intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019 có đáp án - Trường THCS Bình Khánh Đông - Tây (Phần Văn bản)

Chia sẻ: Diệp Chi Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019 có đáp án (Phần Văn bản) được biên soạn bởi Trường THCS Bình Khánh Đông - Tây được chia sẻ dưới đây giúp các em có thêm tư liệu luyện tập và so sánh kết quả, cũng như tự đánh giá được năng lực bản thân, từ đó đề ra phương pháp học tập hiệu quả giúp các em tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019 có đáp án - Trường THCS Bình Khánh Đông - Tây (Phần Văn bản)

  1. Phòng GD&ĐT Mỏ Cày Nam Trường THCS Bình Khánh Đông-Tây Đề số 3 MA TRẬN ĐỀ 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 8 Phần Văn bản Ngày kiểm: 25/3/2019 I. Thiết lập ma trận CẤP ĐỘ NHẬN BIẾT THÔNGHIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG TỔNG THẤP CAO CHỦ ĐỀ TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Nhớ rừng Ý nghĩa văn bản. Số câu 1 1 Số điểm 0,25 0,25 Tỉ lệ 2,5% 2,5% 2. Ông đồ Nội dung văn bản Số câu 1 1 Số điểm 0,25 0,25 Tỉ lệ 2,5% 2,5% 3. Quê hương Nghệ Phân tích khổ thuật thơ cuối Số câu 1 1 1 2 1 Số điểm 0,25 0,25 3 0,5 3 Tỉ lệ 2,5% 2,5% 30% 5% 30 4. Khi con tu hú Nội dung - Số câu 1 1 - Số điểm 0,25 0,25 - Tỉ lệ 2,5% 2,5 5. Tức cảnh Pác Bó Nội dung - Số câu 1 1 - Số điểm 0,25 0,25 - Tỉ lệ 2,5% 2,5 6. Đi đường Ý nghĩa Viết đoạn văn liên hệ Số câu 1 1 1 1 Số điểm 0,25 2 0,25 2 Tỉ lệ 2,5% 20% 2,5 20 7. Chiếu dời đô Ý nghĩa
  2. Số câu 1 1 Số điểm 0,25 0,25 Tỉ lệ 2,5% 2,5 8. Hịch tướng sĩ Nghệ thuật Số câu 1 1 Số điểm 0,25 0,25 Tỉ lệ 2,5% 2,5% 9. Nước Đại Việt ta Tác dụng nghệ thuật Số câu 1 1 Số điểm 0,25 0,25 Tỉ lệ 2,5% 2,5% 10. Bàn luận về phép Ý nghĩa Viết đoạn văn học Số câu 1 1 1 1 Số điểm 0,25 2 0,25 2 Tỉ lệ 2,5% 20% 2,5 20 11. Bản án chế độ Nghệ thuật thực dân Pháp. Số câu 1 1 Số điểm 0,25 0,25 Tỉ lệ 2,5% 2,5% TỔNG SỐ CÂU 9 3 2 1 12 3 TỔNG SỐ ĐIỂM 2,25 0,75 5 2 3 7 TỈ LỆ 2,25% 0,75% 50% 20% 30,70 II. Đề kiểm tra
  3. Phòng GD&ĐT Mỏ Cày Nam Trường THCS Bình Khánh Đông-Tây ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 8 Phần Văn bản Ngày kiểm: 25/3/2019 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3đ) Câu 1: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, qua văn bản “Nhớ rừng”(Thế Lữ) tác giả bộc lộ điều gì ? A. Khát vọng hướng về cái đẹp tự nhiên của chốn núi rừng hoang sơ. B. Chán ghét cảnh tầm thường, giả dối do bàn tay con người tạo nên. C. Tình cảm yêu nước, niềm khao khát thoát khỏi kiếp đời nô lệ. D. Tiếc nuối những ngày tháng huy hoàng giữa đại ngàn hùng vĩ. Câu 2: Qua việc khắc họa hình ảnh ông đồ trong bài thơ “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), tác giả thể hiện thái độ gì ? A . Tiếc nuối những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai. B . Tiếc nuối chữ Nho, câu đối Tết không còn thịnh hành. C . Tiếc nuối một thời tươi đẹp đã bị quên lãng vào quá khứ. D . Tiếc nuối thời gian thanh bình của đất nước đã không còn nữa. Câu 3: Hai câu sau đây trong bài thơ “Quê hương”( Tế Hanh ) sử dụng nghệ thuật gì ? “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã. Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”. A . Nhân hóa, so sánh độc đáo. C . So sánh, từ ngữ ấn tượng mạnh. B . So sánh , miêu tả sáng tạo. D . Nhân hóa, từ ngữ ấn tượng mạnh. Câu 4: Tác dụng của nghệ thuật được dùng trong 2 câu thơ trên ? ( đã dẫn trong câu 3 ) A . Diễn tả niềm vui của người dân chày khi thuyền con thuyền đánh cá trở về. B . Diễn tả sức mạnh của của những tay chèo thuyền ra khơi đánh cá. C . Diễn tả quá trình hoạt động của con thuyền khi đánh cá ngoài khơi. D . Diễn tả khí thế dũng mảnh của con thuyền ra khơi, toát lên sức sống mạnh mẽ. Câu 5: Khổ thơ sau đây trong bài “Khi con tu hú” (Tố Hữu) diễn tả nội dung gì ? Ta nghe hè dậy bên lòng Ngột làm sao chết uất thôi Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu A . Thiết tha nhớ cảnh vật bên ngoài. C . Tâm trạng bực bội, niềm khao khát tự do. B . Muốn phá tung xiềng xích. D . Chán ghét cảnh giam cầm tù túng. Câu 6: Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” , em hiểu gì về Bác ?
  4. A . Yêu thiên nhiên tha thiết, lạc quan. C . Tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng thắng lợi. B . Vui đùa, hóm hỉnh trước khó khăn. D . Lạc quan, kiên trì vượt khó. Câu 7: Ý nghĩa triết lý của bài thơ “Đi đường” (Hồ Chí minh) là gì ? A . Con đường cách mạng nhiều thử thách chông gai nhưng chắc chắn sẽ có kết quả tốt đẹp. B . Vượt qua những chặng đường núi gian nan, sẽ lên đến đỉnh cao nhất. C . Người đi đường phải rèn ý chí kiên trì, vượt khó sẽ đến đích. D . Sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của con người bất chấp ngục tù. Câu 8: Bài “Chiếu dời đô” ( Lý Công Uẩn ) thể hiện khát vọng gì của dân tộc ta ? A. Muốn dời đô về Đại La, nơi có lợi thế tốt. B. Độc lập, thống nhất của một dân tộc có ý thức, có truyền thống tự cường. C. Muốn khẳng định sức mạnh sẽ đánh tan quân xâm lược. D. Muốn chứng tỏ sự lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Câu 9 : Nghệ thuật nổi bật của bài “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn) là gì ? A. Dẫn sử sách xưa, dùng lời lẽ thuyết phục. B. Lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, tình cảm mãnh liệt. C. Kết hợp lập luận giải thích và chứng minh. D. Lời văn súc tích, khơi gợi được lòng yêu nước. Câu 10: Trong bài “Nước Đại Việt ta”(Nguyễn Trãi) , việc tác giả so sánh với các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm tác dụng gì ? A . Khẳng định sức mạnh nhân nghĩa. C . Khẳng định chủ quyền lãnh thổ. B . Khẳng định truyền thống lịch sử. D . Khẳng định vị thế đáng tự hào của dân tộc. Câu 11: Trong bài “Bàn luận về phép học” (Nguyễn Thiếp), qua việc đối lập hai quan niệm về việc học, tác giả muốn nói lên điều gì ? A . Đề cao việc học không cầu danh lợi. C. Đề cao việc học vì sự thịnh trị của đất nước B . Đề cao việc học phải có phương pháp. D. Đề cao việc học chân chính. Câu 12: Nét độc đáo về nghệ thuật của bài “Bản án chế độ thực dân Pháp” (Nguyễn Ai Quốc) là gì ? A. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động. B. Ngòi bút trào phúng sắc sảo C. Giọng điệu mỉa mai D. Giải thích kết hợp với chứng minh.
  5. PHẦN II : TỰ LUẬN (7đ) Câu 1: Hãy trình bày ý nghĩa của văn bản “Thuế máu”- Nguyễn Ái Quốc.(2đ) Câu 2: Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền mà Nguyễn Trãi đã nêu ra trong văn bản “Nước Đại Việt ta” là gì ? (2đ) Câu 3: Hãy phân tích khổ thơ cuối bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh .(3đ) “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !”
  6. IV. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA PHẦN I : TRẮC NGHIỆM CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ÝĐÚNG C A C D C D A B B D C C PHẦN II : TỰ LUẬN Câu 1: Văn bản có ý nghĩa như một “bản án” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh. Câu 2: Có 4 ý, mỗi ý 0,25 đ - Có nền văn hiến lâu đời. - Có cương vực lãnh thổ riêng, chủ quyền riêng. - Có phong tục tập quán riêng, lịch sử riêng, ch́ độ riêng => Đây là quan điểm tiến bộ về chủ quyền đất nước, bao gồm không chỉ cương vực địa phận mà c ̣n cả về đặc điểm văn hóa, lịch sử, truyền thống, con người… Câu 3: - Nghệ thuật : điệp từ, từ ngữ biểu cảm, liệt kê (1,25đ ) - Nội dung : Nỗi nhớ quê hương làng biển tha thiết. (1,25) - Diễn đạt : 0,5 đ *Tổ chức các hoạt động - Ổn định, kiểm tra sĩ số (1’) - Phát đề, quan sát học sinh làm bài (40’) - Thu bài, nhận xét sơ bộ (2’) - Hướng dẫn chuẩn bị (2’) - Xem lại bài, điều chỉnh kiến thức. - Chuẩn bị tiết học sau: “Lựa chọn trật tự từ trong câu” + Đọc bài mới, trả lời các câu hỏi + Tập làm các bài tập
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2