intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá quá trình học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) trường THPT - Chương trình chuẩn

Chia sẻ: Dilysstran Dilysstran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

32
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của một số kỹ thuật đánh giá quá trình, đề xuất việc lựa chọn và vận dụng một số kỹ thuật đánh giá quá trình qua dạy học phần lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) - CTC theo hướng phát triển năng lực của HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá quá trình học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) trường THPT - Chương trình chuẩn

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THỊ THANH HUYỀN VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1954 – 1975) TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THỊ THANH HUYỀN VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 1954 – 1975 ) TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN LỊCH SỬ) Mã số: 60 14 01 11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ NỘI – 2015
  3. MỤC LỤC Lời cảm ơn… ............................................................................................................... i Danh mục các chữ viết tắt ...........................................................................................ii Mục lục. ................................................................................................................... . iii Danh mục các bảng. ....................................................................................... .. v Danh mục các biểu đồ ........................................................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......... ...................................13 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 13 1.1.1. Cơ sở xuất phát của vấn đề.................. ............................................. ... 13 1.1.2.Một số khái niệm.................................................................................. ..17 1.1.3.Các loại hình kiểm tra, đánh giá trong DHLS ở trường phổ thông.........19 1.1.4.Vai trò , ý nghĩa của việc vận dụng một số kĩ thuật đánh giá quá tr ình học tập của HS trong dạy học lịch sử trường THPT .... ........................................................ 21 1.1.5. Các kĩ thuật thường sử dụng trong đánh giá quá trình học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông.... ........................................................................................24 1.2.Cơ sở thực tiễn... ..... ...........................................................................................40 1.2.1. Thực trạng việc vận dụng các kĩ thuật đánh giá quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT....... ......................................................................................................40 1.2.2.Nguyên nhân và định hướng..... .......................................................................44 Chƣơng 2. LỰA CHỌN VÀ VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1954 – 1975), LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN....... ...............................................................................................47 2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung phần lịch sử Việt Nam (1954 – 1975) lớp 12, THPT - Chương trình chuẩn....... .........................................................................................47 2.1.1. Vị trí: ............................................................................................................... 47 2.1.2. Mục tiêu: ........................................................................................................ 48
  4. 2.1.3. Nội dung phần lịch sử Việt Nam ( 1954 – 1975) ........................................... 49 2.2.Những yêu cầu có tính nguyên tắc khi lựa chọn và vận dụng một số kĩ thuật đánh giá quá trình học tập lịch sử của học sinh........................................................50 2.3. Lựa chọn và vận dụng một số kĩ thuật đánh giá quá trình theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 – 1975), lớp 12, THPT – chương trình chuẩn... .................................................................................................53 2.3.1. Nhóm một số kĩ thuật ĐG quá trình vận dụng trong dạy học trên lớp.. .........53 2.3.2. Nhóm một số kĩ thuật vận dụng trong đánh giá quá trình HS tự học ở nhà....................... ......................................................................................................56 2.3.3. Nhóm một số kĩ thuật ĐG quá trình vận dụng giúp HS tự đánh giá và phản hồi về quá trình dạy học........ ....................................................................................60 2.4. Thực nghiệm sư phạm................................................. ..... ...................... 66 2.4.1.Mục đích thực nghiệm....................................... ............ ........................66 2.4.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm..................................... ..... .............66 2.4.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm..........................................................66 2.4.4. Kết quả thực nghiệm.................................................................. ...........67 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................... ......70 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ .... ............75 PHỤ LỤC .... ...................................................................................................79
  5. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ở nước ta đang trở thành vấn đề được xã hội và toàn ngành giáo dục quan tâm. Đánh giá tốt sẽ giúp cho việc ra các quyết định đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục. Đánh giá tốt cũng giúp điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chủ trương lớn, các hoạt động dạy học cụ thể nhằm đảm bảo nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Đổi mới giáo dục đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ các khâu của quá trình dạy học (QTDH), đặc biệt và trước tiên là đổi mới đánh giá theo tinh thần nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi , kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan”. Kiểm tra, đánh giá (KT,ĐG) là một bộ phận không thể tách rời của QTDH nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản là đánh giá kết quả và điều chỉnh quá trình này theo hướng tích cực, qua đó thúc đẩy đổi mới hình thức, phương pháp, nội dung và điều chỉnh mục tiêu dạy học nhất là trong xu thế đổi mới theo hướng tiếp cận năng lực người học hiện nay. Theo hướng tiếp cận này đòi hỏi không chỉ quan tâm đến KT,ĐG định kì để xác nhận kết quả học tập của học sinh (HS) bằng điểm số mà phải chú trọng toàn diện KT,ĐG trong quá trình học tập nhằm theo dõi sự tiến bộ của các em. Đây mới chính là mục đích cao nhất của KT,ĐG. Đánh giá quá trình được thực hiện thông qua nhiều hoạt động học tập cụ thể diễn ra hàng ngày trong các bài học, qua đó không chỉ giúp HS lĩnh hội kiến thức mới trên cơ sở củng cố những kiến thức đã được học mà còn phát triển các kĩ năng thực hành và bồi đắp tư tưởng, tình cảm để các em thích ứng với những vấn đề cuộc sống đặt ra. Tuy nhiên, thực tế việc KT,ĐG trong dạy học lịch sử (DHLS) ở trường phổ thông hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế, nặng về cho điểm, đánh giá toàn diện quá trình học tập của HS chưa được chú trọng. Nhìn chung, giáo viên (GV) chưa xác định đầy đủ, rõ ràng mục đích, triết lí của đánh giá để làm gì? (Mục đích của việc đánh giá), đánh giá cái gì? (Nội dung đánh giá), đánh giá như thế nào? (Phương pháp đánh giá), đánh giá bằng cái gì? (Phương tiện, công cụ đánh giá), tại sao phải đánh giá, đánh giá nhằm thúc đẩy, hình thành khả năng gì ở HS (Tạo động lực, hình thành năng lực chung và năng lực chuyên biệt), chưa chú trọng đến đánh giá phản hồi và khả năng tự đánh giá của các em, phương pháp đánh giá còn nghèo nàn,
  6. chưa thực hiện tốt các kĩ thuật đánh giá cần thiết, cách đánh giá vẫn chưa đảm bảo tính chính xác, khách quan dẫn đến đánh giá chưa đúng năng lực toàn diện HS. Lịch sử Việt Nam (1954 – 1975) là giai đoạn lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vẻ vang của dân tộc. Giai đoạn này có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc nói chung và chương trình giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 12 nói riêng. Tìm hiểu giai đoạn lịch sử này giúp HS hiểu cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc với nhiều kiến thức, sự kiện quan trọng, nhân vật tiêu biểu, điển hình cần khắc sâu để giúp các em nhận thức đúng bản chất, trên cơ sở đó bồi dưỡng tình cảm, lòng yêu nước, sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Để dạy tốt giai đoạn lịch sử này đòi hỏi GV phải biết kết hợp, lựa chọn nội dung, PPDH và KT,ĐG phù hợp nhằm nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông. Tích hợp KT,ĐG vào trong QTDH, xem nó như một yếu tố đổi mới phương pháp bằng việc vận dụng một số kĩ thuật đánh giá quá trình là hoạt động cần thiết để nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử ở trường phổ thông. Xuất phát những những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá quá trình học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) trường THPT- Chương trình chuẩn” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong dạy học, vấn đề KT,ĐG được các nhà nghiên cứu giáo dục học và PPDH trong và ngoài nước nghiên cứu từ rất sớm với nhiều thành tựu. 2.1. Tài liệu nước ngoài Trên thế giới, ngay từ rất sớm đã có nhiều nhà lý luận dạy học quan tâm nghiên cứu về vấn đề KT,ĐG nói chung. Nhà giáo dục học J.A. Comenxki (1592- 1670) người Séc, I.B Bazelov (1724-1790) người Đức đã coi việc KT,ĐG tri thức HS như một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả QTDH. Để KT,ĐG đúng kết quả học tập của HS, vào thế kỉ XIX, các nhà giáo dục Mĩ, Anh đã nêu một phương pháp đánh giá mới bằng trắc nghiệm bên cạnh phương pháp tự luận truyền thống thông qua bộ thang đo năng lực nhận thức và quy trình đánh giá. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là O. W.Caldwell và S.A. Courtis người Mĩ, Fisher – người Anh.
  7. Sang thế kỉ XX, V.M.Palonxki với công trình “Những vấn đề dạy học của việc đánh giá tri thức”; X.V.Uxôva với “Con đường hoàn thiện của việc KT,ĐG tri thức, kĩ năng”; F.I. Pêrôvxki với công trình “Cơ sở và thực tiễn của việc kiểm tra tri thức”… đã tiếp tục nghiên cứu và khẳng định vai trò của KT,ĐG đối với việc củng cố, hoàn thiện tri thức của HS. Savin trong cuốn “Giáo dục học” - tập 1, đã dành hẳn một chương để bàn về KT,ĐG. Ông đã nêu rõ: “Kiểm tra là một phương tiện quan trọng không chỉ đề ngăn ngừa việc lãng quên mà còn để nắm được tri thức vững chắc hơn” [44; tr 231] và đánh giá có thể trở thành một phương tiện quan trọng để điều khiển sự học tập của HS, đẩy mạnh sự phát triển về công tác giáo dục của các em. Đánh giá thực hiện trên cơ sở kiểm tra và đánh giá theo hệ thống 5 bậc: Xuất sắc (điểm 5); Tốt (điểm 4), Trung bình (điểm 3), Xấu (điểm 2), Rất xấu (điểm 1) [44; tr 246]. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh không chỉ dừng ở việc kiểm tra tri thức mà còn cần kiểm tra kĩ năng, kĩ xảo của HS. Trong cuốn Taxononmy of education objectives (Tạm dịch là Thang bậc các mục tiêu trong giáo dục), B.S.Bloom - nhà lí luận giáo dục hiện đại đã phân loại mục tiêu giáo dục theo sau thang bậc: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Những thang bậc này mang tính định lượng về mục tiêu đánh giá. Tiếp đó, khi phân loại tư duy định lượng quá trình nhận thức mới, Bloom đã sắp xếp sáu kĩ năng cần đánh giá theo mức độ từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất gồm nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. T.A. Ilina cho rằng “KT,ĐG kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo là rất quan trọng và là thành phần cấu tạo cần thiết của QTDH” [49; tr 117]. Đồng thời, tác giả còn nhấn mạnh chức năng quan trọng của KT,ĐG, coi nó như là một phương tiện để nâng cao chất lượng dạy học “Việc đánh giá là một phương tiện kích thích mạnh mẽ và có một ý nghĩa giáo dục rất lớn trong điều kiện nếu như nó được GV sử dụng đúng đắn” [49; tr 147]. Mặc dù có nhiều cách tiếp cận đa chiều nhưng các tác giả của bộ sách đổi mới PPDH đều thống nhất cho rằng để nâng cao chất lượng dạy học, ngoài việc đổi mới về mục tiêu, về PPDH thì nhất thiết phải đổi mới khâu KT,ĐG kết quả học tập của HS bằng nhiều cách thức và biện pháp khác nhau. Trong lĩnh vực giáo dục lịch sử, các nhà PPDH lịch sử cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề KT,ĐG, coi nó như là một phần tất yếu của bài học lịch sử. Trong giáo
  8. trình “Phương pháp dạy học lịch sử” của G.Vaghin – xuất bản năm 1968 và 1972 (tài liệu dịch ra tiếng Việt), khẳng định mối quan hệ, tác dụng tích cực của KT,ĐG trong việc thúc đẩy QTDH. Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, NXB Giáo dục, 1973, N.G.Đairi đã khẳng định kiểm tra thường kì và kiểm tra sự phát triển tính tích cực của HS là những biện pháp chiếm ưu thế trong dạy học lịch sử (DHLS). Tác giả chỉ rõ: “Kiểm tra không chỉ giới hạn ở chỗ phát hiện và cho điểm kiến thức mà kiểm tra còn thúc đẩy HS học tập. Ngoài chức năng kiểm tra và giáo dục, kiểm tra còn có chức năng giáo dưỡng và phát triển tư duy” [45; tr 64]. Nhóm tác giả Jan Thomas, Carol Allman, Marty Beech(Mĩ) với cuốn “Assessment for the Diverse classroom” (Đánh giá cho các lớp học đa dạng). Các tác giả cho rằng Đánh giá là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả quá trình thu thập, phân tích, giải thích thông tin (dữ liệu) cho một chủ đích. Các tác giả cũng phân tích mục đích của đánh giá, phân loại đánh giá, các giai đoạn của đánh giá (gồm đánh giá chẩn đoán, đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết), tương ứng với 3 giai đoạn đánh giá này, GV sẽ có được thông tin về những gì HS đã biết trước khi bắt đầu học; sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập; kết quả đạt được sau quá trình học. Cuốn sách cũng đề cập đến các bước xây dựng kế hoạch đánh giá lớp học; cách sử dụng dữ liệu thu thập được từ đánh giá lớp học. Tác giả Black and Wiliam (thuộc King College London) trong bài viết Raising standards through class room assessment đã nghiên cứu về đánh giá trong lớp học, các tác giả đã chỉ ra tác động tích cực của đánh giá đối với việc học tập của HS dựa trên 5 yếu tố: HS cần phải nhận được phản hồi; HS cần phải được tham gia; Kết quả đánh giá cần được sử dụng để điều chỉnh giảng dạy; cần ghi nhận tác động của đánh giá đối với động cơ học tập và thúc đẩy lòng tự trọng của HS; HS phải được tạo cơ hội tự đánh giá và hiểu cách sử dụng kết quả đó. Còn đối với GV cần phải chia sẻ mục tiêu học tập với HS; cung cấp cho HS cơ hội tự đánh giá; cung cấp phản hồi giúp HS biết các bước kế tiếp là gì và cách tiếp cận; GV phải có niềm tin là HS nào cũng có thể đạt được tiến bộ. Nhóm tác giả Black, Paul,Wliam, Dylan trong cuốn Assessment in Education: Principles, Policy & Practice nghiên cứu về đánh giá quá trình trong lớp học và họ cho rằng đánh giá quá trình bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện bởi các
  9. GV và/hoặc HS của mình, trong đó cung cấp thông tin phản hồi để điều chỉnh các hoạt động giảng dạy và học tập của GV và HS. Đặc biệt tác giả Thomas A. Angelo và K.Patricia Cross đã nghiên cứu và đưa ra các kĩ thuật đánh giá trong lớp học. Các tác giả đã đưa ra các kĩ thuật giúp GV có thể vận dụng linh hoạt tùy theo mục đích đánh giá. Có thể dùng để đánh giá việc hiểu kiến thức của HS, có thể đánh giá khả năng ứng dụng và tư duy phê phán...Tuy nhiên các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra những lý thuyết về các kĩ thuật đánh giá quá trình chứ chưa có sự vận dụng cụ thể vào KT,ĐG trong DHLS. Mặc dù vậy, những thành tựu này đã giúp chúng tôi có cơ sở để tiếp tục nghiên cứu và vận dụng. Như vậy, vấn đề KT,ĐG đã được nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu, tìm hiểu và khẳng định vai trò, ý nghĩa trong QTDH. Tuy nhiên, các tài liệu đó mới chỉ mang tính định hướng chung về KT,ĐG chứ chưa đi sâu tìm hiểu về KT,ĐG quá trình, cũng như chưa chỉ rõ mức độ, nội dung, yêu cầu, hình thức, phương pháp của KT,ĐG quá trình. Tuy vậy, đây chính là những nguồn tài liệu quý giá giúp chúng tôi trong nghiên cứu vận dụng các kĩ thuật KT,ĐG nhất là kĩ thuật đánh giá quá trình vào DHLS cho phù hợp với đặc trưng bộ môn, đối tượng HS và xu thế đổi mới KT,ĐG hiện nay. 2.2. Tài liệu trong nước Ở Việt Nam, các học giả và các nhà nghiên cứu giáo dục trong nước cũng tìm hiểu và nghiên cứu khá sâu sắc về vấn đề KT,ĐG. Nhất là hiện nay để nâng cao chất lượng DHLS đòi hỏi thực hiện đổi mới đồng bộ nhiều khâu, trong đó khâu đột phá quyết định là KT,ĐG. Vì vậy, có rất nhiều tác giả có những công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đề này. Các nhà giáo dục trong nước cũng đã quan tâm tới khâu đánh giá và cũng có những công trình xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động đánh giá kết quả học tập của người học. Trong cuốn sách “Lý luận giáo dục Đại học” tác giả Đặng Vũ Hoạt đã xác định những yêu cầu của việc đánh giá: “Về tiêu chuẩn đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo tính khách quan, đảm bảo có tác dụng phát triển trí tuệ, năng lực và tư duy độc lập sáng tạo của học sinh”. Đi sâu vào phân tích vai trò, ý nghĩa của KT,ĐG, tác giả Đặng Bá Lãm trong cuốn “Kiểm tra – đánh giá trong dạy học đại học”, Nxb Giáo dục (2003) cho rằng:
  10. “KT,ĐG trong giảng dạy đại học là chất xúc tác để tạo ra sự thay đổi của chính bản thân người học với đầy đủ ý nghĩa của nó. Nó giúp người học nhận ra chính mình, giúp họ tìm cách củng cố, phát triển những kinh nghiệm, những tiềm năng sẵn có, tạo nên hào hứng, tạo ra động lực cho người học học tập, hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách bản thân”. Ngoài ra còn có nhiều nhà nghiên cứu về KT,ĐG khác như: tác giả Trần Bá Hoành với công trình “Đánh giá trong giáo dục”, tác giả Nguyễn Kế Hào với công trình “Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá’’ đối với giáo dục phổ thông, cao đẳng và đại học sư phạm. Các công trình này đề cập về cơ sở lí luận của hoạt động giảng dạy nói chung, hệ thống lí luận về KT,ĐG nói riêng, xây dựng cơ sở lí luận của các phương pháp, nội dung, hình thức KT,ĐG, các kĩ thuật xây dựng công cụ đo và đánh giá. Cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” - tập 2 (Tái bản lần thứ tư), xuất bản năm 2012 do Phan Ngọc Liên (chủ biên) cùng các tác giả Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng đã dành hẳn chương XIII để nói về KT,ĐG kết quả học tập của HS trong DHLS. Trong đó, trình bày những lý luận cơ bản về KT,ĐG và đổi mới KT,ĐG; ý nghĩa, nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp tiến hành, xác định KT,ĐG là một khâu quan trọng của QTDH và coi nó như một biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. Tác giả Nguyễn Thị Côi có nhiều bài viết đi sâu nghiên cứu về vấn đề KT,ĐG kết quả học tập lịch sử như: Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong dạy học Lịch sử ở trường THPT, Tạp chí giáo dục, số 154 ; “Tài liệu hội nghị đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn lịch sử ở trường PTTH 4/1999”, cuốn sách chuyên khảo“Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông” (2006) … Trong các công trình trên, tác giả đã đề cập tới những lý luận cơ bản của KT,ĐG kết quả học tập lịch sử ở trường phổ thông. Theo tác giả “KT,ĐG có nhiệm vụ làm rõ tình hình lĩnh hội tri thức, sự thành thạo về kĩ năng, kĩ xảo của HS, bổ sung làm sâu sắc, củng cố, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức đã học...nó còn giúp GV tự đánh giá về việc giảng dạy của mình và học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình”. Do đó “Nếu thực hiện tốt khâu KT,ĐG sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn”.
  11. Tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng trong bài viết “Mấy vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, KT,ĐG môn Lịch sử ở trường phổ thông - thực trạng và giải pháp” cũng đã đề cập đến thực trạng KT,ĐG. Thực tế, KT,ĐG HS còn nặng nề về ghi nhớ sự kiện một cách máy móc, thuộc lòng mà ít chú ý đến kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra nhận xét, kết luận. Việc kiểm tra chỉ mới hướng đến cho điểm, đối phó, chưa đánh giá được khả năng nhận thức lịch sử của HS. Vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc đổi mới PPDHLS và ít tạo ra được hứng thú học tập cho HS. Đồng thời tác giả cũng nêu ra việc cần thiết là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhận thức và cách thức KT,ĐG môn LS theo hướng tích cực nhất. Nhóm các tác giả Đào Hoa Mai, Sái Công Hồng, Lê Thái Hưng, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Lê Kim Long trong bài viết Nghiên cứu đề xuất áp dụng các kĩ thuật đánh giá trong lớp học cho bậc học phổ thông ở Việt Nam cho rằng Đánh giá trong lớp học được xem là thành tố cơ bản trong giáo dục giúp HS xác định được nhu cầu, nâng cao khả năng học tập, trong đó các kĩ thuật đánh giá trong lớp học được xem là công cụ, phương tiện chuyển tải nội dung đến người học trong QTDH. Việc sử dụng các kĩ thuật đánh giá sẽ góp phần kích thích năng lực sáng tạo trong dạy học và giúp người dạy học tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông tin phản hồi từ người học chính là động lực để người dạy tìm tòi, khám phá những phương pháp dạy học mới nhằm mục đích giúp cho người học tiến bộ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống các kĩ thuật đánh giá trong lớp học trên thế giới và vận dụng phù hợp với giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay là vấn đề cấp thiết, nhằm hướng đến KT,ĐG như là hoạt động học tập. Bài viết chuyên đề “Đánh giá quá trình học tập” của TS.Chu Cẩm Thơ có nghiên cứu về đánh giá quá trình học tập và tác giả đã khẳng định rằng đánh giá trong giáo dục được thực hiện sau một quá trình học tập nhất định, đó là quá trình thu thập, xử lý thông tin về trình độ, khả năng mà người học thực hiện các mục tiêu học tập đã xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm đúng đắn của GV, của các nhà quản lý, của chính bản thân người học để giúp họ học tập tiến bộ hơn. Đánh giá này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt xã hội, nó cung cấp những số liệu để thừa nhận hay bác bỏ sự hoàn thành hay chưa hoàn thành khoá học, chương trình học hoặc môn học, nó thể hiện chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục và đào tạo. Kết quả của KT,ĐG giúp cho các nhà quản lý có cơ
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2004), “Đổi mới việc KT,ĐG kết quả học tập của HS trong DHLS ở trường THPT (qua ví dụ Chương II: Khái quát tiến trình lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất) ở lớp 11 THPT”, Luận văn thạc sĩ, Thư viện trường ĐHSP Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Bích (2009), Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở - Luận án tiến sĩ giáo dục. 3. Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên) (2010), Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 4. Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Thị Côi, Trần Bá Đệ, Đặng Thanh Toán, Trịnh Đình Tùng (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên THPT chu kì III (2004-2007) môn Lịch sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Lịch sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Bộ giáo dục và đào tạo ( 2007), Lịch sử lớp 12. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Dự án Việt – Bỉ: Dạy và học tích cực – một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 8.Bộ Giáo dục và Đào tạo – Hội khoa học Lịch sử Việt Nam(2012), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội 9.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu Hội thảo Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục trong nhà trường phổ thông. 10.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học cơ sở vùng khó khăn nhất, Tài liệu tập huấn. 11. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Lịch sử 10. Nxb Hà Nội, Hà Nội. 12. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Nguyễn Hữu Châu (1998), Sự phân loại các mục tiêu giáo dục và việc đánh giá chất lượng GD – Tạp chí NCGD (5).
  13. 14. Nguyễn Đức Chính, Đinh Thị Kim Thoa, Đào Thị Hoa Mai, Lê Thái Hƣng (2009), Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 15. Nguyễn Thị Côi (Chủ biên) (1996), Bài học lịch sử ở trường PTTH, Đại học Huế, Huế. 16. Nguyễn Thị Côi (1999), Nguyễn Hữu Chí, BHLS và việc KT,ĐG KQHT của HS ở trường THPT . Nxb Hà Nội . 17. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 18.Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Thị Thế Bình (Đồng chủ biên), Đoàn văn Hƣng, Phạm Thị Tuyết (2008), Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 12, tập 2.Nxb Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. 19. Nguyễn Thị Côi ( chủ biên) (2010), Nguyễn Mạnh Hƣởng, Nguyễn Thị Thế Bình, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội 20. Nguyễn Ngọc Đạo (2008), Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12.Nxb Giáo dục 21. Đặng Văn Hồ, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Thị Sáu, (2013), Giáo trình kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Huế. 22. Phạm Văn Hoan (2013), Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS (Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp GV). Nxb Giáo dục Việt Nam và Nxb Đại học sư phạm. 23. Trần Bá Hoành (2002), “Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực”, Tạp chí Giáo dục (32), tr.26-2 24. Trần Bá Hoành (1998), Đánh giá trong giáo dục . Nxb Giáo dục, Hà Nội 25. Hội Giáo dục lịch sử (1996), Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy “học sinh làm trung tâm”. Nxb ĐHSP – ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. 26. Đặng Thành Hƣng (2002). Dạy học hiện đại: Lý luận - Biện pháp - Kỹ thuật. Nxb ĐHQG Hà Nội. 27. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội . Nxb Chính trị quốc gia . 28. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Thị Mĩ Dung (2014), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục. Nxb Đại học sư phạm.
  14. 29. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2012), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1, tập 2. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 30. Phan Ngọc Liên (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phương pháp dạy học lịch sử hiện nay”. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2008), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường Phổ thông. Nxb ĐHSP, Hà Nội. 32. Phan Ngọc Liên (chủ biên)(2008), Sách giáo viên lớp 12. Nxb Giáo dục 33. Phan Ngọc Liên – Nguyễn Xuân Trƣờng (Đồng chủ biên)(2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử lớp 12. Nxb Giáo dục Việt Nam 34. Đào Hoa Mai, Sái Công Hồng, Lê Thái Hƣng, Đing Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Lê Kim Long, Nghiên cứu đề xuất áp dụng các kĩ thuật đánh giá trong lớp học cho bậc học phổ thông ở Việt Nam, Tạp chí khoa học,ĐHQGHN, nghiên cứu giáo dục, tập 29, số 2(2013). 35. Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên) (2012), Tiến trình lịch sử Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam 36. Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc (1995), Cơ sở lí luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông – Đề tài KX07 – 08 – Hà Nội. 37. Tài liệu tập huấn dành cho GV các trường THPT chuyên (2009), Dự án “Xây dựng quy trình phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên trường THPT chuyên tiếp cận chuẩn quốc tế”, ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội. 38. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội. 39. Hoàng Phê (chủ biên)(1995), Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học. 40. Lê Thị Thanh Tâm ( 2015), Đổi mới kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ( 1858 – 1918), trung học phổ thông – Chương trình chuẩn, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội. 41. Lâm Quang Thiệp (2003), Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội . 42.Dƣơng Thiệu Tống (1998), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập – Tập 1. Trường ĐHTHTP HCM .
  15. 43. Đỗ Hƣơng Trà (Chủ biên) (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh. Nxb Đại học sư phạm. 44. N.V. Savin (1983), Giáo dục học – tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 45. N.G. Đairi (1973), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?.Nxb Giáo dục, Hà Nội. 46. Black, P. J, & Wiliam, D. (1998), Assessment and classroom learning. Assessment in Education: Principles, Policy and Practice, 7–74 47. James H. McMillan. Viện đại học quốc gia Virgina - Đánh giá lớp học - Xuất bản lần thứ hai. 48.Jan Thomas, Carol Allman,Marty Beech (2004), Assessment for the Diverse classroom,Burean Exceptional Education and student Services Florida Depaartment of Education. 49. T.A.Ilina(1978), Giáo dục học – tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 50. Thomas A. Angelo, K. Patricia Cross (1993), Classroom Assessment Techniques - A Handbook for College Teachers, 2nd edition, Jossey-Bass Publisher, A Wiley Company, San Francisco
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0