intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí lớp 11 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357

Chia sẻ: Ngô Văn Trung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

83
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Hãy tham khảo Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí lớp 11 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí lớp 11 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐĂK NÔNG ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016­2017  TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG Môn thi: ĐỊA LÍ 11 Thời gian làm bài: 45 phút;  (20 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận) Lớp:…………   Mă đề thi 357 Họ và tên.....................................................................  I. PHẦN TRẮC NGHIỆM.( 20 câu – 6,0 điểm). Câu 1: Biểu tượng của ASEAN là: A. bó lúa với 10 rẻ lúa.   B. nối vòng tay lớn.     C. 10 ngôi sao xếp thành 1 vòng tròn. D. dàn khoan dầu ngoài biển. Câu 2: Đặc điểm người lao động Nhật Bản là: A. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động. B. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động. C. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao. D. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước. Câu 3: Những ngành công nghiệp được Trung Quốc ưu tiên phát triển trong chính sách công nghiệp mới là : A. công nghiệp năng lượng, viễn thông. B. công nghiệp khai thác, luyện kim. C. công nghiệp dệt may, chế biến lương thực ­ thực phẩm. D. công nghiệp chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. Câu 4: Cho bảng số liệu BẢNG 1: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM                                                                                     Đơn vị: tỉ USD Năm 1990 1995 2000 2001 2004 Xuất khẩu 287.6 443.1 479.2 403.5 565.7 Nhập khẩu 235.4 335.9 379.5 349.1 454.5    So với năm 1990 thì năm 2004 Nhật Bản xuất khẩu hơn: A. 219 tỉ USD.  B. 59 tỉ USD.  C. 2,1 tỉ USD. D.   278.1 tỉ USD.  Câu 5: Nhận xét không đúng về một số đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là: A. nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa. B. phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt. C. vùng biển Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau. D. có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão. Câu 6: Chiến lược kinh tế mới đưa nền kinh tế nước Nga trở lại vị trí cường quốc được thực hiện từ: A. năm 2000.        B. năm 2005               C. năm 2001                    D. năm 2004  Câu 7: Nhận xét không chính xác về các ngành dịch vụ của Liên Bang Nga là: A.  Liên bang Nga có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông tương đối phát triển với đủ các loại hình. B.  Liên bang Nga có nhiều tiềm năng du lịch, nguồn thu từ ngành này đạt 15 tỉ USD vào năm 2005. C.  kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng trong nền kinh tế Liên Bang Nga. D.  Mát­xcơ­va và Xanh Pê­téc­bua là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất  của nước Nga. Câu 8: Nhận định không đúng về thành tựu của nền kinh tế Nga sau năm 2000 là: A. sản lượng các ngành kinh tế tăng. B.  đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời Xô­Viết. C.  dự trữ ngoại tệ đúng thứ ba thế giới (năm 2005). D.  đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Câu 9: So với các nước phát triển, Trung Quốc còn thấp hơn nhiều về:                                                Trang 1/3 ­ Mã đề thi 357
  2. A. tổng kim ngạch xuất khẩu. B. thu nhập bình quân theo đầu người. C. tốc độ tăng trưởng kinh tế. D. tổng sản phẩm quốc nội. Câu 10: Ngành công nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Liên Bang Nga, hàng năm mang lại   nguồn thu ngoại tệ lớn là: A.  công nghiệp khai thác than. B.  công nghiệp điện lực. C.  công nghiệp khai thác dầu khí. D.  công nghiệp luyện kim. Câu 11: Đông Nam Á có vị trí tiếp giáp giữa: A. Thái Bình Dương ­ Ấn Độ Dương. B. Hồng Hải ­ Ấn Độ Dương. C. Địa Trung Hải ­ Hồng Hải. D. Đại Tây Dương ­ Thái Bình Dương. Câu 12: Nhận xét không chính xác về tình hình tăng trưởng GDP của Liên Bang Nga thời kỳ 1990­2005   là: A.  giai đoạn 1990­1998 liên tục tăng trưởng âm. B.  GDP tăng trưởng cao nhất vào năm 2000. C.  GDP tụt giảm mạnh nhất vào năm 1998. D.  giai đoạn 1999­2005 liên tục tăng trưởng ở mức cao. Câu 13: Sau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng được phục hồi và đạt ngang mức trước chiến tranh vào năm: A. 1950 B. 1953 C. 1952 D. 1951 Câu 14: Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là: A. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. B. từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa. C. nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể. D. dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Câu 15: Diện tích tự nhiên của Trung Quốc đứng hàng: A. thứ năm thế giới sau Liên Bang Nga, Canađa, Hoa Kỳ và Braxin. B. thứ tư thế giới sau Liên Bang Nga, Canađa và Hoa Kỳ. C. thứ ba thế giới sau Liên bang Nga và Canađa. D. thứ hai thế giới sau Liên Bang Nga. Câu 16: Dựa vào bảng sản lượng lúa năm 2000 Lãnh thổ Lúa (triệu tấn) Đông Nam Á 157 Châu Á 427 Thế giới 599 Sản lượng lúa ở Đông Nam Á chiếm tỉ lệ % so với Thế giới là: A. 16% B. 36% C. 46% D. 26,2% Câu 17: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy cho biết GDP/người của Xingapo cao hơn GDP/người của   Việt Nam mấy lần: Nước GDP/người Xingapo 20740 Việt Nam 415 A. 46,9 lần. B. 48,9 lần. C. 47,9 lần. D. 49,97 lần. Câu 18: Dựa vào bảng 1 (câu 4), biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu   của Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2004 là: A. cột.               B. đường.                C. miền.                 D. cột ghép.  Câu 19: Đất đai chủ yếu của vùng Đông Nam Á là: A. đất đen. B. đất đỏ bazan, feralit, phù sa. C. đất xám. D. đất phù sa. Câu 20: Chính sách dân số rất cứng rắn của Trung Quốc dẫn đến hậu quả: A. mất ổn định về xã hội. B. quy mô dân số giảm. C. thiếu lao động phát triển kinh tế. D. mất cân đối giới tính trong dân số.                                                Trang 2/3 ­ Mã đề thi 357
  3. II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 1,0 câu – 4,0 điểm). Câu 1: Cho bảng số liệu GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990­2007 Đơn vị: tỉ USD Năm 1990 2000 2007 Xuất khẩu 287,6 479,2 676,9 Nhập khẩu 235,4 379,5 572,4 a. Tính cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2007. b. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản từ  năm 1990 đến 2007 và rút ra nhận xét. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 3/3 ­ Mã đề thi 357
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2