intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 201)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 201)’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 201)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN LỊCH SỬ 10 Thời gian làm bài : 45 phút; PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 7đ ) Câu 1: Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam, của các nước trong khu vực và thế giới sẽ tạo ra cơ hội nào sau đây? A. Hợp tác về kinh tế. B. Hội nhập thành công. C. Hiểu biết về tương lai. D. Định hướng nghề nghiệp. Câu 2: Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính A. kế thừa. B. tái tạo. C. nhân tạo. D. nguyên trạng. Câu 3: Học tập và nghiên cứu lịch sử đưa đến cơ hội nào cho con người? A. Cơ hội về tương lai mới. B. Trở thành nhà nghiên cứu. C. Điều chỉnh được nghề nghiệp. D. Cơ hội về nghề nghiệp mới. Câu 4: Yếu tố nào là quan trọng nhất khi tiếp thu những thành tựu văn hóa nhân loại? A. Chủ động tiếp thu có chọn lọc. B. Chủ động, linh hoạt và sáng tạo. C. Chọn lọc và chỉnh sửa cho phù hợp. D. Tiếp thu một cách toàn diện. Câu 5: Tìm hiểu mối liên hệ giữa sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian là phương pháp nào sau đây? A. Lô-gích. B. Liên ngành. C. Lịch đại. D. Đồng đại. Câu 6: Trong cuộc sống hàng ngày, con người cần phải thực hiện yếu tố nào sau đây để định hướng cho tương lại? A. Nhận thức sâu sắc về những gì diễn ra ở cuộc sống hiện tại. B. Phát huy những giá trị truyền thống của lịch sử dân tộc. C. Không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá lịch sử. D. Vận dụng kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại. Câu 7: Nhận định nào sau đây phản ánh không đúng khi nói đến sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời? A. Nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử có thể thay đổi. B. Nhận thức lịch sử phụ thuộc vào nội dung nghiên cứu. C. Tri thức lịch sử gắn liền với sự xuất hiện nguồn sử liệu mới. D. Tri thức lịch sử luôn biết đổi và phát triển không ngừng. Câu 8: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói đến việc: trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đã và đang bắt gặp lịch sử ở khắp mọi nơi? A. Lịch sử hiện hữu trong từng bài học. B. Lịch sử hiện hữu trong mỗi bản làng. C. Lịch sử hiện hữu trên từng con phố. D. Lịch sử hiện hữu trong mỗi nếp nhà. Trang 1/4 - Mã đề 201
  2. Câu 9: Hiện nay, giải pháp cấp bách hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là gì? A. Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản. B. Xử lý nghiêm về vi phạm các giá trị di sản. C. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hiện đại. D. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản. Câu 10: Khái niệm nào sau đây là đúng? A. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi dân tộc. B. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi quốc gia. C. Lich sử là quá trình tiến hóa của con người. D. Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Câu 11: Sử học vừa phải phản ánh sự thật trong quá khứ, nhưng không kích động hận thù, xung đột hoặc kỳ thị, phân biệt đối xử. Đây là nguyên tắc nào của sử học? A. Chủ quan, khoa học. B. Trung thực, nhân văn. C. Khách quan, tiến bộ. D. Nhân văn, tiến bộ. Câu 12: Di sản nào sao đây được xem là di sản văn hóa phi vật thể ? A. Lăng tẩm. B. Cung điện. C. Hát xoan. D. Nhà cổ. Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là lí do cần học tập lịch sử suốt đời? A. Cần vận dụng tri thức lịch sử vào cuộc sống. B. Giúp chung ta chung sống với thế giới. C. Lịch sử còn nhiều bí ẩn cần khám phá. D. Cần bỏ qua quá khứ để hướng tới tương lai. Câu 14: Khái niệm nào là đúng về Sử học? A. Sử học là khoa học nghiên cứu về văn hóa của con người. B. Sử học là khoa học nghiên cứu về hoạt động của con người. C. Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. D. Sử học là khoa học nghiên cứu về tiến hóa của con người. Câu 15: Tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian trước – sau, quá khứ - hiện tại là phương pháp nào sau đây? A. Lô-gích. B. Liên ngành. C. Lịch đại. D. Đồng đại. Câu 16: Điểm giống nhau cơ bản của di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể là A. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. B. sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. C. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. D. gắn với cộng đồng hoặc cá nhân có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Câu 17: ội dung nào không phải là hình thức tìm hiểu và học tập lịch sử bằng hoạt động thực tế? A. Tham quan các khu tưởng niệm. B. Nghe kể những câu chuyện lịch sử. C. Tham quan các bảo tàng lịch sử. D. Tham quan các di tích lịch sử. Trang 2/4 - Mã đề 201
  3. Câu 18: Khám phá lịch sử giúp con người hiểu biết được yếu tố nào sau đây? A. Văn minh nhân loại qua các thời kỳ. B. Đánh giá được khả năng của bản thân. C. Đánh giá được vai trò của lịch sử. D. Nhận xét đúng bản chất của xã hội. Câu 19: Di dản văn hóa được bảo tồn và phát huy giá trị của mình sẽ góp phần phát triển A. kinh tế - chính trị. B. chính trị - xã hội. C. kinh tế - văn hóa. D. kinh tế - xã hội. Câu 20: Một trong những hình thức mà người xưa lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những truyền thống, tri thức, khát vọng khi chưa có ghi chép, thư tịch, nghiên cứu là A. ghi chép lại những gì đã diễn ra. B. nghiên cứu, khắc họa trên đồ vật. C. khắc họa trên vách đá, đồ vật. D. lưu trữ tư liệu sản xuất hàng ngày. Câu 21: Ngành nào sao đây đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia ? A. Kiến trúc. B. Kinh tế. C. Dịch vụ. D. Du lịch. Câu 22: Di sản nào sao đây được xem là di sản văn hóa vật thể ? A. Nghệ thuật ca trù. B. thành quách, lăng tẩm. C. Đàn ca tài tử. D. Hát xướng, hát xoan. Câu 23: Biện pháp bảo tồn di sản có hiệu quả hiện nay là A. cổ động, tái tạo, làm mới, nhân bản. B. sưu tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn. C. tái tạo, nhân bản, truyền nghề, trình diễn. D. làm mới, nhân bản, cổ động, lưu giữ. Câu 24: Qua câu truyện cổ tích “Thánh Gióng” đánh đuổi giặc Ân. Hãy cho biết, đây thuộc loại nguồn sử liệu nào? A. Sử liệu truyền miệng. B. Sử liệu hình ảnh. C. Sử liệu viết. D. Sử liệu đa phương tiện. Câu 25: Cơ hội nào thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá lịch sử? A. Xu thế hội nhập và không ngừng phát triển của thế giới hiện nay. B. Những khoảng trống và những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử. C. Sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại ngày nay. D. Xu thế toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia dân tộc. Câu 26: Hình ảnh dưới đây thuộc loại sử liệu nào? Trang 3/4 - Mã đề 201
  4. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946) A. Sử liệu gián tiếp và sử liệu viết. B. Sử liệu gián tiếp và sử liệu truyền miệng. C. Sử liệu trực tiếp và sử liệu hiện vật. D. Sử liệu trực tiếp và sử liệu viết. Câu 27: Nội dung nào sau đây không phản ánh ý nghĩa của tri thức lịch sử? A. Giúp con người có thể thay đổi được quá khứ. B. Giúp con người nhận thức sâu về nguồn cội. C. Giúp con người có thể dựu báo được tương lai. D. Giúp con người rút ra kinh nghiệm từ quá khứ. Câu 28: Lịch sử được hiểu theo những nghĩa nào sau đây? A. Hiện thực lịch sử và tái hiện lịch sử. B. Tái hiện lịch sử và học tập lịch sử. C. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. D. Nhận thức lịch sử và hiểu biết lịch sử. PHẦN TỰ LUẬN: ( 3đ ) Câu 1. Vì sao đặt ra vấn đề học tập, khám phá lịch sử suốt đời? -------------------------------- Trang 4/4 - Mã đề 201
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0