LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1<br />
<br />
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU GIẤY<br />
1.1- Khái Niệm về chiến lược....................................................................................................... 4 1.1.1- Chiến lược tại các cấp độ khác nhau trong một doanh nghiệp..................................... 4 1.1.2- Phân tích chiến lược ..................................................................................................... 5 1.1.3- Lựa chọn chiến lược..................................................................................................... 5 1.1.4- Thực hiện chiến lược.................................................................................................... 5 1.2- Chiến lược phát triển ngành .................................................................................................. 5 1.2.1- Các chiến lược cạnh tranh tổng quát ............................................................................ 5 1.2.2- Chiến lược đầu tư và các giai đoạn phát triển ngành ................................................... 7 1.2.3- Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu ..................................................................... 8 1.3- Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh..................................................................................... 9 1.3.1- Lợi thế so sánh ............................................................................................................. 9 1.3.2- Lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael Porter ............................................. 10 1.3.3- Vài dẫn chứng về quan hệ giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh ........................ 11 1.3.4- Mô hình lợi thế cạnh tranh ......................................................................................... 11 1.4- Một số phương pháp dự báo nhu cầu .................................................................................. 11 1.4.1- Các nhân tố tác động .................................................................................................. 11 1.4.2- Tác động của chu kỳ sống của sản phẩm đối với dự báo........................................... 12 1.4.3- Một số phương pháp dự báo theo khuynh hướng ...................................................... 13 1.5- Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển................................................................. 15 1.5.1- Các yếu tố môi trường bên trong ............................................................................... 15 1.5.2- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô............................................................................ 16 Kết luận chương 1. ................................................................................................................... 18<br />
<br />
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM<br />
2.1- Bối cảnh ra đời và phát triển ban đầu của ngành giấy Việt Nam........................................19 2.1.1- Thời kỳ Bắc thuộc ...................................................................................................... 19 2.1.2- Giai đoạn 1945-1954.................................................................................................. 20 2.1.3- Giai đoạn 1954-1975.................................................................................................. 20<br />
<br />
2.1.4- Giai đoạn sau 1975 đến nay ....................................................................................... 21 2.2- Khái quát toàn cảnh ngành giấy .......................................................................................... 22 2.2.1- Về phân bố theo vùng địa lý ...................................................................................... 23 2.2.2- Về quy mô sản xuất.................................................................................................... 23 2.2.3- Về Trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất ............................................................... 23 2.2.4- Về tổ chức .................................................................................................................. 24 2.2.5- Về sản xuất kinh doanh .............................................................................................. 24 2.3- Tình hình sản xuất và tiêu dùng giấy đến 2005 ..................................................................26 2.3.1- Thực trạng sản xuất và tiêu dùng giấy in và giấy viết................................................28 2.3.2- Giấy in báo ................................................................................................................. 30 2.4- Tình hình cung bột giấy và giấy năm 2005......................................................................... 31 2.4.1- Tình hình sản xuất giấy .............................................................................................. 31 2.4.2- Tình hình quy hoạch và đầu tư vùng nguyên liệu giấy .............................................. 33 2.4- Sức ép khi nguyên – nhiên liệu cùng tăng giá..................................................................... 36 2.5- Những điều mà ngành giấy đã làm...................................................................................... 37 2.6- Bốn điểm yếu cơ bản của ngành giấy ................................................................................. 38 2.6.1- Lệ thuộc vào bột giấy nhập ngoại .............................................................................. 38 2.6.2- Sức cạnh tranh bấp bênh ............................................................................................ 39 2.6.3- Huy động vốn yếu và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ........39 2.6.4- Liên kết, hợp tác yếu .................................................................................................. 40 2.7- Số liệu ngành giấy và dự báo .............................................................................................. 41 2.8- Hệ số thời vụ của sản phẩm giấy in và giấy viết................................................................. 43 2.9- Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Giấy Tân Mai .............................................. 45 2.10- Tương quan giữa tăng diện tích rừng trồng và sản lượng giấy in báo .............................. 46 2.11- Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy một số quốc gia - Những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể vận dụng.................................................................................................................. 48 2.11.1- Hiệp hội bột giấy và giấy Trung Quốc..................................................................... 48 2.11.2- Hiệp hội bột giấy và giấy Indonesia......................................................................... 50 2.11.3- Cấu trúc ngành công nghiệp bột giấy và giấy CHLB Nga....................................... 51 Kết luận chương 2. ................................................................................................................... 52<br />
<br />
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU GIẤY VIỆT NAM<br />
3.1- Định hướng, quan điểm và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam........... 53 3.1.1- Về định hướng phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam....................................53 3.1.2- Quan điểm phát triển.................................................................................................. 53<br />
<br />
3.1.3- Mục tiêu phát triển ..................................................................................................... 54 3.2- Giải pháp về quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu giấy.................................................. 55 3.2.1- Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu ........................................ 55 3.2.2- Chính sách hỗ trợ của nhà nước để phát triển vùng nguyên liệu giấy ....................... 56 3.2.3- Khai thác liên tục diện tích đất trồng rừng nguyên liệu giấy ..................................... 57 3.3- Nhóm giải pháp đồng bộ và hỗ trợ...................................................................................... 58 3.3.1- Định hướng quy mô nhà máy sản xuất bột giấy và sản xuất giấy.............................. 58 3.3.2- Liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước.................. 59 3.3.3- Nhận thức và tư duy, gắn mình vào phường hội........................................................ 60 3.3.4- Hiệp lực để cùng phát triển, liên kết với các tập đoàn mạnh nước ngoài .................. 61 3.3.5- Thị trường chứng khoán-nơi định giá giá trị doanh nghiệp và huy động vốn ........... 62 3.3.6- Giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững................................................. 63 Kết luận đề tài........................................................................................................................... 66 Tài liệu tham khảo. Phụ lục.<br />
<br />
Giấy là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Có thể nói không một lĩnh vực nào mà hoạt động của nó lại không cần sử dụng đến giấy. Xã hội công nghiệp càng phát triển thì nhu cầu về giấy càng tăng. Sự phát triển của khoa học và kỹ thuật đã làm cho giá trị của giấy trở nên hữu ích hơn cho con người và giá trị sử dụng của giấy theo đó càng trở nên đa dạng và phong phú. Trước nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm giấy trong nước, ngành giấy đã tận dụng tối đa khả năng hiện có để đáp ứng nhu cầu. Nhưng đáp ứng được bao nhiêu? Những gì diễn ra trong thực tế hàng chục năm qua là bằng chứng xác thực và sống động nhất không thể chối cãi là sức cạnh tranh của ngành giấy quả thực là yếu kém nhưng lại tồn tại trong một cơ thể khá hoành tráng. Hệ quả là “lực bất tòng tâm” mà cái giá phải trả là những đồng ngoại tệ được tích lũy trong nước vốn đã khiêm tốn, thay vì chi tiêu cho hoạt động nhập khẩu máy móc công nghệ cao thì chi mua bột giấy nước ngoài. Công nghệ lạc hậu, nguyên liệu chính sản xuất giấy là bột giấy, hóa chất tẩy trắng phần lớn đều nhập từ nước ngoài đã “đè” những doanh nghiệp giấy xuống về lượng lẫn chất. Như vậy, cái mà chúng ta mong muốn là làm thế nào để có thể đứng trên đôi chân của mình? Lật đổ vị thế cạnh tranh của giấy ngoại như thế nào? Muốn ngăn cản dòng chảy giấy ngoại vào Việt Nam, tự chủ về nguồn giấy cung cấp đủ cho thị trường nội địa, điều quan trọng là phải tự sản xuất lấy nguyên liệu bột giấy trên cơ sở tận dụng lợi thế so sánh. Từ năm 1998 đến nay, đã có một vài đột phá trong khâu tự cung nguyên liệu từ việc tăng diện tích trồng rừng nguyên liệu giấy nhưng cơ chế quy hoạch và quản lý vùng đan chéo nhập nhằng của cấp có thẩm quyền (trung ương và địa phương) đã tạo ra một ma trận nhằng nhịt như mạng nhện khiến các doanh nghiệp giấy trong nước không tìm được lối ra. Khó khăn của người là cơ hội của ta! Hệ quả là giấy ngoại tràn vào Việt Nam với tốc độ và sản lượng không ngừng tăng lên. Thực trạng này nếu càng kéo dài thì tương lai của ngành giấy Việt Nam như ánh sao trên bầu trời xa thẳm vốn đã lu mờ sẽ nhòe dần và tắt lịm là không thể tránh khỏi. Tương lai phụ thuộc vào hành động của chúng ta hôm nay! Mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm giấy trong nước với nước ngoài đã lên đến đỉnh điểm với kết quả hiện tại đang nghiêng về sản phẩm nhập khẩu. Vị thế “đầu đàn” của sản phẩm giấy nhập khẩu sẽ còn tiếp diễn trong tương lai là điều chắc chắn cho đến khi Việt Nam thay đổi tư duy và hành động nhanh chóng trong tư thế không còn đường lùi. Thật phi lý và đau xót khi rừng Việt Nam được xem như một lợi thế so sánh nhưng<br />
<br />
chẳng khai thác được gì. Nạn cháy rừng, khai thác manh mún và cục bộ là thủ phạm “gọt” dần ngọn tháp lợi thế so sánh ấy. Một viễn cảnh thật ảm đạm về tài nguyên rừng! Phát triển ngành giấy phải bắt đầu từ đầu tư và khai thác tài nguyên rừng. Có gốc mới có ngọn. Những dự báo dựa trên dãy số liệu quá khứ thu thập được cho kết quả nhu cầu giấy sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Với thực trạng nền công nghiệp giấy hiện nay thì chúng ta sẽ khó thoát khỏi tình cảnh “ở trong rừng mà thiếu củi!”. Không trồng được rừng nguyên liệu thì ngành giấy Việt Nam mãi mãi lệ thuộc nước ngoài. Không tự chủ được nguồn nguyên liệu giấy thì cạnh tranh và phát triển được không? Đề tài: “Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam” nhằm tới mục đích nghiên cứu: -Đánh giá thực trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam. Theo đó, đề tài đề cập tới nhu cầu về giấy và khả năng cung ứng của doanh nghiệp giấy trong nước. Tình hình rừng nguyên liệu để sản xuất giấy ở góc độ cung cầu, tình hình bột giấy ngoại nhập. Tình hình cạnh tranh giấy nội và giấy ngoại trên thị trường nội địa. -Trên cơ sở tình hình thực tế của ngành giấy Việt Nam, đề tài nghiên cứu và đề xuất các chính sách, giải pháp chiến lược nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam trong tương lai khởi nguồn từ đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu giấy. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào phân tích một số chỉ tiêu về năng lực sản xuất giấy, bột giấy và khả năng tiêu thụ các sản phẩm giấy tại việt Nam trong những năm gần đây cũng như các nước khác trong khu vực và thế giới. Truy tìm nguyên nhân gây nên “cơn cảm cúm” kéo dài triền miên của ngành. Một vài công ty điển hình trong nước được đề cập tới trong đề tài này không nằm ngoài mục đích phác họa ở mức độ tương đối bức tranh tổng thể ngành giấy Việt Nam. Một trong những nội dung trọng tâm mà đề tài nhấn mạnh là vấn đề rừng nguyên liệu giấy vốn là cơ sở cho chiến lược phát triển vững chắc ngành công nghiệp giấy nước nhà. Từ đó, các giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam được đề xuất với mong ước không xa ngành giấy Việt Nam sẽ phát triển vượt bậc, bền vững. Đề tài được thực hiện dựa theo các phương pháp sau: -Phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu: tập hợp các phương pháp dùng để thu thập, phân tích, trình bày và diễn giải dữ liệu. Phương pháp này giúp người ra quyết định và quản trị viên ra quyết định tốt hơn;<br />
<br />