Nghiên cứu đề tài “Đánh giá ruỉ ro trong quá trình hoạt động của Công ty Cổ phần đường Biên Hòa”
lượt xem 334
download
Thực tế cho thấy, trong quá trình hoạt động kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro. Những rủi ro khác nhau sẽ có mức độ tác động khác nhau đến doanh nghiệp. Có những rủi ro tác động không lớn, nhưng cũng có những loại rủi ro một khi đã xảy ra sẽ tác động rất lớn, thậm chí có khi ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của một doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu đề tài “Đánh giá ruỉ ro trong quá trình hoạt động của Công ty Cổ phần đường Biên Hòa”
- - - - - - - LUẬN VĂN Đánh giá rủi ro trong quá trình hoạt động của Công ty Cổ phần đường Biên Hòa 1
- PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Thực tế cho thấy, trong quá trình hoạt động kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro. Những rủi ro khác nhau sẽ có mức độ tác động khác nhau đến doanh nghiệp. Có những rủi ro tác động không lớn, nhưng cũng có những loại rủi ro một khi đã xảy ra sẽ tác động rất lớn, thậm chí có khi ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của một doanh nghiệp. Do đó việc nhận dạng, xác định đúng các loại rủi ro mà doanh nghiệp đang gặp phải, cũng như mức độ ảnh hưởng của nó, từ đó tìm ra được các biện pháp phòng tránh những tổn thất mà rủi ro mang lại là một việc làm hết sức quan trọng của bất kì doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, rủi ro không tồn tại dưới các hình thức như nhau cho mọi ngành nghề, và tác động của nó đối với mỗi doanh nghiệp là không giống nhau. Đối với ngành đường - ngành sản xuất kinh doanh được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, ngoài những thành tựu to lớn mà ngành đã đạt được trong thời gian qua thì những rủi ro chung lẫn những rủi ro đặc thù của ngành đã khiến không ít doanh nghiệp hoạt động trong ngành này gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Ra đời từ năm 1968, Công ty Cổ phần đường Biên Hòa là một trong những công ty có bề dày lịch sử, đồng thời có những đóng góp rất đáng kể vào sự phát triển của ngành đường nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, những tổn thất do rủi ro gây ra vẫn là điều mà doanh nghiệp không thể tránh khỏi. Để có thể tìm hiểu và nghiên cứu sâu sắc hơn về những rủi ro mà công ty đang hoặc có thể gặp phải, đồng thời đề xuất các giải pháp thiết thực giúp công ty phần nào ngăn chặn và hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Đánh giá rủi ro trong quá trình hoạt động của Công ty Cổ phần đường Biên Hòa” làm đề tài nghiên cứu. 2
- 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Đánh giá rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đường Biên Hòa. - Mục tiêu cụ thể: + Thông qua số liệu thu thập được nhận dạng rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Đánh giá, đo lường mức độ ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Đề xuất một số giải pháp để quản trị rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Để tiếp cận với nội dung nghiên cứu và mục đích của đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp: Thu thập các báo các tài chính của công ty, tiến hành phân tích dưới góc độ xem xét, nhận dạng và đánh giá các loại rủi ro mà doanh nghiệp đang hoặc có thể gặp phải. So sánh số liệu qua 3 năm (2006-2008) để có cách đánh giá khách quan và chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh đường của Công ty Cổ phần đường Biên Hòa. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Công ty Cổ phần đường Biên Hòa – Đường số 1- Khu công nghiệp Biên Hoà I – Đồng Nai + Thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 3
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về rủi ro Rủi ro là một hiện tượng khá phổ biến, có thể xảy ra trong mọi lĩnh vực nên tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu và đặc trưng riêng của từng ngành mà các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về rủi ro; tuy nhiên, tựu trung lại ta có thể chia các định nghĩa khác nhau về rủi ro thành hai nhóm chủ yếu, phản ánh hai quan điểm, hai góc độ tiếp cận khác nhau đó là: * Quan điểm truyền thống: Theo quan điểm này rủi ro được coi là : “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến” (Từ điển Tiếng Việt 1995) “Rủi ro là sự không may (GS.Nguyên Lân, Từ điển Từ và ngữ Việt Nam 1998) “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại” (Từ điển Oxford – English for Advanced Learners) “Rủi ro là sự không chắc chắn có liên quan đến một tổn thất, mất mát có thể xảy ra (Risk ís the uncertainly concerning o possible los, Dorfman 2002) Khi nghiên cứu rủi ro trong kinh doanh tác giả Đoàn Thị Hồng Vân cho rằng rủi ro trong kinh doanh là sự tổn thất về tài sản các nguồn lực, sự sụt giảm về lợi nhuận hay những yếu tố xảy ra ngoài ý muốn tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình tồn tại, phát triển của doanh nghiệp 4
- * Quan điểm hiện đại Khi xã hội ngày càng phát triển, các ngành và lĩnh vực hoạt động ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn thì các loại rủi ro đồng hành cũng xuất hiện nhiều hơn, phức tạp hơn và gây nên hậu quả nghiêm trọng hơn những loại rủi ro đã từng có trong quá khứ. Chính vì vậy, con người cũng bắt đầu quan tâm hơn, tập trung hơn vào quá trình nghiên cứu rủi ro để tìm các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn. Trong quá trình này nhận thức của con người về rủi ro cũng có sự thay đổi và phát triển nhất định. Các nhà nghiên cứu hiện nay đã nhìn nhận, xem xét rủi ro dưới một góc độ rộng hơn, khái quát hơn và khách quan hơn. Các định nghĩa tiêu biểu về rủi ro như : “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả” (theo William &Michael Smith, 1995, Risk Management and Insurance) “Rủi ro là các biến cố không thể đoán trước được” (Doherty, Corporate Risk Management). “Rủi ro là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng xảy ra biến cố bất thường với hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không như dự tính” (theo công ty liên doanh bảo hiểm Việt Úc - QBE, 1999, tài liệu hướng dẫn đại lý, cộng tác viên khai thác bảo hiểm). Xem xét ba định nghĩa thuộc quan điểm hiện đại nói trên, ta có một điểm chung là rủi ro luôn xuất hiện khi kết quả nó mang lại không thể đoán trước một cách chính xác. Những định nghĩa này khác với các định nghĩa theo quan điểm truyền thống ở chỗ không cho rằng rủi ro chỉ thuần tuý là những khả năng có thể xảy thiệt hại mà kết quả do nó mang lại được nhấn mạnh là không thể dự đoán trước nhưng khả năng có thể là kết quả tốt hoặc kết quả xấu. Nói một cách khác, các định nghĩa theo quan điểm hiện đại đã xem xét rủi ro ở một phạm vi rộng hơn, bao trùm hơn so với quan điểm truyền thống. 5
- 1.1.2. Nhận dạng, nguyên nhân và đánh giá rủi ro 1.1.2.1. Nhận dạng rủi ro Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận dạng được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc như theo dõi, xem xét nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro đã và đang xảy ra bên cạnh đó còn dự báo được những rủi ro mới có thể xuất hiện đối với tổ chức trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. Để nhận dạng rủi ro các doanh nghiệp có thể sử dụng các giải pháp sau: + Sử dung mẫu bảng hỏi Các câu hỏi có thể sắp xếp theo nguồn gốc rủi ro, hoặc môi trường tác động: như tổ chức đã gặp phải những loại rủi ro nào? Tổn tất là bao nhiêu? Số lần xuất hiện của những loại rủi ro đó trong trong một khoảng thời gian nhất định? Những biện pháp phòng ngừa, biện pháp tài trợ rủi ro đã được sử dụng… + Phân tích báo cáo tài chính Đây là phương pháp thông dụng mọi tổ chức đều sử dụng ở nhiều mức độ, và những mục đích khác nhau. Thông qua việc phân tích bảng tổng kết tài sản, báo cáo hoạt động kinh doanh...người ta có thể xác định mọi nguy cơ về tài sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lý. + Sử dụng các qui trình Đối với phương pháp này các doanh nghiệp dựa và từng qui trình, công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh để tìm ra các loại rủi ro tiềm ẩn trong từng qui trình đó. + Kiểm tra thực tế và làm việc với các bộ phận liên quan. 6
- Các nhà quản trị quan sát, theo dõi trực riết hoạt động của các bộ phận trong tổ chức trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá các loại rủi ro mà tổ chức có thể gặp phải. + Nghiên cứu các số liệu rủi ro/tổn thất từng xảy ra trong quá khứ. Thông qua nghiên cứu số liệu rủi ro trong quá khứ các nhà quản trị sẽ nhận dạng được các loại rủi ro thường xảy ra trong tổ chức trên cơ sở đó đưa ra từng biện pháp cụ thể cho từng loại rủi ro. 1.1.2.2. Nguyên nhân xảy ra rủi ro + Nguyên nhân từ môi trường tự nhiên Đây là nhóm rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên như: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt, sóng thần, sét đánh, đất lở, hạn hán…Những rủi ro này thường dẫn đến thiệt hại to lớn về người và của làm cho các doanh Nghiệp bị tổn thất nặng nề. + Nguyên nhân do con người Loại rủi ro này do một cà nhân hoặc một nhóm người gây ra, nó xuất phát từ ý thức của con người có thể là lỗi vô tình hoặc cố ý. + Nguyên nhân kinh tế Nhóm rủi ro này do tác động của chính phủ hay một nhóm người giữ một vị trí quan trọng nào đó. Do vậy, bất cứ sự điều chỉnh nào trong các chính sách của nền kinh tế của ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.1.2.3. Đánh giá rủi ro Nhận dạng rủi ro là bước đầu của quá trình quản trị rủi ro tuy nhiên rủi ro có rất nhiều loại một tổ chức không thể kiểm soát, phòng ngừa tất cả mọi loại rủi ro. Vì vậy, cần phân loại rủi ro, cần biết được đối với tổ chức loại rủi ro nào xuất hiện nhiều, loại nào xuất hiện ít, loại nào gây ra hậu quả nghiêm trọng còn loại 7
- nào ít gây ra nghiêm trọng hơn… từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp. Để làm được việc này các doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá các loại rủi ro. Đánh giá rủi ro là hoạt động khá cần thiết và quan trọng nhằm xác định hai thành phần cơ bản của rủi ro là tấn suất và mức độ nghiêm trọng của các loại rủi ro. Để đánh giá rủi ro các doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp định lượng đo lường rủi ro sau: + Sử dụng công cụ toán xác suất thống kê + Dựa vào các đại lượng thông kê như: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn hệ số biến thiên. + Phân tích và dự báo xu hường sử dụng hàm hồi quy + Phân tích dòng tiền + Sử dụng thang điểm để đánh giá Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn có thể sử dụng ma trận đo lường rủi ro để đánh giá các loại rủi ro. Tần suất xuất hiện Mức độ Cao Thấp Nghiêm trọng Cao I II Thấp III IV 8
- I : Những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất hiện cao II: Những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao nhưng tần suất xuất hiện thấp. III: Những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp nhưng tần suất xuất hiện cao. IV: Những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất xuất hiện thấp. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Các loại rủi ro thường gặp trong ngành sản xuất đường. * Rủi ro về kinh tế - Rủi ro về lãi suất - Rủi ro về tỷ giá ngoại hối * Rủi ro về nguyên vật liệu * Rủi ro trong đầu tư vùng nguyên liệu * Rủi ro về pháp luật * Rủi ro về giá đường * Các rủi ro khác: (thiên tai, hạn hán, bão lụt, dịch bệnh, hỏa hoạn...) 1.2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro trong các nhà máy đường Môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, do vậy công tác quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp đòi hỏi phải giữ một vị trí quan trọng hơn. Tuy nhiên công tác này chỉ được chú trọng trong một số doanh nghiệp như các ngân hàng, các công ty kinh doanh bảo biểm, chứng khoán còn một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới công tác quản trị rủi ro. Các nhà máy đường hiện nay cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. 9
- CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA *** I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 2.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần đường Biên Hòa Công ty cổ phần Đường Biên Hoà nằm tại đường số 1- Khu công nghiệp Biên Hoà I - Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 25km về phiá Đông Bắc, cách cảng Cogido, cảng Đồng Nai và cảng Bình Dương khoảng 1,5km, rất thuận lợi cho việc lưu thông đường bộ và đường thuỷ. Tại đây, Công ty có các nhà máy sản xuất đường luyện, rượu các loại và một hệ thống kho bãi rộng lớn. Tổng diện tích mặt bằng của Công ty: 198.245,9m², Với tổng số lao động hơn 730 người, Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các lĩnh vực: - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có sử dụng đường, sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm và phế phẩm của ngành mía đường - Mua bán máy móc, thiết bị vật tư ngành mía đường. - Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường - Thi công các công trình xây dựng và công nghiệp - Mua bán, đại lý ký gởi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật tư ngành mía đường - Dịch vụ cho thuê kho bãi – vận tải - Dịch vụ ăn uống - Sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu các loại Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam và 4 chi nhánh: tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố HCM và Thành phố Cần Thơ, các sản phẩm cuả Công Ty đã được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến và tin dùng. Trong đó, Tại Tây Ninh Công ty có một nhà máy Đường thô năng suất 3.500 tấn/ngày với tên gọi nhà máy Đường Biên Hòa - Tây Ninh, nằm tại Xã Tân Bình, thị xã Tây Ninh, với một nông trường và các nông trại trực thuộc có diện tích hơn 1000ha. Đây là nơi cung ứng nguyên liệu cho sản xuất đường luyện 10
- và cũng là nơi sản xuất xuất ra hàng ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho nông nghiệp. 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Các giai đoạn phát triển: - Năm 1968, Công ty được thành lập với tên gọi là nhà máy đường Biên Hòa với sản phẩm là đường ngà công suất 400 tấn/ ngày và chưng cất rượu Rhum. - Từ năm 1969 – 1971, Lắp đặt và đưa vào hoạt động nhà máy luyện đường năng suất 200 tấn/ngày, sản xuất từ nguyên liệu chính là đường thô nhập khẩu. Đến năm 1995 đã được đầu tư nâng công suất lên 300 tấn/ ngày. - Từ năm 1971 – 1983, Sản xuất đường luyện, rượu mùi, bao đay. - Từ năm 1983 – 1989, Giai đoạn này không sản xuất đường luyện do gặp khó khăn về nhập khẩu đường nguyên liệu. - Năm 1990, Khôi phục phân xưởng luyện đường và bắt đầu sản xuất đường luyện năng suất 200 tấn thành phẩm/ngày. Nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ sản xuất đường luyện từ nguyên liệu đường kết tinh thủ công sản xuất trong nước để thay thế một phần đường thô nhập khẩu. Đầu tư mới phân xưởng sản xuất kẹo năng suất 5 tấn thành phẩm/ngày. - Năm 1994, Nhà máy Đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty Đường Biên hòa, là doanh nghiệp hạch toán độc lập có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp. - Năm 1995, Đầu tư mới thiết bị, mở rộng phân xưởng đường luyện nâng năng suất lên 300 tấn thành phẩm/ngày.Đầu tư mới thiết bị, mở rộng phân xưởng kẹo nâng năng suất sản xuất kẹo mềm và kẹo cứng các loại lên 30 tấn thành phẩm/ngày. Đầu tư mới dây chuyền sản xuất nha năng suất 18 tấn thành phẩm/ngày. - Năm 1995 – 1996, Đầu tư mới dây chuyền sản xuất bánh cookies năng suất 8 tấn thành phẩm/ngày. - Từ năm 1996 – 1997, Đầu tư Nhà Máy Đường Biên Hòa – Tây Ninh công suất 2.500 tấn mía/ngày. Từ 2001 - 2003 : Công ty đầu tư thêm một số thiết bị, nâng cấp nhà máy Đường Biên Hòa - Tây Ninh lên năng suất 3.500 tấn mía/ngày. Đầu tư vùng nguyên liệu mía có diện tích 6.000 ha tại Tây Ninh. Đầu tư mới dây chuyền sản xuất kẹo dẻo Jelly năng suất 8 tấn thành phẩm/ngày. - Năm 1999, Cổ phần hóa các phân xưởng Bánh, Kẹo, Nha để thành lập Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa. Thành lập phân xưởng sản xuất phân vi sinh tại Tây Ninh với năng suất ban đầu 10.000 tấn/năm, nguyên liệu từ bã bùn và tro - Năm 2000, Được tổ chức BVQI (Vương quốc Anh) cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002:1994 và đến năm 2004 đước tái đánh giá và cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đầu tư thêm thiết bị cho dây chuyền đường luyện, cho ra sản phẩm mới: đường que, đường túi 8 grams. 11
- - 7/11/2000, Công ty được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động - Từ năm 2001 đến nay, Công Ty đã liên tục đầu tư mở rộng lĩnh vực cho thuê kho bãi. Hiện nay, Công Ty đã có hệ thống kho khá hoàn chỉnh, tiện lợi với diện tích chứa hơn 20.000 m2 - Tháng 5/2001, Hoàn tất quá trình cổ phần hóa Công ty và chuyển đổi hoạt động theo cơ chế Công ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa - Tháng 8/2001, Triển khai dự án đầu tư mới phân xưởng sản xuất rượu lên men từ trái cây và nếp cẩm, công suất 1.000.000 lít/năm - Tháng 10/2006, Công ty nâng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Vốn điều lệ hiện nay là 162 tỷ đồng - Tháng 12/2006, Cổ phiếu Công ty chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Công Ty triển khai dự án xây dựng cụm chế biến phía tây sông Vàm Cỏ, mở đầu 1 giai đoạn phát triển mới của công ty. 12
- 2.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty 13
- 2.1.4. Tình hình nguồn vốn và cơ cấu tài sản của công ty 2.1.4.1. Đánh giá về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Căn cứ vào bảng số 1 và số 2 qua 3 năm 2006-2007-2008 cho thấy: - Nguồn vốn có xu hướng tăng lên vào năm 2007 và giảm đi vào năm 2008 - Nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu chênh nhau không nhiều, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn nguồn vốn vay - Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên trong năm 2007 và giảm đi trong năm 2008 - Nguồn vốn vay giảm trong năm 2007 và tăng lên trong năm 2008 - Nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên và nợ dài hạn có xu hướng giảm đi Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn Đvt: VND TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 I TỔNG NGUỒN VỐN 589,780,974,042 667,008,163,111 598,525,324,275 1 Vốn chủ sở hữu 353,878,010,259 380,383,404,815 331,230,069,230 2 Nợ phải trả 235,902,963,783 286,624,758,296 267,295,255,045 a Nợ ngắn hạn 74,510,648,040 100,635,112,009 110,900,388,577 b Nợ dài hạn 161,392,315,743 185,989,646,286 156,394,866,468 Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đường Biên Hòa là khá hợp lý, cơ bản doanh nghiệp đã sử dụng 2 nguồn vốn đó là vốn vay ngân hàng và vốn góp cổ đông, vốn góp cổ đông (vốn chủ sở hữu) lớn hơn vốn vay ngân hàng với tỷ lệ hợp lý. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có thể tự chủ về vốn. Ngoài ra doanh nghiệp còn phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường đây là một kênh huy động vốn khá hữu ích cho doanh nghiệp. 14
- Bảng 2: Bố trí cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Đvt 2006 2007 2008 NPT / Tổng nguồn vốn (%) 40.00 43.18 44.66 VCSH / Tổng nguồn vốn (%) 60.00 56.82 55.34 Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên trong năm 2007 (từ 40% năm 2006 tăng lên 43,18% trong năm 2007), nguyên nhân chủ yếu là do nợ phải trả của doanh nghiệp tăng lên từ 236 tỷ VND lên 287 tỷ VND, trong đó nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng lên đáng kể (74 tỷ VND trong năm 2006 lên tới 100 tỷ VND tương đương gần 30 tỷ VND). Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp có xu hướng giảm vào năm 2008 từ 667 tỷ xuống còn 598 tỷ giảm gần 70 tỷ VND, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống từ 380 tỷ trong năm 2007 thì năm 2008 chỉ còn 331 tỷ VND giảm gần 50 tỷ VND. Điều này chứng tỏ việc huy động vốn của doanh nghiệp trong năm 2008 là gặp khó khăn, kéo theo việc đầu tư của doanh nghiệp cũng không thực sự thuận lợi, điều này đã được chứng minh bằng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2008 (theo báo cáo kết quả báo cáo tài chính của doanh nghiệp) là lỗ gần 44 tỷ VND. Tuy nhiên đây không phải là lý do chính dẫn đến tình trạng kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp. 2.1.4.2. Đánh giá về tài sản của doanh nghiệp qua 3 năm 2006-2007- 2008: Bảng 3: Đánh giá về tài sản Đvt: VND TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 I TỔNG TÀI SẢN 589,780,974,042 667,008,163,111 598,525,324,275 1 Tài sản ngắn hạn 329,832,132,341 363,457,854,655 271,612,538,001 2 Tài sản dài hạn 259,948,841,701 303,550,308,455 326,912,786,274 15
- - Tổng tài sản của doanh nghiệp tăng lên trong năm 2007 và cũng giảm đi trong năm 2008 tương đương với nguồn vốn của doanh nghiệp - Tài sản ngắn hạn tăng lên trong năm 2007 và cũng giảm đi trong năm 2008 - Tài sản dài hạn có xu hướng tăng lên Tổng tài sản của doanh nghiệp trong 3 năm có xu hướng tăng lên vào năm 2007. Nguyên nhân chính là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của doanh nghiệp đều tăng lên một cách đáng kể (gần 40 tỷ), trong đó chỉ số tài sản tài sản ngắn hạn tăng lên là do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu và lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên. Chỉ số tài sản dài hạn tăng lên nguyên nhân chủ yếu là từ các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản cố định và các loại tài sản khác tăng lên. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã làm tốt công tác đầu tư vào tài sản. trong đó chỉ tiêu đáng lưu tâm đó là chỉ tiêu đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn của công ty chiếm một tỷ lệ rất cao điều này cho thấy rằng doanh nghiệp khá năng động trong lĩnh vực đầu tư tài chính của công ty. Song, đầu tư tài chính là lĩnh vực tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, do vậy đây là vấn đề mà doanh nghiệp rất cần lưu tâm và làm tốt công tác quản trị rủi ro. Tuy nhiên trong năm 2008 cơ cấu tài sản của doanh nghiệp lại giảm một khoản cũng không phải là nhỏ gần 70 tỷ VND nguyên nhân chủ yếu là do: - Thứ nhất là do tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp giảm đi gần 100 tỷ VND. Trong đó chủ yếu là do hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên nhiều so với 2007 và 2006, trong năm 2007 hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên 16% thì trong năm 2008 hàng tồn kho đã tăng lên >100%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp chưa làm tốt khâu bán hàng và tiêu thụ sản phẩm tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. - Thứ hai là do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp cũng giảm mạnh từ 175 tỷ VND năm 2007 xuống còn 1,3 tỷ VND vào năm 2008(giảm 16
- xấp xỉ 100%), điều này cho thấy việc đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty không thật ổn định. Nguyên nhân không hẳn hoàn toàn từ phía doanh nghiệp mà có thể là do thị trường tài chính mất ổn định, đây có thể xem là một trong những rủi ro mà các doanh nghiệp phải gánh chịu khi tham gia vào thị trường tài chính bởi vì do thị trường tài chính trong nước còn rất nhiều hạn chế. * Đánh giá cơ cấu thành phần của tổng tài sản theo tài sản cố định và tài sản lưu động của công ty: Bảng 4: Bố trí cơ cấu tài sản Chỉ tiêu Đvt 2006 2007 2008 Tài sản cố định / Tổng tài sản (%) 44,08 45,51 53,59 Tài sản lưu động / Tổng tài sản (%) 55,92 54,49 46,41 Theo bảng số liệu các chỉ số TSCĐ/TTS và TSLĐ/TTS của công ty ta thấy: Cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có tăng từ 44% trong năm 2006 lên 45% trong năm 2007 và 54% trong năm 2008. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã tích cực đầu tư vào tài sản cố định của công ty như máy móc trang thiết bị vận tải…Báo cáo của doanh nghiệp cho thấy tài sản cố định của doanh nghiệp tăng lên chủ yếu là do đầu tư vào mua sắm trang thiết bị máy móc, nhà xưởng, phương tiện vận tải..một phần vào tài sản cố định vô hình. Cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp lại có xu hướng giảm qua các năm. 17
- 2.1.5. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh (2006 - 2008) Đvt: tỷ đồng Năm So sánh Chỉ 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 tiêu Tỉ lệ so Tỉ lệ so Tỉ lệ so Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % TDT(%) TDT(%) TDT(%) TDT 767.947 100 643.35 100 792.244 100 -124.6 83.77 148.894 123.14 CP 720.526 93.82 589.717 91.66 835.52 105.46 -130.81 81.84 245.803 141.68 LNTT 47.421 6.18 53.633 8.44 -43.276 -5.46 6.212 113.09 -96.909 80.69 Từ những số liệu thu được từ các bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp từ năm 2006 đến năm 2008 ta có thể rút ra được một số nhận xét sau: Qua ba năm các chỉ tiêu tài chính phản ánh tình hình hoạt động của công ty có sự biến động về mặt giá trị, có một số biến động theo hướng tích cực, trong khi đó một số khác theo chiều hướng tiêu cực, qua đó phản ánh rõ ràng và khách quan tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Ta thấy trong năm 2006, tổng doanh thu đạt mức 767.947 tỷ đồng, với mức tổng chi phí của cả năm là 720.526 tỷ đồng chiếm tỉ lệ 93,82 % so với tổng doanh thu, để trang trải cho các khoản đầu tư, và các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Doanh thu tương đối cao nhưng với một mức chi phí cao mà doanh nghiệp đã bỏ ra do đó mà lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được là chưa đáng kể, tổng lợi nhuận sau thuế so với tổng doanh thu về mặt tương đối là 6,18 % (tương ứng là 47.421 tỷ đồng), đây không phải là một con số mỹ mãn. Tuy nhiên, qua đó cho ta thấy được công ty hoạt động có lãi, có hiệu quả và hơn hết là có tiềm năng phát triển trong những chu kỳ kinh doanh sắp tới. Bước qua năm 2007, tổng doanh thu và tổng chi phí của công ty đã có nhiều biến động đáng kể, tổng doanh thu chỉ ở mức 643.360 tỷ đồng, giảm đi 124.6 tỷ 18
- đồng, so về mặt tương đối chỉ bằng 83,77 % so với năm 2006. Điều này vừa là nhược điểm chủ quan và khách quan của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Qua đó cần phải xem xét lại các nhược điểm chủ quan của doanh nghiệp, qua việc doanh thu giảm sút đã thể hiện ra được sự sa sút của doang nghiệp trong công tác mở rộng thị trường và vấn đề tiêu thụ sản phẩm (tính đến cuối năm 2007 hàng tồn kho của doanh nghiệp là 77.619 tỷ đồng). Mặc dù doanh thu giảm đáng kể so với năm 2006 và tỉ lệ tổng chi phí trên tổng doanh thu vẫn còn lớn (91,66 % so với doanh thu) nhưng lợi nhuận sau thuế mà công ty đạt được lại tăng cao hơn so với năm 2006 (từ 47.421 tỷ đồng năm 2006 lên 53.633 tỷ đồng năm 2007), qua đó thể hiện được phần nào thành tích của doanh nghiệp trong việc không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong năm vừa qua (năm 2008) có thể xem là một năm đầy khó khăn và thách thức không chỉ đối với doanh nghiệp kinh doanh trong nghành đường nói riêng mà còn cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khác nói chung. Cùng với nhiều nguyên nhân chủ quan xuất phát từ bên trong doanh nghiệp, cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu và những khó khăn về giá mía nguyên liệu, lãi suất ngân hàng tăng, và thời tiết không thuận lợi… đã làm tổng chi phí của doanh nghiệp đội lên rất cao lên tới 835.52 tỷ đồng (cao hơn năm 2007 là 245.803 tỷ đồng), vì thế tổng lợi nhuận đã giảm xuống tới mức làm công ty thua lỗ 43.27 tỷ đồng, mặc dù tổng doanh thu tăng 148.894 tỷ đồng tương ứng tăng 23,14% so với năm 2007 (từ 643.35 triệu đồng năm 2007 lên 792.244 tỷ đồng năm 2008). Kết quả kinh doanh năm 2008 phản ánh rõ những khó khăn mà doanh nghiệp đã trải qua, qua đó cũng phần nào cho thấy doanh nghiệp chưa quản trị tốt hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời khủng hoảng Trong 3 năm từ 2006 đến 2008, tỷ lệ giữa tổng chi phí so với tổng doanh thu là khá cao (trên 91%) và có sự biến động thất thường qua các năm củ thể là năm 2006 là 93.82 %, năm 2007 có xu hướng giảm với tỷ lệ là 91.66% nhưng qua 19
- năm 2008 đã tăng lên 141.68 %. Qua đó cho thấy ngoài những nguyên nhân khách quan tác động đến doanh nghiệp thì cho thấy sự yếu kém trong công tác hoạch định và quản lí nguồn chi phí của doanh nghiệp, thể hiện công tác nâng cao hiệu quả sản xuất còn chưa tốt. Chính điều này sẽ dẫn đến một số rủi ro nhất định trong hoạt động sản xuất cho công ty trong tương lai. Bảng 6: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 11.90 Vòng quay tồn kho vòng 8.28 4.79 Kỳ thu tiền bình quân ngày 52.45 58.52 47.99 Hiệu suất sự dụng tài sản lần 3.319 2.327 2.81 cố định Hiệu suất sự dụng tài sản lần 1.30 0.96 1.32 Qua bảng chỉ tiêu trên ta thấy vòng quay tồn kho của doanh nghiệp giảm dần qua các năm đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số vồng quay dữ trữ năm nay thấp hơn năm trước,từ 11.9 vòng của năm 2006 và giảm xuống còn 4.79 vòng trong năm 2008, qua đó chứng tỏ sự giảm sút và ngày càng kém hiệu quả trong hoạt động quản lí dữ trữ của doanh nghiệp. Điều này sẽ gây rủi ro cho việc tiêu thụ hàng hoá tồn kho hay nói chính xác hơn là tính thanh khoản của hàng hoá tồn kho. Chỉ số kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp qua các năm như sau năm 2006 là 52.45, năm 2007 là 58.52, năm 2008 là 47.99. Chỉ số này đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân môt ngày. Kỳ thu tiền bình quân của năm 2006 cao hơn năm 2007, và đã có xu hướng giảm trong năm 2008 nhưng vẫn còn cao. Điều này cho thấy vốn của 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương nghiên cứu khoa học: Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề sống thử
30 p | 3393 | 834
-
Đề tài: Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
54 p | 944 | 161
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây (đoạn chảy qua huyện Tân Thành)
83 p | 717 | 123
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội - Ngụ ý cho đào tạo nghề
96 p | 235 | 48
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá biến động rừng núi Luốt
25 p | 231 | 31
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tiêu chí đánh giá chất lượng HDV du lịch ở Việt Nam
105 p | 88 | 18
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam
105 p | 42 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Đánh giá ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông; Kiểm tra đánh giá và phương pháp trắc nghiệm khách quan, ứng dụng phần mềm Emptest trong kiểm tra đánh giá môn Tin học 10
35 p | 165 | 15
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện qua 3 đợt giám sát tại Bệnh viện 74 Trung ương năm 2021
45 p | 54 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đánh giá viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên
129 p | 40 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Đánh giá chất lượng đào tạo ngành Công nghệ thông tin trình độ đại học tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin
169 p | 24 | 10
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở: Đánh giá việc thi hành luật phòng, chống HIV/AIDS về công tác can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV tại 05 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
88 p | 86 | 9
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá hoạt động truyền thông bằng báo mạng đối với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống
83 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương
165 p | 21 | 6
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại quần thể danh thắng Tràng An – Ninh Bình
134 p | 24 | 6
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá mức độ hấp dẫn của điểm du lịch Suối khoáng nóng Kim Bôi-Hòa Bình
71 p | 23 | 5
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp đánh giá chất lượng dịch tự động tiếng Việt
29 p | 25 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn