intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 10 - THPT Lấp Vò 1 (2012-2013) - Kèm đáp án

Chia sẻ: Huynh Hoa Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

162
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 10 của trường THPT Lấp Vò 1 năm 2012 có nội dung: Văn học Việt Nam có những bộ phận nào, những biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt... giúp cho các bạn học sinh lớp 10 có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho nhu cầu học tập, thi cử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 10 - THPT Lấp Vò 1 (2012-2013) - Kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học : 2012-2013 Trường THPT Lấp Vò 1 ------------------ Môn thi : Ngữ Văn – Lớp 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 17/12/1012 ĐỀ THAM KHẢO (Đề thi gồm có 01 trang) I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Văn học Việt Nam có những bộ phận văn học nào? Văn học Việt Nam được viết bằng những loại chữ cơ bản nào? Nêu một tác phẩm văn học tiêu biểu để minh hoạ cho mỗi loại chữ viết? Câu 2: (2 điểm) Hãy cho biết những biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau : Hỡi cô yếm trắng loà xoà, Lại đây đập đất trồng cà với anh I.PHẦN RIÊNG: (6 điểm) Thí sinh được chọn một trong hai câu (Câu 3.a hoặc 3.b) Câu 3.a: Chương trình chuẩn ( 6 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão “Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”. (Theo sách Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục. 2008) Câu 3.b: Chương trình Nâng cao ( 6 điểm) Hãy nhập vai Mị Châu trong truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy”, tự kể chuyện cuộc đời mình từ khi kết hôn đến khi chia tay Trọng Thủy. (Theo sách Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục. 2008). Hết
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học : 2012-2013 ------------------ Môn thi : Ngữ Văn – Lớp 10 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 17/12/1012 A.Ma trận: Mức độ Tổng số Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng câu Điểm Văn học 1.0 1.0 1 2.0 Tiếng việt 1.0 1.0 1 2.0 Làm văn 3.0 1.0 2.0 1 6.0 Tổng số 5.0 3.0 2.0 3 10 điểm B.HƯỚNG DẪN CHẤM I.Hướng dẫn chấm chung: -Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. -Giám khảo cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, nên sử dụng nhiều mức điểm, không quá khắc khe với mức điểm 9, 10. Cần trân trọng bài làm có tính sáng tạo, có cách diễn đạt riêng. -Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề bài, giám khảo vẫn cho đạt số điểm tương ứng. -Bài chấm đến 0.25 điểm. Điểm toàn bài quy tròn đến một số thập phân (5.25 = 5.5, 7.75 = 8.0) II.Đáp án và thang điểm Câu ĐÁP ÁN Điể m Câu 1 -Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận: Văn học dân gian và Văn 0,5 học viết. -Văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ 0,5 quốc ngữ. - Tác phẩm tiêu biểu: 1,0 + Chữ Hán : Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) hoặc 1 tác phẩm khác +Chữ Nôm : Truyện Kiều (Nguyễn Du) hoặc 1 tác phẩm khác +Chữ Quốc ngữ: Lão Hạc (Nam Cao) hoặc 1 tác phẩm khác -Lưu ý: +Học sinh chứng minh được tác phẩm ở 1 chữ viết thì được 0,25 điểm.
  3. +Học sinh chứng minh được tác phẩm ở 2 chữ viết thì được 0,5 điểm. Câu 2 Những biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt: 1,0 -Dạng nói: độc thoại, đối thoại -Dạng viết: nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện rõ : 1,0 -Cách xưng hô thân mật: Cô – anh -Đối thoại: Hỡi -Cách dùng từ ngữ gần gũi, giản dị quen thuộc: đập đất, trồng cà -Giọng điệu: tình tứ PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN Câu a. Yêu cầu về kĩ năng 3.a - Biết cách làm bài văn nghị luận - thơ trung đại - Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng phù hợp. biết cách trình bày dẫn chứng - Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp b. Yêu cầu về kiến thức : Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ “Tỏ lòng”, Học sinh phát hiện và phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật hình tượng người nam nhi thời Trần và khát vọng lập công danh để báo ân vua đền nợ nước Thí sinh làm nhiều cách miễn sau làm rõ các ý sau: A. Mở bài : 0,5 Giới thiệu vấn đề nghị luận B. Thân bài: - Vóc dáng hùng dũng 2.5 + Hình ảnh tráng sĩ : Hiện lên tư thế “cầm ngang ngọn giáo” giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ + Hình ảnh ba quân hiện lên với sức mạnh của quân đội đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng + Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh ba quân mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dan tộc thời trần -Khát vọng hào hùng: lập công danh để thoả chí “nam nhi ”, cũng 2.0 là khát vọng được đem tài trí tận trung báo quốc - thể hiện lẽ sống lớn của con người thời nhà Trần. -Nghệ thuật: 0.5 +Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, hàm súc. +Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng lớn lao, kì vĩ.
  4. C.Kết bài : 0,5 Đánh giá chung bài thơ Lưu ý: Cho trọn điểm khi bài làm đạt cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Điểm tối đa cho những bài diễn xuôi (đúng) là : 2,5 đ Điểm tối đa cho những bài suy diễn gán ghép chưa phù hợp là: 1,0 đ Câu a. Yêu cầu về kĩ năng 3.b - Biết cách làm bài văn tự sự. - Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng phù hợp. biết cách trình bày dẫn chứng - Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức : Hóa thân vào nhân vật Mị Châu để tự kể chuyện cuộc đời mình từ khi kết hôn đến khi chia tay Trọng Thủy. Thí sinh làm nhiều cách miễn sau làm rõ các ý sau: Giới thiệu vai kể Mị Châu và nêu tình huống truyện: 0,5 + Tự giới thiệu về bản thân + Nêu tình huống truyện : Vâng lời cha kết hôn với Trọng Thủy hoặc bản thân ngay từ đầu đã yêu say đắm … Kể lại diễn biến câu chuyện: -Kết hôn với Trọng Thủy: 1.0 + Lí do kết hôn. + Cảm xúc bản thân khi kết hôn với Trọng Thủy (vui/ buồn/lo lắng…) -Những ngày chung sống với Trọng Thủy (đời sống vợ chồng) 2.0 + Vui vẻ, hạnh phúc, đắm say…(biểu cảm) + Cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần: • Lí do (nghe lời nói ngon ngọt, yêu chồng…) • Hành động (dắt Trọng Thủy xem trộm nỏ thần) Suy nghĩ của bản thân khi cho chồng xem nỏ thần ( tin tưởng chồng, yêu chồng…) - Chia tay Trọng Thủy : 2.0 + Lời nói của Trọng thủy khi chia tay. + Hứa hẹn của Mị Châu. + Tâm trạng lưu luyến, bịn rịn. Kết thúc câu chuyện: 0,5 -Mị Châu nêu cảm xúc của mình về cuộc hôn nhân với Trọng
  5. Thủy. -Ý nghĩa câu chuyện Mị Châu kể. Lưu ý: Cho trọn điểm khi bài làm đạt cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Điểm tối đa cho những bài diễn xuôi (đúng) là : 2,5 đ Điểm tối đa cho những bài suy diễn gán ghép chưa phù hợp là : 1,0 đ Giáo viên ra đề : Đào Minh Trung Trường THPT Lấp Vò 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2