ĐỂ LÀM TỐT VĂN BÌNH LUẬN VÀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT
lượt xem 12
download
Trong những năm gần đây, tình hình học môn văn làm văn của học sinh đi xuống rất rõ ràng, nguyên nhân chủ yếu do việc chọn ngành nghề, đa số học sinh đều tập trung cho khối A,B hoặc D với ước mong học tốt các môn này mới có thể đậu vào các trường đại học. Do đó đa số đều học văn với thái độ qua loa, thậm chí nhiều học sinh không đọc cả tác phẩm trong chương trình học, đến giờ học lấy sách “ học tốt “ ra trả lời đối phó với...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỂ LÀM TỐT VĂN BÌNH LUẬN VÀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT
- ĐỂ LÀM TỐT VĂN BÌNH LUẬN VÀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT I – ĐẶT VẤN ĐỀ : - Trong những năm gần đây, tình hình học môn văn làm văn của học sinh đi xuống rất rõ ràng, nguyên nhân chủ yếu do việc chọn ngành nghề, đa số học sinh đều tập trung cho khối A,B hoặc D với ư ớc mong học tốt các môn này m ới có thể đậu vào các trường đại học. Do đó đa số đều học văn với thái độ qua loa, thậm chí nhiều học sinh không đọc cả tác phẩm trong chương trình học, đến giờ học lấy sách “ học tốt “ ra trả lời đối phó với giáo viên, hiện tượng “Đạo Văn “ vẫn tồn tại rất nhiều trong học sinh. Trong thời buổi kinh tế thị trư ờng như hôm nay tìm đư ợc một số học sinh yêu thích văn chương là điều rất khó. Vẫn có một số học sinh đọc sách nhưng những sách các em đọc đa phần đều là truyện tranh không giúp ích gì trong việc mở rộng nâng cao kiến thức, tâm hồn, tình cảm cho các em. - Nguyên nhân th ứ hai là các em không có thời gian đọc sách bởi lo học hết cả ngày sáng, trưa, chiều, tối. - Nguyên nhân thứ ba cũng quan trọng không kém là giáo viên chưa tạo được niềm yêu thích th ật sự cho học sinh trong giờ học, chưa truyền đư ợc cảm xúc của mình đ ến học sinh giúp học sinh cảm thụ được tác phẩm.
- - Ngay cả trong giới sinh viên hôm nay ít còn hiện tượng tranh cãi nhau về một tác phẩm, một tác giả như trước kia. - Trên những nguyên nhân đó, tôi nhận thấy những năm gần đây các bài làm văn của học sinh nếu như không chép sách, thuộc sách thì bài viết của các em cũng không có gì thêm ngoài nội dung giảng dạy của giáo viên, tư duy cho vấn đề đặt ra cũng không có nói gì đến sáng tạo. - Trong phạm vi b ài viết này, tôi xin trình bày một số công việc đã làm giúp học sinh nắm đư ợc cách làm tốt bài văn nghị luận : II – NỘI DUNG – BIỆN PHÁP : Với bất kì th ể loại nào của văn nghị luận tôi cũng đều hướng dẫn cho học sinh về phương pháp làm bài, cụ thể : A – Văn bình luận : 1/ Ph ần mở b ài : đây là ph ần đầu bài văn nghị luận có thể gây được cảm tình n gười đọc đ ược hay không là ở phần này. Do đó tôi hướng cho học sinh một số cách như sau : * Cách một : Mở bài theo cách trực tiếp : là cách mở b ài không đi thẳng vào vấn đề. Cách mở b ài này nhanh, gọn, tự nhiên. Thích hợp ứng dụng đối với các học viên bổ túc. Do đó phần này tôi chỉ hưởng để học sinh biết m à không yêu cầu các em th ực hiện.
- * Cách hai : Mở b ài theo cách gián tiếp là cách m ở bài không đi th ẳng vào vấn đề mà gợi mở cách vào đề bằng một số biện pháp tạo sự sinh động, hấp dẫn cho người đọc, cụ thể: + Mở bài bằng cách qui nạp : đưa dẫn chứng cụ thể từ đó nêu lên vấn đề sẽ nghị lu ận VD : Ta hãy nhìn đàn kiến bé nhỏ cứ kiên nhẫn tha mồi từ ngày này qua ngày nọ, từ tháng này sang tháng nọ để dự trữ thức ăn. Đôi khi miếng mồi to hơn thân thể của nó, nó vẫn cố sức cùng nh ững con kiến khác tha đư ợc mồi về tổ. Nhờ sự kiên trì, nhẫn nại đàn kiến đã làm xong được công việc. Để nhắc nhở con người cần có sự kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống để đi đến thành công, tục ngữ Việt Nam có câu : “ Có công mài sắt có ngày nên kim “ (sự kiên trì nhẫn nại sẽ giúp con người đi đến thành công) Cách mở bài này gợi hình ảnh, sự vật cụ thể từ đó nâng lên vấn đề cơ b ản sẽ bình luận giúp người đọc nắm được nội dung rõ ràng, cụ thể hơn. + Mở bài bằng hình thức tương phản : đây là cách đưa nội dung trái ngư ợc với nội dung đ ề b ài.Cách mở bài này gây ấn tượng cho người đọc nhiều hơn giúp học sinh d ễ rút ra dẫn chứng trong quá trình bính lu ận. Để làm được đề bài theo cách này, tôi yêu cầu học sinh xác định yêu cầu về nội dung đề. Trên cơ sở đó n êu ra vấn đề ngược lại. VD : Xã h ội ngày nay, còn nhiều hiện tượng con cái đối xử không tốt với cha m ẹ; không quan tâm, chăm sóc ngư ời có công sinh thành dưỡng dục thậm chí còn có người cầm dao, mắng chửi, đánh đuổi cha mẹ ra khỏi nhà.. Để nhắc nhở mọi người làm tốt trách nhiệm, bổn phận một người con trong gia đình, ca dao Việt Nam có câu :
- “ Công cha như núi Thái Sơn Ngh ĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiêu mới là đạo con “ + Mở bài bằng hình th ức so sánh đối chiếu làm nội dung vấn đề trở nên sinh động, giàu hình ảnh tạo những suy nghĩ sâu sắc; Dạng mở bài này có th ể dùng cho học sinh khá, giỏi. VD : Đất nước ta nhiều kho tàng quí giá về vật chất: Những kho tàng quặng mỏ, dầu khí nằm ẩn dưới lòng đất, rừng dồi dào tiềm năng… Nhưng quí giá nh ất vẫn là kho tàng văn học, trong đó kho tàng tục ngữ, ca dao của dân tộc ta có th ể xem là tài sản vô giá bởi tài sản đó đã đúc kết biết bao kinh nghiệm sống người xưa truyền lại, đ ã đ ề cao truyền thống đạo đức của dân tộc. Một trong những câu tục ngữ thường được nhân dân ta nh ắc đến đó là nh ững câu ca ngợi lòng nhớ ơn – một truyền thống tốt đẹp được lưu truyền đến nay “ ăn trái nhớ kẻ trồng cây “. + Mở bài bằng hình thức n êu ý tương đồng nghĩa là căn cứ vào nội dung đề b ài đ ể diễn đạt. Cách n ày thường được học sinh áp dụng trong quá trình làm bài nhiều hơn : VD : Hàng năm, đến tháng ba, nhân dân ta thường tổ chức lonh trọng lễ hội đền Hùng nhằm tưởng nhớ đến công đức của các vua Hùng d ựng nước. Hoặc đến tháng mười một tổ chức ngày nhà giáo Việt Nam. Tất cả các lễ hội, ngày kỉ niệm đó đều thể hiện một truyền thống vô cùng cao quí đó là lòng biết ơn. Truyền thống tốt đẹp đó đã tồn tại từ đời này sang đời khác và thường được nhắc nhở qua câu tục ngữ “ ăn trái nhớ kẻ trồng cây “
- 2 / Phần thân bài : Phải đảm bảo có ba phần a . Giải thích: Lưu ý học sinh căn cứ vào đề bài để chọn cách giải thích phù h ợp từ đó rút ra nội dung. Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng : VD : “ Một cây làm ch ẳng n ên non Ba cây ch ụm lại nên hòn núi cao “ + Nghĩa đen : Một cây nếu đứng riêng lẻ sẽ dễ bị gió mưa quât ngã, nhưng nếu ba cây m ọc gần nhau, cành lá đan xen nhau sẽ tạo n ên một thế vững chắc khong dễ dàng bị gió mưa qu ật ngã. + Nghĩa bóng : Con người nếu biết đo àn kết sẽ tạo n ên một sức mạnh to lớn hoàn thành được những công việc khó khăn, lớn lao. * Giải thích theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp : “ Con hơn cha mẹ là nhà có phúc” VD : + Nghĩa hẹp : trobng phạm vi gia đình nếu như con hơn cha m ẹ về tài năng, đức độ thì đó là phúc đức của gia đ ình. + Nghĩa rộng : trong phạm vi xã hội : thế hệ đi sau nếu có tài năng hơn thế hệ đi trước sẽ đưa đất nước đi lên. * Giải thích từ ngữ : Căn cứ vào những từ ngữ chính để giải thích trên cơ sở đó rút ra được nội dung cần nghị luận.
- VD : “ Ngọc càng mài càng sáng “ Với đề bài này đòi hỏi học sinh phải giải thích đư ợc “ ngọc “ là gì ? “ Mài “ là gì ? Trên cơ sở hiểu được ẩn ý của từ ngữ mới có thể rút ra được nội dung cơ bản m à đ ề bài yêu cầu. b. Phần bình: Trong ph ần này tôi lưu ý với học sinh khẳng định vần đề đúng, sai trước, sau đó đi vào đ ặt câu hỏi và trả lời câu hỏi theo từng vấn đề : VD : - Người ăn trái là người nh ư th ế n ào, người trồng cây là người ra sau - Vì sao ăn trái ph ải nhớ người trồng cây ? - Người trồng cây có bắt người ăn trái nhớ ơn không ? - Nhớ ơn xuất phát từ đâu ? c. Phần luận: đây là phần không thể thiếu của nội dung bài bình luận nhưng đa số học sinh trong quá trình làm bài thường hay thiếu mất phần này. Do đó tôi lưu ý học sinh làm một số thao tác sau : * Phải n êu mặt trái của vấn đề tức là phần trái ngược với nội dung đề. Hay nói khác hơn là vấn đề m à người nói muốn ph ê phán là gì ? * Vấn đề đó có ý nghĩa gì ? ( ý ngh ĩa ) * Ngày nay có vận dụng đư ợc nữa hay không ? câu tục ngữ “ ăn trái nhớ kẻ trồng cây “ VD :
- * Câu tục ngữ trên nhằm phê phán những kẻ vong ân phụ nghĩa, những kẻ ăn chao đá bát, thừa hưởng những thành quả do người khác mang lại nhưng không biết nhớ ơn. * Câu tục ngữ nhằm động viên, nh ắc nhở mọi ngư ời phải biết sống ân nghĩa, phải biết nhớ ơn khi được thừa hưởng. * Ngày nay, nhân dân ta thực hiện rất tốt tinh thần đề ơn đáp nghĩa. Các phong trào xây d ựng nhà tình nghĩa, các ngày kỉ niệm như : ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc… là biểu hiện rõ nét nhất truyền thống tốt đẹp mà người xưa muốn nhắc nhở… * Trong quá trình thực hiện ba thao tác của nội dung bình luận, tôi yêu cầu học sinh phải phân b iệt rõ “ giải thích “ là làm những việc gì, “ bình “ là làm việc gì và “ lu ận “ là phải làm như thế nào. Sau đó yêu cầu học sinh làm rõ ba thao tác đó qua ví dụ. Ban đầu không yêu cầu cao, chỉ yêu cầu học sinh nêu những ý cơ bản của từng thao tác, sau đó m ới nâng dần yêu cầu lên. Trong quá trình dạy ngoài bài tìm hiểu chung, tìm ý và lập dàn ý, các ph ần còn lại của thời gian tôi đều cho học sinh thự hiện các thao tác trên , chủ yếu để các em nắm vững ph ương pháp làm bài. Ngoài ra tôi còn yêu cầu học sinh phải nắm vững lý thuyết của phương pháp và đến giờ học là kiểm tra. Mục đích đ ể học sinh ứng dụng lý thuyết vào thực hành một cách chắc chắn hơn 3 . Phần kết bài: yêu cầu học sinh chốt lại những vần đề đã trình bày trên theo công thức:…….+là đạo lý vô cùng tốt đẹp.+Ta cần phát huy….. B. PHÂN TÍCH NHÂN VẬT :
- Đối với dạng nghị luận n ày tôi chọn một nhân vật tiêu biểu có trong chương trình yêu cầu học sinh về đọc kỉ tác phẩm để xác định một số yêu cầu liên quan quá trình phân tích nhân vật, cụ thể : * Nhân vật thuộc tác phẩm nào, tác giả là ai, thuộc thời đại nào ? * Nhân vật có h ành động gì thể hiện được nội dung tác phẩmt, tư tưởng và quan niệm của tác giả. * Nhân vật có hình dáng, cử chỉ đặc biệt gì thể hiện được cá tính, nội dung tác phẩm. + Nội tâm diễn biến ra sau ? + Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác trong tác phẩm + Môi trường sôngs của nhân vật * Em có nh ận xét gì về nhân vật * Trên cơ sở tìm hiểu một số vấn đề về nhân vật ở nhà, khi đ ến lớp tôi yêu cầu học sinh trả lời những yêu cầu trên. Sau đó rút ra từ cách làm chung đến cách làm cụ thể. Lý Thuyết Thực hành Phân tích nhân vật VD: phân tích nhân vật Chí Ph èo trong tác phẩm cùng
- tên của Nam Cao 1. Đặt vấn đề: - Xuất xứ nhân vật 1 . Đặt vấn đề: + Tên tác giả - Chí Phèo là nhân vật tiêu biểu qua tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao + Tác ph ẩm, nhân vật - Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao ph ản ánh cuộc - Giới thiệu khái quát nhân sống người nông dânbị tha hoá về đạo đức trước cách vật mạng tháng Tám 2. Giải quyết vấn đề: 2 . Giải quyết vấn đề: - Yêu cầu 1: Phân tích theo đặc - Phân t1ch: đ iểm. Chú ý: + Trước khi đi tù Chí là người “lành như đất” ai nói gì cũng chỉ biết cười + Xuất thân + Sau khi ra tù Chí trở thành con qủi dữ của làng + Ngoại h ình, lời nói, cử chỉ, Vũ Đại h ành động. * Xuất thân: lò gạch cũ có tuổi th ơ bất hạnh, cay + Nội tâm đắng + Quan h ệ với các nhân vật * Ngo ại hình: đ ầu, mặt, răng, mắt dữ tợn khác * Hành động: rạch m ặt ăn vạ trở th ành tay sai cho - Yêu cầu 2: đánh giá nhân vật Bá Kiến mất hết nhân cách, nhân tính * Nội tâm: là con qủi dữ của làng Vũ Đại nhưng
- khi gặp thị Nở, Chí khát khao một cuộc sống lương thiện “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải nuôi con” Bản chất con người lương thiện vẫn tồn tại cái nhìn nhân đạo của Nam Cao * Quan hệ với Bá Kiến: Chí trở thành con qủi dữ của 3. Kết thúc vấn đề: làng Vũ Đại - Khẳng định nhân vật * Quan h ệ với thị Nở: Chí trở về với bản chất lương thiện ban đầu - Liên h ệ nếu có Xã h ội ruồng bỏ, không công nhận sự tồn tại của Chí Chí rơi vào con đường cùng, tìm đ ến cái chết. - Đánh giá: Chí Phèo là người nông dân lương thiện nhưng b ị xã hội biến thành con qủi dữ, lưu manh hoá. 3 . K ết thúc vấn đề: Thông qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao xây dựng hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
- III. KIỂM NGHIỆM LẠI KẾT QUẢ : 1. Kết quả : - Với cách làm như trên khi học về các thể loại này tôi đi chậm ở từng thao tác và dừng lại khi học sinh chưa hiểu. Do đó, khi học xong đa số các em đều nắm chắc đ ược phương pháp làm bài và ứng dụng khá tốt. - Qua những năm giảng dạy ở khối 9 ở văn b ình bình luận khi áp dụng cách làm này số bài dưới trung bình của học sinh rất thấp. Đa số đều nắm đ ược phương pháp. Thông qua các kì thi tốt nghiệp THCS các năm 1995 – 1996, 1996 – 1997 tỉ lệ bộ môn văn của học sinh đều cao hơn tỉ lệ của Tỉnh. - Riêng thể loại phân tích nhân vật áp dụng cách dạy cụ thể n ày học sinh trung bình yếu vẫn đạt được điểm trung bình khi nắm vững cách làm, cụ thể : + Năm 2000 – 2001 : * Lớp có học sinh trung bình : 88,3% + Năm 2001 – 2002 : * Lớp có học sinh trung bình : 93% * Lớp có học sinh yếu : 79,5% 2. Phạm vi tác dụng:
- Phạm vi áp dụng ở khối 9 và khối 11 trong trường. 3. Nguyên nhân thành công và tồn tại: a/ Thành công: Qua nhiều năm giảng dạy tôi rút đựoc kinh nghiệm từ những buổi gặp gỡ trao đổ i với học sinh, với đồng nghiệp, từ việc tham khảo sách vở, chính điều đó đ ã giúp cho việc giảng dạy đạt được những hiệu quả nhất định. b/ Tồn tại: Với những học sinh lười đạc sách việc ứng dụng những câu hỏi chuẩn bị trước ở nhà (phân tích nhân vật) còn có những khó khăn do các em chuẩn bị ch ưa tốt nên hiệu quả chưa tốt, chất lượng chưa cao. Với học sinh dân tộc nhận thức về cách làm thì được nhưng các em chưa có sáng tạo nên còn máy móc trong cách làm. IV. KẾT LUẬN: Trên đây là những suy nghĩ, cách làm của tôi trong việc giảng dạy ở hai thể loại b ình luận và phân tích nhân vật. Tuy còn nhiều khiếm khuyết nhưng trong chừng mực nào đó vẫn có thể giúp học sinh định h ình được cách làm khắc phục phần nào nhược điểm lệ thuộc các bài văn mẫu ở học sinh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử môn Văn THPT Quốc gia năm 2015 kèm đáp án
7 p | 323 | 86
-
Đề thi thử môn Văn THPT Quốc gia năm 2015 kèm đáp án - THPT Hàn Thuyên
4 p | 327 | 82
-
Bài giảng Phương pháp thuyết minh - Ngữ văn 8
34 p | 490 | 31
-
Bàn luận về Tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
4 p | 60 | 9
-
Bình giảng đoạn thơ: "Tiếng thơ ai động đất trời... Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày" trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu
5 p | 191 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
4 p | 12 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên
2 p | 8 | 5
-
Nghị luận xã hội về khen và chê
3 p | 94 | 4
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2012 trường THPT Nguyễn Thái Bình
5 p | 97 | 4
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Thăng Bình
5 p | 7 | 3
-
Đề thi giữa kỳ 2 môn Văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu (Mã đề 111)
12 p | 16 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu
10 p | 24 | 3
-
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
6 p | 31 | 3
-
Đề thi vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Định
4 p | 35 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu
12 p | 40 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM
9 p | 4 | 1
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Bình
15 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn