Đề tài "Đánh giá quá trình sử dụng và điều hành chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua"
lượt xem 79
download
Lãi suất là giá cả sử dụng vốn, gắn liền với hoạt động tín dụng ngân hàng,đồng thời gắn liền với mọi hoạt động kinh tế có liên quan, mà trực tiếp là người gửi tiền và người vay vốn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài "Đánh giá quá trình sử dụng và điều hành chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua"
- ĐỀ TÀI Đánh giá quá trình sử dụng và điều hành chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua Giáo viên thực hiện : Sinh viên thực hiện :
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài cần nghiên cứu: Lãi suất là giá cả sử dụng vốn, gắn liền với hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng thời gắn liền với mọi hoạt động kinh tế có liên quan, mà trực tiếp là người gửi tiền và người vay vốn. Lãi suất cũng là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia do Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) điều hành. Nó có tác động rất lớn đối với vịệc tăng hoặc giảm khối lượng tiền lưu thông, thu hẹp hay mở rộng tín dụng, khích lệ hay hạn chế huy động vốn, kích thích hay cản trở đầu tư, tạo thuận lợi hay khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Một chính sách lãi suất đúng đắn sẽ có tác dụng thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại khi chính sách lãi suất thiếu chuẩn xác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Và vai trò đó của chính sách lãi suất ngày càng trở nên quan trọng và phức tạp hơn cùng với quá trình đổi mới hoạt động ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển sâu sắc. Ở Việt Nam, sau hơn 10 năm đổi mới, ngành ngân hàng đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần không nhỏ vào những thành quả chung của nền kinh tế. Trong nhiệm vụ xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã rất chú trọng đến việc đổi mới các công cụ điều tiết như hạn mức tín dụng, dự trữ bắt buộc, tỷ giá...nhưng quan trọng nhất vẫn là công c ụ lãi suất. Nhìn chung trong hơn 10 năm đổi mới, chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng đã góp phần bình ổn giá c ả, đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, kích cầu, tăng trưởng kinh tế. Cơ chế điều hành lãi suất được thay đổi theo từng thời kỳ phát triển kinh tế và ngày càng trở nên linh hoạt hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn thúc đẩy phát triển kinh tế và xu hướng hội nhập vào thị trường tài chính khu vực cũng như Quốc tế hiện nay đòi hỏi NHNN phải xây dựng và thực thi một chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng phù hợp, tiến tới tự do hoá trên cơ sở đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước với thị trường, phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô. 1
- Vì vậy, việc học tập, nghiên cứu chính sách lãi suất cũng như việc học tập kinh nghiệm quản lý và điều hành chính sách lãi suất của các nước phát triển để từ đó đưa ra những điều kiện, giải pháp để xây dựng một chính sách lãi suất đúng đắn ở nước ta có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Điều này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng và điều hành một chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, mà còn rất quan trọng đối với quá trình hình thành và hoạt động một cách có hiệu quả của hệ thống thị trường tài chính ở Việt Nam, góp phần giải quyết những khó khăn về vốn, đảm bảo sự thắng lợi cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 2. Mục tiêu - Về lý luận: tìm hiểu sâu hơn những khái niệm có liên quan đến chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng. - Về thực tiễn: Tìm hiểu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng ở Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu chính sách lãi suất tín dụng trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Tính chất lịch sử. 5. Kết cấu của đề tài Chương I. Cơ sở lý luận của chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng và kinh nghiệm của một số nước trong việc điều hành chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng. 2
- Chương II. Đánh giá quá trình sử dụng và điều hành chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua. Chương III. Giải pháp nhằm củng cố và hoàn thiện chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng ở Việt Nam. En xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy giáo Tiến s ĩ Nguyễn Hữu Tài và cô giáo Cao Thị Ý Nhi đã giứp đỡ em hoàn thành đề án này. Trong quá trình nghiên cức vấn đề trên, do trình độ và khả năng có hạn nên bài viết này không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô để hoàn thành tốt đề án này. 3
- CHƯƠNG I Cơ sở lý luận của chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng và kinh nghiệm của một số nước trong việc điều hành chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng. 1. Khái niệm lãi suất. Trong nền kinh tế thị trường tồn tại rất nhiều phạm trù kinh tế - tài chính trong đó tín dụng và lãi suất tín dụng là một trong số những phạm trù quan trọng. Hoạt động tín dụng là hoạt động vay mượn, quan hệ sử dụng vốn giữa người đi vay và người cho vay theo nguyên tắc có hoàn trả. Đối với chủ thể thừa vốn, tín dụng mang đến cho họ cơ hội không những bảo tồn được vốn mà còn tạo thu nhập. Đối với các chủ thể thiếu vốn, tín dụng giúp cho họ bổ sung vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc đời sống. Như vậy, nhờ có hoạt động tín dụng mà có một bộ phận lớn nguồn vốn trong nền kinh tế được huy động, tập trung và phân phối từ nơi tạm thời dư thừa sang nơi thiếu để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế. Công cụ và là đòn bẩy quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động tín dụng chính là lãi suất. Lãi suất tín dụng ngân hàng là tỷ lệ % giữa lợi tức và tổng số tiền vay trong một thời kỳ nhất định. Như vậy, lãi suất chính là giá cả sử dụng tiền vốn, gắn liền với hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng thời gắn liền với mọi hoạt động kinh tế có liên quan đến gửi tiền và vay tiền. Mặt khác, ở tầm vĩ mô, lãi suất còn là một công cụ điều tiết kinh tế rất nhạy bén và hiệu quả của chính sách tiền tệ quốc gia. Thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, Chính phủ có thể tác động đến quy mô và tỷ trọng các loại vốn đầu tư, do vậy mà có thể tác động đến quá trình điều chỉnh cơ cấu, đến tốc độ tăng trưởng, sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng lạm phát trong nước. Hơn thế nữa, trong những điều kiện nhất định 4
- của nền kinh tế mở, chính sách lãi suất còn được sử dụng như một công cụ góp phần điều tiết đối với các luồng vốn đối với một nước, tác động đến tỷ giá và điều tiết sự ổn định của tỷ giá. Điều này không những tác động đến đầu tư phát triển mà còn tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán và các quan hệ thương mại quốc tế của nước đó đối với nước ngoài. Chính vì những điều như vậy mà ở các nước kinh tế thị trường phát triển và theo đuổi chính sách tự do hoá tài chính (financial liberalization ), lãi suất được hình thành trên cơ sở thị trường, tức là do quan hệ giữa cung và cầu về vốn trên thị trường quyết định. Có nhiều tiêu chí phân loại lãi suất tín dụng ngân hàng. Căn c ứ vào thời hạn tín dụng, lãi suất tín dụng ngân hàng chia thành ba loại. Đó là lãi suất tín dụng ngắn hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng ngắn hạn, lãi suất tín dụng trung hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng trung hạn, lãi suất tín dụng dài hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng dài hạn. Nếu căn c ứ vào mức độ ổn định của lãi suất thì lãi suất được chia thành lãi suất thả nổi và lãi suất cố định. Lãi suất thả nổi là lãi suất thay đổi lên xuống còn lãi suất cố định là lãi suất được áp dụng trong suốt thời hạn tín dụng. Nếu căn cứ vào loại hình lãi suất tín dụng, lãi suất được chia thành nhiều loại khác nhau. Lãi suất tiền gửi là lãi suất trả cho các khoản tiền gửi, lãi suất này có nhiều mức khác nhau tuỳ thuộc vào thời hạn gửi, quy mô tiền gửi. Lãi suất tiền vay là lãi suất mà người đi vay phải tr ả cho ngân hàng do việc s ử dụng vốn vay của ngân hàng, nó được áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách hàng phải trả cho ngân hàng. Lãi suất chiết khấu áp dụng khi ngân hàng cho vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng, nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng. Lãi suất tái chiết khấu áp dụng khi ngân hàng tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của ngân hàng. Nó cũng được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của các giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngay khi NHTƯ cấp tiền vay cho ngân hàng thương mại (NHTM ). Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho 5
- nhau vay trên thị trường liên ngân hàng, nó được hình thành bởi quan hệ cung cầu tiền của các tổ chức tín dụng và chịu s ự chi phối của lãi suất tái cấp vốn của NHTƯ. Lãi suất cơ bản là lãi suất được các NHTM sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình. Một vấn đề quan trọng trong việc tìm hiểu khái niệm lãi suất tín dụng ngân hàng đó là phải phân biệt được lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là lãi suất chưa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa thường được công bố chính thức trong các quan hệ tín dụng, trên các phương tiên thông tin đại chúng. Lãi suất thực tế là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính về lạm phát. Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế được khái quát thành phương trình sau đây: Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + T ỷ lệ lạm phát. hay Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - T ỷ lệ lạm phát. Vì được điều chỉnh lại theo đúng những thay đổi về lạm phát nên lãi suất thực tế phản ánh chính xác hơn thu nhập từ việc cho vay cũng như chi phí thật của việc cho vay. 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất: Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước đóng vai trò trung tâm trong hầu hết tất cả các hoạt động kinh tế xã hội trong đó có thị trường tài chính. Vì lẽ đó, lãi suất trong các nước đó đều do Nhà nước qui định, thậm chí một số nước còn quy định đến cả mức chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng. Sự biến động của lãi suất trong các điều kiện như vậy phần lớn phụ thuộc vào ý chí của chính phủ và không vận động theo bất cứ một quy luật nào. 6
- Trái lại, trong các nền kinh tế thị trường, Nhà nước chỉ đóng vai trò là người điều tiết vĩ mô, thị trường tài chính hoạt động theo cơ chế tự do hoá, cơ chế hình thành lãi suất là cơ chế thị trường. Lãi suất vì vậy mà chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố kinh tế vĩ mô cũng như nhiều các nhân tố khác. Ảnh hưởng của cung cầu tiền tệ: Lãi suất là giá cả s ử dụng vốn vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu hoặc cả cung và cầu tiền tệ không cùng một tỷ lệ đều sẽ là thay đổi mức lãi suất trên thị trường. Tuy mức biến động c ủa lãi suất ít nhiều phụ thuộc vào các quy định của chính phủ và NHTƯ, song đa số các nước có nền kinh tế thị trường đều dựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất. Do vậy, có thể tác động vào cung cầu trên thị tr ường vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu, chiến lược trong từng thời kỳ chẳng hạn như thay đổi cơ cấu vốn đầu tư, tập trung vốn cho các dự án trọng điểm. Mặt khác, muốn duy trì sự ổn định của lãi suất thì s ự ổn định của thị trường vốn phải được đảm bảo vững chắc. Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng: Khi lạm phát được dự đoán tăng trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Điều này là xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa và để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng đòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng. Mặt khác, công chúng dự đoán lạm phát tăng sẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc dự trữ hàng hoá hoặc những dạng thức phi tài sản khác như vàng, ngoại tệ mạnh hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài nếu có thể. Tất cả những điều này làm giảm cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất trên thị trường. T ừ mối quan hệ này cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khắc phục tâm lý lạm phát đối với việc ổn định lãi suất, sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận bình quân: Tỷ suất lợi nhuận bình quân của các dự án đầu tư phải cao hơn lãi suất các khoản vay tài trợ cho dự án. Có như vậy các nhà đầu tư mới có lợi nhuận từ các dự án đầu tư và phấn khởi mở rộng đầu tư. Do đó, cách đánh giá, lựa chọn chính 7
- sách lãi suất phù hợp sẽ dựa trên cơ sở ước lượng tỷ suất lợi tức trung bình của nền kinh tế. Ảnh hưởng của bội chi ngân sách: Bội chi ngân sách ở trung ương và địa phương trực tiếp làm cho cầu tiền tăng và làm tăng lãi suất. Sau nữa, bội chi ngân sách sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát và sẽ gây áp lực tăng lạm phát. Thông thường, Chính phủ thường tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu. Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng lên làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm và lãi suất thị trường có xu hướng tăng. Mặt khác, do tài sản có của NHTM tăng ở khoản mục trái phiếu chính phủ, dự trữ vượt mức giảm nên lãi suất ngân hàng cũng sẽ tăng. Những thay đổi trong thuế: Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp luôn có tác động đến lãi suất. Khi các hình thức thuế này tăng sẽ điều tiết đi một phần thu nhập của các cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng hay những người tham gia kinh doanh chứng khoán. Mọi người đều quan tâm đến thu nhập thực tế hơn là thu nhập danh nghĩa. Do vậy, để duy trì một mức lợi nhuận thực tế nhất định, họ phải cộng thêm vào lãi suất cho vay những thay đổi của thuế. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái kỳ vọng: Khi đồng nội tệ yếu, bị những s ức ép lớn do những dao động của các đồng ngoại tệ mạnh thì tâm lý phổ biến của người dân là coi ngoại tệ mạnh như một trong những loại tài sản tiết kiệm an toàn. Chẳng hạn, khi hiện tượng đô la hoá xảy ra, người dân sẽ ồ ạt chuyển sang tiết kiệm bằng ngoại tệ cụ thể là đô la Mỹ. Làm như vậy người gửi hưởng lợi kép gồm lãi suất tiền gửi và sự lên giá của đồng đô la Mỹ. Sự chuyển dịch này tạo ra sự khan hiếm nội tệ ở các NHTM và buộc các ngân hàng này phải tăng lãi suất tiền gửi đồng nội tệ để huy động cho vay nền kinh tế. Như vậy, khi xây dựng chính sách lãi suất cần phải xem xét đến khía cạnh tỷ giá để giảm bớt mức chênh lệch giữa lợi tức lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ hay lãi suất cho vay nội tệ và ngoại tệ. Điều này giúp giảm bớt s ự dịch chuyển không mong đợi từ tiền gửi nội tệ sang đô la khi đồng đô la lên giá. 8
- Những thay đổi trong đời sống xã hội: Ngoài những yếu tố trên, sự thay đổi của lãi suất còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đời sống xã hội khác như tình hình về kinh tế, chính tr ị cũng như những biến động tài chính quốc tế như các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới, các luồng vốn đầu tư ra vào đối với các nước... Tất cả những điều này gợi ý cho những nhà nghiên cứu, soạn thảo và điều hành chính sách lãi suất phải có một cách nhìn và đánh giá một cách tổng thể trước khi đưa ra bất cứ một kết luận hay một quyết định nào có liên quan đến lãi suất. 3. Các nguyên tắc cơ bản hình thành lãi suất tín dụng ngân hàng. Như đã nói, lãi suất tín dụng chính là giá cả của tín dụng, là tỷ lệ % tính theo một thời hạn xác định ( ngày, tuần, tháng, quý, năm... ) dùng làm căn c ứ để tính toán số lợi tức tín dụng mà các chủ thể tín dụng phải trả ( đối với chủ thể đi vay ) hoặc nhận được ( đối với chủ thể cho vay ) để điều hoà lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng. Do vậy, việc xác định lãi suất tín dụng sao cho hợp lý là một vấn đề vô cùng quan trọng sao cho đảm bảo được lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ tín dụng. Trước hết, lãi suất tín dụng phải đảm bảo một phần thu nhập hợp lý cho người gửi tiền vào ngân hàng. Do vậy trong thực tế, lãi suất thực tế phải lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ lạm phát tức là: Lãi suất thực tế = tỷ lệ lạm phát + tỷ lệ khuyến khích người gửi tiền. Mặt khác, lãi suất tín dụng phải đảm bảo một phần thu nhập hợp lý cho các tổ chức tín dụng (TCTD ) và NHTM tức là: Lãi suất = Lãi suất + Các chi phí hợp lý + Bù đắp rủi ro + tỷ lệ thu nhập cho vay tiền gửi trong hoạt động trong hoạt động hợp lý của tín dụng ngân hàng ngân hàng ngân hàng 9
- Đồng thời, lãi suất cho vay của ngân hàng phải đảm bảo phát triển nền kinh tế tức là phải đảm bảo cho những người vay vốn ngân hàng có thu nhập hợp lý, nghĩa là: Lãi suất cho vay < T ỷ lệ lợi nhuận bình quân của nền kinh tế. Do vậy, có thể khẳng định rằng giới hạn tối đa của lãi suất tín dụng ngân hàng nói chung là tỷ suất lợi nhuận bình quân, còn giới han thấp nhất của lãi suất là chỉ số lạm phát vì nó sẽ làm cho người gửi tiền bảo toàn được vốn. Tóm lại, để lãi suất tín dụng trở thành đòn bẩy kích thích và mở rộng các quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thì phải đảm bảo lãi suất tín dụng được kiểm soát trong khung giới hạn sau đây: Tỷ lệ lạm phát
- thiết giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ. Mặt khác, lãi suất cơ bản là giá cả sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng, là cở s ở hình thành lãi suất thị trường, tức là lãi suất kinh doanh tiền tệ. Nó là điểm dung hoà một cách tự nhiên lợi ích của người gửi tiền, của người vay tiền và của TCTD. Lãi suất cơ bản được xác định một cách trực tiếp dưới nhiều góc độ. Nếu đứng trên giác độ bảo vệ lợi ích của khách hàng ( người gửi tiền và người vay vốn) người ta quy định lãi suất tiền gửi tối thiểu và lãi suất cho vay tối đa. Điều này có nghĩa là, vì lợi ích của người gửi tiền, các TCTD không được hạ lãi suất một cách tuỳ tiện và vì yêu cầu phát triển sản xuất, các tổ chức tín dụng không được tăng lãi suất cho vay quá mức. Nếu đứng trên giác độ bảo vệ lợi ích của các TCTD, tạo khuôn khổ cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD, người ta quy định lãi suất cơ bản theo chiều hướng ngược lại đó là quy định lãi suất tiền gửi tối đa và lãi suất cho vay tối thiểu. Điều này làm cho các TCTD không được vì muốn tạo lợi thế trong cạnh tranh mà nâng lãi suất huy động quá cao hoặc cho vay theo lãi suất quá thấp, gây thiệt hại chung cho toàn hệ thống các TCTD. Khi xác định lãi suất cơ bản phải tính đến tổng thể quan hệ cung cầu vốn thông qua một loạt các yếu tố trong hoạt động kinh doanh tiền tệ thông thường. Đó là tỷ suất lợi nhuận bình quân, mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát dự báo hàng quý, hàng năm, lãi suất thực dương cho người gửi tiền, bù đắp chi phí và có lãi cho TCTD, yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ từng thời kỳ, rủi ro trong hoạt động tín dụng, mức độ dự trữ bắt buộc, lãi suất hình thành trên thị trường tiền tệ nói chung, mối tương quan giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ, mối tương quan giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái... Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về lãi suất cơ bản, cách thức xác định và điều hành lãi suất cơ bản. Có thể lấy lãi suất cơ bản là lãi suất tiền gửi tối đa, lãi suất cho vay tối đa, lãi suất tái chiết khấu c ủa NHTƯ đối với các TCTD hoặc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. a1. Lãi suất cơ bản là lãi suất tái chiết khấu. Đây là phương pháp phổ biến được NHTƯ các nước áp dụng. Do lãi suất này được chủ động công bố và được xem xét, tính toán tương đối thường xuyên 11
- nên thực sự đóng vai trò quyết định đối với các mức lãi suất kinh doanh cũng như cung cầu vốn của các TCTD. Nhưng lãi suất chiết khấu lại mang nặng tính chất để điều hành chính sách tiền tệ. a2. Lãi suất cơ bản là lãi suất tiền gửi tối đa. Thực chất của lãi suất cơ bản loại này là NHTƯ công bố và kiểm soát lãi suất tiền gửi tối đa và tự do hoá lãi suất cho vay. Các TCTD sẽ ấn định các mức lãi suất tiền gửi trong phạm vi khống chế lãi suất tiền gửi tối đa và ấn định các mức lãi suất cho vay cụ thể phù hợp với cung cầu về vốn. a3. Lãi suất cơ bản là lãi suất cho vay tối đa. NHTƯ công bố một mức lãi suất trần nhưng có thể quy định một số mức biên độ phù hợp với từng loại hình TCTD, thời hạn khác nhau. a4. Lãi suất cơ bản là lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất cho vay giữa các NHTM. Lãi suất liên ngân hàng hình thành trên cơ sở thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và quan hệ cung cầu vốn trong nền kinh tế. Do vậy, lãi suất liên ngân hàng gắn với thị trường nhiều hơn và dễ biến động hơn. Thông thường lãi suất cơ bản bằng lãi suất liên ngân hàng cộng thêm một biên độ gồm phí quản lý món vay, phí rủi ro... b. Lãi suất tái chiết khấu. Khi nền kinh tế phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng, NHTƯ chuyển sang điều hành lãi suất một cách gián tiếp, mang nặng yếu tố kinh tế. Đó là lãi suất tái chiết khấu của NHTƯ. Lãi suất chiết khấu có tác động và có ý nghĩa hướng dẫn lãi suất thị trường một cách gián tiếp, tức là tác động đến lãi suất kinh doanh của các TCTD. Lãi suất chiết khấu chủ yếu ảnh hưởng đến cung ứng tiền tệ bằng cách ảnh hưởng đến khối lượng cho vay chiết khấu và cơ số tiền tệ. Một s ự tăng lên trong cho vay chiết khấu sẽ làm tăng cơ số tiền tệ và tăng cung ứng tiền tệ. Còn một sự giảm xuống trong cho vay chiết khấu sẽ làm giảm bớt cơ số tiền tệ và thu hẹp cung ứng tiền tệ. 12
- Ngoài việc sử dụng làm công cụ để tác động đến cơ số tiền tệ và cung ứng tiền tệ, lãi suất chiết khấu còn được sử dụng để giúp cho việc tránh khỏi những cơn sụp đổ tài chính vì ngân hàng đóng vai trò là người cho vay cuối cùng. NHTƯ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng không chỉ cho các NHTM mà còn cho cả hệ thống tài chính nói chung. NHTƯ cung cấp dự trữ cho hệ thống ngân hàng khi các ngân hàng bị đe doạ phá sản, do đó ngăn chặn xảy ra những cơn sụp đổ ngân hàng và tài chính. Lãi suất chiết khấu có hai tác dụng: tác dụng về lượng đối với khối lượng tiền tệ trong lưu thông và tác dụng về giá đối với cơ cấu lãi suất trong nền kinh tế. Tác dụng về lượng: Việc phân tích quá trình tạo tiền đã cho thấy các NHTM sau khi tạo ra tiền ghi sổ còn phải tiền trung ương để đảm bảo. Nhu cầu này khiến họ phải đi vay ở NHTƯ bằng cách tái chiết khấu một phần chứng từ có giá của mình. Việc tái cấp vốn của NHTƯ cho các NHTM có tác dụng về lượng đối với khối lượng tiền tệ vì nó dẫn đến việc phát hành tiền của NHTƯ cho các NHTM để họ có thể chi trả cho việc rút vốn khỏi các NHTM. Tác dụng về giá: NHTƯ tái chiết khấu các chứng từ do NHTM xuất trình với điều kiện NHTM phải trả một tỷ suất nhất định do NHTƯ đơn phương quy định. Lãi suất này gọi là tỷ suất chiết khấu hay lãi suất chiết khấu. Các loại lãi suất cho vay tư nhân tức là lãi suất tín dụng cấp cho nền kinh tế và lãi suất cho vay Nhà nước đều gắn chặt với lãi suất tái chiết khấu. Mỗi khi tỷ suất chiết khấu thay đổi đều có xu hướng làm tăng hay giảm chi phí cho vay của NHTƯ đối với các NHTM và do đó khuyến khích hoặc cản trở nhu cầu xin vay. Mặt khác, khi kho bạc muốn bán tín phiếu kho bạc cho lĩnh vực ngân hàng thì họ phải chào một lãi suất tương đương với tỷ suất chiết khấu. Nói cách khác, khi ấn định tỷ suất chiết khấu, NHTƯ cũng ấn định luôn mức lãi suất đi vay của Nhà nước. 13
- Như vậy, lãi suất chiết khấu chính là một công cụ để NHTƯ điều hành chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng sao cho phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. 5. Kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng. Lãi suất là một trong những công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia. Tuỳ theo nhịp độ phát triển kinh tế, mức độ ổn định tiền tệ của mỗi nước mà mỗi nước có nội dung, phương pháp điều hành, quản lý chính sách lãi suất tín dụng ở mức độ khác nhau. 5.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản. Thị trường tiền tệ của Nhật Bản chỉ dành cho các ngân hàng và một số định chế tài chính được chính thức công nhận trong giai đoạn Nhật Bản phát triển với tốc độ cao. Sau này, Nhật Bản mở rộng thị trường tiền tệ cho các thành phần tham gia và thị trường liên ngân hàng gồm có thị trường mua tiền tệ (call money market) dành cho những giao dịch cực ngắn, phục vụ cho giao dịch thương mại và thị trường thương phiếu (bills market) dành cho các giao dịch dài hạn. Hai thị trường này gồm có người cho vay, người đi vay và các nhà trung gian chuyên nghiệp, người buôn tiền ở thị trường tiền tệ. Vì giao dịch không ký quỹ nên người buôn tiền chỉ hoạt động như người môi giới. Ngân hàng Nhật cũng tham gia vào thị trường thương phiếu. Để điều hành lãi suất, bên cạnh lãi suất có tính chất định hướng là lãi suất chiết khấu, Nhật Bản còn áp dụng một số loai lãi suất có điều tiết được xây dựng dựa trên lãi suất chiết khấu và xác định dược lãi suất cơ bản là sàn lãi suất cho vay nhằm đảm bảo an toàn hệ thống. Lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng được tự do xác định trên cơ sở cung cầu về vốn và làm lãi suất tham chiếu cho mọi định chế tài chính. 5.2 Kinh nghiệm của Pháp. 14
- Pháp dùng lãi suất của thị trường liên ngân hàng làm lãi suất chỉ đạo (lãi suất cơ bản). Lý do là vì Pháp là một nước mà lượng vay vốn ngân hàng nhiều hơn lượng vay vốn qua thị trường tài chính. Pháp dùng lãi suất cho vay chào mời vào lúc 11 giờ hàng ngày của 8 ngân hàng và hiện nay là của 12 ngân hàng để tính theo số trung bình cộng ra lãi suất cho vay bằng đồng nội tệ và bằng Ecu. Ở Pháp, các tín phiếu kho bạc được dành riêng cho thị trường liên ngân hàng. Về lý thuyết, người ta cho rằng Pháp xác định lãi suất cơ bản do cung cầu tín dụng quy định. Trong 12 ngân hàng lớn, mỗi ngân hàng có quan hệ giữa nguồn vốn và cung cầu vốn tín dụng riêng, từ đó xác lập nên cung cầu vốn riêng của mình. Nếu cung < cầu thì ngân hàng đó phải đi vay ở thị trường liên ngân hàng và phản ánh bên cầu của thị trường liên ngân hàng. Nếu cung > cầu, ngân hàng đó sẽ là người cung ứng vốn cho thị trường liên ngân hàng và phản ánh bên cung của thị trường liên ngân hàng. Sự gặp gỡ cung cầu của eác ngân hàng lớn phản ánh cung cầu tín dụng của nền kinh tế. Nếu cung > cầu, lãi suất hạ xuống, nếu cung < cầu, lãi suất tăng lên. NHTƯ với vai trò là người cho vay cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng có thể không muốn lãi suất tăng lên sẽ cho vay một phần hoặc toàn bộ số cung < cầu. Có thể nói đây là một công cụ hữu hiệu để NHTƯ tác động vào lãi suất trên thị trường. Nhưng trong thực tế, lãi suất chỉ đạo đã biến động rất mạnh chứng tỏ vai trò quyết định hành chính của NHTƯ. Lãi suất chiết chiết khấu của NHTƯ Pháp hoàn toàn không phụ thuộc vào lãi suất cơ bản mà phụ thuộc vào lãi suất trên thị trường tiền tệ. 5.3. Kinh nghiệm c ủa Hồng Kông. Hồng Kông có một nền kinh tế thị trường tự do - Phương Đông, do vậy mà lãi suất trên thị trường cũng là thả nổi. Hồng Kông không có các quan chức tiền tệ Trung ương. Viên toàn quyền và Hội đồng lập pháp chịu trách nhiệm công việc tài chính và tiền tệ. Hồng Kông không có chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất độc lập trong dài hạn. Hiệp hội ngân hàng Hồng Kông đặt ra lãi suất tiền gửi tối đa để các ngân hàng căn cứ vào đó mà tự do định lãi suất cụ thể. 15
- 5.4 Kinh nghiệm của Malaysia. Từ những năm 70, Malaysia đã có nhiều đổi mới trong điều hành chính sách lãi suất theo hướng tự do hoá. Tuy nhiên, không phải tự do hoá lúc nào cũng là giải pháp tối ưu. NHTƯ Malaysia đã liên tục điều chỉnh lãi suất, phục vụ linh hoạt việc thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Từ năm 1981, Malaysia cho phép các NHTM tự tính mức lãi suất cơ bản cho ngân hàng mình dựa trên cơ sở chi phí thực tế. Nhưng ngay sau đó, NHTƯ nhận thấy trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa thực sự phát triển, việc cho phép các NHTM tự xác định mức lãi suất cơ bản như vậy theo nguyên tắc tự do hoá lãi suất sẽ dẫn đến cạnh tranh quá mức về lãi suất giữa các ngân hàng và khi đó vấn đề an toàn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM sẽ bị đe doạ. Chính vì vậy, để giải quyết kịp thời vấn đề nêu trên nhất là sau thời kỳ suy thoái kinh tế (1985 - 1986), vào năm 1987, Malaysia đã chuyển sang điều hành lãi suất theo hướng vừa đảm bảo s ự phối hợp chỉ đạo c ủa NHTƯ, vừa duy trì ở một mức độ nào đó quyền tự chủ của các NHTM. Với tinh thần đó, NHTƯ yêu cầu các NHTM tính lãi suất cơ bản của ngân hàng mình dựa trên mức lãi suất cơ bản của hai ngân hàng lớn "leader banks ". Các NHTM sẽ điều chỉnh lãi suất cơ bản của mình theo nguyên tắc áp dụng biên độ giao động xung quanh lãi suất cơ bản. Hiện nay, các ngân hàng được phép tính lãi suất cơ bản cho ngân hàng mình, nhưng để đảm bảo tính khách quan và tương đồng giữa các ngân hàng trong khi tính lãi suất cơ bản, NHTƯ đưa ra công thức chuẩn chung nhất để tính lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản được xây dựng trên cơ sở các yếu tố: chi phí huy động (sau khi đã tính đến cả chi phí đáp ứng yêu cầu về dự trữ bắt buộc); các chi phí cho vay (gồm chi lương cho cán bộ, chi phí hành chính, các chi phí khác liên quan đến việc cho vay, nhưng không bao gồm chi phí liên quan đến các khoản nợ khó đòi); tỷ lệ lợi nhuận "profit margin" cho phép. Trên cơ sở lãi suất cơ bản được công bố, các NHTM sẽ niêm yết mức lãi suất cơ bản của mình. Mức lãi suất cho vay thực tế của ngân hàng sẽ là lãi suất cơ bản cộng với tỷ lệ phí rủi ro "risk premium" trong hoạt động ngân hàng áp dụng linh hoạt cho từng món vay. Các ngân hàng không được cho vay dưới mức lãi suất cơ bản đã công bố. 16
- Như vậy, lãi suất đã được điều hành theo hướng vừa có sự chỉ đạo của NHTƯ, nhưng vẫn duy trì được quyền tự chủ của các NHTM trong việc quy định lãi suất. Lãi suất được quản lý linh hoạt theo diễn biến thay đổi của thị trường, dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn hệ thống. Như vậy theo kinh nghiệm của các nước, s ự tác động của Nhà nước những khi cần thiết vẫn là những quyết định hành chính về lãi suất công bố trên báo chí. Từ kinh nghiệm của các nước, chúng ta có thể tham khảo và vận dụng một cách thích hợp vào điều kiện thực tế của Việt Nam để xây dựng một chính sách lãi suất tín dụng phù hợp. CHƯƠNG II. Đánh giá quá trình điều hành chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua. Từ khi có Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988, tiếp đến là hai Pháp lệnh về ngân hàng tháng 10/1990, ngành ngân hàng nước ta đã trải qua hơn 10 năm đổi mới, trong thời gian đó cũng là hơn 10 năm không ngừng đổi mới chính sách lãi suất theo hướng từng bước tiến dần đến một chính sách lãi suất thị trường khi điều kiện kinh tế và tiền tệ cho phép. Chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng ở Việt Nam trong hơn 10 năm qua đã trải qua các giai đoạn như sau: 1. Giai đoạn lãi suất âm từ 1988 đến 1992. 17
- Đây là thời kỳ Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, lạm phát ở mức cao, lãi suất luôn trong tình trạng âm. NHNN quy định cụ thể lãi suất tiền gửi và cho vay. Lãi suất âm có đặc điểm là lãi suất tiền gửi thấp hơn lạm phát và lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động vốn và thấp hơn lạm phát. Lãi suất âm trong giai đoạn đó gây ra rất nhiều tiêu cực đối với nền kinh tế. Do lãi suất thực của tiền gửi là số âm nên không khuyến khích dân cư gửi tiền vào ngân hàng để thực hiện việc tập trung vốn cho đầu tư phát triển, gây áp lực đối với giá cả hàng hoá, do đó làm cho mức lạm phát ngày càng tăng. Nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng lên không thực chất, tạo lợi nhuận giả cho doanh nghiệp. Ngân hàng bao cấp qua lãi suất cho khách hàng, tạo lỗ không đáng có cho ngân hàng và ngân hàng không thể kinh doanh tiền tệ bình thường theo cơ chế thị trường. 2. Từ tháng 10/1992 chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương. Trước tình hình trên, NHNN đã chủ động s ử dụng công cụ lãi suất, chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương, tức là lãi suất tiền gửi cao hơn lạm phát để người gửi tiền có lãi thực, vừa bảo toàn được giá tr ị tiền gửi, vừa có lãi và lãi suất tiền vay cao hơn lãi suất tiền gửi đảm bảo cho ngân hàng bù đắp được chi phí và có lãi. Trong giai đoạn này, NHNN công bố các mức lãi suất tiền gửi và cho vay bằng các quyết định hành chính để các NHTM thực hiện. Chính sách lãi suất dương đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình chuyển hoạt động ngân hàng sang cơ chế thị trường, bảo đảm lợi ích thực sự của ba bên: người gửi tiền, người vay tiền và ngân hàng, xoá bỏ bao cấp trong hoạt động tín dụng. Chính sách lãi suất phù hợp trên đã góp phần thu hút và tập trung được một khối lượng tiền lớn trong lưu thông, tăng nguồn vốn tín dụng đầu tư cho phát triển, giảm áp lực đối với lạm phát. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, hệ thống lãi suất còn phức tạp, còn có quá nhiều mức lãi suất tiền gửi và cho vay. NHNN vẫn còn quy định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, phân biệt lãi suất giữa các thành phần kinh tế: lãi 18
- suất cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước thấp hơn lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lãi suất cho vay ngắn hạn cao hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn, lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Do vậy, trong giai đoạn này, các TCTD chủ yếu phục vụ vốn ngắn hạn cho nền kinh tế mà không quan tâm nhiều đến việc cho vay trung và dài hạn để cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ. 3. Giai đoạn vừa quy định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, vừa cho vay theo lãi suất thoả thuận. Theo Quyết định số 184/ QĐ-NH1 ngày 28/9/1993, NHNN quy định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, cho phép các TCTD cho vay theo lãi suất thoả thuận vượt mức lãi suất cho vay cụ thể. Lãi suất trong giai đoạn này có hai loại: lãi suất cho vay doanh nghiệp Nhà nước 1,8%/tháng và lãi suất cho vay kinh tế ngoài quốc doanh cao nhất là 2,1%/tháng. Lãi suất cho vay theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng: Trường hợp ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay theo lãi suất quy định phải phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn thì được áp dụng lãi suất thoả thuận. Lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn là 0,2%/tháng và cho vay cao hơn mức trần 2,1%/tháng. Trong thực tế, khoảng 30 - 60% tổng dư nợ lúc bấy giờ làt ừ các khoản cho vay bằng lãi suất thoả thuận mà phần lớn là cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ nông dân, với lãi suất phổ biến là 2,3% - 3,5%/tháng. Trong lãi suất thoả thuận mức chênh lệch giữa sàn (tiền gửi) và trần (cho vay) rất lớn, khoảng từ 0,7% - 1,0%/tháng, làm cho các NHTM có mức lợi nhuận quá cao, trong khi doanh nghiệp và hộ nông dân gặp nhiều khó khăn. Từ thực tế này, Quốc hội khoá IX trong kỳ họp thứ 8, tháng 8/1995, cùng với nghị quyết bỏ thuế doanh thu trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đã yêu cầu ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động và khống chế mức chênh lệch lãi suất huy động 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu đề tài “Đánh giá ruỉ ro trong quá trình hoạt động của Công ty Cổ phần đường Biên Hòa”
43 p | 615 | 334
-
TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: “Đánh giá quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010”
54 p | 274 | 132
-
Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
49 p | 401 | 87
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả các chương trình PR tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Du lịch Mekong
121 p | 365 | 78
-
Đề tài: Đánh giá công tác tổ chức tiệc Buffet tại nhà hàng Gala Buffet
19 p | 223 | 56
-
Đề tài: Đánh giá hiện trạng khai thác & quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai đoạn chảy qua TP.Biên Hòa & đề xuất các biện pháp khắc phục
23 p | 277 | 47
-
Tiểu luận: Đánh giá quá trình hình thành và phát triển của thương hiệu Vissan
46 p | 702 | 42
-
Đề tài: Đánh giá tình hình thu hút FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam
34 p | 146 | 19
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá quy trình truyền thông Johnnie Walker
84 p | 162 | 18
-
Luận văn Tốt nghiệp Khai thác vận tải: Đánh giá hoạt động phân phối tại Công ty TNHH Vagabond Việt Nam
95 p | 36 | 15
-
Chuyên đề: Đánh giá quá trinh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
30 p | 99 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Rèn luyện cho sinh viên kĩ năng đánh giá quá trình trong dạy học môn Toán ở tiểu học
202 p | 106 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá quá trình học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1954 – 1975) trường trung học phổ thông - Chương trình chuẩn
121 p | 28 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá quá trình học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) trường THPT - Chương trình chuẩn
121 p | 25 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá quá trình học tập của học sinh vào dạy học chương Đạo hàm - Đại số và Giải tích 11
79 p | 28 | 5
-
Đề tài: Đánh giá khả năng học tập theo chương trình sách giáo khoa hiện hành của học sinh trung học cơ sở, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
122 p | 82 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá quá trình học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) trường THPT - Chương trình chuẩn
15 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn