intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Lê Hồng Phong

Chia sẻ: Solua999 Solua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

63
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn thử sức bản thân thông qua việc giải những bài tập trong Đề kiểm tra giữa HK2 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Lê Hồng Phong sau đây. Tài liệu phục vụ cho các bạn đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Lê Hồng Phong

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ HAI TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG MÔN Lịch sử – Khối lớp 10 TỔ: SỬ- GDCD Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 04 trang) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Câu 1. Ý nào phản ánh nét tương đồng về văn hóa của cư dân nước Văn Lang- Âu Lạc, Champa và Phù Nam ? A. Xây dựng đền tháp để thờ các vị thần B. Ở nhà sàn, ăn trầu cau , ăn cơm gạo tẻ C. Có chữ viết sớm dựa trên chữ Phạn. D. Nhuộm răng, xăm mình, ca múa hát Câu 2. Những nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI- XVIII là A. Khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, ươm tơ dệt lụa B. Khắc in bản gỗ, làm giấy, thủy tinh, ươm tơ dệt lụa, làm rèn đúc. C. Khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài D. Khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm giấy, thủy tinh. Câu 3. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhằm chống ách cai trị của A. Nhà Tống. B. Nhà Lương C. Nhà Hán. D. Nhà Ngô. Câu 4. Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của Quốc gia Phù Nam so với Champa, Văn Lang- Âu Lạc là A. Từng làm chủ phần lớn đất đai Đông Nam Á. B. Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình. C. Trở thành nước giàu mạnh nhất Đông Nam Á. D. Ngoại thương đường biển rất phát triển. Câu 5. Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh- Tiền Lê ở nước ta gồm A. Vua, Lạc hầu, Lạc tướng, Bồ chính. B. Sáu bộ: Binh, Hình, Công, Lễ, Lại, Thư, Hộ. C. Ba ban : Văn ban, Võ ban, Lễ ban D. Ba ban : Văn ban, Võ ban, Tăng ban. Câu 6. Nét nổi bật của tình hình kĩ thuật ở nước ta trong các thế kỉ XVI- XVIII là A. Nhiều thành tựu kĩ thuật được du nhập từ phương Tây được áp dụng rộng rãi cho sản xuât. B. Tiếp cận được với sự phát triển của kĩ thuật thế giới nhất là các kĩ thuât của phương Tây C. Qúa lạc hậu so với sự phát triển chung của các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới D. Được du nhập từ phương Tây nhưng do nhiều hạn chế nên không có điều kiện phát triển. Câu 7. Trong các năm 1786- 1788 với việc đánh đổ Trịnh- Nguyễn, đóng góp của phong trào Tây Sơn là A. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài và đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. B. Mở ra một giai đoạn mới cho dân tộc: thống nhất đất nước và cả nước tiến lên xây dựng đất nước. C. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài và thiết lập vương triều Tây Sơn chung trong cả nước. Câu 8. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh của nông dân dưới triều Nguyễn ở nước ta vào nửa đầu thế kỉ XIX là A. Diễn ra từ đầu và chấm dứt khi triều Nguyễn có chính sách “sát đạo”, “đóng cửa” B. Diễn ra từ đầu và tiếp tục phát triển rầm rộ khắp nước cho đến giữa thế kỉ XIX. C. Diễn ra từ đầu và kéo dài đến khi phong trào Cần vương chống Pháp chấm dứt. D. Diễn ra liên tục lúc đầu chống triều Nguyễn về sau chống cả quân Pháp xâm lược Câu 9. Nhận xét nào sau đây đúng về Kiều Công Tiễn, Nguyễn Ánh, Lê Chiêu Thống trong lịch sử Việt
  2. Nam ? A. Đều cho người sang Trung Quốc xin cầu cứu để giúp đỡ mình. B. Đều rước quân giặc ngoại xâm về giày xéo quê hương đất nước. C. Đều là những người nắm chức vụ cao nhất trước khi bị lật đổ. D. Cả ba đều có một kết cục bi thảm và bị lịch sử lên án mạnh mẽ. Câu 10. Nghề nào KHÔNG PHẢI là nghề thủ công cổ truyền của nước Đại Việt trong thế kỉ XI- XV ? A. Nghề rèn sắt, đúc trống đồng, nghề mộc dân gian . B. Nghề đúc đồng, nghề làm muối, nghề mộc dân gian C. Nghề khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ. D. Nghề làm đồ gốm dân gian, nghề ươm tơ và dệt lụa. Câu 11. Cuộc kháng chiến/ khởi nghĩa nào đã mở đầu cho truyền thống kết thúc chiến tranh một cách mền dẻo (giảng hòa) đẻ giữ vững hòa hiếu với các nước láng giềng của dân tộc ta từ thế kỉ X- XV A. Chống Mông- Nguyên. B. Khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh C. Chống Tống thời Lý. D. Chống Tống thời Tiền Lê. Câu 12. Nét tương đồng của vua Lê Thánh Tông của Việt Nam và vua Minh Thái Tổ ở Trung Quốc là A. Đưa chế độ phong kiến ở mỗi nước phát triển đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử của mỗi dân tộc mình B. Bãi bỏ chức quan đứng đầu hàng quan văn, quan võ và lập ra 6 bộ, tập trung quyền hành vào tay vua. C. Sau khi củng cố quyền lực, tập trung phát triển kinh tế và tiến hành các cuộc chiến tranh ra bên ngoài D. Đều được lên làm vua sau khi kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của ngoại bang. Câu 13. Nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc từ năm A. Năm 179 TCN. B. Năm 179 SCN C. Năm 208 TCN. D. Năm 111 TCN. Câu 14. Cuộc cải cách nào thời phong kiến ở Việt Nam vẫn còn hiện hữu cho đến ngày nay trên đất nước ta ? A. Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông. B. Cuộc cải cách kinh tế của vua Hồ Qúy Ly. C. Cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng. D. Cuộc cải cách mọi mặt của Tiết độ sứ Khúc Hạo. Câu 15. Công trình kiến trúc được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV ở nước ta , nay được công nhận là Di sản văn hóa thế giới A. Hoàng thành Thăng Long. B. Kinh thành Thăng Long. C. Kinh thành và lăng tẩm Huế. D. Thành nhà Hồ(Thanh Hóa). Câu 16. Ý nào KHÔNG phản ánh đúng biện pháp của Quang Trung để xây dựng đất nước sau ngày 5-1-Kỉ Dậu ? A. Ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, lập lại sổ hộ. B. Quân đội được tổ chức quy củ và được trang bị vũ khí đầy đủ. C. Cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhà Thanh ở bên Trung Quốc D. Xây dựng vương triều mớitheo chế độ quân chủ chuyên chế Câu 17. Về tổng thể chính sách kinh tế của triều Nguyễn ở nước ta vào nửa đầu thế kỉ XIX là A. Hạn chế phát triển nghành nghề B. Trọng thương, ức nông C. Coi trọng phát triểnngoại thương D. Trọng nông, ức thương Câu 18. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào đấu tranh của dân ta trong thời kì Bắc thuộc là A. Chính sách cai trị tàn bạo của chính quyền đô hộ và tinh thần yêu nước của dân ta. B. Dân ta căm ghét chính sách “ lầy người Việt trị người Việt” của chính quyền đô hộ. C. Ảnh hưởng của phong trào khởi nghĩa vũ trang chống phong kiến nông dân Trung Quốc D. Chính sách đồng hóa dân tộc của chính quyền đô hộ gây nên bất bình trong nhân dân. Câu 19. Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX, tên nước ta lần lượt là
  3. A. Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Việt và Việt Nam B. Vạn Xuân, Đại Việt, Âu Lạc, Việt Nam và Đại Nam C. Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Việt Nam và Đại Nam D. Đại Việt, Đại Ngu, Đại Cồ Viêt, Đại Nam và Vạn Xuân Câu 20. Nhà nước Âu Lạc của người Việt cổ ra đời vào thế kỉ III TCN là A. Một nhà nước riêng biệt về chính trị, tổ chức, quân sự, không có gì chung so với nhà nước Văn Lang. B. Kế tục nhưng mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức so với nhà nước Văn Lang. C. Nhà nước Âu Lạc- một nhà nước của tộc người không phải là tộc người Việt ở phương nam. D. Nhà nước Âu Lạc- chính là sự thu hẹp quy mô về lãnh thổ, quyền lực của nhà nước Văn Lang. Câu 21. Người tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn vào những năm 60 của thế kỉ XV là A. Lê Nhân Tông. B. Lê Thái Tông. C. Lê Thánh Tông. D. Lê Thái Tổ. Câu 22. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) thắng lợi, lập ra triều Lê sơ là A. Nguyễn Trãi . B. Lê Hoàn . C. Lê Lai . D. Lê Lợi.. Câu 23. Nền văn hóa là tiền đề cho sự ra đời quốc gia Văn Lang vào thế kỉ VII TCN ? A. Văn hóa Hoa Lộc. B. Văn hóa Sa huỳnh C. Văn hóa Hòa Bình. D. Văn hóa Đông Sơn. Câu 24. Phong trào nông dân Tây Sơn ở nước ta nổ ra vào năm nào ? A. Năm 1775. B. Năm 1791. C. Năm 1771. D. Năm 1789. Câu 25. Quốc gia Đại Việt tổ chức khoa thi đầu tiên tại kinh thành Thăng Long vào năm A. Năm 1073. B. Năm 1070. C. Năm 1071. D. Năm 1075. Câu 26. Từ sau năm 938 đến thế kỉ XV, nước ta phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm là A. Chống Tống, chống Mông- Nguyên, chống Minh và chống Xiêm B. Chống Tống, ba lần chống Mông- Nguyên, hai lần chống Minh. C. Chống Mông- Nguyên, chống Minh, chống Xiêm và chống Thanh. D. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông- Nguyên và chống Minh. Câu 27. Cuộc sống của cư dân Hòa Bình (6000- 12000 năm trước đây) có điểm khác với cư dân Sơn Vi (khoảng 2 vạn năm trước đây) ở Việt Nam là A. Lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính cho mình. B. Sống thành các thị tộc, bộ lạc với công cụ đá ghè đẽo. C. Sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước. D. Đã có một nền nông nghiệp sơ khai (trồng các loại rau, củ,..) Câu 28. Dấu tích Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước Việt Nam có niên đại cách ngày nay khoảng A. 20- 30 vạn năm. B. 30- 40 vạn năm. C. 40- 50 vạn năm. D. 10- 20 vạn năm. Câu 29. Thành tựu nổi bật của sản xuất thủ công nghiệp ở nước ta dưới triều Nguyễn là A. Đúc được súng đại bác theo kiểu phương Tây. B. Đóng được tàu thủy chạy bằng máy hơi nước. C. Chế tạo được một só máy đơn giản như đồng hồ. D. Nghề gốm sứ, kéo tơ dệt lụa đặc biệt phát triển Câu 30. Các xưởng thủ công do Nhà nước tổ chức và quản lí trong thế kỉ XI- XV ở nước ta gọi là A. Thiết xưởng B. Quan xưởng. C. Quân xưởng. D. Binh xưởng. Câu 31. Nguyên nhân chủ yếu làm ngoại thương nước ta phát triển mạnh mẽ trong các thế kỉ XVI- XVIII là A. Do sản phẩm thủ công nước ta ngày càng thu hút các thương nhân nước ngoài đến buôn bán.
  4. B. Sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới và chính sách mở cửa của chúa Nguyễn, Trịnh C. Do nước ta có nhiều cảng biển thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán với các nước trên thế giới. D. Do chúa Nguyễn, chúa Trịnh đánh thuế nhẹ đối với các thương nhân nước ngoài đến buôn bán. Câu 32. Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) và khởi nghĩa của Lý Bí (năm 544) là A. Khởi nghĩa thắng lợi và nền độc lập dân tộc được lâu dài. B. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến. C. Chống ách đô hộ của triều đại nhà phong kiến phương Bắc. D. Khởi nghĩa thắng lợi, lên làm vua và giữ vững nền độc lập Câu 33. Trong các thế kỉ XVI- XVIII ở nước ta, vị vua/chúa đã đưa văn thơ chữ Nôm vào nội dung thi cử là A. Vua Lê Thánh Tông B. Chúa Nguyễn Hoàng C. Vua Quang Trung. D. Vua Mạc Đăng Dung. Câu 34. Con sông lịch sử chia đất nước ta thành Đàng trong- Đàng ngoài (thế kỉ XVII- XVIII ) là A. Sông Gianh. B. Sông Mã. C. Sông Cả. D. Sông Hiền Lương Câu 35. Thời Bắc thuộc, điểm nổi bật của tình hình văn hóa nước ta là gì ? A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều cho lắm đến văn hóa nước ta. B. Nhân dân ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc. C. Bảo tồn và phát huy những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc. D. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và Việt hóa cho phù hợp với thực tiễn. ------ HẾT ------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2