SỞ GD-ĐT BẮC NINH<br />
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1<br />
--------------ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
Đề gồm có 4 trang, 40 câu<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2017-2018<br />
Bài thi KHOA HỌC TỰ NHIÊN. Môn: SINH HỌC 11<br />
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)<br />
Mã đề thi: 114<br />
<br />
Họ tên thí sinh:............................................................SBD:...............................................................<br />
<br />
Câu 1: Các nguyên tố đại lượng gồm:<br />
A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.<br />
B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.<br />
C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.<br />
D. C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg.<br />
Câu 2: Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là:<br />
A. AM (axitmalic).<br />
B. ALPG (anđêhit photphoglixêric).<br />
C. APG (axit phốtphoglixêric).<br />
D. Rib – 1,5 - điP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat).<br />
Câu 3: Vi khuẩn nốt sần có khả năng cố định nitơ vì trong cơ thể chúng có enzim:<br />
A. Caboxilaza.<br />
B. Nitrôgenaza.<br />
C. Nuclêaza.<br />
D. Amilaza.<br />
Câu 4: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường:<br />
A. Gian bào và tế bào biểu bì.<br />
B. Dòng mạch gỗ.<br />
C. Gian bào và tế bào chất.<br />
D. Dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.<br />
Câu 5: Bào quan thực hiện chức năng quang hợp:<br />
A. Lục lạp.<br />
B. Tilacoit.<br />
C. Lá cây.<br />
D. Diệp lục.<br />
Câu 6: Hậu quả khi bón liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết cho cây:<br />
(1) Gây độc hại đối với cây<br />
(2) Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường<br />
(3) Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết<br />
(4) Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi<br />
A. 1, 2, 4.<br />
B. 1, 2, 3.<br />
C. 1, 2.<br />
D. 1, 2, 3, 4.<br />
Câu 7: Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:<br />
A. Vật liệu xây dựng toả nhiệt làm môi trường xung quanh nóng hơn.<br />
B. Cả 2 đều có quá trình trao đổi chất nhưng ở cây quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn.<br />
C. Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ<br />
nhiệt môi trường xung quanh lá.<br />
D. Vật liệu xây dựng và cây đều thoát hơi nước nhưng cây thoát mạnh hơn.<br />
Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của sự thoát hơi nước qua lá?<br />
A. Giảm nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.<br />
B. Khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.<br />
C. Khí khổng mở cho khí O2 đi vào cung cấp cho quá trình hô hấp giải phóng năng lượng cho<br />
các hoạt động của cây.<br />
D. Tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.<br />
Câu 9: Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp được<br />
gọi là:<br />
A. Điểm bão hòa CO2.<br />
B. Điểm bù CO2.<br />
C. Điểm bù ánh sáng.<br />
D. Điểm bão hòa ánh sáng.<br />
Câu 10: Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng :<br />
A. NO2- và NO3-.<br />
B. NO3- và NH4+.<br />
C. NO2- và NH4+.<br />
D. NH4+ và N2.<br />
Câu 11: Giai đoạn nào chung cho quá trình phân giải kị khí và phân giải hiếu khí?<br />
A. Chu trình Crep.<br />
B. Đường phân.<br />
C. Chuỗi chuyền êlectron.<br />
D. Lên men.<br />
<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 114<br />
<br />
Câu 12: Nitơ trong xác thực vật, động vật là dạng:<br />
A. Nitơ muối khoáng cây hấp thu được.<br />
B. Nitơ phân tử tự do nhờ vi sinh vật cố định cây mới sử dụng được.<br />
C. Nitơ hữu cơ cây không hấp thu được.<br />
D. Nitơ độc hại cho cây.<br />
Câu 13: Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu trong cây thường biểu hiện ở:<br />
A. Sự thay đổi kích thước của cây.<br />
B. Sự thay đổi số lượng lá trên cây.<br />
C. Sự thay đổi số lượng quả trên cây.<br />
D. Sự thay đổi màu sắc lá cây.<br />
Câu 14: Chọn câu trả lời đúng theo dữ liệu sau về động lực của dòng mạch gỗ và mạch rây<br />
(I) : Dòng mạch gỗ<br />
( II ) : Dòng mạch rây<br />
1. Lực đẩy (áp suất rễ)<br />
2. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất<br />
3. Sự chênh lệch áp suât thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan đích (hoa, củ…)<br />
4. Lực hút do thoát hơi nước ở lá<br />
5. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ<br />
A. (I) : 2, 3, 4; ( II ) : 1, 5.<br />
B. (I) : 1, 4, 5; ( II ) : 2, 3.<br />
C. (I) : 1, 4, 5; ( II ) : 3.<br />
D. (I) :2, 3, 5; ( II ) : 1, 4.<br />
Câu 15: Quá trình hô hấp sáng là quá trình:<br />
A. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối .<br />
B. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ở ngoài sáng.<br />
C. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 trong bóng tối.<br />
D. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.<br />
Câu 16: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Câu ca dao trên nói đến<br />
vai trò của yếu tố nào đối với cây lúa?<br />
A. Đạm vô cơ.<br />
B. Nước.<br />
C. Ánh sáng.<br />
D. CO2.<br />
Câu 17: Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:<br />
A. Cố định CO2 tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) khử APG thành ALPG.<br />
B. Khử APG thành ALPG cố định CO2 tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat).<br />
C. Cố định CO2 khử APG thành ALPG tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat).<br />
D. Khử APG thành ALPG tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) cố định CO2.<br />
Câu 18: Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào trên biểu bì lá có lớp cutin phát triển mạnh hơn?<br />
A. Cây trong vườn do ánh sáng ở vườn yếu.<br />
B. Cây trên đồi do ánh sáng trên đồi mạnh.<br />
C. Cây trong vườn do ánh sáng ở vườn là ánh sáng tán xạ.<br />
D. Cả cây trong vườn và trên đồi đều có lớp cutin dày.<br />
Câu 19: Một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat<br />
thành nitơ phân tử là:<br />
A. Làm đất kĩ, đất tơi xốp và thoáng.<br />
B. Khử chua cho đất.<br />
C. Bón phân vi lượng thích hợp.<br />
D. Giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên cho đất<br />
Câu 20: Ý nào không đúng khi nói về tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang<br />
hợp :<br />
A. Tăng nồng độ ôxi.<br />
B. Tăng cường độ quang hợp.<br />
C. Tăng diện tích lá.<br />
D. Tăng hệ số kinh tế.<br />
Câu 21: Vì sao lá cây có màu xanh lục?<br />
A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu lục.<br />
B. Vì nhóm sắc tố phụ (carôtênôit) hấp thụ ánh sáng màu lục.<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 114<br />
<br />
C. Vì các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ.<br />
D. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu lục.<br />
Câu 22: Hiệu quả năng lượng trong quá trình phân giải hiếu khí 1 phân tử glucôzơ?<br />
A. 34 phân tử ATP. B. 38 phân tử ATP.<br />
C. 36 phân tử ATP. D. 32 phân tử ATP.<br />
Câu 23: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng ở lá là:<br />
A. Hàm lượng CO2 trong tế bào lá.<br />
B. Cường độ ánh sáng mặt trời.<br />
C. Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. D. Hàm lượng chất hữu cơ trong tế bào lá.<br />
Câu 24: Quá trình quang hợp chỉ xảy ra ở miền ánh sáng nào:<br />
A. Đỏ và cam.<br />
B. Đỏ và vàng.<br />
C. Xanh tím và cam. D. Xanh tím và đỏ.<br />
Câu 25: Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là:<br />
A. Chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ và một số ion khoáng được sử dụng lại.<br />
B. Chủ yếu là nước và các ion khoáng.<br />
C. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng mới hấp thụ.<br />
D. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng được sử dụng lại.<br />
Câu 26: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,7%, trong đất là 0,3%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách:<br />
A. Khuếch tán.<br />
B. Thẩm thấu.<br />
C. Hấp thụ bị động. D. Hấp thụ chủ động.<br />
Câu 27: Nơi diễn ra pha sáng; sản phẩm pha sáng tham gia pha tối là gì?<br />
A. Tilacôit; Nước và O2.<br />
B. Strôma; ATP,NADPH.<br />
C. Tilacôit; ATP, NADPH.<br />
D. Tilacôit; ATP và CO2.<br />
Câu 28: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là:<br />
A. Ở thân.<br />
B. Ở lá.<br />
C. Ở quả.<br />
D. Ở rễ.<br />
Câu 29: Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây?<br />
A. Chủ động.<br />
B. Thẩm thấu.<br />
C. Có tiêu dùng năng lượng ATP.<br />
D. Khuếch tán.<br />
Câu 30: Khi tế bào khí khổng mất nước thì:<br />
A. Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại.<br />
B. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại.<br />
C. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại.<br />
D. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại.<br />
Câu 31: Lá thoát hơi nước:<br />
A. Qua lớp cutin.<br />
B. Qua khí khổng và qua lớp cutin.<br />
C. Qua khí khổng.<br />
D. Qua toàn bộ tế bào của lá.<br />
Câu 32: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong<br />
sản phẩm quang hợp ở cây xanh?<br />
A. Diệp lục a.<br />
B. Diệp lục a,b và carôtenôit.<br />
C. Diệp lục b.<br />
D. Diệp lục a,b.<br />
Câu 33: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm :<br />
A. Nước, ion khoáng và một số chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ.<br />
B. Nước, ion khoáng và một số chất hữu cơ tổng hợp từ lá.<br />
C. Nước, ion khoáng.<br />
D. Nước, ion khoáng và một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ.<br />
Câu 34: Nguyên tố nào sau đây là thành phần của diệp lục?<br />
A. Magiê.<br />
B. Kẽm.<br />
C. Kali.<br />
D. Clo.<br />
Câu 35: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ?<br />
(1) Nitơ không phải là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật.<br />
(2) Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH4+ và N03(3) Thiếu nitơ lá có màu vàng.<br />
(4) Nitơ tham gia cấu tạo các phân tử prôtêin, cacbohiđrat, enzim, diệp lục.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 114<br />
<br />
A. 1.<br />
B. 3.<br />
C. 2.<br />
D. 4.<br />
Câu 36: Hiện tượng nào sau đây dẫn đến sự mất cân bằng nước trong cây?<br />
A. Cây thoát nước ít hơn hút nước.<br />
B. Rễ cây hút nước quá ít.<br />
C. Cây hút nước ít hơn thoát hơi nước.<br />
D. Cây thoát hơi nước nhiều.<br />
Câu 37: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:<br />
A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.<br />
B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.<br />
C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.<br />
D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.<br />
Câu 38: Dung dịch bón phân qua lá phải có:<br />
A. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi.<br />
B. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời không mưa.<br />
C. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời mưa bụi.<br />
D. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời không mưa.<br />
Câu 39: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?<br />
A. Chu trình canvin.<br />
B. Quang phân ly nước.<br />
C. Pha sáng.<br />
D. Pha tối.<br />
Câu 40: Trong tự nhiên nồng độ CO2 trung bình là:<br />
A. 3%.<br />
B. 0,03%.<br />
C. 0,008%.<br />
D. 0,01%.<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 114<br />
<br />