Đề tài: Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lượt xem 161
download
Nội dung đề tài "Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" tập trung nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những bất cập trong công tác cấp giấy từ năm 2005 đến tháng 11 năm 2008. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp giấy và tìm giải pháp hoàn thiện công tác cấp giấy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐỀ TÀI: SVTH : HUỲNH TRUNG DŨNG MSSV : 05124014 Lớp : DH05QL Khóa : 2005 – 2009 Ngành : Quản lý đất đai - Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009 – 1
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN BỘ MÔN CH ÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HUỲNH TRUNG DŨNG “ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT” Giáo viên hướng dẫn : KS. Võ Thành Hưng Địa chỉ cơ quan : Trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Ký tên: ……………………………. - Tháng 7 năm 2009 - 2
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng LỜI CẢM ƠN - Con xin cảm ơn ba mẹ đã sinh ra con, nuôi nấng và dạy bảo con. Ba mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc của con trong mọi quyết định. - Về phía trường đại học Nông Lâm, em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, qúy thầy cô khoa quản lý đất đai và bất động sản đã nhiệt tình chỉ dạy và truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích. - Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến thầy KS. Võ Thành Hưng – khoa quản lý đất đai và bất động sản . Xin cảm ơn thầy đã tận tình chỉ bảo và hết lòng giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. - Cảm ơn các bạn lớp quản lý đất đai khóa 31 đã gắn bó, chia sẽ và đồng hành cùng mình trong suốt 4 năm học tập vừa qua. Xin chân thành cảm ơn tất cả ! Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009 Huỳnh Trung Dũng i
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng TÓM TẮT Sinh viên thực hiện: Huỳnh Trung Dũng, khoa quản lý đất đai và bất động sản, trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài: “ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT”. Giáo viên hướng dẫn: KS. Võ Thành Hưng, khoa quản lý đất đai và bất động sản, trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Do tốc độ phát triển kinh tế hiện nay của huyện Long Thành thì công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công việc hết sức quan trọng. Tuy nhiên công tác cấp giấy có hiệu quả hay không là không chỉ dựa vào số lượng giấy chứng nhận đã cấp mà dựa vào tiến trình tiến hành cấp giấy, thời gian giao kết quả của việc cấp giấy chứng nhận. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các năm 2003 – 2005 còn nhiều hạn chế do luật quy định chưa cụ thể, công tác quản lý đất đai còn thiếu chặt chẽ. Công tác cấp giấy từ năm 2006 – 2008 thời gian này có chuyển biến tích cực, huyện đã đẩy mạnh công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phân bố hợp lý hơn quỹ đất cho sự phát triển các ngành. Tuy nhiên ở giai đoạn này thời gian trao trả giấy chứng nhận chưa phân ra cụ thể và chưa xác với với luật đất đai và nghị định 181. Giai đoạn 2009 trở về sau thì cơ quan quản lý đất đai đã chấn chỉnh lại công tác quản lý, chấn chỉnh lại nề nếp để tiến hành đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nội dung đề tài thực tập tập trung nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những bất cập trong công tác cấp giấy từ năm 2005 đến tháng 11 năm 2008. Trên cơ sở phân tích những ii
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp giấy và tìm giải pháp hoàn thiện công tác cấp giấy. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................1 Phần 1. TỔNG QUAN.....................................................................................3 1.1 Cơ sở lý luận chung về công tác đăng ký cấp giấy.......................................3 ................................................................................................................................ chứng nhận quyền sử dụng đất ( GCNQSDĐ )............................................3 1.1.1. Lược sử đăng ký cấp GCNQSDĐ......................................................3 1.1.2. Cơ sở khoa học.....................................................................................6 1.1.3. Cơ sở pháp lý cấp GCNQSDĐ............................................................7 1.1.4. Cơ sở thực tiển.....................................................................................8 1.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu.....................................................................9 1.2.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................9 1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội....................................................................14 1.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu, quy trình thực hiện......................18 1.3.1. Nội dung nghiên cứu..........................................................................18 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................19 1.3.3. Quy trình thực hiện............................................................................19 Phần 2. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU..............................................................20 2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian qua...................20 2.1.1. Công tác giải quyết tranh chấp...........................................................20 2.1.2. Công tác đo đạc và quản lý hồ sơ địa chính.......................................20 2.1.3. Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.......................21 2.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai....................................................22 2. 2. Hiện trạng sử dụng đất đai và biến động đất đai....................................22 2.2.1. Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng...................................24 2.2.2. Tình hình sử dụng đất theo đối tượng sử dụng..................................25 2.2.3. Tình hình biến động đất đai................................................................25 2.3. Công tác cấp GCNQSDĐ qua các năm......................................................26 2.3.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ từ năm 2005 đến năm 2006....................26 2.3.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ từ năm 2007 đến năm 2008....................33 iii
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng 2.3.3. So sánh quy trình cấp GCNQSDĐ theo thông tư 1990/2001/TT- TCĐC và quy trình đăng ký cấp GCNQSDĐ theo nghị định 181/2004/CP 39 2.3.4. Một số kết quả đạt được thông qua công tác cấp GCNQSDĐ.......40 2.3.5. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp GCNQSDĐ huyện Long Thành...............................................................................................42 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài giảng quản lý nhà nước về đất đai Th.s Lê Mộng Triết giảng viên khoa QLĐĐ & BĐS trường ĐHNL TP. HCM. 2. Bài giảng Đăng ký thống kê Th.s Ngô Minh Thụy giảng viên khoa QLĐĐ & BĐS trường ĐHNL TP. HCM. 3. Báo cáo tình hình quản lý đất đai của huyện Long Thành các năm 2003 – 2009. 4. Luật đất đai 1993. 5. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai ngày 2/12/1998 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai ngày 29/6/2001 6. Luận văn tốt nghiệp cấp giấy chứng nhận của Nguyễn Thái Thao về đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Chánh. 7. Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai. 8. Thông tư 24/2004/QĐ – BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 9. Thông tư số 01/TT – BTNMT của bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 181. iv
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng v
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là sản phẩm của tự nhiên là tài nguyên vô cùng quý giá của một quốc gia, của dân tộc mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta. Đất đai là tư liệu sản suất đặc biệt là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Do có nhiều chức năng, nên việc sử dụng đất luôn nảy sinh nhiều mâu thuẩn. Vì vậy để điều hòa các lợi ích và giải quyết các mâu thuẩn trong việc sử dụng đất thì công tác cấp giấy là rất quan trọng vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng nhận pháp lý nó giúp người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình. Mặt khác nền kinh tế ngày càng phát triển, việc sử dụng đất để ở, để sản suất kinh doanh ngày càng tăng mà diện tích đất có giới hạn và cố định không di chuyển. Việc sử dụng đất của con người ngày càng tăng làm cho diện tích đất trống ngày càng bị thu hẹp muốn có được mặt bằng thuận lợi để ở hoặc để sản xuất thì con người phải cạnh tranh lẫn nhau làm bộc lộ tính tăng trị của đất đai làm cho đất đai ngày càng quý hiếm hơn và có giá trị hơn. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, việc quản lý và sử dụng đất đai thì cơ quan nhà nước phải quản lý đất đai chặt chẽ đến từng hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất và đến từng thửa đất vì vậy bắt buộc tất cả các thửa đất phải có giấy chứng nhận trong cả nước. Mọi quyền lợi của người sử dụng đất đều thể hiện đầy đủ trên giấy chứng nhận đồng thời thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người dân có thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong công cuộc xây dựng đất nước đồng thời được nhà nước bảo hộ khi có tranh chấp, xâm phạm đến quyền lợi của người sử dụng đất. Theo hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 1992 điều 18 chương 2 quy định “Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và theo pháp luật đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Vì vậy để đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích và quản lý đất đai có hiệu quả thì việc xây dựng hồ sơ địa chính là không thể thiếu trong quản lý nhà nước về đất đai. Trong thực tế công tác quản lý nhà nước về đất đai đang gặp nhiều khó khăn, còn nhiều bất cập trong công tác cấp giấy. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một phần quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Từ tầm quan trọng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất em đã chọn đề tài “Đánh gía tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai”. 1
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tìm hiểu thực tế quy trình, công tác cấp giấy chứng nhận quyền dử dụng đất trên địa bàn huyện từ đó nêu ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp giấy. Từ những khó khăn vướng mắc trong công tác đưa ra ý kiến để khắc phục. Rút ra kết quả cụ thể về tiến độ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện, đánh giá chính xác khách quan về công tác cấp giấy chứng nhận dựa vào số liệu thu thập và hệ thống cơ sở pháp luật đã được nhà nước quy định. Đối tượng nghiên cứu Những hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ thực hiện trong phạm vi đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và đất ở của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đến tháng 6 năm 2009. 2
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng Phần 1 TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở lý luận chung về tình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( GCNQSDĐ ) 1.1.1. Lược sử đăng ký cấp GCNQSDĐ Dưới bất cứ một chế độ, một thời đại nào, xã hội nào thì đất đai luôn là những mối quan tâm hàng đầu của cả bộ máy nhà nước. 1.1.1.1. Sơ lược lịch sử đăng ký đất đai ở Việt Nam trước năm 1945 Ở Việt Nam, công tác đạc điền và quản lý điền địa có lịch sử từ thế kỷ thứ 6 trở lại đây, tuy nhiên bộ hồ sơ đất đai cũ nhất mà ngày nay còn lưu trữ lại được một số nơi ở miền Bắc và Trung Bộ là hệ thống địa bạ thờI Gia Long, ở Nam Bộ chưa tìm thấy địa bộ thời Gia Long mà chỉ tìm thấy ở thời Minh Mạng. Sổ địa bạ Gia Long Lập cho từng xã, phân biệt rõ đất công điền và đất tư điền của từng xã, trong đó ghi rõ đất của ai, diện tích, tứ cận, đẳng hạng để tính thuế. Sổ địa bộ thời Minh Mạng Năm thứ 17 triều đình cử một khâm sai lo việc lập điền bộ, sau đổi bằng địa bộ tại Nam Kỳ được lập tới làng, xã và có nhiều tiến bộ so với thời Gia Long. Dưới thời Pháp thuộc Do chính sách cai trị của thực dân, trên lãnh thổ Việt Nam đã tồn tại nhiều chế độ điền địa khác nhau: - Chế độ quản thủ địa bộ tại Nam Kỳ. - Chế độ bảo tồn điền trạch, sau đổi thành quản thủ địa chánh tại Trung Kỳ. - Chế độ bảo thủ để áp dụng đối với bất động sản của Pháp và kiều dân kết ướt theo luật lệ Pháp. - Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 21/7/1925 áp dụng tại Nam Kỳ và các nhượng địa Pháp quốc tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Tình hình và đặc điểm của chế độ đó là: Chế độ điền thổ tại Nam Kỳ Chế độ địa bộ được thực hiện từ cuối thế kỷ 19 ban đầu là kế thừa tu chỉnh hệ thống triều Minh Mạng. Từ 1911 hệ thống này bắt đầu được củng cố hoàn thiện: có 3
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng bản đồ giải thửa kèm theo, nội dung sổ địa bộ phải ghi đầy đủ các nội dung về chuyển quyền, lập quyền, hủy quyền và tòa án. Nét nổi bật của chế độ này là bản đồ giải thửa được đo chính xác, sổ điền thổ được thể hiện cho mỗi lô đất của mỗi chủ đất, trong đó ghi rõ: tên chủ sở hữu, diện tích, sắc đất, nơi tọa lạc, giáp ranh, biến động tăng giảm lô đất, điều liên quan đến quyền sở hữu, cầm cố, để đương. Điền chủ sau khi đăng tịch được cấp bằng khoán điền thổ. Khi bị mất bằng khoán, điền thổ chủ phải đăng công báo, sau đó phải xin tòa án tuyên án mới được cấp lần hai. Chế độ quản thủ địa chính ở Trung Kỳ Được thực hiện từ những năm 1930 theo nghị định 1358 của tòa khâm sai sứ Trung Kỳ đến 1939. Tài liệu theo chế độ này gồm có bản đồ giải thửa, sổ địa bộ, sổ điền chủ bộ và tài chủ bộ. Chế độ điền thổ và quản thủ địa chính tại Bắc Kỳ Công tác đạc điền bắt đầu từ những năm 1889 đến 1920 chủ yếu là lập bản đồ đo đạc, nhằm mục đích thu thuế. Từ sau 1920 nhà cầm quyền có chủ trương đo đạc chính xác lập bản đồ đo đạc chính xác, lập sổ địa bộ để thực hiện quản thủ địa chính. Do đặc thù đất đai manh mún nên bộ máy chính quyền lúc đó triển khai song song hai hình thức đo đạc chính xác và đo đạc đơn giản lập sổ sách tạm để quản lý đất đai. Nơi đo vẽ lược đồ đơn giản hồ sơ gồm có: bản lược giải thửa, sổ địa chính, sổ điền bộ lập theo chủ, sổ khai báo để ghi các chuyển dịch đất đai. Nơi đo vẽ bản đồ giải thửa chính xác hồ sơ gồm bản đồ giải thửa, sổ địa chính, sổ điền chủ, mục lục các thửa: sổ khai báo để ghi các khai báo và văn tự. 1.1.1.2. Công tác đăng ký đất đai ở các tỉnh miền Nam dưới chế độ Việt Nam cộng hòa Sau năm 1954, miền Nam Việt Nam bị chia cắt và bị cai trị bởi chế độ cộng hòa miền Nam Việt Nam, các tỉnh phía Nam vẫn kế thừa các chế độ quản thủ điền địa sau: - Tân chế độ điền thổ theo sắc lệnh 1925. - Chế độ quản thủ địa bộ ở những địa phương hình thành trước 1925. - Chế độ quản thủ địa chính áp dụng ở một số địa phương tại Trung Kỳ. 4
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng Tuy nhiên từ năm 1962, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã có sắc lệnh 124 – CTNT triển khai công tác kiến quyền và quản thủ điền địa tại những địa phương chưa thực hiện sắc lệnh 1925. Như vậy trên bản đồ miền Nam Việt Nam dưới chế độ Việt Nam cộng hòa tồn tại hai chế độ: chế độ quản thủ điền địa và tân chế độ điền thổ theo sắc lệnh 1925. Đánh giá chung về các hệ thống hồ sơ đất đai của các chế độ trước Mỗi thời kỳ đều có thể áp dụng nhiều hình thức quản lý, nhiều loại hồ sơ khác nhau để vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh vừa tính tới mục tiêu lâu dài xây dựng một hệ thống hồ sơ địa chính thống nhất, tuy nhiên trong mọi chế độ quản lý, mọi hệ thống hồ sơ quản lý thì việc xác định chuẩn xác quyền sở hữu của các chủ đất luôn luôn được coi trọng, yêu cầu pháp lý của hệ thống này ngày càng chặt chẽ. Hồ sơ dưới chế độ nhìn chung đều có nhiều chủng loại, luôn bao gồm hai nhóm tài liệu: nhóm lập theo thứ tự thửa và nhóm lập theo chủ sử dụng để tra cứu. Xu hướng của các loại hồ sơ này là ngày càng nhiều tài liệu. Điều đó phản ánh đất đai phức tạp và tình hình sử dụng đất đai ngày càng manh mún ở Việt Nam. 1.1.1.3. Công tác đăng ký đất đai dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Từ sau cách mạng tháng 8 thành công đến 1979 Sau cách mạng tháng 8 thành công, đặc biệt là sau cải cách ruộng đất 1957, chính quyền tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo, tiếp đó vào đầu những năm 1960 hưởng ứng phong trào hợp tác hóa do đảng và chính phủ phát động thì đại bộ phận ruộng đất canh tác vào hợp tác xã, do vậy hiện trạng ruộng đất có nhiều thay đổi. Do nhiều điều kiện khó khăn thiếu thốn, hệ thống hồ sơ các chế độ trước để lại không thể sử dụng được nữa làm cho việc quản lý đất đai thời kỳ này càng khó khăn hơn. Trong những năm đó do điều kiện chiến tranh tổ chức ngành địa chính thường xuyên không ổn định và đặc biệt nhà nước vẫn chưa có một văn bản nào làm căn cứ pháp lý nên công tác cấp GCNQSDĐ vẫn chưa triển khai thực hiện. Thời kỳ 1980 - 1988 Từ sau 1980 công tác đăng ký đất đai mới được nhà nước quan tâm và tổ chức thực hiện theo quyết định 201 – CP ngày 01/7/1980 của hội đồng chính phủ và chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của thủ tướng chính phủ. Thực hiện yêu cầu này tổng cục quản lý ruộng đất lần đầu tiên ban hành một văn bản quy định thủ tục đăng ký 5
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng thống kê ruộng đất theo quyết định 56/ĐKTK ngày 05/11/1980. Giai đoạn này việc thực hiện chỉ thị 299 – TTg – TCĐC kéo dài từ năm 1981 – 1988 còn nhiều hạn chế, việc xét duyệt xác định quyền sử dụng đất hợp pháp của người đi kê khai đăng ký hầu như không được thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm túc, các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai không được xử lý mà vẫn được vào sổ. Vì vậy hệ thống hồ sơ sổ sách thiết lập giai đoạn này vẫn chưa mang tính chất điều tra, phản ánh nguyên hiện trạng đất đai tình hình sai sót trong việc lập hồ sơ sổ sách chiếm tỷ lệ khá cao. Từ khi có luật đất đai năm 1988 đến nay Sau luật đất đai năm 1988 việc đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ đã trở thành một nhiệm vụ bắt buộc và hết sức cần thiết làm cơ sở cho việc thi hành luật đất đai. Xuất phát từ yêu cầu đó, để kế thừa và phát huy kết quả đo đạc đất đai theo chỉ thị 299/TTg, tổng cục địa chính đã ban hành quyết định 201/ĐKTK ngày 14/7/1989 về việc cấp GCNQSDĐ và thông tư 302/ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thực hiện quyết định này. Với việc phát hành các văn bản này đã tạo một sự chuyển biến lớn về chất trong việc đăng ký cấp GCNQSDĐ và được thực hiện trong phạm vi cả nước bắt đầu từ năm 1990. 1.1.2. Cơ sở khoa học GCNQSDĐ là kết quả của quá trình đăng ký đất đai. Vì vậy muốn có GCNQSDĐ thì người sử dụng đất phải đi đăng ký đất đai. Những định nghĩa có liên quan đến GCNQSDĐ như: - Đăng ký đất là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để nhà nước nắm chắc, quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng đất. Có 2 loại đối tượng kê khai đăng ký đất đai: người sử dụng đất phải thực hiện đăng ký và người chịu trách nhiệm đăng ký ( quy định tại điều 9 và 107/LĐĐ, điều 2 và khoản 1 điều 39, khoản 1 điều 115/NĐ 181 ). - Đăng ký đất đai là một nội dung quan trọng có mối quan hệ hữu cơ với các nội dung nhiệm vụ quản lý đất đai khác như: xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng đất, điều tra đo đạc, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê đất, công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai. Đăng ký đất đai thiết lập nên hệ thống hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ với đầy đủ các thông tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng thửa đất. Hệ thống các thông tin đó chính là sản phẩm kế thừa từ mục tiêu thực hiện của các 6
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng nội dung nhiệm vụ khác của quản lý nhà nước về đất đai. Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký trong từng thời kỳ, đăng ký đất đai được chia làm hai loại: - Đăng ký đất ban đầu: là việc hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cũng như tổ chức sử dụng đất thực hiện việc đăng ký lần đầu tiên trên phạm vi cả nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp GCNQSDĐ cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện. - Đăng ký biến động đất đai: đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký đất đai ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu làm thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập. - GCNQSDĐ là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. - Hồ sơ địa chính là: hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách,… chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội pháp lý của đất đai được thiết lập trong qúa trình đo đạc lập bản đồ địa chính để phục vụ cho công tác đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký biến động đất đai. 1.1.3. Cơ sở pháp lý cấp GCNQSDĐ - Chỉ thị 10/1998/CP – TTg về việc đẩy mạnh để hoàn thành giao đất và cấp GCNQSDĐ nông nghiệp. - Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992. - Luật đất đai năm 1993. - Luật sửa đổi bổ sung một số điều 1998 và 2001. - Luật đất đai 2003 ngày 01/7/2003. - Nghị định 17/1999/NĐ – CP về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất. - Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003. - Nghị định 17/2006/NĐ – CP ngày 27/1/2006 về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị địng 181. 7
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng - Nghị định 198/2004/NĐ – CP ngày 03/12/2004 của bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện nghị định số 198/2004/NĐ – CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Quyết định 24/2004/QĐ – BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường về cấp GCNQSDĐ. - Thông tư 1990/TT – TCĐC ngày 30/11/2001 về việc hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ. - Thông tư số 29/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ tài nguyên và môi trường đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ. - Thông tư 30/2005/TTLT/BTC – BTNMT ngày 18/04/2005 của bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính. - Thông tư số 01/2005/TT – BTNMT của bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 181. 1.1.4. Cơ sở thực tiễn Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm xác lập cơ sở pháp lý cho việc tiến hành các biện pháp quản lý của nhà nước đối với đất đai, đồng thời nhà nước có thể nắm chắc tài nguyên đất và có thể xem đó là một trong những quyền được xác định bên cạnh hàng loạt các quyền của nhà nước được quy định trong luật đất đai. GCNQSDĐ là giấy tờ chứng minh được quyền sử dụng đất, thông qua đó họ có thể được thực hiện những quyền được pháp luật công nhận ( chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…). Do đó tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung vẫn không ngừng thực hiện công tác quản lý đất đai và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất bằng cách ban hành các văn bản thi hành luật đất đai từng bước hoàn chỉnh sao cho việc quản lý đất đai hợp lý và đạt hiệu quả nhất. Cả nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng tiếp tục quản lý đất đai đặc biệt thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ theo luật đất đai 2003 và nghị định 181 theo quy định của pháp luật đất đai. Đảm bảo thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận theo quy trình mà nghị định 181 đã quy định, đồng thời thực hiện theo sự hướng dẫn của các văn bản dưới luật. 8
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng 1.1.4.1. GCNQSDĐ xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất Theo hiến pháp 1980 nhà nước ta đã xác lập quyền sở hữu và quyền quản lý của mình đối với đất đai trên toàn quốc, nhà nước không sử dụng trực tiếp mà giao cho các chủ thể khác sử dụng ổn định lâu dài, thông qua quyết định giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSDĐ. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt của mình đối với đất đai. Quyền sử dụng đất của những chủ thể sử dụng đất không phải là vĩnh viễn, trọn vẹn mà phụ thuộc vào quyết định của nhà nước, bị giới hạn về không gian, thời gian và mục đích sử dụng. Sau khi người sử dụng đất được cấp GCNQSDĐ, mối quan hệ này chính thức được pháp luật công nhận và được bảo vệ bằng những công cụ cưỡng chế của nhà nước, đồng thời cũng được hưởng những quyền lợi mà pháp luật đất đai quy định. 1.1.4.2. GCNQSDĐ đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng đất GCNQSDĐ là giấy tờ chứng minh được quyền sử dụng đất, thông qua đó họ có thể được thực hiện những quyền được pháp luật công nhận ( quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…). Mặt khác trong quá trình tổ chức, thực hiện và quản lý cấp GCNQSDĐ, cơ quan nhà nước sẽ kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp sai phạm nhằm bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng đất và tránh thất thoát nguồn thu từ tài nguyên đất vào ngân sách nhà nước. 1.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lý Huyện Long Thành ngày nay được tách ra từ huyện Long Thành cũ theo Nghị định 51/CP ngày 23/6/1994 của Chính Phủ, theo Nghị định này ranh giới huyện Long Thành được xác định như sau: Nằm ở phía tây Nam tỉnh Đồng Nai, cách TP. Biên Hoà 33 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 60 km và cách thành phố Vũng Tàu 60 km. Bảng 1 : Diện tích các xã và thị trấn Huyện Long Thành 9
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng Số Diện tích Quyết định Xã và thị trấn TT (Ha) Phê duyệt 1 An Phước 3.307,37 QĐ1179/QĐ.UBH 19/10/1998 2 Long An 3.034,39 QĐ1180/QĐ.UBH 19/10/1998 3 Tam Phước 4.472,96 QĐ896/QĐ.UBH 6/11/2000 4 Long Phước 4.083,21 QĐ897/QĐ.UBH 6/11/2000 5 Phước Thái 1.471,17 QĐ898/QĐ.UBH 6/11/2000 6 Phước Tân 4.416,05 QĐ44/QĐ.CT.UBH 9/1/2002 7 An Hoà 886,0335 QĐ44/QĐ.CT.UBH 9/1/2002 8 Lộc An 1.915,70 QĐ44/QĐ.CT.UBH 9/1/2002 9 Tam An 2.557,42 QĐ44/QĐ.CT.UBH 9/1/2002 10 Suối Trầu 1.488,26 QĐ44/QĐ.CT.UBH 9/1/2002 11 Phước Bình 3.664,27 QĐ44/QĐ.CT.UBH 9/1/2002 12 Long Hưng 1.124,23 QĐ44/QĐ.CT.UBH 9/1/2002 13 Bàu Cạn 4.505,03 QĐ44/QĐ.CT.UBH 9/1/2002 14 Bình Sơn 4.565,51 QĐ44/QĐ.CT.UBH 9/1/2002 15 Cẩm Đường 1.867,79 QĐ44/QĐ.CT.UBH 9/1/2002 16 TT.LongThành 928,365 QĐ44/QĐ.CT.UBH 9/1/2002 17 Long Đức 3.043,25 QĐ44/QĐ.CT.UBH 9/1/2002 18 Bình An 2.957,34 QĐ2405/QĐ.UBH 25/12/2002 19 Tân Hiệp 3.153,67 QĐ2406/QĐ.UBH 25/12/2002 TỔNG CỘNG 53.995,7244 ( Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện Long Thành) Huyện Long Thành nằm ở phía Tây- Nam của tỉnh Đồng Nai, được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Long Thành cũ theo Nghị định số 51/CP ngày 23/06/1994 của Chính Phủ, ranh giới hành chính như sau: Phía đông giáp huyện Thống Nhất và huyện Cẩm Mỹ. Phía tây giáp huyện Nhơn Trạch và TPHCM. Phía Nam giáp huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Phía Bắc giáp TP Biên Hoà và huyện Trảng Bom. 1.2.1.2. Khí hậu, thời tiết 10
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng Bảng 2: Một số chỉ tiêu khí hậu đặc trưng Chỉ tiêu Trạm Biên Hòa Trạm Vũng Tàu o 1. Nhiệt độ ( C) Trung bình năm 26,0 26,3 Tối cao trung bình 31,4 29,2 Tối thấp trung bình 21,4 23,6 2. Lượng mưa (mm) Trung bình năm (mm/năm) 1.972 1.352 Lương mưa 06 tháng mùa mưa 1.820 1.238 (06 Tháng mưa: 5,6,7,8,9,10) % 92% So cả năm 91,6% So cả năm Số ngày mưa(Ngày/năm) 126 116 3. Độ ẩm không khí TB năm (%) 83 85 4. Số giờ nắng (Giờ/năm) 2.644 2.610 5. Tốc độ gió TB năm (m/s) 2,0 3,7 ( Nguồn : TT Khí hậu thuỷ văn tỉnh Đồng Nai ) Huyện Long Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, không có những cựu đoan lớn về khí hậu, rất thuận lợi cho bố trí sử dụng đất. Long Thành nằm trong vùng có lượng mưa tương đối cao ( 1972 mm/năm tại Biên Hòa : 1352mm/ năm tại Vũng Tàu :1805mm/năm tại Bình Gĩa, nhưng phân bố không đều hình thành 2 mùa trái ngược nhau : mùa mưa và mùa khô ) + Mùa khô: kéo dài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm 8-10% lượng mưa cả năm. +Mùa mưa: kéo dài trong 6 tháng từ thàng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 91-92% tởng lượng mưa cả năm. Ngược lại lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô 1.2.1.3. Địa hình, địa mạo Huyện Long Thành có tập hợp đá mẹ và mẩu chất rất đa dạng, vừa tạo cho huyện một quỹ đất rất phong phú, vừa là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng rất quan trọng. Long Thành là huyện có địa hình rất bằng phẳng, cao trình vừa phải,vừa có địa hình đồi gò, vừa có địa hình đồng bằng ven sông rất thuận lợi cho bố trí sử dụng đất. So với tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung,Long Thành là huyện có địa hình rất bằng phẳng. Trong 54.000 ha đất tự nhiên,có 49.010 ha, đất có độ dốc nhỏ hơn 3% chiếm 91,6%, còn lại 4.472 ha có độ dốc 3-8% ( 8.4%). 11
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng 1.2.1.4. Thổ nhưỡng Trên bản đố tỉ lệ 1/25.000 đất huyện Long Thành có 5 nhóm đất, với 12 đơn vị bản đố đất (soil mapping units) (1) Nhóm đất phèn: Nhóm đất phèn có 02 đơn vị bản đồ, với diện tích 3.680 ha (6.88%). Trong nhóm đất phèn, đất phèn tiềm tàng dưới rừng ngập mặn là 1.145,66ha và đất phèn tiềm tàng sâu là 2.534,6ha. (2) Nhóm đất phù sa: Nhóm đất phù sa có 02 đơn vị bản đố, với diện tích 4.106ha (7.68%), phân bố ở ven sông Đồng Nai. Đất phù sa có thành phần cấp hạt rất thay đồi nhưng nhìn chung có sa cấu từ thịt trung bình đến thịt nặng. (3) Đất xám:Nhóm đất xám có 02 đơn vị bản đố, với diện tích 10.548,76ha(19,72%)phân bố chủ yếu ở xã Long An 2.145ha (4) Đất đen:Nhóm đất đen có 02 đơn vị bản đồ với diện tích 5.733ha (10.72%).Đất đen hình thành trên các sản phẩm đá bazan và đá bọt bazan. (5) Nhóm đất đỏ vàng :Nhóm đất đỏ vàng có 3 đơn vị bản đồ,với diện tích 26.432ha (49.42%) phân bố hầu hết ở các xã trong huyện. Bảng 3: Diện tích các đơn vị đất huyện Long Thành Ký TÊN ĐẤT Diện tích Hiệu Việt Nam Theo WRB (Ha) (%) I. NHÓM ĐẤT PHÈN 3.680,26 6,88 Sp1 1. Đất phèn tiềm tàng nông dưới Epiproto Thionic 1.145,66 2,14 Mm rừng ngập mặn Fluvisols 12
- Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng Endoproto Thionic Sp2 2. Đất phèn tiềm tàng sâu 2.534,60 4,74 Fluvisols II. NHÓM ĐẤT PHÙ SA 4.105,89 7,6771 Pf 3. Đất phù sa có tầng loang lổ Epiferric Fluvisols 3.137,66 5,87 Pg 4. Đất phù sa gley Gleyic Fluvisols 968,23 1,81 III. NHÓM ĐẤT XÁM 10.548,77 19,724 X 5. Đất xám trên phù sa cổ Arenic Acrisols 7.239,20 13,54 Xg 6. Đất xám gley trên phù sa cổ Gleyic Acrisols 3.309,57 6,19 IV. NHÓM ĐẤT ĐEN 5.733,07 10,72 Ru 7. Đất nâu thẫm trên bazan Chromic Luvisols 5.480,38 10,25 Rk 8. Đất đen trên bồi tụ bazan Ferric Luvisols 252,69 0,47 V. NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG 26.432,51 49,423 Fk 9. Đất nâu đỏ trên bazan Rhodic Ferrasols 1.737,22 3,25 Fu 10. Đất nâu vàng trên bazan Xanthic Ferrasols 1.994,29 3,73 Fp 11. Đất vàng nâu trên phù sa cổ Chromic Acrisols 22.701,00 42,45 VI. NHÓM ĐẤT DỐC TỤ 798,42 1,4929 Cumuli Orchric Dk 12. Đất dốc tụ trên bazan 798,42 1,49 Gleysols VII. SÔNG SUỐI 2.183,13 4,08 TỔNG DIỆN TÍCH 53.995,7244 100,00 ( Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện Long Thành) 1.2.1.5. Đặc điểm thủy văn và nguồn nước Huyện Long Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, không có những cựu đoan lớn về khí hậu, rất thuận lợi cho bố trí sử dụng đất. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015
34 p | 487 | 80
-
Đề tài: Đánh giá tình hình chuyển nhượng quyến sử dụng đất trên địa bạn huyện Châu Thành giai đoạn 2005-2009
53 p | 294 | 79
-
Tiểu luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, TP.HCM
63 p | 638 | 75
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai
98 p | 321 | 54
-
Đề tài: Đánh giá tình hình chuyển nhượng quyến sử dụng đất trên địa bạn huyện Tam Bình giai đoạn 2005-2008
39 p | 163 | 46
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl Lắk
84 p | 276 | 45
-
Bài tiểu luận: Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam
50 p | 266 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
131 p | 189 | 40
-
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Thái Hưng - ĐH Thăng Long
78 p | 196 | 39
-
Đề tài: Đánh giá tình hình chuyển nhượng quyến sử dụng đất trên địa bạn huyện Vũng Liêm giai đoạn 2005-2009
63 p | 143 | 31
-
Đề tài: Đánh giá tình hình thu hút FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam
34 p | 151 | 19
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại các chợ trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng
65 p | 128 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn
91 p | 111 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền
72 p | 85 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình áp dụng mô hình biogas và phân tích kinh tế một số mô hình biogas chọn lựa tại huyện Đô Lương - Nghệ An
78 p | 106 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá tình hình khai thác, tiêu thụ và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 50 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Huế
75 p | 86 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn