MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 4 (2014-2015)<br />
Môn : HÓA HỌC 11 – CHUẨN<br />
A. Mục tiêu về kiến thức và kĩ năng<br />
I. Kiến thức<br />
- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của benzen và đồng đẳng, ancol, phenol.<br />
Tính chất vật lí, tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng, stiren, ancol, phenol.<br />
Ứng dụng và điều chế benzen và đồng đẳng, stiren, ancol, phenol.<br />
II. Kỹ năng<br />
Giải được bài tập:<br />
Viết được công thức cấu tạo của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng, các đồng phân<br />
ancol..<br />
Vận dụng quy tắc thế vào vòng benzen để dự đoán sản phẩm phản ứng.<br />
Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm về khối lượng của<br />
chất trong hỗn hợp, Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng trùng hợp.<br />
Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C 5C).<br />
Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học.<br />
Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol.<br />
Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol.<br />
Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.<br />
B. Ma trận đề<br />
Mức độ<br />
Vận<br />
Tổng<br />
Biết<br />
Hiểu<br />
Nội dung<br />
dụng<br />
cộng<br />
8<br />
Benzen và đồng Số câu<br />
3<br />
3<br />
2<br />
3,2<br />
đẳng<br />
1,2<br />
1,2<br />
0,8<br />
Số điểm<br />
Một số<br />
Số câu<br />
1<br />
1<br />
1<br />
3<br />
hiđrocacbon<br />
Số điểm<br />
thơm khác<br />
0,4<br />
0,4<br />
0,4<br />
1,2<br />
Số câu<br />
10<br />
4<br />
3<br />
3<br />
Ancol<br />
4,0<br />
1,6<br />
1,2<br />
1,2<br />
Số điểm<br />
Số câu<br />
4<br />
1<br />
2<br />
1<br />
Phenol<br />
1,6<br />
0,4<br />
0,8<br />
0,4<br />
Số điểm<br />
25<br />
9<br />
9<br />
7<br />
Số câu<br />
Tổng cộng<br />
Số điểm<br />
10,0<br />
3,6<br />
3,6<br />
2,8<br />
<br />
NỘI DUNG ĐỀ<br />
(Đề kiểm tra có 02 trang)<br />
Cho KLNT: O = 16, C = 12, Br = 80, H = 1, Na = 23<br />
Câu 1: Cho các chất (1) benzen ; (2) toluen; (3) xiclohexan; (4) hex-5-trien; (5) stiren; (6) cumen. Dãy<br />
gồm các hiđrocacbon thơm là:<br />
A. (1); (2); (3); (4).<br />
B. (1); (2); (3); (5) .<br />
C. (1); (2); (5); (6).<br />
D. (1); (5); (6); (4).<br />
Câu 2: Nhóm các chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch brom?<br />
A. Benzen, stiren, propin, buta-1,3-đien.<br />
B. Toluen, stiren, axetilen, etilen.<br />
C. Stiren, axetilen, isopren, SO2, H2S.<br />
D. Etylbenzen, stiren, SO2, axetilen, etilen.<br />
Câu 3: Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu công thức cấu tạo có chứa vòng benzen?<br />
A. 5.<br />
B. 4.<br />
C. 3.<br />
D. 2.<br />
Câu 4: 10,4 gam stiren đã bị trùng hợp một phần tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,08 mol brom. %<br />
lượng stiren chưa bị trùng hợp là : ( C=12; H=1)<br />
A. 50%<br />
B. 75%<br />
C. 25%<br />
D. 80%<br />
Câu 5: Hiđrat hoá 2,8 g anken X thu được 4,6 g ancol Y. Y là:<br />
A. ancol propylic<br />
B. ancol metylic<br />
C. ancol butylic<br />
D. ancol etylic<br />
Câu 6: Tính chất nào không phải của benzen<br />
A. Tác dụng với Br2 (to, Fe).<br />
B. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4(đ).<br />
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4.<br />
D. Tác dụng với Cl2 (as).<br />
Câu 7: Phản ứng thế clo vào benzen cần có:<br />
A. ánh sáng, xúc tác Ni hoặc Pt<br />
B. xúc tác Fe , t0<br />
C. ánh sáng<br />
D. xúc tác Ni hoặc Pt<br />
Câu 8: Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết: etanol, phenol, benzen, glixerol, stiren<br />
A. Dung dịch AgNO3, quỳ tím<br />
B. KMnO4, nước brom, K<br />
C. NaOH, quỳ tím ,Na<br />
D. Nước brom, Cu(OH)2, Na<br />
Câu 9: Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng kế tiếp thuộc dãy của benzen A, B thu được H2O và 30,36<br />
gam CO2. Công thức phân tử của A và B lần lượt là:<br />
A. C6H6; C7H8.<br />
B. C8H10; C9H12.<br />
C. C7H8; C9H12.<br />
D. C9H12; C10H14.<br />
Câu 10: Từ 400 gam bezen có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam phenol. Cho biết hiệu suất toàn bộ<br />
quá trình đạt 78%.<br />
A. 376 gam.<br />
B. 312 gam.<br />
C. 618 gam.<br />
D. 320 gam.<br />
Câu 11: Nếu cho 4,7g phenol tác dụng với nước brom dư thì thu được khối lượng chất kết tủa là :<br />
A. 16,55g<br />
B. 8,65<br />
C. 16,50g<br />
D. 8,50g<br />
Câu 12: Cho ancol có công thức cấu tạo (CH3)3CCH(OH)CH3, tên gọi theo danh pháp thay thế là:<br />
A. 3,3-đimetylbutan-3-ol<br />
B. 2,2-đimetylbutan-2-ol<br />
C. 2,2-đimetylbutan-3-ol<br />
D. 3,3-đimetylbutan-2-ol<br />
Câu 13: Đốt cháy một hỗn hợp C6H6, C8H8, C4H4 thu được 13,44 lít CO2 (đkc) và 5,4g H2O thì thể tích<br />
O2 (đkc) đã tham gia phản ứng là: ( C=12; H=1; O=16)<br />
A. 24,00 lít<br />
B. 18,60 lít<br />
C. 16,08 lít<br />
D. 16,80 lít<br />
Câu 14: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):<br />
(a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.<br />
(b) Phenol có tính axít nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.<br />
(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.<br />
(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.<br />
(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.<br />
Số phát biểu sai là:<br />
A. 1.<br />
B. 2.<br />
C. 3.<br />
D. 4<br />
Câu 15: Số đồng phân ancol bậc 2 có CTPT C4H10O là<br />
A. 1<br />
B. 3<br />
C. 2<br />
D. 0<br />
Câu 16: Cho các chất sau C2 H6, C6H5OH, C2 H5OH. Thứ tự sắp xếp các chất theo chiều tăng dần của<br />
nhiệt độ sôi là:<br />
A. C2H6,C6H5OH, C2H5OH.<br />
B. C2H6, C2H5OH,C6 H5OH.<br />
C. C2H6,C6H5OH, C2H5OH<br />
D. C2H6, C2H5OH, C6H5OH.<br />
Câu 17: Cho 14,0 g hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng với natri dư, thu được 2,24 lít khí thoát ra<br />
(đktc). % khối lượng của etanol trong hỗn hợp là:<br />
<br />
A. 67,14%<br />
B. 32,86%<br />
C. 16,43%<br />
D. 63,57%<br />
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X đơn chức thấy có 1,32 g CO2 và 0,72 g H2O. X có CTPT<br />
là<br />
A. C3H8O2.<br />
B. C2H6O.<br />
C. C3H8O.<br />
D. C3H6O.<br />
Câu 19: Điều chế benzen bằng cách trùng hợp hoàn toàn 5,6 lít C2H2 (đktc) thì lượng benzen thu được là<br />
bao nhiêu nếu hiệu suất phản ứng là 80%:<br />
A. 6,5 gam<br />
B. 15,2 gam<br />
C. 5,2 gam<br />
D. 15,6 gam<br />
Câu 20: Cho các chất có công thức cấu tạo :<br />
OH<br />
<br />
CH3<br />
OH<br />
CH2<br />
<br />
OH<br />
<br />
(1)<br />
(2)<br />
(3)<br />
Chất nào không thuộc loại phenol?<br />
A. (1) và (3).<br />
B. (1) và (2).<br />
C. (1).<br />
D. (2).<br />
Câu 21: Điêu kiện của phản ứng tách nước : CH3-CH2-OH CH2 = CH2 + H2O là :<br />
<br />
A. H2SO4 đặc, 100oC B. H2SO4 đặc, 120 oC<br />
C. H2SO4 đặc, 140oC<br />
D. H2SO4 đặc, 170 oC<br />
Câu 22: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (A); HOCH2-CH2-CH2OH (B);<br />
HOCH2-CHOH-CH2OH (D); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (E); CH3-CHOH-CH2OH (X). Những chất tác<br />
dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là:<br />
A. A, B, E, X.<br />
B. D, E, X.<br />
C. A, D, X.<br />
D. A, B, D, X.<br />
Câu 23: Thực hiện phản ứng trùng hợp vinylbenzen thu được polime có tên gọi là<br />
A. Polipropilen.<br />
B. Polietilen.<br />
C. Polistiren.<br />
D. Polivinylclorua.<br />
Câu 24: Trong ancol X, oxi chiếm 26,667% về khối lượng. Đun nóng X với H2SO4 đặc thu được anken<br />
Y. Phân tử khối của Y là :<br />
A. 56.<br />
B. 70.<br />
C. 28.<br />
D. 42.<br />
Câu 25: Cho 7,8 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6<br />
gam Na, thu được 12,25 gam chất rắn. Hai ancol đó là:<br />
A. C3H5OH và C4H7OH.<br />
B. C2H5OH và C3 H7OH.<br />
C. C3H7OH và C4 H9OH.<br />
D. CH3OH và C2 H5OH.<br />
<br />