Đề tài: Đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm 2 đại học ngân hàng TP.HCM
lượt xem 44
download
Đề tài "Đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm 2 đại học ngân hàng TP.HCM" với mục đích chi tiết hóa vấn đề về kỹ năng giao tiếp của sinh viên, từ đó có phương pháp rõ ràng, thích hợp vói hoàn cảnh cụ thể, khách quan.Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm 2 đại học ngân hàng TP.HCM
- NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM 2 ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM GVHD: Nguyễn Thế Bính Lớp: D17 Nhóm: 14 Thành viên: Phạm Thế Luân Ngô Thanh Sang 1
- TP. HCM, tháng 6 2017 2
- 1. Đề tài “ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM 2 ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM” 2. Lý do chọn đề tài Trong thời đại hiện nay, kinh tế – xã hội đang phát triển mạnh và hội nhập với thế giới toàn cầu thì việc sinh viên trang bị cho bản thân kiến thức chuyên môn vững vàng là điều cần phải làm nhưng liệu rằng kiến thức chuyên môn thật tốt có mang lại thành công cho mỗi sinh viên khi ra trường? Kỹ năng giao tiếp ngày càng là bí quyết không thể thiếu trong môi trường làm việc hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà trong vô số những điều cần phải học, ông cha ta lại chọn giao tiếp, ứng xử là ưu tiên số một. Nói cách khác “Học ăn, học nói, học gói, học mở” từ bao đời nay đã là điều kiện tiên quyết để xây dựng nên chuẩn mực trong văn hóa sống và giao tiếp hằng ngày. Chính kỹ năng này vẫn luôn là yếu tố mở đường, quyết định cho sự thành công hay thất bại trên đường đời. Giao tiếp là một hoạt động cơ bản, một nhu cầu không thể thiếu của con người. Để tồn tại và phát triển, hàng ngày, hàng giờ, con người luôn thực hiện việc giao tiếp; mỗi con người đều phải giao tiếp với cộng đồng, với thế giới xung quanh để hoàn thành chức trách của mình. Mỗi môi trường (công sở, kinh doanh, trường học…) đều có cách giao tiếp khác nhau. Và đối với môi trường đại học cũng thế. Đây là nơi mà sinh viên đã là những người trưởng thành, có học vấn, có nhận thức và có trình độ văn hóa cao; đối tượng quan hệ giao tiếp thường xuyên, chủ yếu của sinh viên là những người có tri thức: thầy cô, bạn bè... Vì thế đòi hỏi sinh viên phải có những kỹ năng giao tiếp cơ bản, thiết yếu nhằm biết cách xây dựng được các mối quan hệ nơi trường lớp và trong cuộc sống, tạo nên một bầu không khí thật sự tốt đẹp văn minh, lịch sự. Vậy kỹ năng giao tiếp là gì? Tức là một thông điệp chỉ thật sự thành công khi cả người gửi và người nhận hiểu nó theo cùng một cách. Khi đó, bạn có thể sẽ tìm ra được những vấn đề mình đang gặp phải để giúp bạn đạt được mục đích giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp hình thành qua như những thói quen ứng xử; do vốn sống, kinh nghiệm cá nhân trong các quan hệ xã hội. Kỹ năng giao tiếp tốt rất cần thiết với tất cả mọi người ở mọi tầng lớp đặc biệt là các bạn sinh viên hiện nay. Mặc dù vậy, nhưng nhiều cá nhân vẫn đang chật vật vì kỹ năng giao tiếp kém, họ không thể trao đổi những suy nghĩ và ý tưởng của họ một cách hiệu quả ở cả ở dạng nói hay viết. Sự hạn chế này khiến họ gần như không thể thể hiện được hết khả năng của mình trong công việc cũng như không tiến thân được. 3
- Trong một cuộc điều tra mới đây về những thành viên mới của một công ty với hơn 50000 nhân viên, người ta đã cho rằng kỹ năng giao tiếp là yếu tố mang tính quyết định trong việc tuyển chọn một người quản lý. Cuộc điều tra do trường Đại học Thương mại Pittsburgh của đã chỉ ra rằng các kỹ năng giao tiếp bao gồm cả việc trình bày nói và viết cũng như khả năng làm việc với người khác là những yếu tố chính tạo nên thành công trong nghề nghiệp. Còn tình hình sinh viên thì sao? Theo một nghiên cứu gần đây “Hiện có tới 83% sinh viên tốt nghiệp được đánh giá là thiếu kỹ năng mềm, 37% không tìm được việc làm phù hợp vì nhiều nguyên nhân – trong đó do thiếu yếu tố kỹ năng là chủ yếu. Còn theo thống kê từ Viện Khoa học Lao động (Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội), cứ 2.000 hồ sơ xin việc được nộp vào các doanh nghiệp thì chỉ có 40 hồ sơ đạt yêu cầu. Một cán bộ nhân sự ngân hàng Vietcombank cũng bộc bạch: “Tôi rất bức xúc khi thấy không ít bạn sinh viên thực tập, hoặc sinh viên mới ra trường, dù đã được huấn luyện trước, nhưng hình như không có ý thức mở một nụ cười và lời chào thân thiện khi gặp những đồng nghiệp đi trước trong cơ quan”. Điều này cho thấy kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò không nhỏ cho mỗi thành công của con người và thiếu kỹ năng giao tiếp đã làm cho sinh viên “mất điểm” trước nhà tuyển dụng dù kiến thức chuyên môn có thật sự vững vàng. Thực ra đã có nhiều nghiên cứu trình bày rất rõ ràng về nguyên nhân, ảnh hưởng cũng như các biện pháp giải quyết về vấn đề kỹ năng giao tiếp của con người nói chung và sinh viên nói riêng. Thế nhưng chúng chỉ là những cái nhìn tổng quan nhất trong đại bộ phận sinh viên trong cả nước, không chú trọng vào một đối tượng cụ thể, một phạm vi cụ thể nào. Do đó nhóm chúng tôi thực hiện đề tài với mục đích chi tiết hóa vấn đề về kỹ năng giao tiếp của sinh viên, từ đó có phương pháp rõ ràng, thích hợp vói hoàn cảnh cụ thể, khách quan. Đề tài của chúng tôi sẽ phản ánh kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm 2 ở các khoa trong trường Đại học Ngân hàng, từ đó giúp các bạn sinh viên năm sau có hướng đi đúng đắn hơn và các bạn năm 2 sẽ có một vài kinh nghiệm nhỏ nhằm điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn góp phần trở thành người thanh công trong tương lai. 3. Tổng quan về đề tài 3.1. Cơ sở lý thuyết Khái niệm kỹ năng: Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng 4
- kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ năng sống, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp. Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống và kỹ năng mềm là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai làm nghề gì cũng nên có và cần phải có. (nguồn: Kỹ năng mềm sự cần thiết cho sinh viên, kmnlhu) Theo một tài liệu cho rằng, kỹ năng là sự kết hợp hài hòa, thống nhất giữa ba thành tố: Nhận thức đúng (LÝ); Thái độ mạnh (TÌNH); Ý chí, hành động vững (CHÍ). Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ năng sống, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp. Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống và kỹ năng mềm là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai làm nghề gì cũng nên có và cần phải có. (nguồn: Kỹ năng mềm sự cần thiết cho sinh viên, kmnlhu) Tóm lại, Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Khái niệm giao tiếp Theo cử nhân Cao Thị Thẩm, giao tiếp là nghệ thuật, là kỹ năng, là sự trao đổi, tiếp xúc qua lại giữa các cá thể. Theo CEO, giao tiếp là một quá trình quan trọng đối với nhóm cá nhân, xã hội. Bao gồm tạo ra và hồi đáp lại thông điệp thích nghi với con người và môi trường. Theo giáo trình khoa quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế TP.HCM, giao tiếp là quá trình trao đổi và tiếp xúc giữa con người với môi trường của mình. Tóm lại, Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạng thái: Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý; hiểu biết lẫn nhau; tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Khái niệm kỹ năng giao tiếp 5
- Mỗi cá nhân cần phải được trang bị tốt với các công cụ giao tiếp hiệu quả, cho dù đó là về mặt cá nhân, hoặc tại nơi làm việc. Trong thực tế, theo rất kinh nghiệm quản lý, là một người giao tiếp tốt là một nửa trận chiến thắng. Sau khi tất cả, nếu nói và biết lắng nghe, sau đó có rất ít hoặc không có phạm vi cho sự hiểu lầm. Vì vậy, giữ điều này trong tâm trí, những lý do chính cho sự hiểu lầm là do không có khả năng nói tốt, hoặc nghe có hiệu quả. Có rất nhiều khái niệm về kỹ năng giao tiếp như sau: Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ (tiếp thu) và bày tỏ (ý) thông tin. Kỹ năng giao tiếp là tập hợp các kỹ năng cho phép một người để truyền đạt thông tin để nó nhận được và hiểu rõ. Kỹ năng giao tiếp tham khảo các tiết mục của các hành vi phục vụ để truyền đạt thông tin cho cá nhân. Kỹ năng giao tiếp là khả năng hiển thị cá nhân một cách nhất quán thể hiện khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng, đồng nghiệp, cấp dưới, và giám sát theo cách chuyên nghiệp và trong các bộ phận cá nhân. Kỹ năng giao tiếp thường được hiểu là nghệ thuật, kỹ thuật thuyết phục thông qua việc sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Để hiểu được cơ bản về kỹ năng giao tiếp, cần phải hiểu rằng giao tiếp là một trong những từ đó là hầu hết các hyped trong văn hóa đương đại. Nó bao gồm một số lượng lớn các kinh nghiệm, hành động và sự kiện cũng xảy ra nhiều và ý nghĩa, cũng như công nghệ. Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu mọi nền tảng cho các giao tiếp là một sự kiện truyền thông. Điều này bao gồm cuộc họp chính thức, hội thảo, hội thảo, hội chợ thương mại,…Sau đó, có các phương tiện truyền thông như đài phát thanh, truyền hình, báo chí,…Các thông tin liên lạc công nghệ bao gồm các máy nhắn tin, điện thoại,…Các chuyên gia truyền thông bao gồm các nhà quảng cáo, nhà báo, phi hành đoàn máy ảnh,... 3.2. Lịch sử nghiên cứu Ở nước ngoài: Vấn đề giao tiếp được con người xem xét từ thời cổ đại, giao tiếp là sự đối thoại với nhau bằng trí tuệ, phản ánh qua lại giữa con người với con người. Ngày nay, 6
- khoa học ngày càng phát triển, giao tiếp cũng không ngừng tăng lên. Và khi đó. Vấn đề này càng được các nhà nghiên cứu sâu hơn: Thứ nhất: nghiên cứu về giao tiếp với những vấn đề lý luận chung như: bản chất, cấu trúc, cơ chế, phương pháp luận nghiên cứu giao tiếp, mối quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động….. Thứ hai: nghiên cứu giao tiếp với nhân cách. Thứ ba: nghiên cứu giao tiếp với nghề nghiệp. Thứ tư: Nghiên cứu giao tiếp trong kỹ năng giao tiếp trong quản lý, trong kinh doanh, và trong quan hệ giao tiếp. Ở trong nước: Tiến sĩ tâm lý Hùynh Văn Sơn đã có bài nghiên cứu về “ Thực trạng một số kĩ năng mềm của sinh viên Đại học Sư phạm” (2012) bài viết được tiến hành trên 1000 sinh viên Đại học Sư phạm và một số trường đại học khác ở khu vực phía Nam. Bài nghiên cứu đưa ra 20 loại kỹ năng mềm khác nhau về đủ các lĩnh vực hoạt động và đưa ra được những vấn đề, kỹ năng làm phẫn lớn các sinh viên được nghiên cứu quan tâm và cần được phát triển, nhưng vẫn chưa có kỹ năng nào phân tích sâu vào vấn đề giao tiếp, thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên trên các trường đại học được nghiên cứu nói chung và sinh viên đại học Ngân hàng nói riêng. Trên website của trường Khoa học xã hội và nhân văn, Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy đã có bài viết về “ Phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên “ (17/7/2014). Bài viết đưa ra được những khía cạnh cần thiết từ mặt lợi ích của các kỹ năng mà đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, giúp cho sinh viên có cái nhìn bao quát và tìm ra cho mình hướng đi để hoàn thiện về kỹ năng này nhưng bài viết vẫn còn mang tính lý thuyết chưa được khảo sát tình trạng thực tế trên cũng như chưa hoàn toàn tiếp cận được phần lớp sinh viên trong phạm vi rộng, đa ngành hơn. Một nghiên cứu khác của một nhóm sinh viên “Văn hóa giao tiếp của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên” (2012 – 2013) đã nêu khá rõ ràng và chi tiết về thực trạng cũng như nguyên nhân văn hóa giao tiếp của sinh viên ngày càng giảm sút, nhưng bài nghiên cứu vẫn chưa tìm hiểu về văn hóa giao tiếp của các trường khác để được các biện pháp thực sự hữu hiệu cho chính bản thân cũng như xã hội. 7
- Theo như một bài đăng được trích từ tạp chí Đại học Sài Gòn, quyển số 1 tháng 9/2009 cũng đề cập đến những kĩ năng giao tiếp mà sinh viên cần trang bị khi còn ở trường đại học nhầm đánh giá tầm quan trọng của việc có một kỹ năng giao tiếp tốt và đưa ra những nhận định cơ bản về các yếu tố hình thành nên kỹ năng giao tiếp và cũng chỉ dừng lại ở mức giao tiếp cơ bản cũng như chưa đưa ra được các giải pháp , hoạt động cụ thể giúp sinh viên nâng cao khả năng giao tiếp. 4. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Mục tiêu: khảo sát, nghiên cứu để làm rõ được kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm 2 trường Đại học Ngân hàng từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm 2 trường Đại học Ngân hàng, cụ thể: Tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp, từ đó xác định được kỹ năng giao tiếp là gì, kỹ năng giao tiếp cụ thể ở các trường đại học. Tìm hiểu các yếu tố cấu thành kỹ năng giao tiếp ở trường đại học của sinh viên, và cách thức cấu thành. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên. Rút ra bài học kinh nghiệm. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm 2 trường Đại học Ngân hàng. 4.3. Khách thể nghiên cứu: sinh viên năm 2 trường Đại học Ngân hàng. 4.4. Phạm vi: khảo sát 5 ngành học của sinh viên Đại học Ngân hàng khóa 30, mỗi ngành 100 sinh viên. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu nhập thông tin Thông tin về đề tài được thu nhập trên các nguồn: thông tin thực tế từ khảo sát trực tiếp, từ internet và từ các đề tài có nghiên cứu lien quan. 5.2. Phương pháp xử lí số liệu Trên cơ sở số liệu thu thập từ khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi, điều tra thực tế chúng tôi xác định các nhân tố tác dộng đến việc hình thành các kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm 2 Đại học Ngân hàng, từ đó đề xuất các gairi pháp thích hợp cho từng nhân tố tác động. 8
- 5.3. Phương pháp phân tích số liệu Từ việc xửa lý số liệu thu thập được , tiến hành phân tích đưa ra kết quả giúp đáp ứng mục tiêu đề tài đặt ra. 6. Ý nghĩa của nghiên cứu: 6.1. Ý nghĩa lý thuyết Góp phần cơ sở để làm phong phú các lý luận về kỹ năng giao tiếp cũng như bổ sung các lý thuyết mới cho các bài nghiên cứu thuộc vấn đề này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc nghiên cứu góp phần làm rõ thực trạng về kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm 2 trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM hiện nay, từ đó giúp cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp và có cái nhìn tích cực hơn trong quá trình rèn luyện kỹ năng. Đồng thời cũng đưa ra những đề nghị để sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn trong cuộc sống hằng ngày cũng như môi trường đại học. 7. Kết cấu nội dung Phần 1: Cơ sở lí luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 7.1. Kỹ năng giao tiếp của sinh viên 7.1.1. Khái niệm 7.1.2. Đặc điểm 7.1.3. Vai trò 7.2. Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Đại học Ngân hàng 7.3. Những yếu tố cấu thành của kỹ năng giao tiếp 7.4. Những tiêu chí đo lường kỹ năng giao tiếp 7.5. Bài học kinh nghiệm Phần 2: Cơ sở thực tiễn 2.1 . Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên buh hiện nay: 2.1.1 Giao tiếp trong học tập 2.1.1.1 Học tập trên lớp 2.1.1.2 Tự học 9
- 2.1.2 Giao tiếp trong công việc 2.1.2.1 Làm thêm cố định 2.1.2.2 Làm thêm thời vụ 2.1.2.3 Xin phỏng vấn, việc làm 2.1.3 Giao tiếp trong các mối quan hệ 2.1.3.1 Gia đình, bạn bè 2.1.3.2 Các mối quan hệ xã hội khác 2.1.4 Kết luận: vẫn còn một số bạn sinh viên năm 2 buh có kỹ năng giao tiếp kém, thụ động trong giao tiếp. 2.2 Nguyên nhân: 2.2.1 Nguyên nhân chủ quan: 2.2.1.1 Ngoại hình 2.2.1.2 Ngôn ngữ bị hạn chế 2.2.1.3 Cảm xúc trong giao tiếp 2.2.1.4 Thiếu kiến thức 2.2.1.5 Thiếu kinh nghiệm 2.2.1.6 Thiếu tự tin 2.2.1.7 Tâm lý sợ đám đông 2.2.2 . Nguyên nhân khách quan: 2.2.2.1 Bị ảnh hưởng bởi bạn bè, gia đình, xã hội 2.2.2.2 Thái độ giao tiếp của người đối diện 2.3 . Hậu quả của việc Thiếu kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm 2 buh 2.3.1 Trong học tập 2.3.1.1 Kết quả học tập không tốt 2.3.1.2 Làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động nhóm 2.3.2 Trong cuộc sống 2.3.2.1 Không thể hiện được bản thân 2.3.2.2 Hình thành nên con người tự ti 2.3.2.3 Không có nhiều mối quan hệ tốt 10
- 2.4. Giải pháp giúp sinh viên năm 2 buh cải thiện kỹ năng giao tiếp tốt hơn: 2.4.1 Bản thân: 2.4.1.1 Cởi mở trong giao tiếp 2.4.1.2 Chủ động bắt chuyện, trò chuyện 2.4.1.3 Nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp 2.4.1.4 Học hỏi nhiều kỹ năng giao tiếp 2.4.2 Gia đình, nhà trường: 2.4.2.1 Nhận thức đúng về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp 2.4.2.2 Tạo điều kiện tối ưu để sinh viên phát huy hết khả năng 2.4.2.3 Tổ chức nhiều cuộc hội thảo khuyến khích sinh viên 8. Thực trạng về kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm 3 trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 8.1. Giao tiếp trong học tập 8.2. A 11
- Tài liệu tham khảo : http://tailieu.vn/doc/baigiangkynanggiaotiepungxusupham1655618.html https://hocgiaotiep.wordpress.com/2011/06/05/d%E1%BB%8Bnhnghiak%E1%BB %B9nanggiaoti%E1%BA%BFp/ 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với kí túc xá K3-K4 trường Đại học Nha Trang
102 p | 537 | 46
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-ĐỀ TÀI"Đánh giá thực trạng triển khai bảo hiểm y tế HS - SV tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam"
93 p | 427 | 32
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống đánh giá kỹ năng môn tin học ứng dụng dựa trên máy tính
23 p | 120 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các Trung tâm Bảo trợ Xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
117 p | 120 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đánh giá tiềm năng khoáng sản kaolin vùng Bắc Bộ Việt Nam và định hƣớng sử dụng
160 p | 65 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập cho sinh viên nội trú tại trường Đại học Thủy Lợi
122 p | 55 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường: Đánh giá tác động môi trường từ hoạt động của Công ty Cổ phần công nghiệp nặng Cửu Long
63 p | 64 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Ngôn ngữ và Văn học Anh: Kỹ năng viết tiếng Anh và kỹ năng tư duy phê phán của sinh viên hệ thống trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải ở ba tỉnh Việt Nam: Cơ sở đề xuất các hoạt động chức năng viết
24 p | 103 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
126 p | 12 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Đánh giá độ tin cậy phát công suất của nguồn điện bằng phương pháp Monte Carlo
103 p | 14 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại quần thể danh thắng Tràng An – Ninh Bình
134 p | 25 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Nghiên cứu đánh giá khả năng tiêu thoát nước của hệ thống tiêu trạm bơm Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội trong điều kiện đô thị hóa và biến đổi khí hậu
142 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước: Nghiên cứu tính toán cân bằng nước đánh giá khả năng đáp ứng nguồn nước lưu vực sông Cả trong trường hợp có sự tham gia của Hồ Ngàn Trươi và Hồ Bản Mồng
117 p | 33 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Đánh giá ổn định hệ thống điện có tích hợp năng lượng gió
70 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Phân tích khả năng chịu tải thực tế và đánh giá độ tin cậy cầu Vĩ Dạ trên quốc lộ 49a, thành phố Huế
26 p | 14 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện tử: Đánh giá hiệu nang của mạng liên lạc hợp tác giữa các xe với lựa chọn chuyển tiếp tối ưu
64 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá khả năng ứng dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao (Spot-5) trong việc xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng tỉ lệ 1:50.000 huyện Mường La, tỉnh Sơn La
96 p | 22 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn