intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 106)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 106)” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 106)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1 – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN HÓA HỌC LỚP 11 - LỚP 11A Thời gian làm bài : 45 phút; (Đề có 2 trang) Cho biết nguyên tử khối các nguyên tố (u): H=1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; K = 39; Ca =40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. A. Phần trắc nghiệm: (7 điểm) Câu 1: Điều khẳng định đúng là A. Dung dịch có môi trường axit thì pH = 7. B. Dung dịch có môi trường trung tính thì pH > 7. C. Dung dịch có môi trường trung tính thì pH < 7. D. Dung dịch có môi trường bazơ thì pH > 7. Câu 2: Thể tích dung dịch HCl có pH = 1 cần để trung hòa vừa hết 50ml dung dịch Ca(OH)2 2M là A. 2000 ml. B. 50 ml. C. 200 ml. D. 1000 ml. Câu 3: Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat cho sản phẩm là oxyt kim loại, khí nitơ đioxyt và oxy là A. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO 3. B. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2. C. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3. D. Cu(NO3)2, AgNO 3, NaNO3. Câu 4: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 100ml dung dịch NaHCO3 1M và Na2CO3 0,5M. Số gam kết tủa là A. 34,475g. B. 24,625g. C. 19,700g. D. 29,550g. Câu 5: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện ly? A. Sự điện ly thực chất là quá trình oxy hóa - khử. B. Sự điện ly là sự phân ly một chất thành ion khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy. C. Sự điện ly là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch. D. Sự điện ly là sự phân ly một chất dưới tác dụng của dòng điện. Câu 6: Dung dịch X chứa 0,02 mol Al3+; 0,04 mol Mg2+; 0,04 mol NO3-; x mol Cl – và y mol Cu2+. Cho X tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 17,22 gam kết tủa. Mặt khác, cho 170 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 3,30. B. 4,86. C. 4,08. D. 5,06. Câu 7: Phương trình điện ly nào đúng? A. CaCl2 Ca+ + 2Cl-. B. Al2(SO4)3 2Al3+ + 3SO42-. C. Ca(OH)2 Ca+ + 2OH-. D. AlCl3 Al3+ + 3Cl2-. Câu 8: H3PO4 là A. Axit 1 nấc.  B. Axit 4 nấc.   C. Axit 2 nấc. D. Axit 3 nấc.  Câu 9: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân KNO3 là A. K, NO2 và O2. B. KNO2 và O2. C. K2O, NO2 và O2. D. KNO2, NO2 và O2. Câu 10: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí NH3 bằng cách A. cho muối amoni đặc tác dụng với kiềm đặc và đun nóng. B. cho N2 tác dụng với H2 (450oC, xúc tác bột sắt). C. nhiệt phân muối (NH4)2CO3. D. cho muối amoni loãng tác dụng với kiềm loãng và đun nóng. Câu 11: Dung dịch có cùng nồng độ của chất nào sau đây dẫn điện tốt nhất? A. CuSO4. B. NaCl. C. AlCl3. D. MgCl2. Câu 12: Cho hỗn hợp C và S vào dung dịch HNO3 đặc thu được hỗn hợp khí X và dung dịch Y. Thành phần của X là A. CO2 và NO2. B. CO2 và SO2. C. SO2 và NO2. D. SO2 và CO2. Trang 1/2 - Mã đề 106
  2. Câu 13: Dung dịch X chứa x mol Al3+, y mol Fe2+, z mol Cl- và t mol . Biểu thức liên hệ giữa x, y, z, t là A. 3x + 2y = z + 2t.   B. x + y = z + t.   C. 27x + 56y = 35,5z + 96t. D. 3x + 2y = z + t. Câu 14: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ? A. KOH. B. HCl. C. K2SO4. D. NaCl. Câu 15: Cho N2 tác dụng với: Al, H 2, O2, Na. Số phản ứng N2 thể hiện tính oxy hóa là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 16: N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với A. Mg. B. Li. C. O2. D. K. Câu 17: Dung dịch chứa 4 muối: CuCl2, FeCl3, ZnCl2, AlCl3. Nếu thêm vào dung dịch NaOH dư rồi thêm tiếp NH3 dư sẽ thu được kết tủa chứa A. 3 chất. B. 4 chất. C. 1 chất. D. 2 chất. Câu 18: Dung dịch H2SO4 0,005 M có pH là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 19: HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do A. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường. B. HNO3 tan nhiều trong nước. C. dung dịch HNO3 có tính oxy hóa mạnh. D. dung dịch HNO3 có hòa tan một lượng nhỏ NO2. Câu 20: Phương trình pứ Ba(H2PO4)2 + H2SO4 ⭢ BaSO4 ⭣+ 2H3PO4 tương ứng với phương trình ion gọn nào sau đây? A. Ba2+ + SO42- BaSO4 B. H2PO4- + H+ H3PO4 C. Ba2+ + 2H2PO4- + 2H+ + SO42- BaSO4⭣ + 2H3PO4 D. Ba2+ + SO42- + 3H+ + PO43- BaSO4⭣ + H3PO4 Câu 21: Hòa tan hết 4,431 gam hỗn hợp Al, Mg trong 100 ml dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch A và 1,568 lít hỗn hợp 2 khí cân nặng 2,59 gam, trong đó có một khí hóa thành màu nâu đỏ trong không khí. Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp là A. 18,95%. B. 87,2%. C. 12,8%. D. 50%. B. Phần tự luân: (3 điểm) Câu 1: Viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng, khi cho a) Dung dịch AgNO 3 vào dung dịch FeCl3 b) Dung dịch NH3 vào dung dịch Al(NO 3)3 Câu 2: Tính thể tích tối thiểu khí nitơ và khí hyđro cần dùng để điều chế 2 lít khí amoniac? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%. Câu 3: Hoàn thành các phương trình hóa học sau: a) Mg + HNO3 🡪 ? + N2 + H2O b) FeO + HNO3 🡪 ? + NO + H2O ------ HẾT ------ Lưu ý: 1) Học sinh không được sử dụng bất kỳ tài liệu nào. 2) Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Trang 2/2 - Mã đề 106
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2