intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Đại Từ - Mã đề 801

Chia sẻ: Hoàng Văn Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

80
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 của trường THPT Đại Từ Mã đề 801 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Đại Từ - Mã đề 801

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017­2018 TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút;  (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 801 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Pháp luật có quy định thanh niên đủ  18 tuổi trở lên đến 25 tuổi phải đi nghĩa vụ  quân sự  nếu như được triệu tập. H có giấy gọi của cơ quan chính quyền và đã tham gia nghĩa vụ đầy đủ,   như vậy H đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 2: Gia đình T lấn đất gia đình B, hành vi trên thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hình sự. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Kỉ luật. Câu 3: Chị T đã phát hiện ra hành vi giết ng ười của anh B và tố  cáo anh B với cơ quan có thẩm  quyền, trong trường hợp này chị T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật, B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 4: Hai công ty C và B có những thỏa thuận trong hợp đồng rất rõ ràng. Tuy nhiên, trong thời  gian hợp tác công ty B không làm đúng theo như hợp đồng đã thỏa thuận và có gây thiệt hại tài sản   cho công ty C . Như vậy, công ty B đã vi phạm loại pháp luật nào dưới đây? A. Vi phạm kỷ luật. B. Vi phạm hành chính. C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm hình sự. Câu 5: Tại sao nói pháp luật mang bản chất giai cấp? A. Vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển  của xã hội. B. Vì pháp luật do Nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực  hiện. C. Vì pháp luật đại diện cho toàn bộ các giai cấp trong xã hội. D. Vì pháp luật là của một giai cấp xây dựng nên. Câu 6: Anh H là quan chức cấp cao trong Nhà nước, anh đã vi phạm tội danh cố ý giết người để  bịt đầu mối. Đứng trước pháp luật anh đã không khai nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên,   khi nhân chứng, vật chứng đầy đủ Tòa án đã không khoan nhượng và xử anh rất nặng. Anh đã đưa   ra lý do bản thân là một quan chức cấp cao và có nhiều đóng góp đ ề nghị Tòa án giảm tội, nhưng  không được Tòa chấp thuận. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quy phạm, phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung, C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính nghiêm minh. Câu 7: Trong lớp học, K là một học sinh hiền lành và chăm chỉ. Tuy thành tích học tập chưa cao  nhưng bạn luôn cố gắng và hết mình vì bạn bè. Trong một lần xảy ra sự cố, Công an vào trường  và lục túi của K đã phát hiện có ma túy. Lúc này, K biết mình bị vu oan và thực sự sợ hãi. Nhưng   K vẫn rất bình tĩnh, hợp tác với các chú Công an và tố  cáo hành vi buôn bán của một nhóm học  sinh trong trường giúp các chú Công an triệt phá được cả  đường giây. Thông qua điều này, K đã   vận dụng vai trò nào của pháp luật? A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. B. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền lợi của chính mình. C. Pháp luật luôn bảo vệ lẽ phải. D. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp  của mình.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 801
  2. Câu 8: “ Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ  nguy hiểm  cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm   phạm các quy tắc quản lí nhà nước”  là vi phạm : A. Vi phạm kỷ luật. B. Vi phạm hành chính. C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm hình sự. Câu 9: Ông V có hành vi buôn bán hàng nước ngọt giả, trong quá trình vận chuyển hàng lên các  thành phố lớn để tiêu thụ, xe của ông đã bị Công an bắt. Khi kiểm tra giá trị  của số hàng hóa nói  trên, công an đã giám định số hàng vượt quá 30 triệu đồng tiền Việt Nam. Vậy , ông V đã vi phạm  loại pháp luật nào? A. Vi phạm dân sự. B. Vi phạm kỷ luật. C. Vi phạm hành chính. D. Vi phạm hình sự. Câu 10: Chồng không có quyền ly hôn trong trường hợp nào dưới đây? A. Khi người vợ không đồng ý ly hôn và chưa ký tên vào đơn ly hôn. B. Khi người vợ đang mang thai và sinh con dưới 12 tháng tuổi. C. Khi người vợ đang nuôi con trên 36 tháng tuổi. D. Khi người vợ đang thất nghiệp. Câu 11: Nhà máy H chuyên sản xuất giầy xuất khẩu đã xây dựng  kết cấu hạ tầng thu gom và xử  lý chất thải theo tiêu chuẩn môi trường. Trong trường hợp này nhà máy H đã thực hiện pháp luật   theo hình thức nào sau đây? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật . C. Không tuân thủ  pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 12: Hanh vi nao sau đây không phai la hanh vi vi pham phap luât? ̀ ̀ ̉ ̀ ̀ ̣ ́ ̣ A. Em  B 19 tuôi đa lây căp chiêc xe đap tri gia 500.000đông ̉ ̃ ́ ́ ́ ̣ ̣ ́ ̀ . B. N 20 tuôi đang co y đinh lây trôm xe may trong nha tr ̉ ́ ́ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ường. C. D, M  đang la h ̀ ọc sinh lơp 12, hai  ban ch ́ ̣ ở nhau trên môt chiêc xe may, không đôi  ̣ ́ ́ ̣ mũ bao  ̉ ̉ . hiêm D. H la h ̀ ọc sinh lơp 11 c ́ ươp giât tui xach cua chi A ́ ̣ ́ ́ ̉ ̣ . Câu 13: Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây? A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại. B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. C. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống. Câu 14: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật? A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. Hành vi xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. C. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện. D. Hành vi do người không đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Câu 15: Cơ quan, tổ chức duy nhất nào có quyền xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện pháp  luật? A. Các cơ quan nhà nước. B. Quốc hội C. Nhà nước. D. Chính phủ. Câu 16: Chị H và anh N yêu nhau được 3 năm và hai người tính chuyện kết hôn. Nhưng bố chị H  lại có xích mích với gia đình nhà anh N từ lâu nên rất ghét và không muốn gả con cái cho anh N mà   lại muốn gả cho anh B. Không những thế, bố chị N còn tuyên bố  sẽ cản trở đến cùng nếu chị  H   không nghe lời bố. Như vậy, bố chị N đã vi phạm quyền gì? A. Quyền quyết định cá nhân. B. Quyền yêu đương tự do cá nhân. C. Quyền cá nhân. D. Quyền hôn nhân tự nguyện của công dân                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 801
  3. Câu 17: Cô X tham gia ưng c ́ ử vao ̀ đại biểu hôi đông nhân dân  ̣ ̀ cấp huyện. Trong trương h ̀ ợp naỳ   ̃ ực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? cô X đa th A. Ap dung phap luât ́ ̣ ́ ̣ B. Thi hanh phap luât ̀ ́ ̣ C. Tuân thu phap luât ̉ ́ ̣ D. Sử dung phap luât ̣ ́ ̣ Câu 18: Các tôn giáo được hiểu là A. các hình thức tôn thờ tổ tiên. B. các hình thức tín ngưỡng có tổ chức. C. các tín ngưỡng. D. các đạo khác nhau. Câu 19: Vốn là một nhân viên tại Tòa án thành phố  Hà Nội. Anh Đ đã mở  thêm phòng Luật và  nhận bào chữa cho các thân chủ khi được thuê. Anh đã vi phạm loại pháp luật nào dưới đây? A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm hình sự. C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm kỷ luật. Câu 20: Đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố  ý? A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi. B. Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi. C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi. D. Người dưới 18 tuổi. Câu 21: Ông M thấy đèn đỏ trên đường sáng và đã dừng lại, trong trường hợp này ông M đã  thực  hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật, C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 22: Hai thanh niên có hành vi đua xe, lạng lách, đánh võng và bị Cảnh sát giao thông bắt được .  Theo em, hai thanh niên phải chịu hình thức pháp lý nào dưới đây? A. Cảnh cáo, giữ xe. B. Phạt tiền, giữ xe. C. Cảnh cáo, phạt tiền. D. Cảnh cáo, phạt tiền và giữ xe. Câu 23: “ đầu thú” và “tự thú” là hai hành vi? A. Khác nhau. B. Giống nhau hoàn toàn. C. Tương tự nhau. D. Trái ngược nhau. Câu 24: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 25: Theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động ít nhất phải đủ A. 14 tuổi. B. 18 tuổi. C. 16 tuổi. D. 15 tuổi. Câu 26: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm A. quy định các hành vi không được làm. B. quy định các bổn phận của công dân. C. các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người. D. các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm). Câu 27:  Chị  H nói chuyện với chồng về  việc mình muốn đi xin việc làm thì anh T chồng chị  không đồng ý và bắt chị phải ở nhà làm việc nhà. Anh T đã vi phạm quyền gì? A. Bình đẳng về cơ hội phát triển bản thân. B. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. C. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản. D. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân. Câu 28: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 29: Xe máy điện được quy định dùng cho người đủ bao nhiêu tuổi trở lên? A. 12 tuổi trở lên. B. 14 tuổi trở lên. C. 16 tuổi trở lên. D. 18 tuổi trở lên. Câu 30: Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 801
  4. A. Cố ý lây truyền HIV cho người khác. B. Lái xe máy đi ngược đường một chiều. C. Không thực hiện chia tài sản theo di chúc của người mất. D. Lần đầu xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Câu 31: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là A. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật bảo đảm. B. các dân tộc được pháp luật bảo vệ. C. các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. D. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật hỗ trợ. Câu 32: Luật Hôn nhân và gia đình quy định về độ tuổi kết hôn: “nam đủ từ 20 tuổi trở lên và nữ  đủ  từ  18 tuổi trở  lên” thì mới được kết hôn. Vì quy định này mà anh Tơ  Nú dân tộc H mông đã   phải chờ đến khi đủ 20 tuổi mới cưới vợ. Điều này thể hiện đặc trưng gì của pháp luật? A. Tính quy phạm, phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ vể mặt hình thức. D. Tính nghiêm minh. Câu 33: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm A. sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật. B. sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật, vi phạm pháp luật. C. sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật, tuân thủ pháp luật. D. sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật và giải quyết pháp luật. Câu 34: T 16 tuổi luôn bị bố mắng. Bố thường nói: “mày là con thì không có quyền gì cả, bố mẹ  nói gì cũng phải nghe, như thế mới là con ngoan”. Suy nghĩ của bố H trái với quyền nào dưới đây? A. Bình đẳng giữa anh chị em. B. Bình đẳng giữa vợ và chồng. C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái. D. Bình đẳng giữa ông bà và các cháu. Câu 35: Hãy xác định câu sai trong các nguyên tắc xử phạt hành chính về giao thông đường bộ? A. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị  xử phạt. B. Mọi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ phải được phát hiện kịp thời và phải đình  chỉnh ngay. C. Một vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt nhiều lần. D. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi  phạm. Câu 36: Người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng   là những người A. từ đủ 14 tuổi trở nên đến 18 tuổi. B. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. C. từ đủ 14 tuổi trở nên đến đúng 16 tuổi. D. từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi. Câu 37: Khi thuê nhà của ông T, ông B đã tự  sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T.   Hành vi này của ông B là loại vi phạm pháp luật gì? A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính D. kỉ luật. Câu 38: Luật Đất đai quy định về  việc cưỡng chế  đất dành cho những hộ  gia đình không chịu   giao đất cho Nhà nước để  thực hiện các mục tiêu chung của xã hội. Quy định này thể  hiện đặc   trưng gì của pháp luật? A. Tính quy phạm, phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính nghiêm minh. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung, Câu 39: Công dân bình đẳng trước pháp luật là A. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu  trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 801
  5. B. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà  họ tham gia. C. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống. D. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo. Câu 40: Hành vi nào dưới đây không phải là thực hiện pháp luật? A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm. B. Làm những việc mà pháp luật cấm. C. Không làm những điều mà pháp luật cấm. D. Làm những việc mà pháp luật quy định phải ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 801
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2