intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra kiến thức Hóa 12 - THPT Chuyên KHTN (Kèm đáp án)

Chia sẻ: Kien DAng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

182
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn đang gặp khó khăn trước kì kiểm tra 1 tiết và bạn không biết làm sao để đạt được điểm số như mong muốn. Hãy tham khảo 3 Đề kiểm tra kiến thức Hóa 12 - THPT Chuyên KHTN (Kèm đáp án) sẽ giúp các bạn nhận ra các dạng bài tập khác nhau và cách giải của nó. Chúc các bạn làm thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra kiến thức Hóa 12 - THPT Chuyên KHTN (Kèm đáp án)

  1. www.VNMATH.com TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHTN BÀI KIỂM TRA KIẾN THỨC LỚP 12 – NĂM HỌC 2012 -2013 Trường THPT Chuyên KHTN MÔN HÓA HỌC - Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề thi: 147 Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, thu được 15,68 lít khí 147 CO2 (đktc) và 17,1 gam nước. Mặt khác, thực hiện phản ứng este hoá m gam X với 15,6 gam axit axetic, thu được a gam este. Biết hiệu suất phản ứng este hoá của hai ancol đều bằng 60%. Giá trị của a là A. 25,79. B. 15,48. C. 24,80. D. 14,88. Câu 2: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là: A. Na2CO3 và HCl. B. NaCl và Ca(OH)2. C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. Na2CO3 và Na3PO4. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X thu được 0,3 mol khí CO2 và 0,3 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X tác dụng hết với NaOH thì thu được 8,2 gam muối. X là A. HCOOCH3 B. HCOOC2H5 C. CH3COOCH3 D. CH3COOC2H5 Câu 4: Este X (có KLPT MX = 103 đvC) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là A. 29,75 B. 27,75 C. 26,25 D. 24,25 Câu 5: Cho các phương trình phản ứng: Fe + A → FeCl2 + … Chất A nào sau đây đã chọn không đúng? A. HCl. B. Cl2. C. CuCl2. D. FeCl3. Câu 6: Trong công nghiệp, amoniac được điều chế từ nitơ và hiđro bằng phương pháp tổng hợp: N2(k) + 3H2(k) 2NH3 (k) Phản ứng theo chiều thuận là phản ứng toả nhiệt. Về lý thuyết, cân bằng trên sẽ dịch chuyển về phía tạo thành amoniac nếu A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất. B. giảm nhiệt độ và tăng áp suất. C. tăng nhiệt độ và tăng áp suất. D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất. Câu 7: Đun nóng xenlulozơ với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc, thu được chất dễ cháy, nổ mạnh không có khói nên được dùng làm thuốc súng không khói. Sản phẩm đó là A. trinitroxenlulozơ. B. trinitratxenlulozơ. C. đinitroxenlulozơ. D. mononitroxenlulozơ. Câu 8: Do có tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gây thối rữa nên dung dịch của hợp chất X được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế… X là A. ancol metylic. B. ancol etylic. C. anđehit fomic. D. anđehit axetic. Câu 9: Trong các chất HF, HCl, HBr và HI thì A. HF là axit mạnh nhất. B. HF được bảo quản và vận chuyển trong các lọ thuỷ tinh. C. HCl tan vô hạn trong nước. D. HI là axit mạnh nhất. Câu 10: Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 44,65. B. 50,65. C. 22,35. D. 33,50. Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam X trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 3,36. B. 11,20. C. 5,60. D. 6,72. Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là A. 0,55. B. 0,60. C. 0,40. D. 0,45. Câu 13: Chia m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 thành 2 phần đều nhau: Phần 1: Hoà tan trong nước dư thu được 1,02 gam chất rắn không tan. Phần 2: Hoà tan hết trong dung dịch HCl 1M thì cần vừa đủ 140ml dung dịch HCl. Khối lượng hỗn hợp ban đầu m có giá trị bằng A. 2,26 gam. B. 2,66 gam. C. 5,32 gam. D. 7,00 gam. Câu 14: Hoà tan hết 7,2 gam hỗn hợp A gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau phân nhóm IIA bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ hết bởi dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76 gam kết tủa. Hai kim loại ban đầu là A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. Câu 15: Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO3 và MgO tới khối lượng không đổi, thì số gam chất rắn còn lại chỉ bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy % theo khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu là A. 75,76%. B. 24,24 %. C. 66,67 %. D. 33,33 %.
  2. www.VNMATH.com A. CH4. B. C4H10. C. C2H4. D. C3H4. Câu 33: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol vinylaxetilen và 0,6 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là A. 0 gam. B. 24 gam. C. 8 gam. D. 16 gam. Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Ag2S với những số mol bằng nhau thu được 3,36 lít SO2 (đktc) và chất rắn B. Cho B vào cốc đựng lượng dư dung dịch axit HCl. Số gam chất rắn không tan trong dung dịch axit HCl là A. 14,35 gam. B. 7,175 gam. C. 10,8 gam. D. 5,4 gam. Câu 35: Đun nóng hỗn hợp gồm glixin và alanin thu được tripeptit mạch hở, trong đó tỉ lệ gốc của glixin và alanin là 2:1. Hãy cho biết có bao nhiêu tripeptit được tạo ra? A. 2 chất. B. 3 chất. C. 4 chất. D. 5 chất. Câu 36: Phương trình phản ứng nào đúng trong các phương trình sau? A. 5Fe2+ + MnO4 – + 4H2O → 5Fe3+ + Mn2+ + 8OH – B. 5Fe2+ + MnO4 – + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O C. 3Fe2+ + MnO4 – + 4H+ → 3Fe3+ + MnO2 + 2H2O D. 3Fe2+ + MnO4 – + 2H2O → 3Fe3+ + MnO2 + 4OH – Câu 37: Polivinyl clorua, polimetacrilat metyl có tính chất nào sau đây giống nhau? Khó tan trong etanol, trong nước (1); Không bay hơi (2); Không có điểm nóng chảy rõ rệt (3). A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (1), (2) và (3). Câu 38: Axit stearic có công thức phân tử là A. C15H31COOH. B. C17H31COOH. C. C17H33COOH. D. C17H35COOH. Câu 39: Cho các phương trình phản ứng sau: CH3 – CH = CH2 + Cl2 → CH3 – CHCl – CH2Cl (1); CH3 – CH = CH2 + HClO → CH3 – CH(OCl) – CH3 (2); CH3 – CH = CH2 + H2O → CH3 – CH2 – CH2OH (3); CH3 – CH = CH2 + BrI → CH3 – CHBr – CH2I (4); Phản ứng viết đúng theo qui tắc Maccopnhicop là A. (1). B. (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (2). Câu 40: Thuỷ phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly – Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là A. 1,46. B. 1,36. C. 1,64. D. 1,22. Câu 41: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với nước Br2 ? A. CH3CH2COOH. B. CH3COOCH3. C. CH2=CHCOOH. D. CH3CH2CH2OH. Câu 42: Cho các chất C2H2 (A); HCHO (B) và HCOOH (C). Chất có thể tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa là A. (A). B. (B). C. (B) và (C). D. (A), (B) và (C). Câu 43: Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 2,58 gam. B. 2,22 gam. C. 2,31 gam. D. 2,44 gam. Câu 44: Có bao nhiêu đồng phân axit (kể cả đồng phân cis – tran) ứng với công thức phân tử C4H6O2 ? A. 2 chất. B. 3 chất. C. 4 chất. D. 5 chất. Câu 45: Cho một hỗn hợp gồm Cu, Fe, Ag, Mg. Dùng dung dịch nào sau đây có thể tách riêng được Ag ra khỏi hỗn hợp? A. HNO3 đặc, nóng. B. H2SO4 đặc, nóng. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch Fe(NO3)3. Câu 46: Cho mỗi chất sau: Na2O, ZnO, Al2O3, CrO3 vào dung dịch NaOH, có phản ứng xảy ra đối với A. Na2O, Al2O3. B. ZnO và Al2O3. C. CrO3. D. tất cả các oxit. Câu 47: Đặc điểm của ăn mòn hoá học là A. không phụ thuộc nhiệt độ và không phát sinh dòng điện. B. phụ thuộc nhiệt độ và phát sinh dòng điện. C. phụ thuộc nhiệt độ và không phát sinh dòng điện. D. Phụ thuộc nhiệt độ và có thể có hoặc không phát sinh dòng điện. Câu 48: Để nhận biết các hợp chất đơn chức có cùng công thức phân tử C2H4O2 có thể dùng A. dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch NH3. D. dung dịch AgNO3/NH3. Câu 49: Trong các loại phân bón hoá học sau, loại nào có hàm lượng P2O5 cao nhất? A. Supe phot phát đơn. B. Supe phot phat kép. C. Phân lân tự nhiên. D. Phân lân nung chảy. Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức (có số nguyên tử cacbon trong phân tử khác nhau) thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hoá 7,6 gam hỗn hợp trên với hiệu suất 80% thu được m gam este. Giá trị của m là A. 8,16. B. 6,12. C. 2,04. D. 4,08.
  3. www.VNMATH.com ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 147 1D, 2D, 3C, 4C, 5B, 6B, 7B, 8C, 9D, 10A, 11A, 12B, 13C, 14B, 15A, 16D, 17B, 18B, 19D, 20D, 21B, 22A, 23C, 24B, 25C, 26A, 27C, 28B, 29C, 30A, 31D, 32D, 33B, 34C, 35B, 36B, 37D, 38D, 39D, 40A, 41C, 42D, 43C, 44D, 45D, 46D, 47C, 48D, 49B, 50D.
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHTN BÀI KIỂM TRA KIẾN THỨC MÔN HÓA HỌC LỚP 12 – 1314 Trường THPT Chuyên KHTN Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề thi: 279 Họ và tên học sinh………………………………………………………………………………………….. Câu 1: Cho các chất CH3CH2OH, C2H6, CH3OH, CH3CHO, C6H12O6, C4H10, C2H5Cl. Số chất có thể điều chế trực tiếp axit axetic (bằng 1 phản ứng) là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 2: Hòa tan a mol Fe trong dung dịch H2SO4 thu được dung dịch X và 12,32 lít SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được 7,52 gam muối khan. Giá trị của a là A. 0,4 B. 0,6 C. 0,3 D. 0,5 Câu 3: Cho các chất: FeS, Cu2S, FeSO4, H2S, Ag, Fe, KMnO4, Na2SO3, Fe(OH)2. Số chất có thể phản ứng với H2SO4 đặc, nóng tạo ra SO2 là A. 9 B. 8 C. 7 D. 6 Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 2 lít hỗn hợp gồm metan và ankin X thu được V lít CO2 và 3 lít hơi nước. Biết thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Giá trị của V là A. 2 lít B. 2,5 lít C. 3 lít D. 2,25 lít Câu 5: Chất X có CTPT là CxHyCl. Trong X, clo chiếm 46,4% về khối lượng. Số đồng phân của X là A. 2 chất B. 3 chất C. 4 chất D. 5 chất Câu 6: Cho 7,8 gam hỗn hợp gồm 2 ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau qua CuO dư, nung nóng tới phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 3,2 gam. Cho hỗn hợp sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 64,8 g B. 43,2 gam C. 21,6 gam D. 86,4 gam Câu 7: Cho Ba vào các dung dịch dư riêng biệt sau đây: NaHCO3; CuSO4; (NH4)2CO3; NaNO3; MgCl2; KCl. Số dung dịch tạo kết tủa là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 8: Hóa chất nào sau đây nhận biết được các chất lỏng và dung dịch riêng biệt: Glixerol, etanol, glucozơ, dung dịch anilin, lòng trắng trứng? A. Na và dung dịch Br2 B.Na và dung dịch AgNO3/NH3 C. Dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 D. Dung dịch Br2 và Cu(OH)2 Câu 9: Cho hai nguyên tử của hai nguyên tố A và B thuộc hai phân nhóm chính liên tiếp, tổng số hiệu nguyên tử cùa chúng là 23. Biết A thuộc nhóm V và đơn chất của A và B không phản ứng với nhau ở nhiệt độ thường. Vậy A và B lần lượt là A. P và O2 B. N2 và S C. N và S D. P và S Câu 10: Dãy nào sau đây gồm các kim loại đều có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Zn, Mg, Ag B. Ba, Fe, Cu C. Al, Cu, Ag D. Cr, Fe, Cu Câu 11: Cho m gam KOH vào 2 lít dung dịch KHCO3 a mol/l thu được 2 lít dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 15,76 gam kết tủa. Mặt khác cho phần 2 vào dung dịch CaCl2 dư rồi nung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là A. 8,96g và 0,12M B. 5,6g và 0,04M C. 4,48g và 0,06M D. 5,04g và 0,07M Câu 12: Nhiệt phân lần lượt các chất sau: (NH4)2Cr2O7, CaCO3, Cu(NO3)2, KMnO4, Mg(OH)2, AgNO3, NH4Cl. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoán khử là A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 13: Dãy các chất nào sau đây đều không làm đổi màu quz tím? A. Axit glutamic, valin, alanin B. Axit glutamic, lysin, glysin C. Alanin, lysin, phenyl amin D. Anilin, glyxin, valin Kiểm tra kiến thức lớp 12-lần 2 năm học 2013-2014
  5. Câu 14: Phenol phản ứng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: NaOH, HCl, Br2, (CH3CO)2, CH3COOH, Na, NaHCO3, CH3COCl ? A. 7 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHy COOH, và (COOH)2 thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Mặt khác cũng 29,6 gam X khi tác dụng với lượng dư NaHCO3 thu được 0,5 mol CO2. Giá trị của m là A. 44 gam B. 22 gam C. 11 gam D. 33 gam Câu 16: Để tác dụng hết với 100 gam chất béo có chất số axit bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là A. 110,324 gam B. 108,107 gam C. 103,178 gam D. 108,265 gam Câu 17: Cho 13,0 gam bột Zn vào dung dịch có chứa 0,1 mol Fe(NO3)3; 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol AgNO3. Khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng. A. 17,2 gam B. 14,0 gam C. 19,07 gam D. 16,4 gam Câu 18: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe và các oxit của sắt bằng H2SO4 đặc, nóng dư đến phản ứng hoàn toàn thu được 80 gam muối khan và 2,24 lít SO2 (đktc) . Vậy số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng là A. 0,9 mol B. 0,7 mol C. 0,5 mol D. 0,8 mol Câu 19: Cho hai dung dịch H2SO4 và HCOOH có cùng nồng độ mol và có các giá trị pH tương ứng là x và y. Biết rằng H2SO4 phân ly hoàn toàn và trong dung dịch HCOOH cứ 50 phân tử HCOOH có 1 phân tử bị phân ly. Quan hệ giữa x và y là A. y = x + 2 B. y = 2x C. y = x - 1 D.y = 10x Câu 20: Một α- aminoaxit X chấtỉ chưa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 3,36 gam X tác dụng vừa đủ với HCl tạo ra 50,2 gam muối. Tên gọi của X là A. Alanin B. Valin C. Lysin D.Glyxin Câu 21: Hòa tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dưụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KMnO4, MgSO4, Mg(NO3)2, Al? A. 5 B. y = 6 C. 7 D.8 Câu 22: Cho cân bằng 2SO2 (khí) + O2 (khí) ↔ 2SO3 (khí) ΔH
  6. Câu 28: Hấp thụ 2,26 lít khí CO2 vào 200,0 ml dung dịch hỗn hợp NaOH xM và Na2CO3 0,4M thu được dung dịch X có chứa 19,98 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/l của NaOH trong dung dịch ban đầu là A. 0,7M B. 0,75M C. 0,5M D. 0,6M Câu 29: Anđêhit Y có công thức đơn giản nhất là C2H3O. Số công thức cấu tạo có thể của X là A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 30: Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng? A. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 B. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaCrO2 C. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)3 D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch FeCl3 Câu 31: Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian thu được 3,12 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,95 gam bột Zn vào dung dịch Y đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,45 gam chất rắn Z và dung dịch chấtỉ chứa một muối duy nhất. Giá trị của m là A. 0,64 B. 1,28 C. 1,92 D. 1,6 Câu 32: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 90 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 81gam B. 96gam C. 108gam D. 162gam Câu 33: Este X có CTPT C5H8O2 khi tác dụng với NaOH tạo ra 2 sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số chất thỏa mãn điều kiện trên cảu X là A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 34: Cho khí H2S tác dưụng lần lượt với: dung dịch NaOH, khí clo, nước clo, dung dịch KMnO4/H+, khí oxi dư đun nóng, dung dịch FeCl3, dung dịch ZnCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng là A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 35: Đun nóng 3,42 gam mantozơ trong dung dịch axit sunfuric loãng, đun nóng. Sau phản ứng, trung hòa axit dư rồi cho hỗn hợp sản phẩm tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 3,78 gam Ag. Hiệu suất phản ứng thủy phân mantozơ là A. 69,27% B. 87,5% C. 62,5% D. 75% Câu 36: Cho từ từ từng giọt dung dịch chứa b mol HCl vào hỗn hợp chứa a mol Na2CO3 thu được V lít CO2. Mặt khác, cho từ từ từng giọt dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 2V lít CO2. Biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa a và b là A. a = 0,8b B. a = 0,35b C. a = 0,75b D. a = 0,5b Câu 37: Cho 6,9 gam Na vào dung dịch HCl thu được dung dịch X có chứa 14,59 gam chất tan. Cho dung dịch X vào dung dịch AgNO3 dư đến phản ứng hoàn toàn thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là A. 38,65gam B. 37,58gam C. 40,76gam D. 39,20gam Câu 38: Cho 2,7 gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được 0,448 lít khí X tinh khiết (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 22,7 gam chất rắn khan. Công thức phân tử của X là A. NO B. NO2 C. N2 D. N2O Câu 39: Đốt 24 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu gồm Fe và Cu vằng Oxi thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 6,72 lít SO2 (đktc) và dung dịch có chứa 72 gam muối sunfat khan. Giá trị của m là A. 25,6gam B. 28,8gam C. 27,2gam D. 26,4gam Câu 40: Cho xuất điện động chuẩn của pin điện hóa: Mg-Ni là 2,11 V; Ni-Ag là 1,06 V. Biết thế điện cực chuẩn của cặp Ag+/Ag bằng 0,8 V. Thế điện cực chuẩn của các cặp Mg2+/Mg và Ni2+/Ni lần lượt là A .-2,37V và -0,26V B. -1,87V và +0,26V C. -1,46V và -0,34V D. -0,76V và -0,26V Câu 41: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(OH)2, H2SO4, HNO3, MgCl2, HCl, Ca(NO3)2. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là Kiểm tra kiến thức lớp 12-lần 2 năm học 2013-2014
  7. A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 42: Cho 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Cu kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 43: Hiđrôcacbon thơm X (C8H8) có khả năng tạo ra 4 loại dưẫn xuất monobrom? Tên gamọi của X là A. m-đimetylbenzen B. o- đimetylbenzen C. p- đimetylbenzen D. Etylbenzen Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CH4, C2H4, C2H6, C3H8 thu được 6,16 gam CO2 và 4,14 gam H2O. Số mol C2H4 có trong hỗn hợp ban đầu là A. 0,02 mol B. 0,01 mol C. 0,08 mol D. 0,09 mol Câu 45: Nung nóng etan ở nhiệt độ cao với chất xúc tác thích hợp thu được một hỗn hợp X gồm etan, etilen, axetilen và H2. Tỉ khối của hỗn hợp X với etan là 0,4. Nếu cho 0,4 mol hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 đã phản ứng là A. 0,24 mol B. 0,16 mol C. 0,60 mol D. 0,32 mol Câu 46: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác? A. Đisaccarit là cacbohiđrat khi bị thủy phân tạo ra hai loại monosaccarit B. Polisaccarit là cacbohiđrat khi bị thủy phân tạo ra nhiều phân tử monosaccarit C. Monosaccarit là cacbohiđrat không thể bị thủy phân D. Tinh bột, mantozơ và glucozơ lần lượt là các poli-, đi- và monosaccarit Câu 47: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong mỗi phân tử protein, các amino axit được sắp xếp theo một thứ tự xác định B. Phân tử có hai nhóm –CO-NH- được gọi là đipeptit, ba nhóm thì được gamọi là tripeptit C. Các peptit có từ 10 đến 50 đơn vị amino axit các thành được gọi là polipeptit D. Các hợp chất hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều α-aminoaxit được gọi là peptit Câu 48: Hợp chất X (C9H8O2) có vòng benzen. Biết X tác dụng dễ dàng với dung dịch brom thu được chất Y có công thức phân tử C9H8O2Br2. Mặt khác, cho X tác dụng với NaHCO3 thu được muối Z có công thức phân tử C9H7O2Na. Số chất thỏa mãn tính chất của X là A. 3 chất B. 6 chất C. 4 chất D. 5 chất Câu 49: Hóa chất nào sao đây có thể được sử dụng để phân biệt các chất rắn riêng biệt: Na2CO3, CaSO4.2H2O, NaCl, CaCO3. A. dd Ba(OH)2 loãng B. dd NaOH loãng C. dd phenolphtalein D. dd H2SO4 loãng Câu 50: Hiđrôcacbon X (C6H12) khi tác dụng với HBr chỉ tạo ra 1 dẫn xuất monobrom duy nhất. Số chất thỏa mãn tính chất trên của X là A. 4 chất B. 3 chất C. 2 chất D. 1 chất ------------Hết------------ Kiểm tra kiến thức lớp 12-lần 2 năm học 2013-2014
  8. Kiểm tra kiến thức lớp 12-lần 2 năm học 2013-2014
  9. WWW.VNMATH.COM
  10. WWW.VNMATH.COM
  11. WWW.VNMATH.COM
  12. WWW.VNMATH.COM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2