intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2019-2020 - THPT Trần Văn Quan

Chia sẻ: Bachtuoc999 Bachtuoc999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

39
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề kiểm tra giữa HK1 môn GDCD lớp 12 năm 2019-2020 - THPT Trần Văn Quan tài liệu tổng hợp nhiều đề kiểm tra khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2019-2020 - THPT Trần Văn Quan

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Trường THPT Trần Văn Quan Năm học: 2019-2020 Môn: GDCD 12 Thời gian: 50 phút (40 câu trắc nghiệm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã số: ............................. Câu 1: Dù rất tốn kém nhưng cơ sở giết mổ gia cầm K đã xây dựng hệ thống xử lí chất thải theo tiêu chuẩn môi trường. Điều này cho thấy cơ sở giết mổ gia cầm K đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào? A. Áp dụng pháp luật . B. Thi hành pháp luật . C. Sử dụng pháp luật . D. Tuân thủ pháp luật . Câu 2: Mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Sự quan tâm của Nhà nước đến nhân dân. B. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người. C. Phụ thuộc vào học vấn của mỗi người. D. Khả năng hiểu biết của mỗi người dân. Câu 3: Trong quá trình sản xuất, kinh doanh công dân phải thực hiện nghĩa vụ gì đối với nhà nước? A. Trả nợ. B. Trả tiền nhân công. C. Nộp thuế. D. Đóng góp. Câu 4: Công ty A lấy nhãn hiệu của công ty B dán vào nhãn hiệu nước giải khát của công ty mình để bán được nhiều sản phẩm. Hành vi của công ty A thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Dân sự. B. Kỷ luật. C. Hành chính. D. Kinh doanh. Câu 5: Chị M là thợ may gia công tại nhà may X. Trong quá trình làm việc, chị M thường xuyên bị bà N là chủ nhà may X buộc tăng ca nhưng không tăng lương. Nghe theo lời khuyên của chị H cũng là thợ may gia công, M đã mạnh dạn đến hỏi trực tiếp bà N về việc tăng lương, bà N tỏ ra bực tức và có những lời lẻ xúc phạm đến chị M trước anh C và con trai mình là anh K. Không chấp nhận được thái độ của bà chủ nhà may, trong buổi tối tăng ca, lợi dụng lúc mọi người không chú ý, chị M đã châm lửa đốt cháy toàn bộ nhà kho chứa vải và các vật dụng của nhà may. Người nào dưới đây đã vi phạm pháp luật? A. Anh K, C B. Chị M, K, N C. Bà N, M D. Chị H, M Câu 6: Người nào sao đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí? A. Say rượu B. Bị ép buộc vi phạm pháp luật C. Bị bệnh tâm thần D. Bị dụ dỗ vi phạm pháp luật Câu 7: Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu A. buộc thôi việc. B. trách nhiệm pháp lí. C. trách nhiệm kỉ luật. D. chuyển công tác khác. Câu 8: Hội đồng kỉ luật nhà trường X đã lập biên bản xử phạt kỉ luật học sinh Y về tội thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp. Trong trường hợp này, Hội đồng kỉ luật nhà trường X đã vận dụng hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thực hiện pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 9: Quyền của công dân không tách rời A. lợi ích của công dân. B. nghĩa vụ của công dân. C. nhu cầu của xã hội. D. nhu cầu của công dân.
  2. Câu 10: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 11: Trong các hành vi sau, hành vi nào phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Anh P vì quá ghen nên đã đánh vợ gây thương tích. B. Công nhân X rất chăm chỉ trong công việc C. Học sinh Q thường xuyên nghỉ học không lí do. D. Ông S thường xuyên mở tiệc nhậu tại nhà. Câu 12: Trách nhiệm pháp lí được hiểu là A. Là nghĩa vụ mà các tổ chức, cá nhân phải thực hiện khi vi phạm pháp luật B. Là nghĩa vụ của cá nhân phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình C. Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình D. Là nghĩa vụ phải gánh chịu khi xâm phạm đến các cá nhân, tổ chức gây hậu quả xấu Câu 13: Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ A. kinh tế tài chính. B. tài sản và hợp đồng. C. công dân và xã hội. D. lao động, công vụ nhà nước. Câu 14: H, Q, T và L đều 19 tuổi đã bị công an xã A bắt tại chỗ vì tội đánh bạc ăn tiền. Ông trưởng công an xã A đã kí quyết định xử phạt hành chính đối với H, T và L. Q là cháu của ông chủ tịch xã A nên không bị xử phạt, chỉ bị công an xã A nhắc nhở rồi cho về. Trong các trường hợp này ông A đã A. Không bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. C. Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ trước pháp luật. D. Bình đẳng về quyền của công dân. Câu 15: Những dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là dấu dấu hiệu để phân biệt pháp luật với đạo đức? A. Pháp luật mang tính xã hội B. Quy định pháp của pháp luật không bao giờ bao hàm nội dung đạo đức C. Pháp luật được bảo đảm bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước D. Pháp luật được hình thành từ thực tiễn đời sống Câu 16: A, B, C, D là 4 bạn học chung lớp 12. A tự tiện đăng ảnh B lên facebook. B rủ C, D đón đường đánh A, B đánh A gây thương tích, C ngồi lên đầu A cho D quay phim tung lên mạng. Ai trong những học sinh trên không vi phạm pháp luật hình sự? A. Bạn C B. Bạn D C. Bạn B D. Bạn A Câu 17: Việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước là vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. kỉ luật. D. hành chính. Câu 18: Chị H đã giao hàng hóa cho anh H đúng theo hợp đồng kinh doanh giữa hai người. Qua đó cho thấy, chị đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 19: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm làm là hình thức A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 20: Sau khi tốt nghiệp THPT, anh T đã quyết định theo nghề mộc của cha. Sau 10 năm theo nghề của cha mình, T đã trở thành một chủ cơ sở chuyên bán sỉ và lẻ các loại vật dụng gia đình
  3. bằng gỗ nổi tiếng ở địa phương. Trong quá trình sản xuất-kinh doanh, T luôn thực hiện tốt các quy định của pháp luật về sản xuất-kinh doanh. Trong trường hợp này, anh T đã A. Tuân thủ pháp luật . B. Sử dụng pháp luật . C. Áp dụng pháp luật . D. Thi hành pháp luật . Câu 21: Sau khi nhận ba trăm triệu đồng tiền đặt cọc từ vợ chồng chị A, với ý đồ chiếm đoạt số tiền trên, Chị H nói với chồng đó là tiền trúng xổ số, rồi hai vợ chồng về quê mua đất làm trang trại. Quá thời hạn giao hàng đã lâu, vợ chồng chị A tìm gặp H nhiều lần không được, vợ chồng chị A đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị H. Trong lúc mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, vợ chồng chị A đã vào nhà lấy xe máy của chị H để siết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự? A. Chồng chị H và vợ chồng chị A B. Vợ chồng chị A C. Chị H và vợ chồng chị A D. Chị H và vợ chồng chị A Câu 22: Trong quá trình làm ăn, vợ anh A đã nghi ngờ anh A quan hệ bất chính với một người trong xóm. Nên vợ chồng anh A đã nãy sinh mâu thuẫn và cự cải nhau, anh A hành hung vợ gây thương tích nặng, tình cờ anh H và anh C đi ngang qua thấy vậy vào can ngăn, nhưng do nóng tính nên anh H đã xông vào đánh anh A gây thương tích. Theo em những ai vi phạm pháp luật? A. Anh A và anh H B. Anh H, vợ anh A và anh C C. Anh A và vợ D. Anh H, anh C và anh A Câu 23: H và L ở cùng phòng. Do ghen ghét với L, H đã lập Nicname giả về L trên mạng xã hội để gây chia rẽ tình cảm của L với mọi người. Như vậy H đã vi phạm pháp luật A. hành chính. B. kỉ luật C. hình sự. D. dân sự. Câu 24: Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ A. ý kiến của nhân dân. B. các quy tắc chung của cộng đồng. C. ý kiến các Luật sư. D. thực tiễn đời sống xã hội. Câu 25: Thực hiện pháp luật bao gồm mấy hình thức A. 4 hình thức B. 5 hình thức C. 6 hình thức D. 3 hình thức Câu 26: Nội dung nào sau đây không quy định về quyền của công dân? A. Công dân có quyền học tập. B. Người kinh doanh phải nộp thuế đầy đủ. C. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. D. Mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành mà pháp luật không cấm. Câu 27: Do gia đình ông B thiếu nợ phó giám đốc H, nên sau khi giám đốc đi công tác, phó giám đốc H lên điều hành đã cho nhân viên Q ở bộ phận nhận hồ sơ lao đông hợp thức hóa hồ sơ xin việc của con ông B, đồng thời thuê hai tên giang hồ C và G đến nhà ông B dọa, khống chế ông B và yêu cầu ông B phải cho con trai đang học lớp 7 nghỉ học, đến công ty để làm công nhân để trừ tiền lương vào khoản nợ nói trên. Những ai đã vi phạm về pháp luật trong lao động? A. Ông H và ông Q B. Ông B, giang hồ C và G C. Ông B, ông H và ông Q D. Ông Q, giang hồ C và G Câu 28: Ông A xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông A sẽ chịu hình thức xử lý nào của Ủy ban nhân dân phường? A. Cảnh cáo, phạt tiền B. Cảnh cáo, buộc tháo dỡ phần xây dựng trái phép C. Thuyết phục, giáo dục D. Phạt tù Câu 29: Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là A. từ đủ 14 đến dưới 16. B. từ 14 đến đủ 16. C. từ đủ 16 đến dưới 18. D. từ 16 đến đủ 18. Câu 30: Tính quyền lực của pháp luật thể hiện
  4. A. kỷ luật của Đảng. B. tổ chức công Đoàn. C. sức mạnh quyền lực Nhà nước. D. ý thức tự giác của công dân. Câu 31: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào vi phạm pháp luật hình sự? A. A 8 tuổi ăn trộm điện thoại của hàng xóm. B. Anh A bị tâm thần đánh người dẫn đến tử vong. C. N có ý định ăn trộm xe máy trong trường học. D. H (16 tuổi) tổ chức đua xe trái phép. Câu 32: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới? A. quan hệ kinh tế và quan hệ lao động B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. C. quan hệ lao động và quan hệ xã hội. D. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế. Câu 33: Pháp luật bao gồm mấy đặc trưng cơ bản A. 5 đặc trưng B. 6 đặc trưng C. 3 đặc trưng D. 4 đặc trưng Câu 34: Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? A. Mọi công dân vi phạm cùng một quy định đều bị chịu trách nhiệm pháp lí như nhau B. Mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật C. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau D. Mọi công dân đều không quyền và nghĩa vụ như nhau Câu 35: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế. B. các điều luật và các quan hệ hành chính. C. quan hệ xã hội và quan hệ hành chính. D. các quy tắc quản lí nhà nước. Câu 36: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Vay tiền dây dưa không trả. B. Tự ý nghỉ việc. C. Xây nhà trái phép. D. Cướp giật dây chuyền, túi xách người đi đường. Câu 37: Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là A. trung thực, công bằng, bình đẳng. B. tự do, công minh, bình đẳng, bác ái. C. hòa bình, tự do, tôn trọng. D. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải. Câu 38: “Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sồng, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức”, đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Thực hiện pháp luật. B. Trách nhiệm pháp lý. C. Nội dung pháp luật D. Vai trò của pháp luật. Câu 39: Ông D là Giám đốc sở X, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình đã tham ô 500 triệu đồng của Nhà nước. Ông D phải chịu hình phạt tù giam và bồi hoàn số tiền trên. Hình phạt này đã thể hiện sự bình đẳng về A. trách nhiệm kỉ luật. B. trách nhiệm hành chính. C. trách nhiệm dân sự. D. trách nhiệm pháp lí. Câu 40: Bạn M (17 tuổi) vì mâu thuẫn với anh K (người cùng xóm) nên đã rủ một bạn mang theo hung khí đến đánh anh K gây thương tích 15%. Hành vi của bạn M thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính. C. Vi phạm kỷ luật. D. Vi phạm dân sự. ----------- HẾT ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1