Đề tài: Các kiểm toán viên bên ngoài có thực sự độc lập không
lượt xem 30
download
Đề tài "Các kiểm toán viên bên ngoài có thực sự độc lập không" gồm các nội dung chính được trình bày như sau: Những vấn đề lý luận về kiểm toán độc lập, quan điểm về sự độc lập của các kiểm toán viên, minh chứng về kiểm toán viên bên ngoài không độc lập,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Các kiểm toán viên bên ngoài có thực sự độc lập không
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................2 1.1. Định nghĩa và chức năng của kiểm toán ........................................................................................................3 1.1.1. Khái niệm .....................................................................................................................................................3 1.1.2. Quá trình hình thành phát triển kiểm toán độc lập trên thế giới ...............................................................3 CHƯƠNG II ....................................................................................................11 1
- LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, Việt Nam đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các thành phần kinh tế được mở rộng và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Trong điều kiện kinh tế như vậy thông tin tài chính của doanh nghiệp không chỉ báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra và xét duyệt. Để đáp ứng yêu cầu đó của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập ra đời, trở thành bộ phận cần thiết và quan trọng không thể thiếu trong đời sống các hoạt động kinh tế. Kiểm toán ra đời và đặc biệt là sự ra đời của kiểm toán độc lập có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, các Nhà đầu tư trong mọi thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Để tìm hiểu kỹ hơn về kiểm toán độc lập em xin chọn đề tài:" Các kiểm toán viên bên ngoài có thực sự độc lập không?" để nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về kiểm toán độc lập. 2
- CHƯƠNG I NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 1.1. Định nghĩa và chức năng của kiểm toán 1.1.1. Khái niệm Trên thế giớ thuật ngữ kiểm toán đã có từ lâu, theo tiếng Latinh là Auditus. Có rất nhiều khái niềm về kiêm toán. Theo định nghĩa của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán thì “ kiểm toán là việc các nhà kiểm toán viên đôc lập kiểm tra và trình bày ý kiền của mình về các bản báo cáo tài chính”. Trong giáo trình kiểm toán của các tác giả Alvin A.Rens và James K.Loebbecker đã định nghĩa: “ Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền thu nhập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập”... Theo qui chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định số 07/CP của Chính phủ ngày 29/1/94 có nêu: “Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này.” 1.1.2. Quá trình hình thành phát triển kiểm toán độc lập trên thế giới Hoạt động kiểm toán độc lập trên thế giới đã xuất hiện trên 100 năm. Kiểm toán đã hình thành và phát triển từ thế kỷ XV, ở châu Âu và ngày càng phát triển mạnh mẽ. tuy nhiên hình thức tổ chức của các tổ chức kiểm toán ở các nước không hoàn toàn giống nhau,nó xuất hiện và phát triển theo nhu cầu tự thân của doanh nghiệp và nhà đầu tư, sau đó được Nhà nước thừa nhận do hiệu quả và tính chất xã hội của nó. Ngày nay, hoạt động kiểm toán độc lập đã được quốc tế hóa, thể hiện ở chỗ có tổ chức Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), có chuẩn mực kiểm toán quốc tế, có chứng chỉ hành nghề kiểm toán được hầu hết các nước thừa nhận; có nhiều tập đoàn kiểm toán toàn cầu (Big 4) mà mỗi tập đoàn có hàng trăm nghìn nhân viên, có hàng trăm văn phòng trên khắp thế giới. Tất cả các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada, cộng đồng châu Âu đều có luật hoặc các điều khoản luật về kiểm toán độc lập hoặc luật kế toán viên công chứng. 3
- Tại Anh, Mỹ, việc quy định về báo cáo tài chính và kiểm toán được quy định cụ thể trong 1 chương của Luật Công ty. Tại Liên bang Nga có Luật Kiểm toán được Hội đồng Liên bang phê duyệt từ năm 2001. Ở Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đều có Luật Kế toán viên công chứng được ban hành từ nhiều năm qua trong đó đều có các qui định chung về các qui tắc hoạt động của các kế toán viên công chứng. Luật Kiểm toán viên công chứng của Trung Quốc được ban hành nhằm qui định vai trò của kế toán viên công chứng (CPA)" các kiểm toán viên độc lập trong nền kinh tế và xã hội, tăng cường quản lý hoạt động của kiểm toán độc lập, qua đó bảo vệ lợi ích của cộng đồng cũng như quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Còn Luật Kiểm toán viên Công chứng của Hàn Quốc được ban hành nhằm xây dựng vững chắc một hệ thống cho các kế toán viên công chứng nhằm góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, quản lý tốt các doanh nghiệp, và phát triển nền kinh tế quốc gia. 1.1.3. Bản chất và chức năng của kiểm toán. 1.1.3.1. Kiểm tra, kiểm soát một chức năng của quản lý Nói một cách chung nhất, quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các định hướng đã định trên cơ sơ những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Quá trình này bao gồm nhiều chức năng và có thể chia thành nhiều giai đoạn, ở giai đoạn định hướng cần có những dự báo về nguồn lực và mục tiêu cần và có thể đạt tới, kiểm tra lại các thông tin về nguồn lực và mục tiêu, xây dựng các trương trình, kế hoạch. . . Sau đó có thể đưa ra các quyết định cụ thể để tổ chức thực hiện. Trong giai đoạn tổ chức thực hiện, cần kết hợp các nguồn lực theo các phương án tối ưu, đồng thời thường xuyên kiểm tra diễn biến và kết quả của các quá trình để điều hoà các mối quan hệ, điều chỉnh các định mức và mục tiêu trên quan điểm tối ưu hoá kết quả hoạt động. Nhưng kiểm tra không phải là một giai đoạn của quản lý mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình này, bởi vậy cần phải quan niệm kiểm tra là một chức năng của quản lý. Tuy nhiên chức năng này được thể hiện rất khác nhau tuỳ thuộc vào cơ chế kinh tế và cấp quản lý, vào loại hình hoạt động cụ thể, vào truyền thống văn hoá và những điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Về phân cấp quản lý, có nhiều mô hình khác nhau nhưng thường là phân thành quản lý vĩ mô của Nhà nước và quản lý vi mô của các đơn vị cơ sở. Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra của mình hoặc trực tiếp hoặc gián 4
- tiếp. Nhà nước trực tiếp kiểm tra mục tiêu chương trình, kế hoạch, kiểm tra các nguồn lực, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện các mục tiêu của các đơn vị, kiểm tra tính trung thực của các thông tin và tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ. Mặt khác Nhà nước có thể sử dụng kết quả kiểm tra của các chuyên gia hoặc các tổ chức kiểm tra độc lập để thực hiện điều tiết vĩ mô qua các chính sách của mình hoặc tham gia đầu tư hay với cương vị là khách hàng của đơn vị. Đối với các đơn vị cơ sơ để đảm bảo hiệu quả hoạt động thì cơ sở đều phải tự kiểm tra mọi hoạt động của mình trong tất cả các khâu: Rà soát các tiềm lực, xem xét lại các dự báo, các mục tiêu và định mức, đối chiếu và truy tìm các thông số về sự kết hợp soát xét lại các thông tin thực hiện để điều chỉnh kịp thời trên quan điểm bảo đảm hiệu năng của mọi nguồn lực và hiệu quả kinh tế cuối cùng cuả các hoạt động. Như vậy : Kiểm tra gắn liền với quản lý, đồng thời gắn liền với mọi hoạt động ở đâu có quản lý thì ở đó có kiểm tra Quản lý gắn với cơ chế kinh tế, với điều kiện xã hội cụ thể . . . Khi các điều kiện tiền đề thay đổi thì hoạt động kiểm tra cũng thay đổi theo Kiểm tra nảy sinh và phát triển từ chính nhu cầu quản lý. Khi nhu cầu kiểm tra chưa nhiều, chưa phức tạp, kiểm tra được thực hiện đồng thời với các chức năng quản lý khác trên cùng một bộ máy thống nhất và khi nhu cầu thay đổi tới mức độ cao, kiểm tra cũng cần được tách ra thành một hoạt động độc lập và được thực hiện bằng một hệ thống chuyên môn độc lập 1.1.3.2. Bản chất của kiểm toán. Kiểm toán đó là một lĩnh vực còn mới mẻ do vây việc nêu ra kiểm toán là gì còn là một vấn đề phải bàn luận. Đã có nhiều quan điểm về kiểm toán chẳng hạn có 3 quan điểm sau: Quan điểm 1: Quan điểm về kiểm toán của Vương Quốc Anh. “ Kiểm toán đó là một sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan ” Với nội dung trên, định nghĩa đã nêu khá đầy đủ các mặt đặc trưng cơ bản của kiểm toán. Tuy nhiên, quan niệm này chỉ phù hợp với kiểm toán tài chính có đối tượng là bản khai tài chính, do kiểm toán viên độc lập hoặc được bổ nhiệm tiến hành trên cơ sở các chuẩn mực chung. Quan điểm 2: kiểm toán được đồng nghĩa với kiểm tra kế toán, một chức năng của bản thân kế toán, một thuộc tính cố hữu của kế toán, nội dung của 5
- hoạt động này là rà soát các thông tin kế toán từ chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán, tính giá các đối tượng kế toán và tổng hợp cân đối kế toán. Quan điểm này mang tính truyền thống trong điều kiện kiểm toán chưa phát triển và trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Trong cơ chế này Nhà nước vừa là chủ sở hữu, vừa lãnh đạo trực tiếp nền kinh tế. Do đó, chức năng kiểm tra của Nhà nước được thực hiện trực tiếp với mọi thực thể kinh tế xã hội thông qua nhiều khâu kể cả kiểm tra kế hoạch, kiểm tra tài chính thường xuyên qua giám sát viên của Nhà nước đặt tại xí nghiệp, đó là kế toán trưởng, đến việc quyết toán và thanh tra các nghiệp vụ cụ thể. Tuy nhiên quan điểm này mâu thuẫn với việc công nhận kiểm toán là một hoạt động độc lập có phương pháp riêng và được thực hiện bởi một bộ máy riêng biệt. Quan điểm 3 : Quan điểm hiện đại. Ta thấy trong quá trình phát triển kiểm toán không chỉ giới hạn ở kiểm toán bảng khai tài chính hay tài liệu kế toán mà còn thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác như hiệu quả của hoạt động kinh tế, hiệu năng quản lý, hiệu lực của hệ thống pháp lý trong từng loại hoạt động. . . Vì vậy, theo quan điểm hiện đại thì phạm vi của kiểm toán rất rộng gồm những lĩnh vực chủ yếu sau : Lĩnh vực 1: Kiểm toán thông tin hướng vào việc đánh giá tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các mối quan hệ về kinh tế, tạo niềm tin cho những người quan tâm đến tài liệu đó. Lĩnh vực 2: Kiểm toán quy tắc hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện các thể lệ, chế độ, luật pháp ở đơn vị được kiểm toán trong quá trình hoạt động. Lĩnh vực 3: Kiểm toán hiệu quả có đối tượng trực tiếp là sự kết hợp giữa các yếu tố, các nguồn lực trong từng loại nghiệp vụ kinh doanh : mua, bán, sản xuất hay dịch vụ. . . Giúp ích trực tiếp cho việc hoạch định chính sách và phương hướng, giải pháp cho việc hoàn thiện hay cải tổ hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Như vậy quan điểm hiện đại đã khắc phục được các yếu điểm của 2 quan điểm trên đó là không chỉ giới hạn ở các bản khai Tài chính, các Tài liệu kế toán mà còn đi sâu vào các lĩnh vực khác 1.1.3.3. Chức năng của kiểm toán. Kiểm toán có 2 chức năng cơ bản đó là chức năng xác minh và chức năng bày tỏ ý kiến, đây là 2 chức năng quan trọng để đưa ra những ý kiến 6
- thuyết phục, tạo niềm tin cho những người quan tâm vào những kết luận của kiểm toán cho dù là kiểm toán hướng vào lĩnh vực nào trong 4 lĩnh vực chủ yếu trên. Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu và tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bản khai tài chính. . . xem có tuân thủ theo chế độ tài chính hiện hành hay không . Theo thông lệ Quốc tế thì chức năng xác minh được cụ thể hoá thành các mục tiêu và tuỳ thuộc vào đối tượng hay loại hình kiểm toán mà mục tiêu có thể khác nhau : VD có 6 mục tiêu về kiểm toán bản khai tài chính : Xác minh tính hiệu lực Xác minh tính trọn vẹn Xác minh việc phân loại và trình bày Xác minh về nguyên tắc tính giá Xác minh về quyền và nghĩa vụ Xác minh về tính chính xác, máy móc. Và 7 mục tiêu về kiểm toán nội bộ : Xác minh tính hiệu lực Xác minh tính trọn vẹn Xác minh về việc phân loại Xác minh về việc tính giá Xác minh về tính cho phép hay được phép Xác minh về việc ghi sổ và cộng sổ kịp thời so với thời gian quy định Xác minh về việc đảm bảo các nghiệp vụ đều hợp lý. Chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện dưới 2 góc độ. Góc độ tư vấn đưa ra các lời khuyên trong thư quản lý về vấn đề thực hiện các quy tắc kế toán về hoạch định các chính sách, thực thi các chế độ, pháp luật, về hiệu quả kinh tế và hiệu năng quản lý bày tỏ ý kiến được thể hiện qua việc phán xử như một quan toà hoặc kết hợp với xử lý tại chỗ như công việc của thanh tra. Như vậy có thể nói : “ Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động được kiểm toán bằng hệ thống các phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có nghiệp vụ tương xứng trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực : 1.2. Kiểm toán độc lập Kiểm toán độc lập là một loại hình kiểm toán được phân theo chủ thể kiểm toán (ngoài ra còn có kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ).Kiểm 7
- toán độc lập là một tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng .Kiểm toán độc lập là hoạt động đặc trưng của nền kinh tế thị trường.Đây là loại hình dịch vụ được pháp luật thừa nhận và bo hộ,được qun lý chặt chẽ bởi các hiệp hội chuyên ngành về kế toán.Quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán là quan hệ mua bán dịch vụ,đn vị kinh tế được kiểm toán phi tr phí dịch vụ cho kiểm toán viên theo hoạt động kiểm toán đây là điểm khác biệt giữa kiểm toán độc lập với kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ. Các kiểm toán viên độc lập là đội ngũ hành nghề chuyên nghiệp có kĩ năng nghề nghiệp và đạo đức và phi tri qua kì thi quốc gia để đạt chứng chỉ kiểm toán viên độc lập theo qui định.Khách thể của kiểm toán độc lập bao gồm: các doanh nghiệp và xí nghiệp tư,các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài,các hợp tác xã và doanh nghiệp cổ phần,các chưng trình dự án có vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước.Ngoài ra có một khách thể tự nguyện với số lượng ngày càng tăng ở nước ta:đó là các doanh nghiệp nhà nước.Kiểm toán độc lập hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính.Ngoài ra theo yêu cầu của khách hàng,kiểm toán độc lập còn có thể kiểm toán hoạt động,kiểm toán tuân thủ hoặc tiến hành các dịch vụ tư vấn tài chính kế toán như tư vấn về thuế,tư vấn về đầu tư,lập báo cáo tài chính,cung cấp các phần mềm kế toán... Cũng như kiểm toán nói chung kiểm toán độc lập có hai chức năng.Chức năng xác minh tính trung thực hợp lý,hợp pháp của các nghiệp vụ hoặc việc lập các bng khai tài chính.Sn phẩm của chức năng này là "báo cáo kiểm toán".Chức năng thứ hai là bày tỏ ý kiến,được hiểu rộng với ý nghĩa c về khối lượng và chất lượng th"ng tin.Chức năng này thể hiện cũng khác nhau giữa các khách thể kiểm toán,các c sở pháp lý,kinh tế khác nhau.Sn phẩm của chức năng này là "thư qun lý".Với bn chất và chức năng này kiểm toán độc lập phi thực hiện mọi hoạt động kiểm tra,kiểm soát những vấn đề liên quan đến thực trạng tài sn,các nghiệp vụ tài chính và sự phn ánh của nó trên sổ sách kế toán cùng hiệu qu đạt được.Nói cách khác doanh nghiệp chính là các khách thể chủ yếu của kiểm toán độc lập và kiểm toán độc lập cung cấp dịch vụ kiểm tra tình hình hoạt động của các doanh nghiệp theo nhu cầu tự nguyện của các doanh nghiệp đó. Ngày nay trên thế giới quy mô và chất lượng của các tổ chức kiểm toán độc lập ngày càng lớn mạnh, điều đó được thể hiện qua các tổ chức kiểm toán độc lập điển hình sau. Công ty kiểm toán Deloitte Touche Tohmastu (DTTI) 8
- Đây là một công ty trong 6 công ty kiểm toán lớn nhất Thế giới, hiện có khoảng 600 văn phòng trên thế giới, cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn Tài chính, thuế, cổ phần hoá, đầu tư, quản lý doanh nghiệp. Từ năm 1992, DTTI đã vào Việt nam từ văn phòng DTT quốc tế khu vực Châu á Thái Bình Dương. DTTI đã giúp Bộ tài chính và công ty kiểm toán VACO tổ chức các khoá đào tạo kế toán, kiểm toán quốc tế tại Việt nam, trợ giúp cho các chuyên gia của Việt nam tiếp cận với thị trường thế giới và các nguyên tắc chuẩn mực kiểm toán quốc tế, cung cấp các thông tin chuyên nghành cho Bộ tài chính nhằm truyền bá các kiến thức quốc tế vào Việt nam. Cùng với công ty VACO triển khai các dịch vụ tư vấn và kiểm toán ở Việt nam Đến tháng 12/1993 DTT được phép đặt văn phòng đại diện tại Việt nam và tháng 04/1995 DTT đã được phép thành lập công ty liên doanh với công ty kiểm toán Việt nam (VACO) tại Việt nam đây là một kết quả, một lỗ lực quan trọng nhằm hiểu rõ các phong tục tập quán, các chính sách pháp luật và nhiều các lĩnh vực khác để các cuộc kiểm toán đạt được kết quả cao. Công ty Price Waterhouse (PW) Đây cũng là 1 trong 6 công ty kiểm toán quốc tế lớn nhất thế giới, hiện công ty có khoảng trên 450 văn phòng nhằm cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn trên khắp thế giới. PW vào Việt nam từ chi nhánh Hồng Kông năm 1992 đã giúp Bộ tài chính và công ty VACO tổ chức hội thảo về thuế, kế toán, kiểm toán, trợ giúp các chuyên gia Việt nam tiếp cận thị trường thế giới trong lĩnh vực chuyên ngành, tổ chức các khoá đào tạo tại Việt nam cùng với công ty VACO, PW đã cung cấp các dịch vụ nghề nghiệp cho các khách hàng ở Việt nam. Hiện nay PW đã có chi nhánh ở Hà nội và TPHCM với tên gọi : Công ty trách nhiệm hữu hạn Price Waterhouse Việt nam. Công ty Arthur Andersen (AA). Cũng là 1 công ty trong 6 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới với khoảng 300 văn phòng trên thế giới. AA cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn như mọi công ty kiểm toán quốc tế lớn khác. AA vào Việt nam từ tháng 05/1991 thông qua chi nhánh Philippin và Thái lan, công ty giúp Việt nam đào tạo các khoá về đào tạo kiểm toán và kế toán. Kết hợp với thực hiện một số dịch vụ chuyên ngành ở Việt nam. 9
- Tháng 08/1995 AA được phép thành lập chi nhánh ở Việt nam có tên Công ty trách nhiệm hữu hạn Arthur Andersen Việt nam. Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC). IFAC được thành lập từ năm 1977 có khoảng 100 tổ chức thành viên với mục tiêu là phát triển và tăng cường sự phối hợp nghiệp vụ kế toán và kiểm toán độc lập trên phạm vi toàn thế giới với những nguyên tắc và chuẩn mực phổ biến, tiến dần thành thông lệ của hầu hết các nước trên thế giới, đáp ứng được yêu cầu của các chính phủ, các doanh nghiệp, các Nhà tín dụng, các cổ đông cũng như đáp ứng mối quan tâm của công chúng trên thế giới. Mục tiêu của IFAC là thúc đẩy các nước trên thế giới tiến dần đến sự thống nhất và hoà hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới với các tập đoàn xuyên quốc gia, toàn cầu. Ngày 13/05/1991 công ty kiểm toán Việt nam (VACO) chính thức được thành lập và một loạt các tổ chức kiểm toán độc lập khác như : Công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn Tài chính (AASC), công ty tư vấn và kiểm toán (A and C), công ty kiểm toán đà nẵng (ĐAC), công ty kiểm toán và dịch vụ tin học (ATSC), công ty kiểm toán Hạ long (HAACO). Các công ty 100% vốn nước ngoài gồm :Cong ty Ernst and Young (E and Y), KPMG Peat Marwick Việt nam, Price waterhouse Việt nam (PW), Arthur Andersen Việt nam (AA), các công ty liên doanh như VACODTTI, và công ty Coopers and Lybrand AISE. 10
- CHƯƠNG II QUAN ĐIỂM VỀ SỰ ĐỘC LẬP CỦA CÁC KIỂM TOÁN VIÊN 2.1. Khái niệm và vai trò của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc để hướng dẫn cho kiểm toán viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp và xã hội. Nói cách khác, đạo đức nghề nghiệp là những chỉ dẫn để các thành viên luôn duy trì thái độ nghề nghiệp đúng đắn. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên có vai trò rất quan trọng. Nó là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm toán. Một kiểm toán viên cần phải có đạo đức và một công ty kiểm toán cần phải là một cộng đồng các kiểm toán viên có đạo đức. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường thì nhu cầu đối với nghề kiểm toán đáng tin cậy và được công nhận trở nên lớn hơn bao giờ hết. Hơn nữa, những người chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính nếu không có đạo đức thì dễ có thể làm cho thông tin báo cáo kiểm toán tài chính không tin tưởng dẫn đến hậu quả là sự mất lòng tin trong công chúng. Trong bối cảnh đó, nếu không có hoạt động kiểm toán để xác định tính tin cậy của các hệ thống thông tin tài chính thì sẽ gây cản trở lớn. Do vậy, những đòi hỏi về đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên phải được xác định rõ ràng và được công bố để cho công chúng nói chung biết, qua đó họ có thể đòi hỏi các hành vi đạo đức của kiểm toán viên cũng như đánh giá các cam kết của ngành này. Như vậy chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng trong các cuộc kiểm toán nên nó phải được xây dựng một cách chặt chẽ, hợp lý để làm sao cho kiểm toán viên áp dụng một cách thuận lợi mà không phạm sai lầm hay bị chồng chéo bởi các điều lệ khác. 2.2. Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Yêu cầu về nhân cách đạo đức của bất cứ tổ chức kiểm toán nào cũng phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau. Các nguyên tắc này chỉ đạo kiểm toán viên trong quá trình hành nghề và quan hệ với người khác. 2.2.1. Tính độc lập Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Không có tính độc lập thì chức năng kiểm toán không có giá trị trong xã hội. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy định rằng trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi 11
- ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Tính độc lập trong kiểm toán có nghĩa là việc có một quan điểm vô tư khi thực hiện các cuộc kiểm toán, đánh giá các kết quả và công bố báo cáo kiểm toán. Nếu kiểm toán viên là một luật sư của khách hàng, một chủ ngân hàng cá biệt hoặc bất kỳ ai khác có lợi ích trực tiếp hay gián tiếp về mặt tài chính, có quan hệ họ hàng thân thuộc với những người trong bộ máy quản lý của đơn vị được kiểm toán thì anh ta sẽ không thể được xem là độc lập. Ví dụ trước đây đã có lần chấp nhận cho kiểm toán viên sở hữu một số lượng cổ phần giới hạn trong công ty khách hàng. Nhưng ngày nay điều đó được xem như khả năng tiềm ẩn tác động xấu đến tích độc lập của công ty kiểm toán và chắc chắn có khả năng ảnh hưởng đến nhận thức của người sử dụng về tính độc lập của kiểm toán viên. Việc trực tiếp hay gián tiếp sở hữu cổ phần của một công ty thì theo nguyên tắc 101 công ty kiểm toán đó sẽ bị cấm trình bày quan điểm về các báo cáo tài chính của công ty này. Hoặc nếu kiểm toán viên là một thành viên của hội đồng quản trị hay một viên chức của công ty khách hàng, khả năng để thực hiện những đánh giá độc lập của anh ta về sự trình bày trung thực ở các báo cáo tài chính sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng. Ngay cả khi việc các chức vụ này không thực tế làm ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên thì sự dính líu thường xuyên với ban quản trị và các quyết định mà ban quản trị lập sẽ có khả năng ảnh hưởng đến cách nhìn nhận tính độc lập của kiểm toán viên từ những người sử dụng báo cáo. Để loại trừ khả năng này, nguyên tắc 101 nghiêm cấm kiểm toán viên có tư cách là giám đốc hoặc viên chức của công ty khách hàng. Tính độc lập có thể coi là cơ sở quan trọng để hoạt động kiểm toán có hiệu quả. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn nhận thức được rằng tính độc lập không bao giờ là đủ vì luôn có những điều kiện hạn chế ít nhiều tính độc lập. Ví dụ hội đồng quản trị bắt buộc phải giải trình với chính quyền và xã hội, giám đốc điều hành cũng chịu sự bắt buộc như vậy cộng thêm sự bắt buộc của hội đồng quản trị. Tất cả những điều đó có nghĩa là không người nào tự cho mình là một ốc đảo cô lập và tính độc lập bao giờ cũng là một thuật ngữ tương đối độc lập nhiều hay độc lập ít chứ không bao giờ tuyệt đối. Điều này không làm giảm giá trị của tính độc lập hoặc coi thường những cố gắng mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng cuả tính độc lập mong muốn. Đối với kiểm toán viên, sự cố gắng không ngừng của chúng ta là củng cố tính độc lập cần thiết mặc dù có và luôn luôn có những giới hạn thực sự đối với tính độc lập đó. 12
- 2.2.2. Tính liêm chính và tính khách quan. Kiểm toán viên có nghĩa vụ phải đạt đến một chuẩn mực cao về hành vi như: phải trung thực và thẳng thắn trong quá trình làm việc và trong quan hệ của họ với các nhân viên của đơn vị được kiểm toán. Để có sự tin cậy từ phía công chúng, các kiểm toán viên không được để bị nghi ngờ và không được để bị chỉ trích, phẩm chất liêm chính được đánh giá theo nghĩa đúng đắn và công bằng. Phẩm chất này đòi hỏi kiểm toán viên phải tuân thủ cả về hình thức và tinh thần các chuẩn mực về đạo đức và các chuẩn mực về kiểm toán. Kiểm toán viên phải là người có tính khách quan và công bằng trong tất cả các công việc bao gồm việc lập các báo cáo trung thực và chính xác. Do đó các kết luận trong báo cáo và ý kiến chỉ nên bị ảnh hưởng bởi các bằng chứng được thu thập theo các chuẩn mực kiểm toán của cơ quan kiểm toán tối cao. Các kiểm toán viên nên sử dụng các thông tin cũng như các ý kiến do đối tượng kiểm toán hoặc các đơn vị khác cung cấp. 2.2.3. Các chuẩn mực về nghiệp vụ và năng lực Kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán theo những kỹ thuật và những chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận và các quy định pháp luật hiện hành. Các chuẩn mực kiểm toán này quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần. Kiểm toán viên có nghĩa vụ duy trì cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc. Kiểm toán viên cần phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu của báo cáo tài chính như khi nhận được bản giải trình đó đã là đúng, mà phải tìm được những bằng chứng cần thiết để chứng minh cho những giải trình đó. 2.2.4. Trách nhiệm đối với khách hàng tính bảo mật. Kiểm toán viên phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình. 13
- Trong tiến trình kiểm tra, các kiểm toán viên thu được một số lượng lớn thông tin bảo mật, gồm cả lương của các viên chức, quá trình định giá sản phẩm, các kế hoặch quảng cáo, số liệu chi phí sản phẩm. Nếu những thông tin này bị tiết lộ ra ngoài hoặc cho các nhân viên của công ty khách hàng biết thì mối quan hệ giữa kiểm toán viên với Ban quản trị sẽ trở nên căng thẳng nghiêm trọng, thậm chí còn có thể là nguyên nhân làm hại đến công ty khách hàng. Kiểm toán viên chỉ có thể cung cấp tư liệu cho người khác khi được phép của công ty khách hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp các tư liệu đó được toà án triệu đòi hoặc được sử dụng như một bộ phận của chương trình xem xét chất lượng tự nguyện với các công ty kiểm toán khác thì sẽ không cần có sự cho phép. 2.2.5. Trách nhiệm đối với khách hàng – Thù lao phụ thuộc. Theo nguyên tắc 302 thù lao phụ thuộc, các dịch vụ về nghiệp vụ không được bán hoặc cung cấp theo một sự thu xếp mà theo đó không có khoản thù lao nào được tính trừ phi đạt được một phát hiện cụ thể, hoặc ở đó thù lao phụ thuộc vào những phát hiện hoặc kết quả của những dịch vụ đó.Thí dụ, giả sử có một công ty kiểm toán hợp đồng với khách hàng là thù lao được tính là 4000 USD, nếu là một báo cáo chấp nhận hoàn toàn, nhưng chỉ là 2000 USD, nếu là một báo cáo chấp nhận có loại trừ. Tuy vậy, thù lao của một hội viên có thể thay đổi.Và thường thì công ty kiểm toán tính thù lao căn cứ trên số giờ làm việc. Các mức giá theo thời gian khác nhau được tính cho các trình độ khác nhau của nhân viên. Song trong những năm gần đây, các công ty kiểm toán đã tăng dần các cuộc đấu thầu hợp đồng dựa trên một căn cứ tính thù lao cố định mà không cần xem xét đến nhu cầu về thời gian phải bỏ ra. Các khoản thù lao không được xem là phụ thuộc nếu chúng được quy định bởi toà án hay các tổ chức quyền lực khác hoặc, trong các vấn đề về thuế, nếu được xác định dựa trên các kết quả của các vụ kiện theo luật hoặc những phát hiện của các cơ quan nhà nước. Như vậy, việc tính thù lao dựa trên kết quả của dịch vụ cung cấp là để giúp các kiểm toán viên giữ vững tính khách quan khi điều tra các cuộc kiểm toán hoặc khi cung cấp các dịch vụ về thuế hoặc tư vấn quản lý. 2.2.6. Trách nhiệm đối với đồng nghiệp. Hiện nay không có nguyên tắc đạo đức nào về trách nhiệm đối với đồng nghiệp. Tuy nhiên, mối quan hệ tốt đẹp giữa các đồng nghiệp được AICPA thừa nhận là rất quan trọng. Cách mà những người trong cùng một 14
- nghề đối xử với nhau sẽ ảnh hưởng đến thái độ của xã hội đối với nghề nghiệp đó. Sự hỗ trợ lẫn nhau nên bao gồm việc cung cấp người trợ lý có nghiệp vụ chuyên môn cao trong các vấn đề có tính nghiệp vụ cho bạn hành nghề và sự hạn chế hợp lý trong việc thay thế các công ty kiểm toán hiện hữu ở các khách hàng hiện nay của họ. Mỗi thành viên của Công ty là một phần thành tố làm nên năng lực của cả Công ty. Các kiểm toán viên phải gắn kết với nhau, tạo nên một khối năng lực thống nhất, không tách rời. Sự gắn kết ấy không chỉ thể hiện ở sự đoàn kết thuần tuý theo cách hiểu lâu nay mà còn thể hiện ở công việc, ở trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ở công tác quản lý. Có nghĩa rằng, trong nghiệp vụ chuyên môn tất cả phải có trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần cùng học tập và cùng tiến bộ. Mỗi kiểm toán viên phải tự học và học hỏi lẫn nhau, đó là động lực, là trách nhiệm và quyền lợi của chính mình, của công ty. 2.2.7. Trách nhiệm và thông lệ khác Hành vi làm mất tín nhiệm. Hành vi làm mất tín nhiệm không được định nghĩa rõ ràng trong các nguyên tắc, các văn bản hướng dẫn, hoặc các quy định ( không có quy định nào về hành vi làm mất tín nhiệm ). Tuy nhiên, trong nguyên tắc 501 nói rõ hội viên không được phạm phải một hành vi làm mất tín nhiệm đối với nghề nghiệp. Có ba văn bản hướng dẫn, nhưng ngoài văn bản đầu tiên, hai văn bản còn lại cũng rất mơ hồ. Ba văn bản hướng dẫn có thể được tóm lược như sau: 1. Giữ lại sổ sách của khách hàng sau khi một đòi hỏi không được đáp ứng là một hành vi làm mất tín nhiệm. Thí dụ, giả sử Ban quản trị không trả thù lao cho công ty kiểm toán và các chủ chung vốn của công ty kiểm toán do đó từ chối trả lại sổ sách của khách hàng. Chủ chung vốn của công ty kiểm toán đã vi phạm nguyên tắc 501. 2. Một công ty kiểm toán không được phân biệt đối xử giữa các chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, tuổi tác hoặc quốc tịch. 3. Nếu một người hành sự đồng ý thực hiện kiểm toán ở một cơ quan nhà nước, mà cơ quan này quy định các thể thức kiểm toán khác với GAAS , thì cả các thể thức của cơ quan nhà nước đó và GAAS đều phải được tuân thủ trừ phi báo cáo kiểm toán được diễn đạt bằng một cách khác. Để hướng dẫn về những gì cấu thành một hành vi làm mất tín nhiệm, các văn bản dưới luật của AICPA cung cấp những hướng dẫn rõ ràng hơn là Bản Điều lệ đạo đức. Các văn bản dưới luật nói rõ rằng một hội viên trong 15
- AICPA sẽ bị khai trừ mà không cần nghe phán xét kết tội đối với bất kỳ sự vi phạm nào trong bốn loại vi phạm sau: 1. Sự phạm tội có thể bị phạt tù giam từ một năm trở lên. 2. Cố ý quên không điền vào bất kỳ bản khai thuế lợi tức nào mà kiểm toán viên, với tư cách là người nộp thuế cá nhân, được yêu cầu điền vào theo luật. 3. Nhân danh kiểm toán viên hoặc khách hàng điền một bản khai thuế lợi tức giả hoặc gian dối. 4. Cố tình giúp đỡ lập hoặc trình bày một bản khai thuế lợi tức giả hoặc gian dối của khách hàng. 5. Như vậy, trong trường hợp một người uống rượu quá say, hành động gây mất trật tự, hoặc những hành vi khác mà nhiều người xem là trái với tiêu chuẩn nghề nghiệp thì không bị coi là hành vi làm mất tín nhiệm. 2.2.8. Trách nhiệm và thông lệ khác Hoa hồng. Nguyên tắc 503: Hội viên không được trả hoa hồng để có khách hàng, và cũng không được nhận hoa hồng cho việc chuyển cho khách hàng một kết quả hoặc dịch vụ của người khác. Nguyên tắc này không nghiêm cấm các khoản thanh toán đối với việc mua một dịch vụ kế toán hoặc thanh toán tiền hưu trí cho các cá nhân trước đây được thuê mướn trong thực tiễn công tác kiểm toán độc lập hoặc các khoản thanh toán cho người thừa kế của họ hoặc bất động sản của họ. Nguyên tắc này nhằm ngăn ngừa sự quá khích trong lĩnh vực kiểm toán thông qua việc “ trả thù lao cho người tìm kiếm” đối với đội ngũ nhân viên, ngân hàng và những người khác để có thể giúp công ty mở rộng hoạt động của mình. Nguyên tắc này cũng nhằm ngăn ngừa kiểm toán viên tính thêm ngoài dịch vụ đã thực hiện. 2.2.9. Trách nhiệm và thông lệ khác – Các công việc không phù hợp. Nguyên tắc 504: Hội viên làm việc trong công ty kiểm toán công cộng không được đồng thời làm việc trong bất kỳ doanh nghiệp nào hoặc làm công việc nào mà có thể sinh ra mâu thuẫn về quyền lợi khi cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Hiện tại vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về công việc không phù hợp và hầu như không có các quy định đạo đức. 2.2.10. Sự bắt buộc. 16
- Không chấp hành các nguyên tắc đạo đức có thể dẫn đến việc bị khai trừ khỏi AICPA. Điều này tự bản thân nó không ngăn ngừa kiểm toán viên hành nghề kiểm toán độc lập. Nhưng nó nhất định là một hình phạt nặng về mặt xã hội. Mỗi kiểm toán viên được cấp một giấy phép hành nghề. Khi có một sự vi phạm đáng kể quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng có thể dẫn đến việc mất bằng và giấy phép hành nghề kiểm toán viên. Mặc dù ít xảy ra, song điều này khai trừ người hành nghề khỏi ngành kiểm toán độc lập. Vì vậy, tất cả các kiểm toán viên bên ngoài phải tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nêu trên và hoàn toàn độc lập trong mọi hoạt động của mình. CHƯƠNG III MINH CHỨNG VỀ KIỂM TOÁN VIÊN BÊN NGOÀI KHÔNG ĐỘC LẬP 3.1. Vài nét về Enron: Tiền thân của Enron là công ty Khí tự nhiên miền Bắc, thành lập năm 1932 tại Omaha, Nebraska. Năm 1979, công ty đã tổ chức cơ cấu lại trở thành Internorth of Omaha. Năm 1985, trên cơ sở sáp nhập hai công ty Houston Natural Gas và Internorth of Omaha, đổi tên công ty thành Enteron (ruột), với ý tưởng là bộ phận không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nhưng cái tên này nhanh chóng được rút gon lại chỉ còn Enron khoảng năm 1990. Nhờ những quy định mới về tự do hóa thị trường năng lượng Mỹ trong thập niên 90, họ đã lột xác từ một hãng làm ăn mờ nhạt thành tập đoàn có thể thay đổi sự cân bằng trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng. Luật chính sách năng lượng năm 1992 buộc các công ty nhỏ phải mở cửa đường truyền tải điện cho hệ thống phân phối của Enron. Ngoài ra, Enron kiếm rất nhiều tiền từ việc mua bán trên thị trường năng lượng. Trên thực tế, họ chỉ là những nhà buôn sắp xếp hợp đồng giữa người mua và bán rồi lấy tiền hoa hồng. Trong tay Enron, thị trường năng lượng ngang hàng với một sự đầu cơ tài chính. Hãng này đã xây dựng những nhà máy trị giá hàng triệu USD khắp thế giới nhưng chỉ sở hữu chúng khi giá năng lượng lên ngôi, khi gặp khó khăn thì bán ngay lập tức. Nhờ hoạt động tài chính thuận lợi, Enron đã vươn sang các mặt hàng như giấy, nước, nhựa, kim loại và phương tiện viễn thông. Năm 2000, Enron là một trong 7 công ty Mỹ có doanh số hơn 100 tỷ USD, lợi nhuận lên tới 10 tỷ USD. Hệ thống thông tin đại chúng, điển hình là tạp chí Fortune luôn đánh bóng Enron là công ty có nhiều tiềm năng nhất với 17
- số vốn kinh doanh 63 tỷ USD. Tại thời điểm xảy ra vụ bê bối năm 2001, Enron nắm trong tay cơ sở vật chất kỹ thuật cực kỳ giá trị, hoạt động tại trên 30 quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam), giao dich với hơn 30 sản phẩm khác nhau, sở hữu 38 nhà máy điện, gần 60 vạn km đường ống dẫn dầu và khí đốt, hàng loạt các công ty con về các ngành kinh doanh khác như giấy, thép, hóa dầu, nhựa… Sự phát triển của Enron 1985 2000 Số lượng nhân viên 15076 18000 Các nước có hoạt động 4 Trên 30 Tài sản (tỷ đôla) 12 33 Đánh giá (Forturn 500) Không có 18 3.2. Dấu hiệu và diễn biến của vụ bê bối *Năm 2000 Tháng 3: CEO Enron, Kenneth Lay bị cáo buộc gian lận báo cáo hàng năm năm 1999. Jeffrey Skilling, giám đốc điều hành (COO) của Enron bị cáo buộc có dấu hiệu gian lận cho Arthur Andersen LLP về dữ liệu tài chính năm 1999. Tháng 8, giá cổ phiếu Enron leo cao mức kỷ lục: 90$/cổ phiếu Tháng 8 và tháng 11, K. Lay tiếp tục bị cáo buộc gian lận báo cáo tài chính hàng quý cho quý II và III năm 2000. *Năm 2001 Từ ngày 22 – 25 tháng 1, COO Enron, J. Skilling liên tục đưa ra các yêu cầu gian lận các báo cáo tài chính nhằm dối gạt các nhà đầu tư. 6/2, Enron được tạp chí Fortune bình chọn là một trong những công ty sáng tạo nhất tại Mỹ lần thứ 6 liên tiếp. 5/5, giá cổ phiếu Enron đóng cửa là 59,78$ 23/7, giá cổ phiếu Enron tiếp tục sụt giảm còn 47$, gây mất lòng tin nghiêm trọng cho các nhà đầu tư. 14/8, vì lý do cá nhân, Skilling từ chức. K. Lay tuyên bố “ Tuyệt đối không có vấn đề kế toán, không có vấn đề kinh doanh, không có vấn đề dự trữ, không có vấn đề che dấu sự thật” 18
- 15/8, Sherron Watkins, một phó chủ tịch phát triển của Enron, đã phát hiện ra các sai phạm kế toán của công ty và gửi thư đến cho K. Lay. 16/10: Enron công bố lỗ quý thứ ba là $ 618,000,000. 31/10, Ủy ban chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC) bắt đầu mở cuộc điều tra chính thức về kế toán của Enron và các đối tác. Arthur Andersen, công ty kiểm toán của Enron, đã tiếp tay cho nó bằng cách tiêu hủy các tài liệu liên quan đến sai phạm. Giá cổ phiếu Enron tụt dốc không phanh, chỉ còn khoảng 0,6$/ cổ phiếu. 8/11, Enron công bố nó phóng đại lợi nhuận bằng cách $ 586,000,000 trong năm năm. SEC yêu cầu các nhân viên Arthur Andersen có liên quan đến Enron hầu tòa. 2/12, Enron thông báo phá sản. *Năm 2002 9/1, Bộ Tư pháp Mỹ xác nhận bắt đầu một cuộc điều tra hình sự vụ phá sản Enron. 10/1, Arthur Andersen thừa nhận đã hủy tài liệu của Enron, từ tháng 9 đến tháng 11. 3/5, Enron đề xuất thành lập một công ty mới tạm gọi là Công ty Năng lượng OpCo . Nếu được chấp thuận, OpCo sẽ có tài sản cốt lõi của Enron, bao gồm 15.000 dặm đường ống tài sản, 75.000 dặm tài sản phân phối, 6.700 mega watt, và 12.000 nhân viên. *Năm 2003 11/7, Enron đề xuất kế hoạch cơ cấu lại công ty. *Năm 2004 6/1, Tòa án New York phê duyệt đề xuất cơ cấu lại của Enron. Theo kế hoạch này, chủ nợ sẽ nhận được $ 11000000000 bằng tiền mặt và chứng khoán. 11/2, J. Skilling bị bắt với 35 tội danh gian lận, giao dịch nội gián,… 7/7, cựu CEO Kenneth Lay bị truy tố bởi Tòa án Hoa Kỳ. *Năm 2005 Các Tòa án tối cao phán quyết về mặt lý thuyết Andersen miễn tội để tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên thiệt hại mà vụ Enron mang đến đã khiến cho nó không còn có thể hoạt động được nữa kể cả với quy mô hạn chế. 3.3. Hậu quả 3.3.1. Enron 19
- Những người chịu thiệt hại nặng nề nhất chính là các cổ đông và nhân viên của công ty. Giá cổ phiếu của Enron lên đến đỉnh cao 90 đô la vào tháng 8/2000. Một năm sau đó, vào tháng 10/2001 công ty thông báo lỗ 638 triệu USD trong quý 3/2001 và giá trị vốn cổ đông giảm 1,2 tỉ USD. Dự kiến các chủ nợ sẽ thu hồi được 1/5 số tiền 74 tỉ USD của họ. 17.000 nhân viên của Enron sẽ mất tiền hưu trí của họ. Tuy Enron tuyên bố dành riêng 200 triệuUSD để chuyển trách nhiệm lương hưu sang các công ty bảo hiểm, chính phủ cho biết số tiền này chắc chắn không đủ. Các cổ đông sẽ mất toàn bộ giá trị cổ phiếu. Tài sản của Enron được đem bán đấu giá để trả nợ, thu được khoảng 11 tỉ. 3.3.2. Arthur Andersen Ngay sau khi bị kết tội, Andersen lập tức phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện khác, với tổng số thiệt hại của khách hàng lên tới 300 tỉ USD. Andersen phá sản, hàng loạt các cuộc thương lượng mua bán diễn ra. KPMG đồng ý thu nạp 23 chi nhánh "ở ngoài nước Mỹ" của Andersen với cái giá rẻ mạt là 284 triệu USD năm 2002. Andersen Việt Nam được KPMG mua lại với hợp đồng trong đó có điều khoản đảm bảo việc làm cho toàn bộ nhân viên hiện có của Andersen Việt Nam. Một trong ngũ đại gia là Ernst & Young đã chiếm được phần lớn những khách hàng và chuyên gia của Andersen ở Mỹ. Các công ty nhỏ hơn cũng kiếm được phần chia. Công ty tư vấn Hitachi Consulting của Nhật thuê lại 400 chuyên gia của Andersen, một trong số đó đến nay đã trở thành Tổng Giám đốc của Hitachi Consulting. Đó là kết cục của Arthur Andersen, một công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, với 85.000 chuyên gia và 89 năm lịch sử, đến nay chỉ còn không đầy 200 người, chủ yếu để hầu kiện trong các vụ kiện của cổ đông trong các công ty khách hàng trước đây. 3.4. Nguyên nhân 3.4.1. Sự lạm dụng SPE và các giao dịch nội bộ SPE (Special Purpose Entity) là các công ty con được Enron thành lập ra để đứng tên tài sản, đồng thời gánh chịu và cô lập các rủi ro tài chính. Ví dụ, khi Enron phát triển thêm đường ống, công ty có thể lập ra một SPE. Đơn vị SPE này sẽ làm chủ đường ống và thế chấp ngay ống này để 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án: Các loại bằng chứng kiểm toán và phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
44 p | 3356 | 1101
-
Luận văn đề tài : Kiểm toán nội bộ và công tác tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
95 p | 604 | 177
-
Luận văn: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỘC LẬP ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HIỆN GIAN LẬN VÀ SAI SÓT TRONG CUỘC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
118 p | 187 | 47
-
ĐỀ TÀI: "CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM"
22 p | 145 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán: Trách nhiệm kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính ở Việt Nam
249 p | 117 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên tới chất lượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán ở TP. Hồ Chí Minh
143 p | 62 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập kiểm toán viên - Nghiên cứu thực nghiệm tại TP Hồ Chí Minh
128 p | 73 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính – Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn Tp. HCM
89 p | 55 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Vai trò kiểm toán viên độc lập với việc nhận diện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Bình Dương
118 p | 32 | 7
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết đối với kiểm toán viên: Mức độ đáp ứng yêu cầu thực tiễn của sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành kiểm toán ở Việt Nam
23 p | 38 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa một số đặc điểm của công ty kiểm toán và kiểm toán viên đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
91 p | 29 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Khác biệt giữa mong đợi của xã hội và nhận thức của kiểm toán viên về trách nhiệm trên BCTC được kiểm toán
100 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của việc luân chuyển kiểm toán viên đến chất lượng báo cáo tài chính tại Việt Nam
82 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
101 p | 35 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố ảnh hưởng tới hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán của các kiểm toán viên tại các Công ty Big 4 Việt Nam
98 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nhận thức của kiểm toán viên về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính - Trường hợp các công ty kiểm toán trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
130 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán của kiểm toán viên nhà nước
118 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn