intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra 1 tiết Sinh 11 - Kèm Đ.án

Chia sẻ: Thanhquy Quy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

879
lượt xem
124
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 11 tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra 1 tiết Sinh 11 - Kèm Đ.án

  1. Sở Giáo Dục & Đào Tạo Nghệ An Đề kiểm tra 1 tiết Trường THPT Ngô Trí Hoà. Môn Sinh học - Khối 11 -------- o0o -------- ( Thời gian làm bài : 45 phút ) Câu 1.( 2,5 điểm) Động lực nào giúp cho dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét? Nếu một mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống có thể tiếp tục đi lên được không ? Vì sao ? Câu 2.(3.5 điểm) Trình bày ảnh hưởng của môi trường đối với hô hấp ở thực vật ? Dựa vào mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường, hẫy nêu một số phương pháp bảo quản nông phẩm? Câu 3. (4 điểm) So sánh pha tối trong quang hợp của thực vật C3 và thực vật C4 ? 1
  2. ĐÁP ÁN Câu 1.(2,5 điểm) - Dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá nhờ các động lực sau: + áp suất của rễ (động lực đầu dưới): đẩy nước từ dưới lên (0,5đ) + Lực hút do thoát hơi nước ở lá tạo ra (động lực đầu trên) (0,5đ) + Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với mạch gỗ. Lực này tạo dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá.(0,5đ) - Nếu một mạch gỗ bị tắc dòng mạch gỗ trong ống vẫn tiếp tục đi lên được, vì: + Mạch gỗ được cấu tạo bởi 2 loại tế bào chết là quản bào và mạch ống. Các tế bào cùng nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài xếp sát nhau chạy từ rễ lên lá. (0,5đ) + Giữa các ống có các lỗ bên xếp sít khớp nhau tạo thành dòng vận chuyển ngang. (0,5đ) Vì vậy, nếu một mạch gỗ bị tắc thì dòng mạch gỗ vận chuyển theo dòng vận chuyển ngang. Câu 2.( 3,5 điểm) * Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật là: Nước, nhiệt độ, khí ôxi, khí CO2…(2 điểm) + Nước: (0,5 điểm) - Nước rất cần cho hô hấp, cụ thể: Là môi trường cho các phản ứng sinh hoá..(0,25 điểm) - Khi mất nước, cường độ hô hấp giảm (0,25 điểm) + Nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn khi nguyên sinh chất và hoạt động của tế bào vẫn còn bình thường. (0,5 điểm) + Khí ôxi:( 0,5 điểm) - Tham gia vào việc ôxi hoá các chất hữu cơ và chất nhận điện tử sau cùng để tạo ra nước trong hô hấp hiếu khí. Do đó nếu nồng độ ôxi không khí giảm xuống thì cường độ hô hấp của cây sẽ giảm. (0,25 điểm) - Nếu nồng độ ôxi giảm quá thấp, cây sẽ chuyển sang hô hấp kị khí.(0,25 điểm) +Khí C02: Nếu nồng độ CO2 trong môi trường tăng cao dẫn đến ức chế hô hấp. (0,5 điểm) * Một số biện pháp bảo quản nông phẩm: (1,5 điểm) + Giảm hàm lượng nước: Phơi khô, sấy khô (0, 2
  3. + Giảm nhiệt độ: Để nông sản nơi thoáng mát, bảo quản trong tủ lạnh, kho lạnh. + Tăng hàm lượng CO2: Bơm CO2 vào buồng bảo quản Câu 3. ( 4 điểm ) - Giống nhau:(1,5 điểm) + Đều gồm các giai đoạn: cố định CO2, khử CO2, tái sinh chất nhận CO2. Qúa trình cố định CO2 đều xảy ra vào ban ngày.(0.5 điểm) + Giai đoạn khử CO2 đều tiến hành giống nhau và đều có chu trình Canvin.(0,5 điểm) + Có sự tham gia xúc tác của enzim và chất chuyển điện tử. (0,5 điểm) - Khác nhau: (2,5 điểm) Pha tối ở thực vật C3 Pha tối ở thực vật C4 Chất nhận CO2 đầu tiên lầ RDP Chất nhận CO2 đầu tiên là PEP (ribulozơ điphôtphat) ( photphôênl piruvic) Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là hợp chất C3 có tên gọi là APG (axit hợp chất C4 có tên gọi là AOA (axit phôphoglixêric) ôxalôaxêtic) Enzim xúc tác cho cố định CO2 là Enzim xúc tác cho cố định CO2 là RDP- cacbôxilaza PEP- cacbôxilaza và RDP- cacbôxilaza Chỉ có một loại lục lạp Có hai loại lục lạp Xảy ra ở tế bào nhu mô của lá Xảy ra ở tế bào nhu mô và tế bào bao bó mạch của lá 3
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC 11 – CT NÂNG CAO Câu 1. a) Nêu ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật? (1đ) b) Quá trình cố định nitơ khí quyển bằng con đường sinh học thực hiện được nhờ những điều kiện nào? ? (1đ) Câu 2. a) Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao hành chục mét? (1đ) b) Vì sao hô hấp được xem là quá trình sinh lí trung tâm của cây xanh? (1đ) Câu 3.a) Các chất hữu cơ sau đây có vai trò gì trong pha tối của quang hợp ở thực vật C3 và thực vật C4? (2đ) -RiDP( Ribulozơ 1.5 di phôtphat) -AOA( axit ôxalô axêtic) -RiDP- cacbôxilaza -PEP (phôtpho enol pyruvat) b) Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kỵ khí? Cho ví dụ về trường hợp cây phải chuyển sang hô hấp kỵ khí. (1đ) Câu 4. a)Tại sao nếu cùng một cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp cao hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím? (1đ) b)Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả người ta phải khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu? (1đ) Câu 5.Tại sao nói trao đổi nước và trao đổi khoáng của cây xanh liên hệ mật thiết với nhau? (1đ) *******************Hết*****************
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC 11 – CT NÂNG CAO Câu 1.a)Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước: -Tạo lực hút nước của rễ .(0,5đ) - Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước: tránh cho lá, cây không bị đốt nóng khi nhiệt độ quá cao.(0,25đ) - Tạo điều kiện cho CO2 đi vào để cây quang hợp bình thường. .(0,25đ) b)Các điều kiện để cố định nitơ: -Có các lực khử mạnh.(0,25đ) -Được cung cấp năng lượng ATP.(0,25đ) -Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.(0,25đ) -Thực hiện trong điều kiện kỵ khí.(0,25đ) Câu 2. a) Các động lực giúp vận chuyển nước và ion khoáng: Nhờ sự phối hợp của 3 lực: .(0,25đ) -Lực hút từ lá.(0,25đ) - Lực đẩy do áp suất rễ.(0,25đ) - Lực trung gian.(0,25đ) b)Hô hấp là quá trình sinh lí trung tâm của cây xanh.Vì: -Tạo được nhiều ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cây, ví dụ:…. .(0,5đ) -Tạo ra các sản phẩm hữu cơ trung gian làm nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp nhiều chất khác trong cây. .(0,5đ) Câu 3. a)-RiDP( Ribulozơ 1.5 di phôtphat) là chất nhận CO2 của thực vật C3.(0,5đ) -AOA( axit ôxalô axêtic) là sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của thực vật C4.(0,5đ) -RiDP- cacbôxilaza là enzim cố định CO2 trong chu trình Canvin.(0,5đ) -PEP (phôtpho enol pyruvat) là chất nhận CO2 của thực vật C4.(0,5đ) b) Hô hấp hiếu khí tạo ra năng lượng ATP cao hơn gấp nhiều lần so với hô hấp kỵ khí.Cụ thể hô hấp hiếu khí tạo được 36- 38 ATP, hô hấp kỵ khí tạo 2 ATP.(0,5đ) -Cây chuyển sang hô hấp kỵ khí : cây bị ngập úng.(0,5đ) Câu 4.a) -Cường độ quang hợp chỉ phụ thuộc vào số lượng photôn mà không phụ thuộc vào năng lượng photôn. .(0,5đ) -Trong cùng một mức năng lượng thì số lượng photôn của ánh sáng đỏ nhiều hơn số lượng photôn của ánh sáng xanh tím. .(0,5đ) b)Vì: -Mục tiêu bảo quản là bảo tồn số lượng và chất lượng của đối tượng bảo quản. .(0,5đ) Nếu cường độ hô hấp lớn hơn mức tối thiểu thì sẽ nhanh chóng tiêu hao chất lượng và số lượng của đối tượng bảo quản. .(0,5đ) Câu 5.Vì: -Ion khoáng tồn tại dạng hòa tan trong nước, thông qua hút nước cây sẽ hút được khoáng.(0,5đ) - Khi hút được khoáng thì làm tăng nồng độ các chất trong tế bào sẽ làm cho cây hút nước càng mạnh. .(0,5đ) Do đó, trao đổi nước và trao đổi khoáng luôn đi kèm để thúc đẩy lẫn nhau
  6. ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 Họ và tên:……………………………..Lớp: Câu1: Khi kích thích đạt tới ngưỡng thì tính thấm của màng nơ ron bị kích thích thay đổi làm cho : A. Kênh Na+ mở rộng, ion Na+ từ dịch mô vào dịch bào B. Kênh K+ mở rộng, ion K+ từ dịch mô vào dịch bào C. Kênh K , Na mở rộng, ion K , Na từ dịch mô vào dịch bào D. Kênh K+ , Na+ mở rộng, ion K+ , Na+ từ dịch bào ra dịch mô + + + + Câu2 : Vận động hướng động của thực vật là gì ? A. là sự vận động sinh trưởng của cây theo một hướng xác định B. là sự vận động sinh trưởng của cây hướng về phía tác nhân kích thích của môi trường C. là sự vận động chỉ theo chiều thuận (hướng động dương) D. là sự vận động chỉ theo chiều nghịch (hướng động âm) Câu 3: Rễ cây sinh trưởng quay xuống đất thuộc hình thức hướng động nào ? A. Hướng sáng B.Hướng đất C.Hướng nước D.Hướng hoá Câu 4:Tìm các từ thích hợp hoàn thiện các câu sau : Vận động cảm ứng là sự …(1)….về mọi phía theo các tác nhân bên trong hay bên ngoài Vận động theo sự trương nước là …(2)…của cơ thể, có tính chất tự vệ (trinh nữ) hay bắt mồi (cây ăn sâu bọ ) Câu 5 : Thế nào là hướng tiếp xúc ? A. là sự phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc . B.là sự sinh trưởng không đồng đều của cây tại những nơi có tiếp xúc C.là sự sinh trưởng và trao đổi chất mạnh của các tế bào phía không tiếp xúc D.là sự tìm kiếm các vật cứng tiếp xúc làm chỗ dựa để phát triển Câu 6: Rễ cây tránh xa các hoá chất độc hại bằng cách nào ? A.Hướng hoá dương B.Hướng trọng lực C.Hướng hoá âm D. Hướng hoá có chọn lọc Câu 14: Điện thế hoạt động lan truyền theo xinap từ màng trước xinap về màng sau xinap do: A.Cúc xinap có túi chứa axêtylcôlin B.Màng trước xinap không có thụ thể C.Màng sau không có túi chứa axêtylcôli D.Cúc xinap không có túi chứa axêtylcôlin Câu 7: Khi giẫm chân phải gai ,xung thần kinh lan truyền một chiều từ : A. Cơ quan thụ cảm→trung ương thần kinh→nơron vận động →cơ vận động bàn chân B.Trung ương thần kinh→nơron vận động→cơ vận động bàn chân→cơ quan thụ cảm C. Nơ ron vận động→cơ vận động bàn chân→trung ương thần kinh→cơ quan thụ cảm Câu 8: Vận động cảm ứng là vận động của cây dưới ảnh hưởng cúa tác nhân A.Ánh sáng B.Nước C.Phân bón D.Môi trường tự nhiên từ mọi phía Câu 9: Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của : A.Hướng sáng B.Hướng tiếp xúc C.Hướng trọng lực D.Hướng hoá Câu 10:Dạng thần kinh nào sau đây đặc trưng cho ruột khoang ? A.Dạng thần kinh lưới B.Dạng thần kinh chuỗi C.Dạng thần kinh hạch D.Dạng thần kinh ống Câu 11: Các hình thức cảm ứng ở động vật đa bào xảy ra theo cơ chế nào? A.Hình thức ứng độngB.Chuyển động theo hướng tới kích thích có hại C.Theo cơ chế phản xạ D.Tránh xa kích thích có hại Câu 12: Kiểu hoạt động của ngọn cây? A. Hướng sáng dương. B. Hướng sáng âm C. Hướng đất dương D. Hướng đất âm. Câu 13: Những vận động theo sự trương nước là vận động
  7. A. quấn vòng của tua cuốn. B. tự vệ và bắt mồi ở thực vật. C. giảm sức trương. D. quang ứng động. Câu 14: Ghép các hiện tượng cảm ứng ở thực vật (Cột B) với các hình thức cảm ứng (Cột A) rồi ghi kết quả vào cột C. STT A B C 1 Hướng đất. a. Rễ cây hướng về nơi có chất khoáng. 1… 2 Hướng sáng b. Cây trinh nữ có lá chét khép lại cuống cụp xuống khi va chạm vào lá. 2… 3 Hướng nước c. Ngọn cây uốn cong về phía sáng. 3… 4 Hướng hoá d. Rễ cây phát triển theo chiều lực hút của trọng lực trái đất. 4… 5 Vận động tự vệ e. Rễ cây hướng về nguồn nước. 5… Câu 15: Ở trạng thái nghỉ, tế bào sốmg có những đặc điểm : A. Cổng K+ mở trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm B. Cổng K+ mở trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương C. Cổng Na mở, trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm D. Cổng Na+ mở trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương + Câu 16: Sự tái phân cực diễn ra khi : A.Kênh K+ bị đóng lại , kênh Na+ mở , ion Na+ tràn qua màng ra ngoài dịch mô B.Kênh Na+bị đóng lại, kênh K+ mở, ion K+ tràn qua màng ra ngoài dịch mô C.Kênh K+bị đóng lại, kênh Na+mở, ion Na+tràn vào dịch bào D.Kênh Na+ bị đóng lại, kênh K+ mở, ion K+ tràn vào dịch bào Câu 17: Vận động theo chu kỳ sinh học là: A. phản ứng nhanh của cơ thể, có tính chất tự vệ hay bắt mồi. B. đặc tính vận động phù hợp với sự thay đổi nhịp điệu thời gian ngày đêm. C. sự di chuyển đỉnh, chóp của thân leo quấn quanh cọc dựa. D. sự di chuyển về phía ánh sáng của ngọn cây. Câu 18: Cho một bình nhựa trắng đựng đất ẩm ở giữa ngăn bằng tấm gỗ mỏng, một bên bón phân NPK, một bên không bón phân. Rễ cây mọc nơi có bón phân. Thí nghiệm trên cho thấy rễ cây có tính hướng gì? A.Hướng đất dương B.Hướng đất âm. C.Hướng nước dương. D.Hướng hoá dương.
  8. Họ và tên: Kiểm tra: Sinh học 1 tiết Lớp : Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn các phương án trả lời đúng: Câu 1: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, thực vật C4 và thực vật CAM khác nhau ở điểm nào? a. Pha sáng b. Pha tối c. Cả hai pha d. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên Câu 2: Quá trình tiêu hóa ở động vật ăn thịt và ăn tạp bao gồm: a. Quá trình biến đổi cơ học b. Quá trình biến đổi hóa học c. Cả a và b d. Cả a và b sai Câu 3: Tại sao sau tiêu hóa ngoại bào, thức ăn phải được tiêu hóa nội bào? a. Vì sau tiêu hóa ngoại bào thức ăn chưa hoàn toàn ở dạng đơn giản b. Thức ăn phải được tiêu hóa nội bào mới biến thành dạng đơn giản để sử dụng c. Vì tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào là 2 giai đoạn của một quá trình thống nhất d. Cả a và b Câu 4: Ở động vật ăn thực vật , thức ăn được hấp thụ bớt nước tại: a. Dạ tổ ong b. Dạ cỏ c. Dạ lá sách d. Dạ múi khế Câu 5: Động vật nào dưới đây hô hấp bằng ống khí: a. Cào cào và châu chấu b. Chuồn chuồn và ve sầu b. Ong mật và ong đất d. Cả a, b, c Câu 6: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở: a. Tim → động mạch → tế bào → tĩnh mạch → khoang máu → tim b. Tim → khoang máu → tế bào → động mạch → tĩnh mạch → tim c. Tim → động mạch → tĩnh mạch → khoang máu → tế bào → tim d. Tim → động mạch → khoang máu → tế bào → tĩnh mạch → tim Câu 7: Hệ tuần hoàn kép có những vòng tuần hoàn nào? a. Vòng tuần hoàn lớn đến phổi và vòng tuần hoàn nhỏ qua các cơ quan, bộ phận. b. Vòng tuần hoàn lớn đến các cơ quan, bộ phận và vòng tuần hoàn nhỏ qua phổi. c. Cả a và b d. Cả a và b đều sai Câu 8: Huyết áp cao nhất ở: a. Động mạch chủ b. Mao mạch b. Tĩnh mạch chủ c. Cả b và c Câu 9: Chất nào sau đây có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu? a. Insulin b. Glucagôn c. Cả a, b d. Cả a, b sai Câu 10: Các bộ phận của hệ tuần hoàn? a. Dịch tuần hoàn b. Tim c. Hệ thống mạch máu d. Cả a, b, c II. Tự luận: Câu 1: Cho biết ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn? Câu 2: Trình bày chiều hướng tiến hóa qua các hình thức hô hấp ở động vật?
  9. Trang 1 TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐỀ KIỂM TRA MÃ ĐỀ 292 Năm học 2009-2010 Môn : Sinh học – Thời gian : 45 phút §Ò thi tuyÓn sinh 1D - S¸ch tham kh¶o 1 1. Bộ phận tiếp nhận kích thích của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch là gì? A. Cơ hoặc các nội B quan; B. Hạch thần kinh; C. Cơ quan thụ cảm hoặc thụ thể; D. Chuỗi thần kinh; 1 2. Bộ phận phân tích tổng hợp thông tin của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là gi? A. Cơ, D tuyến...; B. Thụ thể; C. Cơ quan thụ cảm; D. Chuỗi hạch thần kinh; 1 3. Phản xạ của động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích là: A. Duỗi thẳng cơ thể; B. Di chuyển đi chỗ D khác; C. Co ở phần cơ thể bị kích thích; D. Co toàn bộ cơ thể; 1 4. Ở các dạng động vật không xương sống như thân mềm, giáp xác, sâu bọ, tính cảm ứng thực hiện nhờ: A. Dạng thần B kinh hạch; B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch; C. Dạng thần kinh ống; D. Các tế bào thần kinh đặc biệt; 1 5. Yếu tố nào quyết định khả năng phản ứng của động vật: A. Khả năng tiếp nhận và phân tích các kích thích; B. Mức B độ tiến hoá của hệ thần kinh; C. Cấu trúc và độ phức tạp của hệ thần kinh; D. Khả năng xử lí và dẫn truyền các xung thần kinh; 1 6. Hệ thần kinh của côn trùng có: A. Hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng; B. Hạch đầu, hạch thân, hạch lưng; C. Hạch A đầu, hạch bụng, hạch lưng; D. Hạch đầu, hạch ngực, hạch lưng. 1 7. Ý nào không đúng khi nói về ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: A. Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế B bào thần kinh của động vật tăng lên; B. Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểm thì gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng; C. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường; D. Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm nănng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. 1 8. Tốc độ cảm ứng của động vật so với cảm ứng ở thực vật như thế nào: A. Diễn ra chậm hơn nhiều; B. Diễn ra ngang C bằng; C. Diễn ra nhanh hơn; D. Diễn ra chậm hơn một chút; 1 9. Những bộ phận chính của hệ thần kinh dạng ống là: A. não bộ và thần kinh ngoại biên; B. não bộ và bộ phận trung C gian; C. bộ phận thần kinh trung ương và ngoại biên; D. bộ phận thần kinh trung ương và trung gian; 1 10. Một người đi trên đường, bất ngờ gặp chó dại, người đó bỏ chạy. Đây là phản xạ có điều kiện hay phản xạ không D điều kiện? Tại sao? A. Đây là phản xạ có điều kiện vì phải nhìn thấy chó dại người đó mới bỏ chạy; B. Đây là phản xạ có điều kiện vì có đủ thành phần của cung phản xạ: Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt, bộ phận xử lý thông tin và quyết định hành động là não và bộ phận thực hiện là cơ chân, tay; C. Đây là phản xạ không điều kiện vì mọi người gặp chó dại và bỏ chạy là phản ứng tự nhiên; D. Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm, mới biết được có dấu hiệu như thế nào là chó dại; 11. Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống: A. Chân khớp, cá, lưỡng cư, chim; B. Giun dẹp, thân mềm, D bò sát, chim; C. Giun đốt, chân khớp, lưỡng cư, chim – thú; D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú; 12. Tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại: A. Kim nhọn đâm vào ngón tay, tuỷ sống phát lệnh B đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại; B. Kim nhọn đâm vào ngón tay, thụ quan đem truyền tin về tuỷ sống phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại; C. Kim nhọn đâm vào ngón tay, thụ quan giúp rụt ngón tay lại; D. Khi kim nhọn đâm vào ngón tay, cơ ngón tay co làm ngón tay co lại; 13. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống: A. Hươu bị con người bắn A hụt, sẽ chạy chốn thật nhanh khi nhìn thấy người; B. Bò gặm cỏ, gà ăn thóc; C. Bấm chuông cho cá ăn, làm nhiều lần như vậy chỉ cần bấm chuông là cá đã lên chờ ăn; D. Khỉ đi xe đạp, Hải cẩu vỗ ta y; 14. Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới: A. Hải quỳ, đỉa, nhện, ốc; B. Thuỷ tức, san hô, hải quỳ; C. B San hô, tôm, ốc; D. Thuỷ tức, giun đất, tằm, châu chấu. 15. Điện thế nghỉ là gì: A. Là điện thế xuất hiện khi tế bào thần kinh đang nghỉ bị kích thích hưng phấn; B. Là điện thế D xuất hiện do sự phân bố không đồng đều các ion K+ và Ca2+ ở hai bên màng tế bào; C. Là điện thế xuất hiện do sự chênh lệch áp suất hai bên màng tế bào; D. Là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi (ngoài màng tích điện dương, trong màng tích điện âm); + 16. Ý nào đúng khi giải thích ion K đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ: A. Mặt ngoài màng D tế bào tích điện âm so với mặt trong tích điện dương; B. K+ nằm lại sát mặt ngoài màng tế bào; C. Mặt ngoài màng tế bào tích điện dương so với mặt trong tích điện âm; D. Ion K+ mang điện tích dương đi từ trong ra ngoài màng; 17. Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực: A. Do K+ đi ra làm trung hoà điện tích âm trong C màng tế bào; B. Do Na+ đi ra làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào; C. Do Na+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào; D. Do K+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào; 18. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân gây điện thế nghỉ: A. Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di D chuyển của ion qua màng tế bào; B. Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion (cổng ion mở hay đóng); C. Bơm Na – K; D. Bơm Fe, Mg; 19. Mặt trong của màng tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi (không hưng phấn) tích điện: A. âm; B. dương; C. A hoạt động; D. trung tính; 20. Ion đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ là: A. K+ ; B. Na+; C. Ca2+; D. Fe2+; A 21. Ý nào sau đây là không đúng khi nói về phương thức lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có màng B myelin: A. Lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác; B. Lan truyền liên tục từ vùng
  10. Trang 2 này sang vùng khác liền kề; C. Điện thế lan truyền do sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác; D. Điện thế hoạt động lan truyền nhanh hơn; 22. Ý nào sau đây không đúng khi nói về sự hình thành điện thế hoạt động: A. Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện D thế nghỉ từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực; B. Cổng K+ mở rộng, cổng Na+ đóng lại, K+ đi qua màng ra ngoài tế bào dẫn đến tái phân cực; C. Khi bị kích thích, cổng Na+ mở ra nên Na+ khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây ra mất phân cực và đảo cực; D. Khi bị kích thích và tế bào thần kinh hưng phấn gây ra đảo cực và tái phân cực; 23. Hoạt động của bơm Na+ - K+ trong lan truyền xung thần kinh như thế nào: A. Cổng Na+ và K+ đều mở để K+ và D Na+ ra; B. Cổng Na+ và K+ đều mở để K+ và Na+ vào; C. Cổng Na+ mở để Na+ vào, còn cổng K+ mở để K+ ra; D. Cổng Na+ mở để Na+ ra, còn cổng K+ mở để K+ vào; 24. Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động: A. Khi hệ thần kinh hoạt động; B. Khi cơ thể hoạt động; C. Khi bị kích C thích và tế bào thần kinh hưng phấn; D. Khi chuyển hoá vật chất và năng lượng; 25. Các loại xinap trong cơ thể: A. Xinap điện, xinap sinh học; B. Xinap hoá học, xinap lí học; C. Xinap sinh học - D xinap lí học; D. Xinap hoá học, xinap điện; 26. Tại sao xung thần kinh trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều: A. Các nơron trong cung phản xạ liên hệ với C nhau qua xinap mà xinap chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều; B. Xung thần kinh lan truyền nhờ quá trình khuếch tán chất trung gian hoá học qua một dịch lỏng; C. Xuất hiện điện thế hoạt động hoạt động lan truyền đi tiếp; D. Xinap là cầu nối giữa các dây thần kinh; 27. Ý nào sau đây không đúng khi giải thích tốc độ lan truyền điện thế hoạt động qua xinap chậm hơn so với trên sợi A thần kinh: A. Sự lan truyền liên tục trên sợi thần kinh (gần như đồng nhất) nên nhanh hơn; B. Sự lan truyền nhờ quá trình khuếch tán chất trung gian hoá học qua một dịch lỏng; C. Đi qua khe xinap làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap; D. Do lan truyền qua xinap phải trải qua nhiều giai đoạn. 28. Các loại tập tính của động vật: A. Tập tính bẩm sinh - tập tính học được; B. Tập tính bẩm sinh - tập tính xã hội; C. A Tập tính học được - tập tính xã hội; D. Tập tính xã hội - tập tính tự phát; 29. Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính bẩm sinh; A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản; B. Thú non mới C được sinh ra có thể tìm vú mẹ để bú; C. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu thì chạy xa; D. Ve sầu kêu vào ngày hè; 30. Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là một ví dụ về hình thức học tập: A. học khôn: B. D học ngầm; C. điều kiện hoá hành động; D. điều kiện hoá đáp ứng; 31. Tập tính xã hội gồm: A. Tập tính bảo vệ lãnh thổ - tập tính kiếm ăn; B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ - tập tính di cư; C. C Tập tính thứ bậc - tập tính vị tha; D. Tập tính sinh sản - tập tính di cư; 32. Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều: A. Vì sống trong D môi trường phức tạp; B. Vì có nhiều thời gian để học tập; C. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao; D. Vì dễ hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron; 33. Tại sao chim và cá di cư: A. Muốn lấy thức ăn khác cho phong phú; B. Chu kì sống trong năm của các loài chim - C cá di cư có những giai đoạn khác nhau. C. Do thời tiết thay đổi (trời lạnh giá) khan hiếm thức ăn; D. Do chế độ ánh sáng thay đổi (trời âm u thiếu ánh sáng); 34. Khi di cư, chim và cá định hướng bằng cách nào: A. Định hướng nhờ nhiệt độ, độ dài ngày; B. Định hướng nhờ vị D trí mặt trời, mặt trăng, sao, địa hình; C. Định hướng nhờ hướng gió, khí hậu; D. Động vật sống trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình; cá định hướng dựa vào thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy; 35. Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đây là một ví dụ vê D hình thức học tập: A. Học khôn; B. Quen nhờn; C. Điều kiện hoá hành động; D. Điều kiện hoá đáp ứng; 36. Điều kiện hoá hành động là: A. kiểu liên kết giữa một hành vi với một kích thích mà sau đó động vật chủ động lặp D lại những hành vi này; B. kiểu liên kết giữa hai hành vi với nhau mà sau đó động vật chủ động lặp lại những hành vi này; C. kiểu liên kết giữa các hành vi với các kích thích mà sau đó động vật chủ động lặp lại những hành vi này; D. kiểu liên kết một hành vi với một hệ quả mà sau đó động vật chủ động lặp lại những hành vi này; 37. Thế nào là tập tính xã hội: A. Là tập tính bảo vệ lẫn nhau chống lại kẻ thù; B. Là tập tính sống bầy đàn; C. Là tập B tính hỗ trợ nhau trong cuộc sống; D. Là tập tính tranh giành nhau về giới, nơi ở; 38. Xung thần kinh là: A. thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động; B. sự xuất hiện điện thế hoạt động; C. thời điểm B sau khi xuất hiện điện thế hoạt động; D. thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động; 39. Xináp là: A. diện tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến...); B. A diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ; C. diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau; D. diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến; 40. Cơ sở thần kinh của tập tính học được là: A. Phản xạ không điều kiện; B. Chuỗi các phản xạ không điều kiện; C. D Phản xạ; D. Chuỗi các phản xạ có điều kiện;
  11. SỞ GD - ĐT ĐĂKLĂK KIỂM TRA 1 TIẾT SINH HỌC 11 NÂNG CAO TRƯỜNG THPT KRÔNGBUK (Thời gian làm bài 45 phút kể cả thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 Câu 1:(2đ)Nước trong cây được vận chuyển như thế nào? Nguyên nhân nào giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét? Câu 2:(2 đ)Hô hấp sáng ảnh hưởng gì đối với thực vật ? xẩy ra trong điều kiện nào ?ở nhóm thực vật nào? Trong những bào quan nào? Câu 3 :(1,5 đ)Trình bày cấu trúc tế bào khí khổng liên quan đến cơ chế đóng mở của nó ? Câu 4 :(2 đ) Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí ở thực vật ? Câu 5 :(2,5 đ )Trình bày những hiểu biết của em về quá trình cố định Nitơ khí quyển và vai trò của nó? ____________________________________________________________________________ SƠ GD- ĐT ĐĂKLĂK KIỂM TRA 1 TIẾT SINH HỌC 11 NÂNG CAO TRƯỜNG THPT KRÔNGBUK (Thời gian làm bài 45 phút kể cả thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 2 Câu 1 :(2 đ) Hô hấp sáng ảnh hưởng gì đối với thực vật ? xẩy ra trong điều kiện nào ?ở nhóm thực vật nào? Trong những bào quan nào? Câu 2 :(2,5 đ) Trình bày những hiểu biết của em về quá trình cố định Nitơ khí quyển và vai trò của nó? Câu 1:(2 đ) Nước trong cây được vận chuyển như thế nào? Nguyên nhân nào giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét? Câu 4 :(2 đ) Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí ở thực vật ? Câu 3 :(1,5 đ) Trình bày cấu trúc tế bào khí khổng liên quan đến cơ chế đóng mở của nó ?
  12. ĐÁP ÁN Câu Nội Dung Điểm Nước trong cây vận chuyển từ rễ lên lá qua 2 con đường: Câu 1 -Qua tế bào sống: + Từ tế bào lông hút→ tế bào nhu mô rễ → mạch dẫn rễ. + Từ mạch dẫn của lá → tế bào nhu mô lá → khí khổng. 0,5 đ -Qua tế bào chết: Qua mạch gỗ của của rễ → thân → lá. Con đường này dài, nước vận chuyển 0,5 đ nhanh Nguyên nhân giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hang 0,5 đ chục mét: + Nhờ sự thoát hơi nước ở lá gây sự chênh lệch áp suất thẩm thấu :lá>thân>rễ, 0,5 đ tạo lực hút tận cùng trên. +Nhờ lực liên kết các phân tử nước với nhau và với thành mạch. Câu 2 - Hô háp sánh không tạo năng lượng ATP, nhưng làm tiêu tốn 30-50% sản phẩm 0,5 đ quang hợp. - Xẩy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 trong lục lạp cạn kiệt, 0,5 đ O2 tăng (gấp 10 lần ). Enzim Cacboxilaza biến đổi thành enzim ôxigenaza 0,5 đ - Ở nhóm thực vật C3 0,5 đ -Trong các bào quan :Lục lạp, Peroxixom, Ti thể -Cấu trúc tế bào khí khổng: tế bào hình hạt đậu có bề lõm quay vào nhau, thành 0,75 đ Câu 3 ngoài mỏng, thành trong dày - Cơ chế :nước đi vào nhờ cơ chế thẩm thấu làm tế bào khí khổng trương nước → 0,75 đ lỗ khí mở → thoát hơi nước → tế bào khí khổng mất nước → lỗ khí đóng →tế bào lại hút nước Câu 4 Đặc điểm so sánh Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Có sự tham gia của ôxi Không có sự tham gia của Đặc điểm ôxi 0,5 đ Nơi xẩy ra Ti thể,có chuỗi dẫn truyền Tế bào chất không có chuỗi electron dẫn truyền electron 0,5 đ Sản phẩm cuối Hợp chất vô cơ (CO2, H2O) Hợp chất hữu cơ(rượu, axit lattit..) 0,5 đ Tạo nhiều năng lượng Tạo ít năng lượng Năng lượng giải (36→38 ATP) 2 ATP 0,5 đ phóng -Thực chất :khử N2 → NH4+ 0,5 đ
  13. Câu 5 -Điều kiện :+ Có lực khử mạnh + Được cung cấp năng lượng ATP + Có sự tham gia của enzim nitrogenaza + Thực hiện trong điều kiện kị khí 0,5 đ -Vi khuẩn thực hiện + Vi khuẩn sống cộng sinh, vi khuẩn sống tự do trong đất như Azôtôbater,Nostoc,Rhizobium…… 0,5 đ - Cơ chế :N2 nhận 2H → NH=NH ,nhận 2H → NH2-NH2 ,nhận tiếp 2H → NH3 .Trong dung dịch đất NH3 phân ly thành NH4+ 0,5 đ - Vai trò:cố định nitơ khí quyển thành NH4+ cây trồng sử dụng được 0,5 đ
  14. SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO NINH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II-Năm học 2012-2013. TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Sinh học lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề kiểm tra có 2 mặt giấy) ĐỀ 1 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH Câu 1 (3,5 điểm): a. Cho biết chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật. b. Hiện tượng thằn lằn đứt đuôi, tôm, cua có chân và càng bị gãy tái sinh được đuôi, chân và càng mới có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao? Câu 2 (3,5 điểm): a. Trình bày sự ảnh hưởng của hoocmôn đến quá trình sinh trưởng ở động vật. b. Tại sao ở người, nếu ăn thiếu iôt sẽ gây ra bệnh bướu cổ? II. PHẦN RIÊNG: Học sinh học chương trình nào thì chỉ làm một phần riêng theo chương trình đó. A. Theo chương trình Chuẩn Câu 3A (1,5 điểm): Giải thích tại sao trong quá trình mang thai không xảy ra sự rụng trứng? Câu 4A (1,5 điểm): Nếu kích thích liên tục vào tế bào thần kinh có xináp là xináp thần kinh – cơ thì điều gì sẽ xảy ra? Giải thích. B. Theo chương trình Nâng cao Câu 3B (1,5 điểm): Nguyên nhân nào làm cho nồng độ prôgesterôn trong máu thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ? Câu 4B (1,5 điểm): Tại sao một số chất có tác dụng ngăn không cho cổng Na+ mở ra lại có thể ngăn chặn xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh? C. Theo chương trình Chuyên Câu 3C (1,5 điểm): Hãy chứng minh có sự xen kẽ các dạng cơ thể trong vòng đời của dương xỉ. Dạng cơ thể nào chiếm ưu thế? Vì sao? Câu 4C (1,5 điểm): Vì sao trong tiểu phẫu, người ta dùng thuốc gây tê? Giải thích cơ chế tác dụng của thuốc gây tê. --------------------------HẾT----------------------------- (Học sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm)
  15. SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO NINH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- Năm học 2012-2013. TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Sinh học lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề kiểm tra có 2 mặt giấy) ĐỀ 2 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH Câu 1 (3,5 điểm): a. Cho biết chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật. b. Hiện tượng thằn lằn đứt đuôi, tôm, cua có chân và càng bị gãy tái sinh được đuôi, chân và càng mới có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao? Câu 2 (3,5 điểm): a. Trình bày sự ảnh hưởng của hoocmôn đến quá trình sinh trưởng ở động vật. b. Tại sao ở người, nếu ăn thiếu iôt sẽ gây ra bệnh bướu cổ? II. PHẦN RIÊNG: Học sinh học chương trình nào thì chỉ làm một phần riêng theo chương trình đó. A. Theo chương trình Chuẩn Câu 3A (1,5 điểm): Giải thích tại sao trong quá trình mang thai không xảy ra sự rụng trứng? Câu 4A (1,5 điểm): Nếu kích thích liên tục vào tế bào thần kinh có xináp là xináp thần kinh – cơ thì điều gì sẽ xảy ra? Giải thích. B. Theo chương trình Nâng cao Câu 3B (1,5 điểm): Nguyên nhân nào làm cho nồng độ prôgesterôn trong máu thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ? Câu 4B (1,5 điểm): Tại sao một số chất có tác dụng ngăn không cho cổng Na+ mở ra lại có thể ngăn chặn xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh? C. Theo chương trình Chuyên Câu 3C (1,5 điểm): Hãy chứng minh có sự xen kẽ các dạng cơ thể trong vòng đời của dương xỉ. Dạng cơ thể nào chiếm ưu thế? Vì sao? Câu 4C (1,5 điểm): Vì sao trong tiểu phẫu, người ta dùng thuốc gây tê? Giải thích cơ chế tác dụng của thuốc gây tê. --------------------------HẾT----------------------------- (Học sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm)
  16. SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO NINH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Năm học 2012-2013. Môn: Sinh học lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ 3 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (7,0 điểm) Câu 1 (3,5đ): a. Cho biết chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật. b. Tại sao động vật bậc cao thường không có khả năng sinh sản vô tính? Câu 2 (3,5đ): a. Trình bày sự ảnh hưởng của hoocmôn đến quá trình sinh trưởng ở động vật. b. Nếu nuôi nòng nọc ếch trong điều kiện thiếu iôt thì điều gì sẽ xảy ra? Giải thích? II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm): Học sinh học chương trình nào thì làm một phần riêng theo chương trình đó. A. Theo chương trình Chuẩn Câu 3A (1,5đ): Giải thích tại sao trong quá trình mang thai không xảy ra sự rụng trứng? Câu 4A (1,5đ): Đối với xináp hóa học, nếu kích thích vào màng sau xináp thì có tạo được xung thần kinh để lan truyền đi tiếp không? Giải thích? B. Theo chương trình Nâng cao Câu 3B (1,5đ): Có phải sự sản sinh trứng diễn ra liên tục, suốt cuộc đời của người phụ nữ không? Giải thích? Câu 4B (1,5đ): Tại sao tốc độ lan truyền điện thế hoạt động qua xináp chậm hơn so với trên sợi thần kinh? C. Theo chương trình Chuyên Câu 3C (1,5đ): Tại sao thực vật hạt kín được xem là ngành thực vật tiến hóa nhất, chiếm ưu thế nhất? Câu 4C (1,5đ): Tại sao tốc độ truyền xung thần kinh ở dây đối giao cảm lại nhanh hơn ở dây giao cảm? --------------------------HẾT----------------------------- (Học sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm)
  17. SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO NINH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Năm học 2012-2013. Môn: Sinh học lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ 4 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (7,0 điểm) Câu 1 (3,5đ): a. Hãy cho biết ưu điểm, nhược điểm của hình thức sinh sản vô tính và hữu tính. b. Tại sao nói sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi và giúp cho quần thể tồn tại được trong môi trường biến động? Câu 2 (3,5đ): a. Trình bày sự ảnh hưởng của hoocmôn đến quá trình sinh trưởng ở động vật. b. Nếu nuôi nòng nọc ếch trong điều kiện thiếu iôt thì điều gì sẽ xảy ra? Giải thích? II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm): Học sinh học chương trình nào thì làm một phần riêng theo chương trình đó. A. Theo chương trình Chuẩn Câu 3A (1,5đ): Hằng ngày phụ nữ uống thuốc tránh thai (chứa prôgestêron hoặc prôgestêron và ơstrôgen tổng hợp) có tránh thai được không? Tại sao? Câu 4A (1,5đ): Đối với xináp hóa học, nếu kích thích vào màng sau xináp thì có tạo được xung thần kinh để lan truyền đi tiếp không? Giải thích? B. Theo chương trình Nâng cao Câu 3B (1,5đ): Có phải sự sản sinh trứng diễn ra liên tục, suốt cuộc đời của người phụ nữ không? Giải thích? Câu 4B (1,5đ): Tại sao một số chất có tác dụng ngăn không cho cổng Na+ mở ra lại có thể ngăn chặn xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh? C. Theo chương trình Chuyên Câu 3C (1,5đ): Hãy chứng minh có sự xen kẽ các dạng cơ thể trong vòng đời của rêu. Dạng cơ thể nào chiếm ưu thế? Vì sao? Câu 4C (1,5đ): Tại sao tốc độ truyền xung thần kinh ở dây đối giao cảm lại nhanh hơn ở dây giao cảm? --------------------------HẾT----------------------------- (Học sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2