Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại các chợ trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng
lượt xem 19
download
Chuyên đề tốt nghiệp gồm có 3 phần chính là: Cơ Sở lý luận về môi trường ở các chợ trên địa bàn Thành Phố Đà nẵng, đánh giá tình hình môi trường tại các chợ trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng, một số kiến nghị,đề xuất để bảo vệ môi trường tại các chợ trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại các chợ trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động bảo vệ môi trường trong công nghiệp và thương mại là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu của các hoạt động công nghiệp và thương mại tới môi trường, ứng phó với sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong hoạt động công nghiệp và thương mại. Trong những năm qua Thành phố Đà Nẵng có bước phát triển rất mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Sự tăng trưởng kinh tế, du lịch và dịch vụ của thành phố dự kiến sẽ tiếp tục giữ ở mức cao và nó cũng sẽ đặt ra những thách thức nhất định đối với sự phát triển của các đơn vị dịch vụ công trong những năm tới, trong đó bao gồm cả lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Trong thời gian gần đây sự gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế, tốc độ phát triển đô thị cao đã làm cho tải lượng ô nhiễm tăng nhanh chóng. Dự án vệ sinh thành phố Đà Nẵng lần thứ nhất đã góp phần rất lớn cải thiện điều kiện vệ sinh thành phố, tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn và đặc biệt hiệu quả trong công tác thu gom và vận chuyển chất thải góp phần bảo vệ môi trường và môi sinh của thành phố đặc biệt là ở các chợ trên địa bàn thành phố. Hiện nay tốc độ phát triển đô thị và gia tăng dân số của thành phố cao nên hệ thống quản lý chất thải rắn của thành phố chưa đáp ứng được đầy đủ dịch vụ quản lý khối lượng và các loại chất thải phát sinh trên địa bàn, cụ thể là: phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải và các trang thiết bị còn thiếu, rác thải nguy hại không được tách riêng và xử lý đặc biệt theo quy định, hậu quả nghiêm trọng là gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và ảnh hưởng tới cảnh quan và sức khoẻ của cộng đồng dân cư địa phương. Theo dự báo chất thải rắn phát sinh trong địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 sẽ tăng tới 1000 1100 tấn/ngày và đến năm 2020 sẽ tăng lên tới 1.500 đến 1.800 tấn/ngày nên thành phố Đà Nẵng cần được tăng cường các thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải rắn phát sinh ,đảm bảo vệ sinh tại các chợ trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các chất thải độc hại, lây nhiễm một cách hữu hiệu, hợp vệ sinh để bảo vệ môi trường thành phố Xanh Sạch và Đẹp hơn, góp phần thu hút SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 1
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo đầu tư trong nước và quốc tế, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội, từ đó nâng cao điều kiện sống của người dân thúc đẩy quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Đứng trước những thách thức đó, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại các chợ trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng “. Đề tài đươc thưc hiện với mong muốn sẽ góp phần tìm ra các giảp pháp bảo vệ môi trường thích hợp cho Thành phố Đà Nẵng . Chuyên đề gồm có 3 phần: Chương 1: Cơ Sở lý luận về môi trường ở các chợ trên địa bàn Thành Phố Đà nẵng. Chương 2: Đánh giá tình hình môi trường tại các chợ trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng. Chương 3: Một số kiến nghị,đề xuất để bảo vệ môi trường tại các chợ trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng. Để hoàn thành chuyên đề này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị ở phòng Kỹ thuật an toàn môi trường – Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo tiến sĩ Lê Bảo. Em xin chân thành cảm ơn thầy và các anh chị. Với vốn kiến thức còn hạn chế, đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, các anh chị và quý bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Mục tiêu đề tài Nghiên cứu hiện trạng quản lý rác thải, tình hình môi trường tại các chợ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Đánh giá ảnh hưởng của rác thải, nước thải đến chất lượng môi trường Tp Đà Nẵng. Xây dựng các giải pháp quản lý rác thải, vệ sinh môi trường tại các chợ trên địa bàn thành phố nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường . PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 2
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Đối tượng nghiên cứu : tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường ở các chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Phương pháp nghiên cứu: : phương pháp được sử dụng để nghiên cứu chuyên đề là phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp so sánh. chương I : Cơ Sở lý luận về môi trường ở các chợ trên địa bàn Thành Phố Đà nẵng. 1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên,kinh tếxã hội Thành Phố Đà Nẵng. 1.1. Những vấn đề cơ bản về kinh tế học môi trường. 1.1.1. Khái niệm về môi trường: Môi trường là tổng hợp tất cả điều kiện xung quanh một điểm trong không gian và thời gian.môi trường là tổng hợp tất cả các ngoại lực,ảnh hưởng,điều kiện tác động lên đời sống,tính chất,hành vi và sự sinh trưởng,phát triển và trưởng thành của cơ thể sống. 1.1.2. Chất lượng môi trường: Nhìn chung ,chất lượng môi trường thành phố Đà Nẵng trong 10 năm qua có nhiều chuyển biến tích cực song cũng tồn tại những vấn đề môi trường chưa được giải quyết triệt để,cục bộ còn ô nhiễm,nẩy sinh những điểm ô nhiễm mới và dự báo sẽ có nguy cơ ô nhiễm cao do tốc độ đô thị hóa nhanh. 1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên ,kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố. 1.2.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên tại Đà Nẵng 1.2.1.1. Địa hình SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 3
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng,vừa có núi, vùng cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẻ vùng đồng bằng ven biển. 1.2.1.2. Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18230C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C. 1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên: 1.2.2.1. Tài nguyên nước: Nguồn nước cung cấp cho thành phố Đà Nẵng chủ yếu từ ccác sông Cu Đê,Cẩm Lệ, Cầu Đỏ,Vĩnh Điện, tuy nhiên nguồn nước này bị hạn chế do ảnh hưởng của thủy triều(vào mùa khô, tháng 5 và tháng 6). Các tháng khác nhìn chung đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân. Nước ngầm của vùng khá đa dạng, các khu vực có triển vọng khai thác là nguồn nước ngầm tệp đá vôi Hòa HảiHòa Quý ở chiều sâu tầng nước 5060m, khu Hòa Khánh có nguồn nước ở độ sâu 3090m. 1.2.2.2. Tài nguyên đất: Diện tích toàn thành phhố Đà Nẵng là 1.256,54 km2 ( năm 2006) với các loại đất : cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng... Trong đó, quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 4
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật. 1.2.3. Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: Rừng đặc dụng: 22.745 ha, trong đó đất có rừng là 15.933 ha; Rừng phòng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng là 17.468 ha; Rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha. Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m3. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân. 1.2.3.1. Tài nguyên biển,ven biển. Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km², có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài. Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn. Hàng năm có khả năng khai thác 150.000 – 200.000 tấn.Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Quanh khu vực bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt… 2. Vai trò của chợ đối với tăng trưởng ngành thương mại và phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Chức năng chính của chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóa khác nhau. Hàng hóa trong chợ rất đa dạng, từ những loại sản phẩm dùng SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 5
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người đến các chủng loại sản phẩm khác.Chợ kinh doanh theo kiểu vừa bán sỉ, vừa bán lẻ nên lượng khách thường đông vào các ngày cuối tuần..Chợ có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và phát triển ngành thương mại của thành phố nói riêng. Nó góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động thương mại là cầu nối quan trọng, sống còn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nói chung ,hệ thống các chợ nói riêng sẽ tạo điều kiện phát triển dịch vụ thương mại chính là cầu nối giữa các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” trong quá trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Thông qua đó các chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng mua bán được sản phẩm, góp phần tạo ra quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và như vậy các dịch vụ sẽ lưu thông, và được thông suốt. Chợ là cầu nối hữu hiệu giữa các nhà kinh doanh với nhau, giữa các nhà kinh doanh với người tiêu dùng. Nó không chỉ đơn thuần là cung cấp hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng, mà còn cung cấp cho nhà sản xuất và người tiêu dùng các hoạt động dịch vụ bổ sung như: địa điểm thuận lợi, thông tin về sản phẩm và môi trường kinh doanh. Sự phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế của thành phố, đó là tạo ra doanh thu của hoạt động thương mại, bên cạnh đó còn giải quyết khối lượng lớn việc làm cho lao động. Ngoài ra từ các chợ, lượng hàng hóa luân chuyển là rất lớn do tập trung rất đông các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh.Vì vậy mà số lượng thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp thu được từ các thành phần kinh tế này là rất lớn ,tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước. Chợ giữ vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội, là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển và đem lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng.Cung cấp cho người tiêu dùng đúng chủng loại hàng hoá mà họ cần, đúng thời gian, tại một địa điểm và ở mức giá mà người tiêu dùng chấp nhận được. Khi nhu cầu của người tiêu dùng biến đổi không ngừng, mạng lưới bán lẻ này có những thông tin phản hồi từ người tiêu dùng để đặt hàng đáp ứng những thay đổi đó, nó cũng có thể tác SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 6
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo động tới việc tạo nhu cầu mới cho người tiêu dùng thông qua việc bổ sung vào tập hợp hàng hóa. Nó giúp người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, thúc đẩy phương thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường, trên cơ sở đó mà tăng cường thương mại hàng hoá, phát triển thị trường cho các ngành kinh tế và sản phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước. Hệ thống chợ ngày càng phát triển đã thúc đẩy cho dịch vụ bán buôn, bán lẻ ngày càng phát triển về quy mô cũng như năng lực lưu chuyển hàng hóa đã đóng góp lớn vào quá trình phát luồng những hàng hóa chủ lực của thành phố ra thị trường trong nước cũng như nước ngoài như: thuỷ sản đông lạnh; dệt may,da giày; thiết bị điện, đồ uống (bia, các sản phẩm từ sữa); sợi các loại,thực phẩm hàng ngày…, góp vai trò hết sức quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển của ngành thương mại. Hệ thống chợ có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội, doanh số bán từ chợ, siêu thị và trung tâm thương mại đóng góp 17,8% trong GDP của thành phố Bên cạnh đó, các chợ còn có vai trò phát luồng hàng hóa dịch vụ cho các tỉnh, thành phố khác và hàng nhập khẩu đến thị trường khu vực miền Trung Tây Nguyên. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng mức bán buôn hàng hóa và dịch vụ xã hội thành phố cao nhất khu vực miền Trung Tây Nguyên, đóng góp quan trọng trong GDP, tạo việc làm, thu hút nhiều nguồn lực bên ngoài cũng như trong dân cư và nền kinh tế. 3. Những mặt hạn chế trong hoạt động của các chợ lớn trên địa bàn Thành Phố. Bên cạnh những mặt đạt được ,trong hoạt động các chợ vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần phải khắc phục như: Những năm gần đây do đầu tư hàng loạt các cửa hàng, siêu thị xung quanh chợ và đặc biệt là khu vực chợ tự phát trên các tuyến đường. Mặc dù các cấp chính quyền nơi đây đã tích cực giải toả song các tuyến đường này vẫn tụ tập hoạt động vào buổi chiều tối, đã ảnh hưởng đến sức mua của các hàng trong chợ. Bên cạnh đó, thói quen của tiểu SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 7
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo thương thường nói thách quá cao, lôi kéo khách hàng, lấn chiếm diện tích lối đi đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh, kể cả an ninh trật tự tại khu vực chợ. Hầu hết các chợ đều được nhà nước đầu tư xây dựng từ lâu nên về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã bị xuống cấp ,hệ thống cấp nước, công trình vệ sinh, xử lý nước thải, rác thải, các thiết bị về phòng cháy chống cháy nổ chưa được đầu tư đúng mức nên điều kiện vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, công tác phòng cháy chữa cháy chưa được đảm bảo. Tại hầu hết các chợ, mặt bằng bố trí kinh doanh quá nhỏ, chợ phát triển không đủ sức chứa chưa đáp ứng nhu cầu của các hộ kinh doanh.Tuy nhiên cũng có chợ do địa thế mặt bằng của chợ không thuận lợi, xa khu dân cư, ít khách vãng lai nên hoạt động kinh doanh cầm chừng, khai thác lo quầy so với chức năng thiết kế chưa cao. Các chợ hiện nay chưa được đầu tư đồng bộ, điều kiện cơ sở hạ tầng chưa được sạch sẽ, thoáng mát.các lối ra vào chợ thường bị lấn chiếm bởi những hộ kinh doanh không cố định, việc phối hợp giữa các đơn vị liên quan lập lại trật tự bên ngoài chợ chưa thường xuyên, gây tâm lý chợ trong chợ ngoài. Do nhiều khu vực chưa thực hiện chỉnh trang đô thị nên nhiều chợ tạm vẫn tồn tại, hình thành và phát triển tự phát để đáp ứng nhu cầu mua bán, tiêu dùng của nhân dân. Các chợ này gây ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và mất cảnh quan đô thị, cần sớm được di dời giải tỏa. Các hộ tiểu thương chưa nghiêm chỉnh chấp hành nội quy phòng cháy chữa cháy, hiện tượng đốt hương đèn vẫn còn phổ biến, cần sớm chấn chỉnh.Một số kiốt kinh doanh không đúng ngành nghề quy định theo phương án sắp xếp chợ đã được phê duyệt. 4. Các điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải... nhìn chung tình hình kinh tế xã hội thành phố năm 2010 có những chuyển biến tích cực và tăng trưởng khá trên SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 8
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo các lĩnh vực: xuất khẩu, thương mại, du lịch, vận tải, ngân hàng, công nghiệp, đầu tư… Tổng sản phẩm nội địa đạt 10.400 tỷ tăng 12,6% so với năm 2009. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ước đạt 9.630 tỷ tăng 15%. Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng ước đạt 16.715 tỷ tăng 19,6%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ước đạt 1.219 triệu USD, tăng 35,2% trong đó xuất khẩu hàng hóa ước đạt 679 triệu USD tăng 42,5%.Trong năm 2011, thành phố sẽ tập trung đẩy mạnh công tác đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị và đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, nâng tổng sản phẩm nội địa tăng 13 14,0% so với ước thực hiện năm 2010. Hệ thống hạ tầng thương mại được tập trung đầu tư phát triển đa dạng, mạng lưới rộng khắp, với nhiều đại lý của các nhà phân phối, siêu thị lớn, các Hội chợ quốc gia, khu vực và quốc tế. Các thành phần kinh tế phát triển khá, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thành phố, đến nay thành phố đã có 10.118 doanh nghiệp tư nhân, với tổng vốn đăng ký 22.800 tỷ đồng, gấp 16,1 lần về số lượng doanh nghiệp, tăng 316,7% về số vốn đầu tư; có 23.690 hộ kinh doanh cá thể với tổng vốn đăng ký 970 tỷ đồng, tăng 1,1 lần về số hộ kinh doanh và tăng 15,6% về số vốn so với năm 1997. Kinh tế tư nhân đóng góp 33% về giá trị sản xuất công nghiệp, tăng bình quân trên 33,4%/năm trong 5 năm 20042009; đóng góp trên 82% tổng mức bán lẻ hàng hóa; doanh thu dịch vụ tăng bình quân trên 20%/năm; đóng góp 33,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và tăng bình quân 16,3%/năm. Hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quyết định mua hàng là dân số và lối sống, tập quán tiêu dùng. Quy mô, đặc điểm và tốc độ tăng dân số của thành phố là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của chợ. Hiện nay, với dân số khoảng gần 1 triệu người (cả khách vãng lai, sinh viên, công nhân, quân đội) và dự kiến đến năm 2020 khoảng 1,4 triệu người, đây là yếu tố cung cấp nguồn lao động, vừa quyết định nhu cầu mức tiêu dùng, cơ cấu dân số trẻ chiếm tỷ trọng lớn, sức tiêu dùng cao so với các tỉnh miền Trung Tây Nguyên, đang tỏ ra có sức hấp dẫn lớn đến sự phát triển của dịch vụ bán buôn, bán lẻ. SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 9
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo Thành phố Đà Nẵng, là thành phố năng động, quá trình đô thị hóa phát triển rất nhanh, không gian đô thị được mở rộng gấp 3 lần chỉ sau ngày thành phố trực thuộc TW (13 năm). Nét văn hóa đặc trưng là cởi mở, lịch thiệp, mến khách, năng động và sáng tạo đã ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và thái độ trong việc lựa chọn, quyết định tiêu dùng với yêu cầu đa dạng về chủng loại và chất lượng hàng hóa, luôn có yêu cầu cao hơn so với thôn quê, do đó luôn thích các kênh phân phối hiện đại. Về các yếu tố cơ sở hạ tầng, Đà Nẵng đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị, nhiều công trình trọng điểm về kinh tế xã hội đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng, như: đường ven biển Sơn Trà Điện Ngọc, nút giao thông Hoà Cầm, đường Trường Sa, Dự án Thoát nước và Vệ sinh môi trường, Trung tâm Hội chợ triển lãm, Cầu Thuận Phước… và các dự án thương mại đã và đang thực hiện như: Indochina, Vinacapital, Viễn Đông Meridan, Coopmart...sẽ tạo cho Đà Nẵng bộ mặt đô thị mới ngày một khang trang, hiện đại. 5. Đánh giá chung về những cơ hội và thách thức trong phát triển hệ chợ của thành phố Hiện nay nền kinh tế mở cửa, với các chính sách ưu đãi đầu tư, thành phố Đà Nẵng là điểm đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong thời gian tới sẽ có nhiều dự án đầu tư cho việc phát triển chợ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày cang cao của người tiêu dùng. Việc mở cửa thị trường bán buôn, bán lẻ khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực cho sự phát triển của thị trường phân phối việt Nam, hứa hẹn sự phát triển năng động và thịnh vượng của thị trường Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng với sự tăng cường tham gia của các khu vực kinh tế, nhất là khu vực doanh nghiệp FDI (như Metro Cash & Carry, Bourbon Espace Big C, Parkson, Dairy Farm đã có mặt ở Việt Nam, và sắp tới là Walmart, Carrefour, TescoLotus...) và các doanh nghiệp dân doanh. Bên cạnh những cơ hội, là những thách thức, tác động tiêu cực của việc mở cửa thị trường: SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 10
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo Thách thức đối với công tác quản lý nhà nước nhằm đảm bảo phát triển bền vững thị trường, duy trì các cân đối lớn của nền kinh tế, duy trì cân bằng thương mại tại mọi khu vực và lực lượng thị trường. Yêu cầu đổi mới cải cách thể chế, cải cách hành chính trong điều kiện hệ thống pháp lý vẫn thiếu sự minh bạch, sự nhất quán và tính dự báo; hệ thống hành chính khá phức tạp, gây phiền hà, tốn thời gian; cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa tương xứng, đồng đều giữa các khu vực (đô thị nông thôn). Các tác động tiêu cực về mặt xã hội có thể đến từ việc các hộ kinh doanh trên mặt tiền phố, tiểu thương, người thân kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố) với hàng chục ngàn hộ kinh doanh nhỏ lẻ, hàng trăm ngàn người đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ... khi phải đối mặt với cuộc cạnh tranh không cân sức của các công ty bán buôn, bán lẻ lớn của nước ngoài như Walmart (Mỹ), Carefour (Pháp), Tesco (Anh). Các tác động tiêu cực về an ninh, môi trường do lợi dụng tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường nên hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại quốc tế sẽ thâm nhập thị trường: buôn bán vận chuyển vũ khí, ma túy, các chất độc hại, hàng nhái, hàng giả...Đồng thời, việc mở cửa thị trường sẽ kích thích tâm lý sính hàng ngoại, kích thích hình thành một xã hội tiêu dùng mới chưa phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội của thành phố. chương II :Đánh giá tình hình môi trường tại các chợ trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng. 1. Thực trạng hoạt động các chợ lớn trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng. 1.1. khái niệm và phân loại chợ: 1.1.1. khái niệm chợ: Theo Vũ Xuân Bình (2009), chợ là công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày, là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ ở nông thôn. SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 11
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, khi mà con người đã sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang nó đi trao đổi với người khác để lấy một loại hàng hóa nào đó.Thuở ban đầu, chợ chủ yếu là nơi để mọi người trao đổi sản phẩm dư thừa với nhau, dựa trên một thước đo là sự thỏa thuận của hai bên. Về sau, cùng với sự ra đời của tiền tệ thì chợ không chỉ là nơi trao đổi mà diễn ra việc mua và bán hàng hóa một bên là những người có sản phẩm sẽ đem ra để bán, còn một bên là khách hàng dùng tiền để mua các sản phẩm cần thiết cho mình hoặc các sản phẩm để đem bán lại.Với các chợ nhỏ thì cấu trúc rất đơn giản, có thể là một bãi trống mà những người bán hàng ngồi thành từng dãy với những sản phẩm đặc thù.Với các chợ lớn, hiện đại thì cấu trúc khá phức tạp. Mỗi chợ có thể gồm nhiều khu vực riêng biệt, mỗi khu vực lại có những dãy gồm những gian hàng khác nhau.Chức năng chính của chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóa khác nhau. Hàng hóa trong chợ rất đa dạng, từ những loại sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người đến các chủng loại sản phẩm khác. 1.1.2. phân loại: Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có tổng số 85 chợ, trong đó có 07 chợ loại 1,19 chợ loại 2,39 chợ loại 3 và 20 chợ tạm. 1.1.2.1. Chợ loại 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch. Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác. SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 12
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo 1.1.2.2. Chợ loại 2: Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch. Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên. Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường. 1.1.2.3. Chợ loại 3: Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận. Còn lại là chợ tạm. 1.2. Thực trạng phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố 1.2.1. Thực trạng các chợ lớn trên địa bàn thành phố Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có tổng số 85 chợ, trong đó có 07 chợ loại 1, 19 chợ loại 2, 39 chợ loại 3 và 20 chợ tạm. Về cơ cấu tổ chức quản lý các chợ: đối cới 05 chợ lớn trên địa bàn thành phố gồm chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa, chợ khu B Siêu thị, chợ Đầu Mối Hòa Cường hiện nay do công ty quản lý hội chợ triển lãm và các chợ Đà Nẵng quản lý. Các chợ còn lại thuộc sự quản lý của phòng kinh tế các quận huyện. Để tổng quan được tình hình vệ sinh môi trường tại các chợ trên địa bàn thành phố , đặc biệt là các chợ có qui mô và diịen tích kinh doanh lớn, lưư lượng hàng hóa luân chuyển nhiều, số lượng người tham gia kinh doanh đông...cho nên đối tượng được chọn phân tích trong chuyên đề là 05 chợ lớn tại công ty quản lý Hội chợ triển lãm và các chợ Đà Nẵng quản lý. SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 13
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo 1.2.1.1. Chợ Cồn Là khu chợ nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, đã có thời kỳ đây là chợ bán sỉ và lẻ lớn nhất của Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam.Cái tên “chợ Cồn” có từ thập niên40, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên. Thánh 12 năm 1984, chợ đã được xây dựng lại3 tầng với diện tích 14.000m2 và có tên chính thức là Thương Nghiệp Đà Nẵng. Nhưng người dân Đà Nẵngvẫn quen gọi là “ chợ Cồn” thay vì tên chính thức. 1.2.1.1.1 Diện tích Diện tích tổng thể : 13.804m2 Diện tích xây dựng : 12.643m2 Diện tích bình quân : 3,8m2/hộ 1.2.1.1.2 Tổng số hộ kinh doanh Số hộ kinh doanh 1.940 hộ (số liệu thống kê năm 2010) Hộ mặt bằng cố định: 1.306 hộ Hộ hàng rong thường xuyên và không thường xuyên khoảng : 634 hộ Lưu lượng người ra vào chợ: ngày bình thường khoảng 10.000 lượt người/ngày, các ngày cao điểm như lễ, tết, lưu lượng khách có thể tăng lên đến 15.000 lượt người/ngày. 1.2.1.1.3 Lượng điện tiêu thụ Đơn vị, hộ kinh doanh có hợp đồng sử dụng điện : 1194 hộ Tổng công suất sử dụng: 144kw Điện năng tiêu thụ trung bình: 48.900 kw/tháng 1.2.1.1.4 Lượng nước sử dụng tại chợ Nước thủy cục: 245 m3 /tháng Nước ngầm: 1.470 m3 /tháng 1.2.1.1.5 Lượng rác thải hàng ngày: từ 4 tấn /ngày đến 4,4 tấn/ngày SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 14
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo 1.2.1.2. Chợ Hàn Chợ Hàn nằm ở trung tâm thành phố, bốn mặt tiếp giáp với 4 đường phố chính. Do nằm bên cạnh sông Hàn nên có tên là chợ Hàn. Chợ tập trung nhiều loại hàng hóa phong phú, nổi tiếng với các thủy hải sản tươi sống, thực phẩm, trái cây, và các đặc sản của Đà Nẵng. Đây là chợ được các du khách quốc tế thích đến tham quan và mua sắm. 1.2.1.2.1 Diện tích Diện tích tổng thể : 2.953m2 Diện tích xây dựng : 5.527m2 Diện tích bình quân : 3,3m2/hộ 1.2.1.2.2 Tổng số hộ kinh doanh Số hộ kinh doanh 838 hộ (số liệu thống kê năm 2010) Hộ mặt bằng cố định: 576 hộ Hộ hàng rong thường xuyên và không thường xuyên khoảng : 262 hộ Lưu lượng người ra vào chợ: ngày bình thường khoảng 7.000 lượt người/ngày, các ngày cao điểm như lễ, tết, lưu lượng khách có thể tăng lên đến 10.000 lượt người/ngày. 1.2.1.2.3 Lượng điện tiêu thụ tại chợ Đơn vị, hộ kinh doanh có hợp đồng sử dụng điện : 662 hộ Tổng công suất sử dụng: 60 kw Điện năng tiêu thụ trung bình: 21.000 kw/tháng 1.2.1.2.4 Lượng nước sử dụng tại chợ Nước thủy cục: 150 m3 /tháng Nước ngầm: 800 m3 /tháng 1.2.1.2.5 Lượng rác thải hàng ngày: từ 2 tấn /ngày đến 2,4 tấn/ngày 1.2.1.3. Chợ Đống Đa SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 15
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo 1.2.1.3.1 Diện tích Diện tích tổng thể : 5.103m2 Diện tích xây dựng : 4.301m2 Diện tích bình quân : 3,8m2/hộ 1.2.1.3.2 Tổng số hộ kinh doanh Số hộ kinh doanh 670 hộ (số liệu thống kê năm 2010) Hộ mặt bằng cố định: 343 hộ Hộ hàng rong thường xuyên và không thường xuyên khoảng : 327 hộ Lưu lượng người ra vào chợ: ngày bình thường khoảng 4.000 lượt người/ngày, các ngày cao điểm như lễ, tết, lưu lượng khách có thể tăng lên đến 6.000 lượt người/ngày. 1.2.1.3.3 Lượng điện tiêu thụ tại chợ Đơn vị, hộ kinh doanh có hợp đồng sử dụng điện : 487 hộ Tổng công suất sử dụng: 20 kw Điện năng tiêu thụ trung bình: 10.500 kw/tháng 1.2.1.3.4 Lượng nước sử dụng tại chợ Nước thủy cục: 335 m3 /tháng Nước ngầm: 800 m3 /tháng 1.2.1.3.5 Lượng rác thải hàng ngày: từ 1,8 tấn /ngày đến 2,1 tấn/ngày 1.2.1.4. Chợ Đầu Mối Hòa Cường 1.2.1.4.1 Diện tích Diện tích tổng thể : 20.830m2 Diện tích xây dựng : 8.070m2 Diện tích bình quân : 7,5 m2/hộ 1.2.1.4.2 Tổng số hộ kinh doanh SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 16
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo Số hộ kinh doanh 998 hộ (số liệu thống kê năm 2010) Hộ mặt bằng cố định: 329 hộ Hộ hàng rong thường xuyên và không thường xuyên khoảng : 669 hộ Lưu lượng người ra vào chợ: ngày bình thường khoảng 5.000 lượt người/ngày, các ngày cao điểm như lễ, tết, lưu lượng khách có thể tăng lên đến 10.000 lượt người/ngày. 1.2.1.4.3 Lượng điện tiêu thụ tại chợ Đơn vị, hộ kinh doanh có hợp đồng sử dụng điện : 617 hộ Tổng công suất sử dụng: 22 kw Điện năng tiêu thụ trung bình: 8.800 kw/tháng 1.2.1.4.4 Lượng nước sử dụng tại chợ Nước thủy cục: 1.000 m3 /tháng Nước ngầm: 370 m3 /tháng 1.2.1.4.5 Lượng rác thải hàng ngày: từ 6 tấn /ngày đến 6,8 tấn/ngày 1.2.1.5. Chợ siêu thị Đà Nẵng 1.2.1.5.1 Diện tích Diện tích tổng thể : 6.200 m2 Diện tích xây dựng : 3.700 m2 Diện tích bình quân : 4 m2/hộ 1.2.1.5.2 Tổng số hộ kinh doanh Số hộ kinh doanh 526 hộ (số liệu thống kê năm 2010) Hộ mặt bằng cố định: 496 hộ Hộ hàng rong thường xuyên và không thường xuyên khoảng : 30 hộ Lưu lượng người ra vào chợ: ngày bình thường khoảng 4.000 lượt người/ngày, các ngày cao điểm như lễ, tết, lưu lượng khách có thể tăng lên đến 6.000 lượt người/ngày. SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 17
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo 1.2.1.5.3 Lượng điện tiêu thụ tại chợ Đơn vị, hộ kinh doanh có hợp đồng sử dụng điện : 496 hộ Tổng công suất sử dụng: 12 kw Điện năng tiêu thụ trung bình: 12.800 kw/tháng 1.2.1.5.4 Lượng nước sử dụng tại chợ Nước thủy cục: 735 m3 /tháng Nước ngầm: 105 m3 /tháng 1.2.1.5.5 Lượng rác thải hàng ngày: từ 0,8 tấn /ngày đến 1 tấn/ngày. 1.2.2. Thực trạng phát triển mạng lưới chợ truyền thống Hiện nay hệ thống chợ đã phát triển và phân bố rộng khắp trên toàn thành phố và phân bố đều theo quy mô dân số của từng Quận, Huyện.Toàn thành phố có 85 chợ gồm 83 chợ bán lẻ và 2 chợ cả bán buôn và bán lẻ. Tỷ trọng phân phối hàng tiêu dùng qua chợ chiếm khoảng 42%. Bảng 1: HỆ THỐNG PHÂN PHỐI PHÂN THEO QUẬN, HUYỆN Ngũ Hải Thanh Liên Cẩm Hòa STT Loại hình Sơn trà Hành châu Khê Chiểu Lệ Vang Sơn DÂN 196.84 122.57 169.268 55.142 100.051 70.052 108.252 1 SỐ(người) 2 1 Chợ 17 16 11 5 8 8 20 Số người bq 2 được phục vụ 11.579 10.579 11.142 11.028 12.506 8.756 5.412 trong 1 chợ 3 Hộ kinh doanh 6.500 5.500 4.575 2.055 3.047 2.341 2.600 Hộ kinh doanh 4.526 2.670 2.091 639 1.928 1.065 1.513 tại chợ SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 18
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo Số người bq được phục vụ của 1 hộ KD 43 63 59 86 52 66 71 tại chợ (người /hộ) Loại hình chợ đã và đang có những đổi mới trong việc tổ chức không gian trong chợ, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ phụ trợ....Bình quân mỗi chợ của thành phố phục vụ 9672 người trong đó: tại Quận Hải Châu là 11579 người/1 chợ, Thanh Khê là 10579 người/ 1 chợ, Sơn Trà 11142 người/ 1 chợ, Ngũ Hành Sơn 11028 người/ 1 chợ, Liên Chiểu 12506 người/ 1 chợ, Cẩm Lệ 8756 người/1chợ, và Hòa Vang là 5412 người/1chợ (Bảng 1). Biểu đồ 1:Tỷ lệ phân bố chợ theo quận huyện SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 19
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S Lê Bảo Biểu đồ phân bố chợ theo Quận, Huyện Hòa Vang, 20 Hải châu, 17 Hải châu Thanh Khê Sơn trà Ngũ Hành Sơn Cẩm Lệ, 8 Thanh Khê, 16 Liên Chiểu Liên Chiểu, 8 Cẩm Lệ Sơn trà, 11 Hòa Vang Ngũ Hành Sơn, 5 SVTH: Phùng Thị Kim Quyên 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại công ty Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Hà Nội
49 p | 845 | 313
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội - Hưng Yên
47 p | 689 | 154
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 572 | 90
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận - thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2013
94 p | 396 | 79
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả các chương trình PR tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Du lịch Mekong
121 p | 365 | 78
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả của mô hình nông lâm kết hợp tại xã Chiềng Hoa, Mường La, Sơn La
34 p | 392 | 74
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
68 p | 275 | 65
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiệp vụ lễ tân tại khách sạn Hoà Bình
73 p | 439 | 55
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bán điện ở Điện lực Nghệ An
116 p | 215 | 41
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sản xuất cao su tại công ty TNHH MTV Chư Prông
62 p | 163 | 39
-
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất hướng sử dụng đất thích hợp trên địa bàn xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008-2012
76 p | 172 | 36
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm tại xã Eapil, huyện M’Đăk, tỉnh Đăk Lăk
65 p | 138 | 25
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
53 p | 183 | 24
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá quy trình truyền thông Johnnie Walker
84 p | 162 | 18
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi vịt lấy trứng trên địa bàn xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
50 p | 110 | 12
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá và hoàn thiện kế hoạch tài trợ chương trình "thời trang và cuộc sống" của nhãn hàng trà Barley không độ_Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
92 p | 72 | 10
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế các phương thức nuôi tôm ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
63 p | 75 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn