-
Chương 5 - Đạo đức trong nghiên cứu
8 p | 747 | 84
-
Đạo đức và hiệu quả kinh doanh
0 p | 95 | 32
-
NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY - Nguyên tác: Think on These Things by Jiddu Krishnamurti, D. Rajagopal
201 p | 106 | 22
-
Bài giảng Đạo đức kinh doanh - PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân
67 p | 74 | 18
-
Marketing cần nhất là chuẩn mực đạo đức
0 p | 101 | 17
-
Giáo trình nghiên cứu Marketing: Chương IX: Đánh giá kết quả nghiên cứu và tổ chức bộ phận marketing - Trường ĐH Đà Nẵng
10 p | 134 | 13
-
Chương trình giáo dục đại học ngành Quản trị Marketing – ĐH Đà Nẵng
9 p | 44 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Quản trị học 1
10 p | 20 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Quản trị bán hàng
11 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn