SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NINH THUẬN<br />
<br />
MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT<br />
Học kỳ I. Năm học 2014-2015.<br />
<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN<br />
<br />
Môn: Sinh học. Lớp 11-CT cơ bản<br />
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
II. Ma trận nhận thức<br />
Mức độ nhận thức<br />
<br />
Nhận biết<br />
<br />
Thông hiểu<br />
<br />
Vận dụng mức<br />
<br />
Vận dụng<br />
<br />
độ thấp<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
mức độ cao<br />
<br />
Lĩnh vực kiến thức<br />
Trao đổi khoáng và dinh<br />
dưỡng nitơ ở thực vật<br />
<br />
Bón phân hợp<br />
<br />
Vận<br />
<br />
lí<br />
<br />
dụng<br />
<br />
kiến thức về<br />
VSV cố định<br />
nitơ để giải<br />
thích vấn đề<br />
thực tế.<br />
<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
<br />
1<br />
Tỉ lệ%<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
2,0đ- 20%<br />
<br />
1,0đ- 10%<br />
<br />
3,0đ- 30%<br />
<br />
Thoát hơi nước<br />
<br />
Vận dụng kiến<br />
thức về con<br />
đường thoát hơi<br />
nước qua cutin<br />
để giải thích<br />
hiện tượng thực<br />
tế<br />
<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
Quang hợp<br />
<br />
1<br />
2,0đ- 20%<br />
<br />
Tỉ lệ%<br />
Nêu thành<br />
<br />
So sánh<br />
<br />
phần và chức<br />
<br />
quang hợp ở<br />
<br />
năng của hệ<br />
<br />
các nhóm<br />
<br />
sắc tố quang<br />
<br />
thực vật để<br />
<br />
hợp<br />
<br />
thấy quang<br />
hợp ở nhóm<br />
thực vật nào<br />
1<br />
<br />
1<br />
2,0đ- 20%<br />
<br />
tiến hóa hơn<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
<br />
1<br />
<br />
Tổng câu<br />
Số điểm<br />
<br />
Tỉ lệ%<br />
<br />
1<br />
<br />
3,0đ- 30%<br />
<br />
2,0đ- 20%<br />
<br />
5,0đ- 50%<br />
<br />
2<br />
<br />
Tỉ lệ%<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
5<br />
<br />
5,0đ- 50%<br />
<br />
2,0đ- 20%<br />
<br />
2,0đ- 20%<br />
<br />
1,0đ- 10%<br />
<br />
10đ- 100%<br />
<br />
2<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NINH THUẬN<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT<br />
Học kỳ I. Năm học 2014-2015.<br />
<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN<br />
<br />
Môn: Sinh học. Lớp 11-CT chuẩn<br />
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Câu 1: a. Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh. (3,0 đ)<br />
b. Theo em trong 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM, nhóm nào có con đường quang hợp tiến hóa hơn ? Giải<br />
thích? (2,0đ)<br />
Câu 2: Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? Vì sao? (2,0đ)<br />
Câu 3: a. Tại sao khi trồng lúa nước người dân hay thả bèo hoa dâu vào trong ruộng lúa? (1,0đ)<br />
b. Thế nào là bón phân hợp lí ? Nếu bón phân không hợp lí sẽ gây ra những hậu quả gì ? (2,0đ)<br />
---------------------HẾT--------------------(Học sinh không sử dụng tài liệu, giáo viên không giải thích gì thêm)<br />
<br />
3<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NINH THUẬN<br />
<br />
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT<br />
<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN<br />
<br />
Học kỳ I. Năm học 2014-2015.<br />
Môn: Sinh học. Lớp 11-CT Chuẩn<br />
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Biểu điểm<br />
<br />
Câu 1<br />
a. Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh. (3,0 đ)<br />
Hệ sắc tố quang hợp ở lá xanh gồm:<br />
- Carôtenôit: Gồm caroten và xantophin, tạo màu đỏ, cam, vàng ở lá, quả, củ, Co chức năng hấp<br />
1đ<br />
<br />
thụ AS rồi truyền cho diệp lục.<br />
- Diệp lục (nhóm sắc tố chính trong quang hợp):<br />
+ Diệp lục a Chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng các liên kết hóa học (hóa<br />
<br />
1đ<br />
<br />
năng) trong ATP và NADPH<br />
+ Diệp lục b : cùng với carotenoit hấp thụ năng lượng ánh sáng truyền cho diệp lục a.<br />
<br />
1đ<br />
<br />
Sơ đồ: Carôtenôit Diệp lục b Diệp lục a diệp lục a ở trung tâm phản ứng.<br />
<br />
b. Theo em trong 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM, nhóm nào có con đường quang hợp<br />
tiến hóa hơn ? Giải thích? (2,0đ)<br />
<br />
0.5 đ<br />
<br />
Trong 3 nhóm thực vật thì thực vật C4 có con đường quang hợp tiến hóa hơn vì:<br />
Ở nhóm thực vật này các giai đoạn của pha tối được phân công nhiệm vụ rõ ràng, bố trí không<br />
gian thực hiện hợp lí phù hợp với điều kiện sống nắng nóng, hàm lượng CO2 ít mà hiệu suất<br />
quang hợp vẫn cao.Cụ thể, pha tối gồm 2 giai đoạn là chu trình C4 giúp cố định thêm CO2,<br />
<br />
1.5 đ<br />
<br />
được thực hiện ở lục lạp của tế bào mô giậu, giai đoạn tiếp là chu trình CanVin thực hiện ở lục<br />
lạp của tế bào bao bó mạch. Nhờ đó mà hiệu suất quang hợp ở thực vật C4 là cao nhất trong 3<br />
nhóm.<br />
Câu 2: Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin<br />
mạnh hơn? Vì sao? (2,0đ)<br />
Cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn vì cây trong vườn sống ở<br />
2đ<br />
4<br />
<br />
nơi có cường độ ánh sáng vừa phải nên lớp cutin mỏng, lượng hơi nước thoát ra ngoài sẽ<br />
nhiều.Còn cây trên đồi lại sống ở nơi có ánh sáng và gió thổi mạnh nên lớp cutin của chúng<br />
khá dày để chống mất nước và bảo vệ lá.<br />
<br />
Câu 3:<br />
a. Tại sao khi trồng lúa nước người dân hay thả bèo hoa dâu vào trong ruộng lúa? (1,0đ)<br />
Trong bèo hoa dâu có vi khuẩn Anabeana Azollae cộng sinh sẽ giúp bèo cố định được nitơ<br />
không khí nên hàm lượng đạm trong cây bèo này khá lớn. Khi trồng lúa nước, giai đoạn đầu<br />
<br />
1đ<br />
<br />
rộng chứa nhiều nước thả bèo vào nuôi sẽ làm cho bèo sinh trưởng, phát triển rất tốt. Đến giai<br />
đoạn lúa trổ bông, đồng cạn, bèo sẽ chết và đây sẽ là nguồn phân xanh giàu dinh dưỡng bón cho<br />
lúa cũng như trả lại một phần dinh dưỡng cho đất.<br />
b. Thế nào là bón phân hợp lí ? Nếu bón phân không hợp lí sẽ gây ra những hậu quả gì ?<br />
(2,0đ)<br />
-Bón phân hợp lí là bón đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng, bón đúng<br />
<br />
1đ<br />
<br />
lúc và đúng cách tùy theo đặc điểm của từng loại cây trồng.<br />
- Nếu bón phân không hợp lí sẽ gây ra những hậu quả:<br />
<br />
0.25 đ<br />
<br />
+Bón ít thì đủ đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cây làm cây còi cọc, cho năng suất kém.<br />
0.25 đ<br />
<br />
+Còn bón quá mức tối ưu thì:<br />
<br />
<br />
Gây độc cho cây, làm cây sinh trưởng phát triển không tốt.<br />
<br />
<br />
<br />
Gây mất kết cấu đất, tiêu diệt hệ VSV có lợi trong đất, làm ô nhiễm môi trường đất,<br />
nước và không khí.<br />
<br />
<br />
<br />
0.25 đ<br />
0.25 đ<br />
<br />
Dư lượng phân bón tồn đọng trong cây sẽ gây ngộ độc cho người và động vật khi ăn<br />
phải.<br />
<br />
5<br />
<br />