intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra 1 tiết môn Lý 6

Chia sẻ: Fscc Zxczxvczxdv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

145
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 6 để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Lý 6

  1. ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÝ 6 ĐỀ 2 Môn: Vật lý lớp 6. Thời gian : 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (3điểm) Chọn câu trả lời đúng và ghi kết quả vào bài làm. Câu 1. Khi đun nước chúng ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì: a. Tiết kiệm nước. b. Tiết kiệm chất đốt. c. Đổ đầy nước sẽ làm cho bếp bị đè nặng. d. Khi nước sôi nếu đổ đầy ấm thì nước sẽ bị tràn ra ngoài. Câu 2. Nhiệt độ của nước đá đang tan là: a. 00C. b. 370C. c. 1000C. d. -1000C. Câu 3. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều đến ít sau đây, cách nào đúng? a. Rượu, không khí, sắt. b. Không khí, sắt, rượu. c. Không khí, rượu, sắt. d. Sắt, không khí, rượu. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng? Nhiệt kế y tế được dùng để đo: a. Nhiệt độ sôi của hơi nước đang sôi. b. Nhiệt độ của nước đá đang tan. c. Nhiệt độ của cơ thể người. d. Nhiệt độ của sắt đang nóng chảy. Câu 5. Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào sau đây? a. Ngâm cốc ở dưới vào nước nóng, đồng thời đổ nước lạnh vào cốc ở trên. b. Ngâm cốc ở dưới vào nước lạnh, đồng thời đổ nước nóng vào cốc ở trên. c. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng. d. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh. Câu 6. Khi đun nóng một thỏi đồng thì: a. Khối lượng riêng của thỏi đồng không thay đổi.
  2. b. Thể tích của thỏi đồng tăng. c. Thể tích của thỏi đồng không thay đổi. d. Khối lượng của thỏi đồng tăng. II. TỰ LUẬN (7điểm) Bài 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: (1) (2) - Chất khí nở ra khi ..........và co lại khi ......... (3) - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt.......... (4) - Để đo nhiệt độ, người ta dùng......... Bài 2. Khi trời nắng to ta có nên bơm bánh xe đạp thật căng không? Tại sao? Bài 3. Khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì độ dài của dây đồng dài 2m tăng thêm là 0,034mm. Vậy dây đồng đó sẽ có chiều dài là bao nhiêu khi nhiệt độ tăng thêm 200C? HẾT
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2011– 2012 Môn: Vật lý lớp 6. Thời gian : 45 phút ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Chọn d a c c a b II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) Bài 1.(2 điểm) Mỗi từ đúng đạt 0,5 đ - (1) nóng lên, (2) lạnh đi - (3) giống nhau - (4) nhiệt kế Bài 2. (3 điểm) Khi trời nắng nhiệt độ tăng cao sẽ làm cho không khí trong bánh xe nở ra. Nếu ta bơm bánh xe quá căng thì sẽ bị nổ nốp xe. Bài 3. ( 2 điểm) Khi nhiệt độ tăng thêm 200C thì: - Chiều dài dây đồng sẽ tăng thêm là: 0,034 x 20 = 0,68(mm) = 0,00068 (m) - Chiều dài của dây đồng sẽ là: 2 + 0,00068 = 2,00068 (m)
  4. TRUỜNG THCSTT CÁT BÀ MÔN: Lý 6 – TIẾT 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm khách quan (3đ): * Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Khi một quả bóng đập vào một bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. C. Không làm biến dạng và không biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Câu 2: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng: A. Thể tích bình tràn. B. Thể tích bình chứa . C. Thể tích nước còn lại trong bình D. Thể tích nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa Câu 3: Khối lượng của một vật chỉ: A. Lượng chất chứa trong vật. B. Sức nặng của vật đó. C. Số kilôgam của vật đó . D. Chất tạo thành vật đó nặng hay nhẹ. Câu 4: Để đo chiều dài cuốn sách vật lí lớp 6, dùng thước nào sau đây là hợp lí nhất A. Thước dây có GHĐ 3m và ĐCNN 1cm. B. Thước thẳng có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm. C. Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm. D. Thước dây có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm. Câu 5 Dùng bình chia độ và bình tràn có thể đo được thể tích của vật rắn nào sau đây? A. Một viên phấn B. Một quả cân C. Một chiếc khăn tay D. Một hộp thuốc bằng giấy Câu 6 Một quyển sách đặt nằm yên trên mặt bàn, trọng lượng của quyển sách cân bằng với: A. Lực nâng của bàn. B. Lực hút của Trái Đất. C. Trọng lực. D. Lực ép của quyển sách lên mặt bàn. Câu 7: Chọn câu trả lời đúng:
  5. A. Trọng lực có thể có phương tùy vào từng trường hợp cụ thể. B. Trọng lực là lực hút của Trái Đất. C. Trọng lực có thể là lực hút hoặc lực đẩy. D. Trọng lực là lực hút do Trái Đất tác dụng lên vật nên có chiều hướng từ Trái Đất về phía vật Câu 8: Có hai bình chia độ A và B, bình A chứa một luợng nuớc đến vạch chia cao nhất. Khi đổ luợng nuớc này sang bình B thì mực nuớc ngang với vạch 30cm3. Thông tin nào sau đây là đúng. A. Hai bình có GHĐ bằng nhau. B. Hai bình có ĐCNN giống nhau. C. Bình A có GHĐ 30cm3. D. Bất kì luợng nuớc nào có thể tích ở bình B thì cũng có thể đo đuợc ở bình A (đo một lần). Câu 9: Dùng các từ thích hợp như: lực đẩy, lực kéo, lực nén, lực uốn, lực nâng để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây: a) Đầu máy tàu hỏa đã tác dụng một ………………lên các toa tàu. b) Khi dùng hai đầu ngón tay ấn mạnh ở hai đầu một lò xo thấy lò xo bị nén lại, ta nói tay ta đã tác dụng một ……….. lên lò xo. c) Để nâng một tấm bê tông nặng lên cao, cần cẩu đã tác dụng lên tấm bê tông một ………. d) Một người tác dụng một ………..lên một thanh sắt làm cho nó bị uốn cong. II. Tự luận (7đ) Bài 1: Dùng một bình chia độ có GHĐ 100cm3, lúc đầu chứa 60cm3 nuớc. Khi thả một hòn đá vào bình, mực nuớc trong bình dâng lên tới vạch 87cm3. Hãy tính thể tích của hòn đá. Bài 2: Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống a) 0,5m = ………….dm =………….cm b) 0,04km =………...m = ………….cm c) 300cm = ………...dm = ……….. km d) 1,5m = ………….dm = …………cm Bài 3*: Dùng một bơm tiêm có dung tích (thể tích lớn nhất mà bơm chứa được) là 150cm3 để hút một chất lỏng sang một chai nước không biết thể tích, người ta bơm khoảng 20 lần thì đầy chai. Hãy tính thể tích của chai? (đơn vị tính theo lít)
  6. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN LÍ 6 - TIẾT 8 I. Trắc nghiệm ( mỗi câu đúng đuợc 0,25đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 D D A C B A B C Câu 9: (mỗi ý đúng được 0,25đ) a) lực kéo b) lực nén c) lực nâng d) lực uốn II. Tự luận (7điểm) Bài 1: (2 điểm) Thể tích của hòn đá là: 87- 60 = 27(cm3) Đáp số: 27cm3 Bài 2: (4 điểm) a) 0,5m = 5dm = 50cm (1đ) b) 0,04km = 40m = 4000cm (1đ) c) 300cm = 30dm =0,003km (1đ) d) 1,5m = 15dm = 150cm (1đ) Bài 3*: (1điểm) Thể tích của chai là : 150 x 20 = 3000(cm3) = 3(l) Đáp số : 3l
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2