intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

21
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 12 NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn thi thành phần: SINH HỌC (Đề thi có 04 trang, gồm 40 câu) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề 014 Họ và tên học sinh:…………..…..............…Lớp:……… SBD: ……....Phòng: …… Câu 81: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của A. gen. B. rARN. C. mARN. D. tARN. Câu 82: Tác nhân gây đột biến lệch bội nhiễm sắc thể (NST) tác động vào giai đoạn nào? A. Đang di chuyển về 2 cực của tế bào. B. Hình thành thoi phân bào hoặc phân ly. C. Đang nhân đôi NST hoặc đang tiếp hợp- đoạn. D. Đang chuẩn bị duỗi xoắn về dạng sợi mảnh. Câu 83: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa. B. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình. C. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN. D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. Câu 84: Thành phần hoá học của một nhiễm sắc thể (NST) bao gồm A. các phân tử prôtêin. B. các phân tử prôtêin và một phân tử ADN. C. các phân tử ADN. D. axit và bazơ. Câu 85: Đột biến nào có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các gen mới? A. Mất đoạn NST. B. Chuyển đoạn NST. C. Đảo đoạn NST. D. Lặp đoạn NST. Câu 86: Giao tử đột biến thừa 1 NST (n+1) thụ tinh với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử đột biến nào? A. Thể ba nhiễm. B. Thể một nhiễm. C. Thể tứ bội. D. Thể tam bội. Câu 87: Bộ NST lưỡng bội của một loài sinh vật 2n =18. Có bao nhiêu NST ở thể tứ bội ? A. 20. B. 9. C. 72. D. 36. Câu 88: Ôpêron Lac của vi khuẩn E. coli gồm có các thành phần nào? A. Gen điều hòa và nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) B. Vùng vận hành và các gen cấu trúc (Z, Y, A) C. Vùng khởi động, vùng vận hành và các gen cấu trúc (Z,Y,A) D. Gen điều hòa, vùng vận hành, vùng khởi động và các gen cấu trúc (Z, Y, A) Câu 89: Sản phẩm của gen điều hòa R là prôtêin ức chế, prôtêin này sẽ liên kết với ..(1).. khi môi trường không có ..(2)...Trong điều hòa hoạt động gen ở operon Lac thì (1), (2) lần lượt là A. vùng vận hành (O) và lactôzơ. B. vùng vận hành (O) hoặc vùng khởi động (P) và lactôzơ . C. vùng khởi động (P) và lactôzơ. D. các gen cấu trúc và lactôzơ. Câu 90: Quan sát hình dưới, tên của dạng đột biến nhiễm sắc thể (NST) là NST ban đầu NST đột biến () A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. chuyển đoạn. D. lặp đoạn. Trang 1/4 - Mã đề thi 014
  2. Câu 91: Phiên mã là quá trình A. tổng hợp phân tử ARN. B. duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ. C. tổng hợp ADN. D. tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Câu 92: Một loài động vật có alen A bị đột biến thành alen a, Biết alen A là trội hoàn toàn. Kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến? A. Aa và aa. B. AA. C. Aa. D. aa. Câu 93: Một gen có trình tự các nuclêôtit trên mạch gốc như sau: 3’ ...AAX GGA XGA TAA... 5’. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có chiều mạch và trình tự nuclêôtit như thế nào? A. 5’... UUG XAU GXU AUU... 3’. B. 5’... UUG XXU GXU AUU... 3’. C. 3’...UUX GUA XGA UAA ...5’. D. 5’...AAX GUA XGA UAX... 3’. Câu 94: Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là A. nhiều bộ ba cùng mã hoá một axit amin. B. một bộ ba cùng mã hoá một axit amin. C. một bộ ba mã hoá nhiều axit amin. D. nhiều axit amin được quy định bởi một bộ ba. Câu 95: Ở tế bào nhân thực, bộ banào dưới đây là bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin)? A. AUU. B. AUG. C. UAG. D. UGU. Câu 96: Trong điều hòa hoạt động gen, vùng (trình tự ) vận hành - operator nằm ở vị trí nào của gen? A. Nằm ngoài gen. B. Vùng kết thúc. C. Vùng mã hóa. D. Vùng điều hòa. Câu 97: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN-polimelaza liên kết và di chuyển trên mạch khuôn để tổng hợp mạch mới, mạch mới được tổng hợp theo chiều A. khác nhau tùy từng phân tử ADN. B. từ 5'  3'. C. từ 3'  5'. D. từ 3'  5' hoặc từ 5'  3'. Câu 98: Tác nhân gây đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể (NST) tác động vào giai đoạn nào? A. Đang nhân đôi NST hoặc đang tiếp hợp- trao đổi đoạn. B. Đang chuẩn bị duỗi xoắn về dạng sợi mảnh. C. Đang phân ly về 2 cực của tế bào. D. Đang đóng xoắn, co ngắn. Câu 99: Ý nào sau đây có thể là hậu quả của đột biến lệch bội? A. Gây chết. B. Thích nghi hơn với môi trường. C. Tăng khả năng sinh sản. D. Tăng sức sống. Câu 100: Tổng hợp chuỗi pôlipeptit chính là quá trình A. phiên mã. B. nhân đôi ADN. C. dịch mã. D. duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ. Câu 101: Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng của trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành nên loài mới ở các loài A. bò sát. B. thực vật hạt trần. C. chim. D. thực vật hạt kín (có hoa). Câu 102: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại là mạch mới. Đây là cơ sở của nguyên tắc A. bảo toàn. B. bổ sung. C. bán bảo toàn. D. bổ sung và bán bảo toàn. Câu 103: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi chỉ một codon (bộ ba)? A. Thêm một cặp nuclêôtit. B. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. C. Mất một cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit. Câu 104: Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 3’AGXXGAXXXGGG 5’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là A. Pro-Gly-Ser-Ala. B. Ser-Arg-Pro-Gly. C. Gly-Pro-Ser-Arg. D. Ser-Ala-Gly-Pro. Trang 2/4 - Mã đề thi 014
  3. Câu 105: Tâm động của nhiễm sắc thể (NST) có vai trò gì? A. Là vị trí liên kết với thoi phân bào. B. Đóng xoắn NST. C. Tại đó ADN bắt đầu được nhân đôi. D. Bảo vệ NST, làm cho các NST không dính vào nhau. Câu 106: Bản chất của mã di truyền là A. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin. B. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. C. các axit amin đựơc mã hoá trong gen. D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin. Câu 107: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến A. một nuclêôtít. B. một số nuclêôtít. C. một hoặc một số cặp nuclêôtít. D. một hoặc một số đoạn trong ADN. Câu 108: Quá trình điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân thực diễn ra như thế nào? A. Diễn ra chủ yếu ở mức độ dịch mã. B. Phức tạp, ở nhiều mức độ. C. Diễn ra chủ yếu ở mức độ phiên mã. D. Diễn ra chủ yếu ở mức độ trước phiên mã. ----------------------------------------------- Câu 109: Hình sau minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ chế này. Phân tích hình này, hãy cho biết phát biểu nào sau đây sai? A. Thông qua cơ chế di truyền này mà thông tin di truyền trong gen được biểu hiện thành tính trạng. B. (1) và (2) khác nhau về hệ enzim. C. Hình này minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào. D. (1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung. Câu 110: Một loài thực vật, xét 5 gen mã hóa 5 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được phiên mã từ các gen N, P, Q và S. II. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì có thể tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới. III. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì có thể không làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này. IV. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen Q và gen S thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N. A. 2. B. 0. C. 3. D. 1. Câu 111: Có 5 riboxom cùng tham gia dịch mã 1 lần cho 1 mARN gồm 400 codon. Số phân tử tARN được huy động tham gia để hoàn tất quá trình dịch mã trên là A. 399. B. 2000. C. 400. D. 1995. Câu 112: Cho biết 1 chuỗi polipetit bị thay đổi cấu trúc, hãy cho biết trong các hoạt động, sự kiện sau, khả năng có mấy hoạt động, sự kiện là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó? (1) Nhân đôi ADN. (2) Phiên mã. (3) Dịch mã. (4) Điều hòa hoạt gen. (5) Đột biến NST. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 113: Một phân tử ADN chứa toàn N có đánh dấu phóng xạ được tái bản 3 lần trong môi trường 15 chứa N14. Số phân tử ADN con chứa hoàn toàn N14 chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 75%. B. 25%. C. 12,5%. D. 50%. Trang 3/4 - Mã đề thi 014
  4. Câu 114: Hậu quả nào không xuất hiện trong đột biến thay thế 1 cặp nucleôtit xảy ra ở codon mã hóa axit amin ? A. Chuyển codon thành codon khác nhưng vẫn mã hóa loại axit amin đó. B. Chuyển codon này thành mã kết thúc. C. Chuyển codon thành codon mã hóa loại axit amin khác. D. Chuyển codon này thành mã mở đầu. Câu 115: Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc Z thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt. II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã. III. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã. IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactôzơ. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 116: Ở 1 loài sinh sản hữu tính, cho các sai sót xảy ra như sau: (1) mARN dịch mã sai sót. (2) Gen phiên mã sai sót. (3) Nhân đôi ADN sai sót ở tế bào xôma. (4) Đột biến NST xảy ra ở tế bào biểu bì (5) Rối loạn phân li ở kỳ sau giảm phân. Có bao nhiêu sai sót có khả năng được di truyền cho thế hệ sau? A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 117: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể nhân thực, xét 2 cặp NST kí hiệu Aabb, có một số tế bào xảy ra sự không phân li của cặp NST Aa ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, tạo ra các giao tử. Giao tử tạo ra từ các tế bào đó là những giao tử nào sau đây? A. AAb, aab, và b. B. Ab và ab. C. AAb và aab. D. Aab và b. Câu 118: Cho một đoạn ADN, ở một đơn vị sao chép như hình vẽ: O là điểm khởi đầu sao chép, I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN. I O II 5’... .... 3’ 3’... .... 5’ III IV Trên các đoạn mạch đơn nào mạch mới được tổng hợp liên tục? A. I và IV. B. II và IV. C. II và III D. I và III. Câu 119: Quá trình giảm phân bình thường của 1 cây lưỡng bội (cây B), không xảy ra trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 64 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của của 1 tế bào ( tế bào M) của 1 cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 10 NST đơn chia làm 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về 1 cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phan bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? (1) Cây B có bộ NST 2n = 12. (2) Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II. (3) Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ NST lệch bội (2n -1). (4) Cây A có thể là thể một. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 120: Số lượng NST lưỡng bội của một loài thực vật 2n =14. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này? A. 210. B. 14. C. 7. D. 73. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 014
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2