SỞ GD-ĐT NINH THUẬN<br />
TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 (2015 - 2016)<br />
Môn: Lịch Sử<br />
Lớp: 11<br />
C.Trình chuẩn<br />
Thời gian làm bài: 45 phút<br />
(Không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Tiết 29<br />
I.MỤC ĐÍCH<br />
- Nhằm kiểm tra những kiến thức học sinh đã học từ chương III đến chương IV phần<br />
lịch sử Thế giới hiện đại (1917 - 1945) và chương I phần lịch sử Việt Nam (1858 - 1918).<br />
- Kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh so với mục tiêu của chương trình đề<br />
ra .<br />
- Đánh giá, điều chỉnh quá trình giảng dạy của giáo viên.<br />
1-Về kiến thức : Học sinh nắm được<br />
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).<br />
- Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược như thế nào từ năm 1858 đến<br />
trước năm 1873.<br />
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từ 1873 – 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng.<br />
2-Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng<br />
vận dụng kiến thức để phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện.<br />
3-Về thái độ:<br />
- Giáo dục ý thức độc lập suy nghĩ, tự giác làm bài không dựa dẫm vào người khác.<br />
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA<br />
Hình thức : Tự luận<br />
III. LẬP BẢNG MÔ TẢ<br />
Chủ đề<br />
<br />
Nhận biết<br />
<br />
Thông hiểu<br />
<br />
Vận dụng<br />
<br />
Chủ đề 1:<br />
Chiến<br />
tranh<br />
Thế giới thứ<br />
hai (1939 1945)<br />
Chủ đề 2:<br />
Việt Nam từ<br />
năm 1858 đến<br />
cuối thế kỷ<br />
XIX.<br />
<br />
Trình bày những<br />
diễn biến chính của<br />
mặt trận Châu Âu và<br />
mặt trận Thái Bình<br />
Dương.<br />
Trình bày được các<br />
sự kiện chủ yếu<br />
trong giai đoạn 1858<br />
– cuối thế kỷ XIX.<br />
<br />
Phân tích nguyên<br />
nhân và hậu quả của<br />
chiến tranh thế giới<br />
thứ hai (1939 1945)<br />
Giải thích được<br />
hoàn cảnh ký các<br />
Hiệp ước để khẳng<br />
định truyền thống<br />
yêu nước của nhân<br />
dân ta và trách<br />
nhiệm<br />
của<br />
nhà<br />
Nguyễn.<br />
<br />
Phân tích và đánh<br />
giá hậu quả của<br />
Chiến tranh thế<br />
giới thứ hai.<br />
Trách nhiệm của<br />
Nhà Nguyễn trong<br />
việc để mất nước<br />
vào tay Pháp ở<br />
cuối thế kỉ XIX.<br />
<br />
Năng lực: so sánh, tổng hợp,nhận định, đánh giá đối chiếu các sự kiện lịch sử.<br />
IV. THIẾT LẬP MA TRẬN<br />
<br />
Chủ đề<br />
<br />
Nhận biết<br />
<br />
Thông hiểu<br />
<br />
Vận dụng<br />
<br />
Phân<br />
tích<br />
nguyên nhân và<br />
hậu quả của<br />
chiến tranh thế<br />
giới thứ hai<br />
(1939 - 1945)<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm: 3<br />
<br />
Chủ đề 1:<br />
Chiến<br />
tranh<br />
Thế giới thứ<br />
hai (1939 1945)<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm: 3<br />
Chủ đề 2:<br />
Việt Nam từ<br />
năm 1858 đến<br />
cuối thế kỷ<br />
XIX.<br />
<br />
Trình bày được<br />
các sự kiện chủ<br />
yếu trong giai<br />
đoạn 1858 – cuối<br />
thế kỷ XIX.<br />
<br />
Số câu: 2<br />
Số điểm: 7<br />
<br />
Số câu: 0,5<br />
Số điểm: 3,5<br />
<br />
Tổng số câu: 3 Số câu: 0,5<br />
Tổng số điểm: Số điểm: 3,5<br />
10<br />
<br />
Giải thích được<br />
hoàn cảnh ký<br />
các Hiệp ước để<br />
khẳng<br />
định<br />
truyền thống yêu<br />
nước của nhân<br />
dân ta và trách<br />
nhiệm của nhà<br />
Nguyễn.<br />
Số câu: 0,5<br />
Số điểm: 1<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm: 3<br />
Tỷ lệ: 30%<br />
Trách nhiệm<br />
của<br />
Nhà<br />
Nguyễn trong<br />
việc để mất<br />
nước vào tay<br />
Pháp ở cuối thế<br />
kỉ XIX.<br />
<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm: 2,5<br />
<br />
Số câu: 2<br />
Số điểm: 7<br />
Tỷ lệ: 70%<br />
Tổng số câu: 1,5 Tổng số câu: 1 Số câu: 3<br />
Tổng số điểm: 4 Tổng số điểm: Số điểm: 10<br />
2,5<br />
Tỷ lệ: 100%<br />
<br />
V – ĐỀ KIỂM TRA<br />
SỞ GD-ĐT NINH THUẬN<br />
TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 (2015 - 2016)<br />
Môn: Lịch Sử<br />
Lớp: 11 C.Trình chuẩn<br />
Thời gian làm bài: 45 phút<br />
(Không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Câu 1: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)? (3đ)<br />
Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng 1883. Hiệp ước<br />
Patơnốt 1884 có gì khác so với Hiệp ước Hác-măng 1883?(4,5đ)<br />
Câu 3: Chứng minh sự nhu nhược của triều đình Nhà Nguyễn trong việc để mất<br />
nước vào nửa cuối thế kỷ XIX? (2,5đ)<br />
V – ĐÁP ÁN<br />
<br />
Câu<br />
<br />
1<br />
<br />
Gợi ý đáp án<br />
Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?<br />
- Chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của CNPX: Đức,<br />
Italia và Nhật Bản.<br />
- Thắng lợi này thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường<br />
đấu tranh chống phát xít. Trong đó Anh, Mĩ, Liên Xô đóng vai trò trụ<br />
<br />
Điểm<br />
3,0 đ<br />
0,5 đ<br />
1,0 đ<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
cột trong vấn đề tiêu diệt CNPX.<br />
- Chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại… chiến<br />
tranh kết thúc mở ra thời kỳ mới trong lịch sử thế giới.<br />
Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng 1883. Hiệp<br />
ước Patơnốt 1884 có gì khác so với Hiệp ước Hác-măng 1883?<br />
- Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng 1883:<br />
+ Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp: Nam Kì là xứ thuộc<br />
địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận. Bắc Kì<br />
(gồm cả Thanh – Nghệ - Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn<br />
lại) giao cho triều đình quản lí.<br />
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở<br />
Trung Kì.<br />
+ Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả với<br />
Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.<br />
+ Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ<br />
quan chỉ huy của Pháp, thu hồi binh lính về kinh đô. Pháp được quyền<br />
đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí đội quân Cờ đen.<br />
+ Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong<br />
nước.<br />
- Hiệp ước Patơnốt 1884 khác so với Hiệp ước Hác-măng 1883<br />
là: vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh ở Bắc Kì, Bình Thuận ở Nam Kì được<br />
trả về cho Trung Kì.<br />
Chứng minh sự nhu nhược của triều đình Nhà Nguyễn trong<br />
việc để mất nước vào nửa cuối thế kỷ XIX?<br />
- Năm 1858 Pháp đánh chiếm Đà Nẵng nhưng không giành được<br />
thắng lợi Pháp chuyển hướng tấn công Gia Định và các tỉnh miền đông<br />
Nam Kì. Giữa lúc phong trào đấu tranh của nhân dân đang phát triển<br />
mạnh mẽ thì triều đình Nhà Nguyễn ký Hiệp ước Nhâm Tuất<br />
(5.6.1862) cắt ba tỉnh miền đông Nam Kì cho Pháp.<br />
- Năm 1873 Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, trong khi quân<br />
triều đình thất thủ thì nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong trận<br />
Cầu Giấy lần thứ nhất. Nhưng triều đình lại tiếp tục ký Hiệp ước Giáp<br />
Tuất (1874) thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, cùng một số<br />
điều khoản khác….<br />
- Sau khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và tấn công cửa biển<br />
Thuận An. Ngày 25.8.1883 triều đình Huế ký tiếp với Pháp Hiệp ước<br />
Hácmăng chấp nhận sự thống trị của Pháp ở Việt Nam.<br />
- Ngày 6.6.1884 triều đình Huế tiếp tục ký với Pháp Hiệp ước<br />
Patơnốt nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc các phần tử phong kiến<br />
đầu hàng.<br />
Qua các Hiệp ước trên đã cho thấy sự nhu nhược của triều đình<br />
Nhà Nguyễn trong việc để mất nước vào cuối thế kỷ XIX.<br />
Ghi chú: Tùy theo mức độ bài làm của học sinh mà cho điểm phù hợp.<br />
<br />
1,5 đ<br />
4,5 đ<br />
3,5 đ<br />
1,0 đ<br />
<br />
0,5 đ<br />
0,5 đ<br />
1,0 đ<br />
0,5 đ<br />
1,0 đ<br />
<br />
2,5 đ<br />
<br />
0,5 đ<br />
<br />
0,5 đ<br />
<br />
0,5 đ<br />
<br />
0,5 đ<br />
0,5 đ<br />
<br />