ĐỀ KIỂM TRA - LỚP 12<br />
HKII – NH 2017 -2018.<br />
<br />
BÀI VIẾT SỐ 6 - NGỮ VĂN 12<br />
(Bài làm ở nhà)<br />
--------oOo-------I. MỤC TIÊU<br />
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học<br />
kỳ II môn Ngữ văn lớp 12.<br />
Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của một số tác phẩm đã học<br />
từ HK II đến bài viết số 6 trong chương trình Ngữ văn 12 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt và<br />
Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng đọc – hiểu vào việc tạo<br />
lập văn bản nghị luận văn học của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.<br />
II. HÌNH THỨC<br />
1. Hình thức : kiểm tra tự luận.<br />
2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài ở nhà.<br />
III. THIẾT LẬP MA TRẬN<br />
1. Liệt kê các đơn vị bài học :<br />
1.1. Phần Văn học :<br />
- Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi (2 tiết)<br />
- Một người Hà Nội- Nguyễn Khải (1 tiết)<br />
- Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu (2 tiết)<br />
1.2. Làm văn : Nghị luận văn học :<br />
- Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (1 tiết)<br />
- Rèn luyện mở, kết bài trong văn nghị luận (2 tiết)<br />
- Diễn đạt trong văn nghị luận (1 tiết)<br />
2. Xây dựng khung ma trận :<br />
Mức độ<br />
Chủ đề/Nội dung<br />
<br />
Nhận biết<br />
<br />
Nghị luận một khía cạnh<br />
trong tác phẩm Chiếc thuyền<br />
ngoài xa.<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA<br />
<br />
Thông<br />
hiểu<br />
<br />
Vận dụng Vận dụng<br />
thấp<br />
cao<br />
1<br />
<br />
1<br />
10<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
…1…<br />
10 điểm<br />
<br />
1<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA - LỚP 12<br />
HKII – NH 2017 -2018.<br />
<br />
BÀI VIẾT SỐ 6 - NGỮ VĂN 12<br />
(Bài làm ở nhà)<br />
--------oOo--------<br />
<br />
Đề:<br />
Nguyễn Minh Châu viết về nhân vật chánh án Đẩu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa : “Một cái gì<br />
mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trong Đẩu rất nghiêm nghị và<br />
đầy suy nghĩ”. Câu văn này gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về tình huống nhận thức trong tác phẩm?<br />
<br />
2<br />
<br />
V. HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
1. Yêu cầu chung :<br />
_ Học sinh phải biết kết hợp các kiến thức kĩ năng về dạng bài NLVH để tạo lập văn bản. Bài viết phải có<br />
bố cục rõ ràng, đầy đủ, văn có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm<br />
tính liên kết,không mắc lỗi chính tả , ngữ pháp .<br />
_Triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ<br />
quan điểm của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã<br />
hội và luật pháp.<br />
2.Yêu cụ thể<br />
a- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận ( 2,0 điểm ) :<br />
_ Điểm 1,5- 2,0 :Trình bày đủ mở bài, thân bài, kết bài.Phần mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn<br />
đề;phần thân bài phải bao gồm nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ và làm sáng tỏ vấn đề; phần kết khái quát<br />
được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân .<br />
_ Điểm 0,75- 1,0:Trình bày đủ mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa đáp ứng được yêu cầu như<br />
trên ; phần thân bài chỉ 1 đoạn văn .<br />
_ Điểm 0,5 : Thiếu 1 trong 3 phần , thân bài 1 đoạn .<br />
b- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (1,5 điểm)<br />
_ Điểm 1,5 : Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : mối liên hệ giữa câu nói và tình huống truyện.<br />
_ Điểm 0,5- 1,0 : Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chung chung.<br />
c- Chia vấn đề nghị luận phù hợp ; các vấn đề nghị luận triển khai theo trình tự hợp lí , có sự liên<br />
kết chặt chẽ; sử dụng tốt các lập luận triển khai các luận điểm ( phải có sử dụng các thao tác phân tích, so<br />
sánh, bình luận); biết kết hợp nêu lí lẽ và dẫn chứng(5,0 điểm)có thể trình bày theo cách sau ;<br />
* Mở _ Giới thiệu sơ lược về tác giả, HCST,xuất xứ tp.<br />
0,75<br />
_ Giới thiệu vấn đề nghị luận : mối liên hệ giữa câu nói và tình huống truyện.<br />
bài :<br />
_ Dẫn đề.<br />
_ Sơ lược nội dung văn bản,tóm tắt tp,vị trí câu nói :<br />
0,75<br />
*<br />
Thân<br />
_ Giải thích nội dung câu nói :<br />
bài :<br />
Câu văn thể hiện suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật Đẩu; cũng có thể hiểu là suy nghĩ, 0,5<br />
tâm trạng của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng sau khi đã trực tiếp chứng kiến chứng kiến<br />
cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài và câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện.<br />
Nhận thức mới xuất hiện trong tâm trí chánh án Đẩu- con người tốt bụng, chính trực ( vị<br />
Bao Công của cái phố huyện vùng biển), tạo nên dáng vẻ suy tư, trăn trở ( trong Đẩu rất<br />
nghiêm nghị và đầy suy nghĩ).<br />
_ Suy nghĩ về tình huống nhận thức trong tác phẩm:<br />
2,5<br />
Câu văn có mối liên hệ với tình huống nhận thức trong tác phẩm. Có thể hiểu<br />
đây là kết quả của quá trình thay đổi nhận thức : từ lầm lẫn, ngộ nhận đến thấu hiểu, cảm<br />
thông,…Cả Phùng, Đẩu đã hiểu ra được nhiều điều: hiểu được cuộc sống từ cảnh ngộ đến<br />
tâm tư của những người dân hàng chài , thông cảm với họ, trân trọng phẩm chất tốt đẹp của<br />
họ và hiểu cả chính mình ; hiểu được mối quan hệ phức tạp, đa chiều của đời sống…<br />
0,5<br />
* Kết _ Khẳng định lại vấn đề: Tình huống nhận thức trong truyện có một vai trò quan trọng trong<br />
việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Qua đó, nhà văn đã gửi gắm thông điệp ; đừng<br />
bài :<br />
nhìn cuộc sống, con người dễ dãi, một chiều ; hãy dõi ánh nhìn trĩu nặng yêu thương về<br />
cuộc sống, con người để thấu hiểu, cảm thông,trân trọng…<br />
_ Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.<br />
d-Sáng tạo(0,5 điểm)<br />
_ Điểm 0,5 : Có nhiều diễn đạt sáng tạo, độc đáo( câu, từ ngữ, hình ảnh, yếu tố biểu cảm,...) ; thể hiện<br />
được suy nghĩ riêng sâu sắc phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và luật pháp.<br />
_ Điểm 0,25 : Có một số diễn đạt sáng tạo, độc đáo ; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc phù<br />
hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và luật pháp.<br />
e- Chính tả, dùng từ, đặt câu(1,0 điểm)<br />
_ Điểm 1,0 : không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
_ Điểm 0,5- 0,75 : mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
_ Điểm 0,0- 0,25 : mắc lỗi nhiều chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
<br />
3<br />
<br />