intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015-2025

Chia sẻ: Loilamthuocveem Loilamthuocveem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

614
lượt xem
105
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015-2025" với mục tiêu xác định quy trình xây dựng một chiến lược thể thể là quy trình xây dựng chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015-2025. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015-2025

PHẦN I MỞ ĐẦU<br /> 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với các quốc gia, đổi mới hay cải cách giáo dục luôn là yêu cầu thường xuyên, bức thiết nếu không muốn bị tụt hậu trong cuộc chạy đua phát triển diễn ra ngày càng gay gắt. Bởi thực tế, lịch sử đã chứng minh một quy luật là: không có một sự tiến bộ và thành đạt quốc gia nào mà lại tách rời ra khỏi sự tiến bộ và thành đạt của quốc gia đó trong lĩnh vực giáo dục. Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế thị trường thì yêu cầu đổi mới, cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng trở nên bức thiết. Đối với Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung Ương 8 khóa XI đã nêu rõ vấn đề về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó, Nghị quyết đã chỉ rõ thực tế, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu Để khắc phục những hạn chế, tồn tại của vấn đề phát triển giáo dục Việt nam trong thời gian qua, đồng thời để nền Giáo dục Việt Nam trong thời gian tới phát triển theo hướng đổi mới căn bản và phát triển toàn diện, nhóm chúng tôi đã tiến hành xây dựng “ Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025” 1<br /> <br /> 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Xác định quy trình xây dựng một chiến lược, cụ thể là quy trình xây dựng chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được cách thức tiếp cận chính sử dụng xây dựng chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025 - Xác định được các phương pháp, công cụ xây dựng chiến lược - Đề xuất khuôn mẫu trình bày chiến lược<br /> <br /> 2<br /> <br /> PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Đặc điểm của chiến lược - Về không gian: Chiến lược mang tầm Quốc gia - Về thời gian: Trong 10 năm từ năm 2015 - 2025 - Mục tiêu chung của chiến lược: Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước ta theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập. - Căn cứ để xây dựng chiến lược: - Xuất phát từ nhu cầu thực tế: Đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu thường xuyên, bức thiết của nước ta hiện nay đặc biệt trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. - Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; - Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010-2020; - Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020; - Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020; 3<br /> <br /> - Căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị Trung Ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2.2. Cách thức tiếp cận 2.2.1. Từ trên xuống  Xác định các cấp quản lý từ trên xuống<br /> <br />  Vai trò, nhiệm vụ của các cấp quản lý Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Giáo dục và đào tạo, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức triển khai xây dựng chiến lược, phối hợp cùng các Bộ khác, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo xuống các tỉnh mà cơ quan trực tiếp làm là Sở Giáo dục và Đào tạo để thông báo, triển khai về Chiến lược cấp Quốc 4<br /> <br /> gia và yêu cầu các tỉnh, các địa phương lên kế hoạch lập chương trình, đề án, kế hoạch phát triển giáo dục cho địa phương mình. Tiếp theo, Sở Giáo dục và đào tạo sau khi nhận được chỉ thị từ cấp trên thì tiếp tục chỉ đạo xuống Phòng Giáo dục và Đào tạo, để tiến hành tổ chức thực hiện chiến lược để xin ý kiến hành động, hướng dẫn các huyện, các đơn vị xây dựng chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục cho đơn vị của mình. Sau đó, phòng Giáo dục và Đào tạo lại tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp xuống các khối trường cấp Tiểu học, THCS và mầm non thực hiện.  Hình thức huy động sự tham gia của các cấp trong xây dựng chiến lược theo phương thức từ trên xuống - Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành mở các cuộc họp cho các cán bộ cấp cao của các tỉnh, thành phố và các cán bộ trong các sở Giáo dục và Đào tạo của các tỉnh, thành phố để đưa ra các thông báo, quyết định về xây dựng chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025. Đồng thời, thông báo, tuyên truyền các văn bản đó thông qua các kênh: Ti vi, internet, và các phương tiện truyền thông khác.... - Tại địa phương, các tỉnh, thành phố mà chịu trách nhiệm chính là Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp tổ chức các cuộc họp đưa ra thông báo về Chiến lược cấp Quốc gia, đồng thời hướng dẫn các đơn vị trong địa phương lên kế hoạch xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục trong đơn vị của mình - Tương tự, tại các huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức các cuộc họp phổ biến Chiến lược cấp Quốc gia, phổ biến nội dung cuộc họp đối với Sở giáo dục đồng thời trực tiếp hướng dẫn khối các trường THCS, Tiều học, mầm non xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục của mình hàng năm hoặc 5 năm, trong đó có thể kết hợp giao chỉ tiêu trực tiếp. 2.2.2. Tiếp cận có sự tham gia 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2