Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THCS Bình Khánh Đông - Tây
lượt xem 2
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THCS Bình Khánh Đông - Tây” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THCS Bình Khánh Đông - Tây
- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HKII LÝ 7 (tiết ppct tiết 26) NĂM HỌC 2019– 2020 Bước 1 : Xác định mục tiêu kiểm tra: A. Phạm vi kiểm tra: Bài 17 đến Bài 23 chương III Điện họcs PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM TRƯỜNG THCS BÌNH KHÁNH ĐÔNG -TÂY 1. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình Tổng TS Số tiết quy đổi Số câu Điểm số Nội dung số tiết lý BH VD BH VD BH VD tiết thuyết 1. Hiện tượng nhiễm điện 2 2 1,4 0,6 5 3 1,25 0,75 2. Dòngđiện- Nguồn điện; Chất dẫn điện và chất cách điện- Dòng 3 3 2,1 0,9 7 3 1,75 0,75 điện trong kim loại; Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện. 5.Các tác dụng của dòng điện 1 1 0,7 0,3 3 3 0,75 0,75 TỔNG 6 6 4,2 1,8 15 9 3,75 2,25 Bước 2 : Xác định hình thức : Kết hợp TNKQ và TL (60% Trắc nghiệm, 40% Tự luận) Bước 3 : Lập ma trận
- PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY NAM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THCS BÌNH KHÁNH ĐÔNG -TÂY Môn: Vật lí 7 Ngày kiểm tra: 02/6/ 2020 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tên Chủ đề (Mức độ 1) (Mức độ 2) (Mức độ 3) (Mức độ 4) 1. Hiện tượng 1. Mô tả được một 1. Nêu được 1. Giải thích nhiễm điện vài hiện tượng dấu hiệu về tác được một số hiện chứng tỏ vật bị dụng lực chứng tỏ tượng thực tế nhiễm điện do cọ có hai loại điện liên quan tới sự xát. tích và nêu được nhiễm điện do cọ 2 Nêu được hai đó là hai loại điện xát. biểu hiện của các tích gì. vật đã nhiễm điện 2. Nêu được là hút các vật khác sơ lược về cấu hoặc làm sáng bút tạo nguyên tử: thử điện. hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện. 2 câu 3 câu 3câu Số câu Số câu (điểm) 5 câu (1,25đ) 3 câu (0,75đ) Tỉ lệ % 2. Dòngđiện. 1.Nêu được dòng 1. Mô tả được thí Chỉ ra được tác Nguồn điện điện là dòng các nghiệm dùng pin dụng của dòng Vật liệu dẫn điện tích dịch hay acquy tạo ra điện trong ví dụ điện và vật chuyển có hướng. dòng điện và cụ thể. liệu cách 2. Nêu được tác nhận biết dòng điện. Dòng dụng chung của điện thông qua điện trong kim các nguồn điện là các biểu hiện cụ loại; Sơ đồ tạo ra dòng điện thể như đèn bút mạch điện. và kể được tên thử điện sáng, Chiều dòng các nguồn điện đèn pin sáng, quạt điện. thông dụng là pin quay,... và acquy. 2.Nêu được dòng 3. Nhận biết được điện là dòng các cực dương và cực điện tích dịch âm của các nguồn chuyển có hướng. điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện. 4.Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là
- vật liệu không cho dòng điện đi qua. 5. Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. 6.Nêu được quy ước về chiều dòng điện. Số câu 5 câu 2 câu 3 câu Số câu (điểm) 7câu (1,75) 3 câu (0,75đ) Tỉ lệ % 5. Các tác -Kể tên các tác 1. Nêu được biểu hiện -Nêu được ví dụ dụng của dòng dụng nhiệt, của từng tác dụng của cụ thể về mỗi tác điện quang, từ, hoá, dòng điện. dụng của dòng sinh lí của dòng điện. điện Số câu 2 câu 2 câu 2 câu Số câu (điểm) 4 câu (1,0 đ) 2 câu (0,5đ) Tỉ lệ % Tổng Số câu 16(4,0 đ) 8(2,0 đ) (điểm) 40% 20% Tỉ lệ %
- PHÒNG GD&ĐT TẠO MỎ CÀY NAM Kiểm tra 1 tiết- Năm hoc: 2019-2020 TRƯỜNG THCS BÌNH KHÁNH ĐÔNG -TÂY Môn : Vật lý 7 ---------------------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Mã đề KT: 34 I - PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Chọn câu trả lời và ghi lại đáp án (A;B;C;D) mà em cho là đúng: (6 điểm) Câu 1: Hai quả cầu nhẹ A và B treo gần nhau. Quả cầu A nhiễm điện âm. Hai quả cầu hút nhau khi: A. quả cầu B nhiễm điện dương. B. quả cầu B nhiễm điện dương hoặc không nhiễm điện. C. quả cầu B nhiễm điện âm hoặc không nhiễm điện. D. quả cầu B nhiễm điện âm. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện? A. Dòng điện là dòng của các điện tích dịch chuyển theo mọi hướng. B. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển. C. Dòng điện là dòng của các điện tích dịch chuyển có hướng. D. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích. Câu 3: Trong các cách làm sau đây, cách nào làm cho thước nhựa nhiễm điện: A. tì sát và vuốt mạnh thước nhựa nhiều lần trên miếng vải khô. B. áp sát thước nhựa một lúc lâu vào cực dương của pin. C. phơi thước nhựa ngoài trời nắng trong 3 phút. D. nhúng thước nhựa vào nước ấm rồi lấy ra thấm khô nhẹ nhàng. Câu 4: Trong các vật liệu dưới đây, vật cách điện là: A. một đoạn ruột bút chì. B. một đoạn dây nhựa. C. một đoạn dây nhôm. D. một đoạn dây thép. Câu 5: Kết luận nào sau đây là đúng? A. Vật nhiễm điện không đẩy, không hút vật khác. B. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. C. Vật nhiễm điện là vật có khả năng đẩy các vật khác. D. Vật nhiễm điện vừa hút, vừa đẩy các vật khác. Câu 6: Muốn có dòng điện chạy qua một bóng đèn ta phải làm như sau: A. nối hai đầu bóng đèn với hai cực của nguồn điện. B. nối hai đầu bóng đèn với cực dương của nguồn điện. C. nối một đầu bóng đèn với cực âm của nguồn điện. D. nối một đầu bóng đèn với cực dương của nguồn điện. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin? A. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại. B. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào. C. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin. D. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin. Câu 8: Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ? A. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua. B. Mảnh nilon được cọ xát mạnh. C. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn. D. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin. Câu 9: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường? A. Công tắc. B. Máy bơm nước. C. Đèn báo của tivi. D. Dây dẫn điện của gia đình. Câu 10: Trong các chất sau đây, chất nào là dẫn điện tốt nhất?
- A. Than chì. B. Nước muối. C. Đồng. D. Thanh nhôm. Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Nguồn điện là thiết bị cung cấp dòng điện cho các vật dùng điện hoạt động. B. Vật nào nhiễm điện vật ấy là nguồn điện. C. Hai cực của pin hay acquy là cực âm và cực dương. D. Mỗi nguồn điện có hai cực. Câu 12: Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì có thể làm cho các cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng gì của dòng điện? A. Tác dụng hóa học. B. Tác dụng từ. C. Tác dụng sinh lí. D. Tác dụng nhiệt. Câu 13: Khi cọ xát một thanh nhựa vào giấy, thanh nhựa dễ dàng nhiễm điện hơn khi A. các vật cọ xát và thời tiết đều khô ráo. B. các vật cọ xát thì khô ráo còn thời tiết thì ẩm ướt. C. các vật cọ xát và thời tiết đều ẩm ướt. D. các vật cọ xát thì ẩm ướt còn thời tiết thì khô ráo. Câu 14: Vật nào dưới đây có dấu hiệu bị nhiễm điện? A. Mặt đất bị cọ xát hút hòn đá. B. Thanh thủy tinh bị cọ xát hút vụn giấy. C. Nam châm bị cọ xát hút vụn sắt. D. Thanh sắt bị cọ xát hút nam châm. Câu 15: Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như: A. Bàn là, bếp điện. B. Điện thoại, quạt điện. C. Mô tơ điện, máy bơm nước. D. Máy hút bụi, nam châm điện. Câu 16: Dòng điện trong kim loại là: A. dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện. B. dòng chuyển dời của các hạt mang điện. C. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do. D. dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do. Câu 17: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện ? A. Bàn là điện. B. Ấm điện đang đun nước. C. Máy sấy tóc. D. Đèn LED Câu 18: Chiều dòng điện chạy trong mạch điện là A. chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện. B. không theo một quy luật nào cả. C. chiều từ cực âm tới cực dương rồi lại từ cực dương tới cực âm của nguồn điện. D. chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. Câu 19: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua? A. Một thanh nhựa (êbônit) cọ sát vào len. B. Một chiếc máy cưa đang chạy. C. Máy tính bỏ túi đang hoạt động. D. Một bóng đèn điện đang sáng. Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật dẫn điện? A. Vật dẫn điện là vật có các hạt mang điện bên trong. B. Vật dẫn điện là vật có thể cho dòng điện chạy qua. C. vật dẫn điện có khả năng nhiễm điện. D. Vật dẫn điện là vật có khối lượng riêng lớn. Câu 21: Sơ đồ của mạch điện là gì? A. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng những kí hiệu của các bộ phận mạch điện. C. Là ảnh chụp mạch điện thật. D. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó. Câu 22: Trường hợp nào sau đây là ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện? A. Đèn điện đang sáng. B. Đun nước bằng điện. C. Hàn điện. D. Mạ đồng.
- Câu 23: Cọ xát hai thước nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đưa hai thước nhựa này lại gần nhau thì xảy ra hiện tượng A. hút lẫn nhau. B. có khi hút, có khi đẩy. C. không hút và cũng không đẩy nhau. D. đẩy lẫn nhau. Câu 24: Người ta quy ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các A. điện tích dương. B. các êlectrôn tự do. C. các êlectrôn. D. điện tích âm.
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM Kiểm tra 1 tiết- Năm hoc: 2019-2020 TRƯỜNG THCS BÌNH KHÁNH ĐÔNG -TÂY Môn: Vật lí 7 ---------------------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Mã đề KT: 184 I - PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Chọn câu trả lời và ghi lại đáp án (A;B;C;D) mà em cho là đúng: (6 điểm) Câu 1: Muốn có dòng điện chạy qua một bóng đèn ta phải làm như sau: A. nối một đầu bóng đèn với cực dương của nguồn điện. B. nối hai đầu bóng đèn với hai cực của nguồn điện. C. nối một đầu bóng đèn với cực âm của nguồn điện. D. nối hai đầu bóng đèn với cực dương của nguồn điện. Câu 2: Chiều dòng điện chạy trong mạch điện là A. chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện. B. không theo một quy luật nào cả. C. chiều từ cực âm tới cực dương rồi lại từ cực dương tới cực âm của nguồn điện. D. chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. Câu 3: Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì có thể làm cho các cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng gì của dòng điện? A. Tác dụng từ. B. Tác dụng sinh lí. C. Tác dụng nhiệt. D. Tác dụng hóa học. Câu 4: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua? A. Một thanh nhựa (êbônit) cọ sát vào len. B. Một chiếc máy cưa đang chạy. C. Máy tính bỏ túi đang hoạt động. D. Một bóng đèn điện đang sáng. Câu 5: Kết luận nào sau đây là đúng? A. Vật nhiễm điện vừa hút, vừa đẩy các vật khác. B. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. C. Vật nhiễm điện là vật có khả năng đẩy các vật khác. D. Vật nhiễm điện không đẩy, không hút vật khác. Câu 6: Khi cọ xát một thanh nhựa vào giấy, thanh nhựa dễ dàng nhiễm điện hơn khi A. các vật cọ xát và thời tiết đều khô ráo. B. các vật cọ xát và thời tiết đều ẩm ướt. C. các vật cọ xát thì ẩm ướt còn thời tiết thì khô ráo. D. các vật cọ xát thì khô ráo còn thời tiết thì ẩm ướt. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật dẫn điện? A. Vật dẫn điện là vật có các hạt mang điện bên trong. B. Vật dẫn điện là vật có thể cho dòng điện chạy qua. C. Vật dẫn điện có khả năng nhiễm điện. D. Vật dẫn điện là vật có khối lượng riêng lớn. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện? A. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích. B. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển. C. Dòng điện là dòng của các điện tích dịch chuyển theo mọi hướng. D. Dòng điện là dòng của các điện tích dịch chuyển có hướng. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin? A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin. B. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại. C. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin. D. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào. Câu 10: Dòng điện trong kim loại là: A. dòng chuyển dời của các hạt mang điện. B. dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do.
- C. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do. D. dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện. Câu 11: Hai quả cầu nhẹ A và B treo gần nhau. Quả cầu A nhiễm điện âm. Hai quả cầu hút nhau khi: A. quả cầu B nhiễm điện âm hoặc không nhiễm điện. B. quả cầu B nhiễm điện dương. C. quả cầu B nhiễm điện âm. D. quả cầu B nhiễm điện dương hoặc không nhiễm điện. Câu 12: Sơ đồ của mạch điện là gì? A. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng những kí hiệu của các bộ phận mạch điện. C. Là ảnh chụp mạch điện thật. D. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó. Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Vật nào nhiễm điện vật ấy là nguồn điện. B. Mỗi nguồn điện có hai cực. C. Hai cực của pin hay acquy là cực âm và cực dương. D. Nguồn điện là thiết bị cung cấp dòng điện cho các vật dùng điện hoạt động. Câu 14: Trong các cách làm sau đây, cách nào làm cho thước nhựa nhiễm điện: A. tì sát và vuốt mạnh thước nhựa nhiều lần trên miếng vải khô. B. áp sát thước nhựa một lúc lâu vào cực dương của pin. C. phơi thước nhựa ngoài trời nắng trong 3 phút. D. nhúng thước nhựa vào nước ấm rồi lấy ra thấm khô nhẹ nhàng. Câu 15: Trong các chất sau đây, chất nào là dẫn điện tốt nhất? A. Nước muối. B. Đồng. C. Than chì. D. Thanh nhôm. Câu 16: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường? A. Máy bơm nước. B. Đèn báo của tivi. C. Dây dẫn điện của gia đình. D. Công tắc. Câu 17: Trường hợp nào sau đây là ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện? A. Đèn điện đang sáng. B. Hàn điện. C. Mạ đồng. D. Đun nước bằng điện. Câu 18: Cọ xát hai thước nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đưa hai thước nhựa này lại gần nhau thì xảy ra hiện tượng: A. đẩy lẫn nhau. B. hút lẫn nhau. C. không hút và cũng không đẩy nhau. D. có khi hút, có khi đẩy. Câu 19: Trong các vật liệu dưới đây, vật cách điện là: A. một đoạn dây nhôm. B. một đoạn ruột bút chì. C. một đoạn dây nhựa. D. một đoạn dây thép. Câu 20: Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như: A. Mô tơ điện, máy bơm nước. B. Bàn là, bếp điện. C. Máy hút bụi, nam châm điện. D. Điện thoại, quạt điện. Câu 21: Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ? A. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin. B. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua. C. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn. D. Mảnh nilon được cọ xát mạnh. Câu 22: Vật nào dưới đây có dấu hiệu bị nhiễm điện? A. Thanh sắt bị cọ xát hút nam châm. B. Thanh thủy tinh bị cọ xát hút vụn giấy. C. Mặt đất bị cọ xát hút hòn đá. D. Nam châm bị cọ xát hút vụn sắt. Câu 23: Người ta quy ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các A. điện tích âm. B. các êlectrôn tự do. C. các êlectrôn. D. điện tích dương. Câu 24: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện ? A. Đèn LED. B. Máy sấy tóc.
- C. Bàn là điện. D. Ấm điện đang đun nước. II- PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm) Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau: Câu 1. Hãy giải thích tại sao kìm sửa điện phải có cán bọc bằng cao su hay nhựa? (1 đ) Câu 2. Có mấy loại điện tích là những loại nào? Các điện tích tương tác với nhau như thế nào? (1đ) Câu 3. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: nguồn điện (1pin), 1bóng đèn, 1công tắc đóng và dây dẫn. Vẽ chiều dòng điện chạy trong mạch điện trên. (1 đ) Câu 4. Nêu biểu hiện của tác dụng sinh lí của dòng điện và ứng dụng của tác dụng này. (1 đ) -----------HẾT ---------
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM Kiểm tra 1 tiết- Năm hoc: 2019-2020 TRƯỜNG THCS BÌNH KHÁNH ĐÔNG -TÂY Môn VẬT LÝ ************** Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) I. PHẦN ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM 184 34 1 B A 2 D C 3 B A 4 A B 5 B B 6 A A 7 B C 8 D A 9 A C 10 C C 11 B B 12 B C 13 A A 14 A B 15 B A 16 B C 17 C D 18 A D 19 C A 20 B B 21 B B 22 B D 23 D D 24 A A
- II. TỰ LUẬN: ( 4 đ) Câu Sơ lược cách giải Điểm 25 Cao su và nhựa là chất cách điện, kìm sửa điện phải có cán bọc bằng 1 điểm cao su hay nhựa để đảm bảo khi sửa điện, dòng điện không truyền sang 1,0 người, an toàn cho người - Nêu đúng có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm 0,5 26 - Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, - Các điện tích khác loại thì hút nhau. 0,5 - Vẽ đúng sơ đồ mạch điện K 0,75 + - 27 - Vẽ đúng chiều dòng điện trên hình vẽ. Đ 0,25 - Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm các cơ của người bị co giật, có 0,5 thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Chứng tỏ, dòng 28 điện có tác dụng sinh lí. Ứng dụng dòng điện thích hợp để chữa bệnh như châm cứu dùng điện 0,5 (HS vẽ hình cách khác đúng vẫn tính điểm tối đa).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT DTNT Quỳ Hợp
2 p | 40 | 3
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Tin học lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
8 p | 99 | 3
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Hình học lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa
3 p | 40 | 3
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Hình học lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Số 1 Bảo Yên
5 p | 58 | 3
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Hình học lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hùng Vương
2 p | 44 | 3
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Hình học lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Châu Văn Liêm
3 p | 56 | 3
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Quế Sơn
2 p | 47 | 3
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Phòng
4 p | 44 | 3
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Ngô Thì Nhậm
7 p | 67 | 3
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lê Hồng Phong
7 p | 67 | 3
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Tin học lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Tử Đà
3 p | 58 | 2
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2019-2020
29 p | 61 | 2
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Hình học lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Trần Quang Khải
4 p | 47 | 2
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Hình học lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Trần Phú
3 p | 57 | 2
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Hình học lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THCS&THPT Đông Du
6 p | 51 | 2
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Hình học lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ
4 p | 45 | 2
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Hình học lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Tô Hiệu
2 p | 53 | 2
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Ea Hleo
5 p | 50 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn