intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Phạm Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:68

276
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk là để đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã xã hội của xã Ea Tu, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk lăk; đề xuất hướng sử dụng đất có hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XàEA TU,  THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK Sinh viên         : Y Bel Êban Chuyên ngành:  Kinh Tế Nông Nghiệp Khóa học        : 2011
  2. ĐăkLăk, 05/2015
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XàEA TU,  THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK Sinh viên: Y Bel Êban Chuyên ngành: Kinh Tế Nông nghiệp                  Người hướng dẫn: TS. Tuyết Hoa Niê Kdăm
  4. ĐăkLăk, 05/2015
  5. LỜI CẢM ƠN   Để hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này, trước hết tôi xin gửi lời   cảm   ơn   đến   toàn   thể   quý   thầy,   cô   khoa   Kinh   tế,   trường   Đại   học   Tây   Nguyên đã quan tâm dạy dỗ, chỉ  bảo tôi tận tình trong suốt thời gian học   tập và nghiên cứu tại trường. Tôi   xin   gửi   lời   cảm   ơn   sâu   sắc   đến   cô   giáo   tiến   sĩ   Tuyết   Hoa   NiêKđăm đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin gửi lời cảm  ơn tới quý lãnh đạo, các cô chú, anh chị  đang   công tác tại  Ủy Ban Nhân Dân và cán bộ Nông nhiệp xã Ea Tu đã tận tình   giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa phương. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn   bè của lớp Kinh tế nông nghiệp khóa 2011 đã chia sẻ  những khó khăn và   động viên tôi hoàn thành đề tài này. Vì thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên   đề tài mà tôi thực hiện không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự   góp ý, chỉ  dẫn của thầy cô và các bạn để  bài chuyên đề  được hoàn thiện   hơn.  Tôi xin chân thành cảm ơn! Buôn ma thuột, ngày 15  tháng 05 năm 2015       Sinh viên thực hiện Y Bel Êban i
  6. MỤC LỤC  MỤC LỤC                                                                                                                     .................................................................................................................      ii  KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT                                                                           .......................................................................       iv  PHẦN 1                                                                                                                         .....................................................................................................................      1  ĐẶT VẤN ĐỀ                                                                                                               ...........................................................................................................      1  Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Kinh tế, trường Đại  học Tây Nguyên, tôi thực hiện đề tài: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã   Ea Tu, tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl lắk.                                                                       ...................................................................      2  1.2. Mục tiêu nghiên cứu                                                                                              ..........................................................................................      2  1.3. Yêu cầu của đề tài                                                                                                 .............................................................................................      2  PHẦN 2                                                                                                                         .....................................................................................................................      3  TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ  NGHIÊN CỨU                                                           .......................................................      3  2.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam.                    ...............       10  2.3.1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới                                         .....................................       10 Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu Km2 trong đó đại dương  chiếm 361 triệu Km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu Km2  (29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ  đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm  khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới  được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu  chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là  12.000m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện  tích đất đai, 46% đất có khả nẳng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có  khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên  thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được   đánh giá là:                                                                                                                  ..............................................................................................................       10  2.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp                                                                ............................................................       12 ii
  7.  2.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất                                 .............................       12  2.4.2. Định hướng sử dụng đất                                                                                  ..............................................................................       12  PHẦN 3                                                                                                                       ...................................................................................................................       14  ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU                         .....................       14  4.1.1. Điều kiện tự nhiên                                                                                            ........................................................................................       17  4.6. Các giải pháp thực hiện                                                                                       .................................................................................       49  4.6.1. Chiến lược sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững                        ....................       49  PHẦN 5                                                                                                                       ...................................................................................................................       55  KẾT LUẬN                                                                                                                 ............................................................................................................       55 iii
  8. KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Cụm từ viết tắt 1 BCH Ban chấp hành 2 BKHĐT Bộ kế hoạch đầu tư 3 BNNPTNT Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn 4 BTC Bộ tài chính 5 BXD Bộ xây dựng 6 BYT Bộ y tế 7 CCB Cựu chiến binh 8 CN – TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 9 CN – XDCB Công nghiệp – Xây dựng cơ bản 10 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 11 CP Chính phủ 12 CT Công trình 13 DTTN Diện tích tự nhiên 14 ĐVT Đơn vị tính 15 GTVT Giao thông vận tải 16 HD Hướng dẫn 17 HĐND Hội đồng nhân dân 18 HTX Hợp tác xã 19 KTHT Kinh tế hạ tầng 20 KT – XH Kinh tế ­ Xã hội 21 LLCT Lý luận chính trị 22 MTTQ Mặt trận tổ quốc 23 NĐ Nghị định 24 NQ Nghị quyết 24 NTM Nông thôn mới 25 QĐ Quyết định 26 QH&TKNN Quy hoạch và thống kê nông nghiệp 27 QSDĐ Quyền sử dụng đất 28 SXD Sở xây dựng 29 TD – TT Thể dục – Thể thao 30 TTg Thủ tướng 31 THCS Trung học cơ sở 32 TM – DV Thương mại – Dịch vụ 33 TT Thông tư 34 TTLT Thông tư liên tịch 35 TW Trung ương 36 UBKT Ủy ban kiểm tra iv
  9. 37 UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc 38 UBND Ủy ban nhân dân DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng, biểu Tên bảng Trang Sơ đồ 4.1 Sơ đồ vị trí xã EaTu 16 Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất xã Ea Tu 19 Bảng 4.3 Hiện trạng dân số các thôn 2014 20 Bảng 4.4 Tình hình lao động toàn xã Ea Tu 2014 23 Bảng 4.5 Thống kê hiện trạng điên trên toàn xã Ea Tu 24 Bảng tổng hợp cơ sở vật chất trường học trên địa   Bảng 4.6 26 bàn xã năm 2014 Bảng tổng hợp thực trạng cơ sở vật chất văn hóa  Bảng 4.7 32 trên địa bàn xã năm 2014 Tổng hợp thực trạng kinh tế tổ  chức trên địa bàn   Bảng 4.8 35, 36 xã năm 2014 Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xã Ea Tu qua 3  Bảng 4.9 37 năm 2012­2013­2014 Sản lượng sản xuất nông nghiệp đạt được năm  Bảng 4.10 38 2014 Bảng 4.11 Tổng đàn gia súc trên địa bàn xã Ea Tu năm 2014 39 Bảng 4.12 Bảng hiện trạng sử dụng đất của xã 40 Biến   đông   sử   dụng   đất   ở   xa   Ea   Tu   giai   đoạn   Bảng 4.13 41 2012­2014 v
  10. PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho  con người. Đất đai là nền tảng để  con người định cư  và tổ  chức các hoạt động  kinh tế  xã hội, nó không chỉ  là đối tượng lao động mà còn là tư  liệu sản xuất   không thể thay thế được, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp, đất là   yếu tố  đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả  sản xuất đất nông nghiệp,  đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra những lương thực thực phẩm   nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành   vấn đề  cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho  hiện tại và cho tương lai. Xã hội phát triển, dân số  tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng  tăng về  lương thực và thực phẩm, chỗ   ở  cũng như  các nhu cầu về  văn hóa, xã   hội. Con người đã tìm mọi cách để  khai thác đất đai nhằm thảo mãn những nhu  cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về  diện tích nhưng lại có nguy cơ  bị  suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự  thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy  giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ,   trong khi khả  năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá   hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang  trở  thành vấn đề  mang tính chất toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế  giới quan tâm. Đối với một nước có nền kinh tế  nông nghiệp chủ  yếu như   ở  Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở  nên   cần thiết hơn bao giờ hết. Xã Ea Tu là một xã ngoại ô, nằm về phía Đông Bắc của thành phố  Buôn   Ma Thuột. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã nỗ  lực   phấn   đấu,   từng   bước   chuyển   dịch   cơ   cấu   nông   nghiệp,   nông   thôn,   áp   dụng  những tiến bộ khoa học vào sản xuất, cơ cấu kinh tế có những chuyển biến tích   1
  11. cực. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị  hoá diễn ra nhanh dẫn đến quỹ  đất nông nghiệp và đặc biệt là đất canh tác bị  giảm nhiều. Trong khi đó, dân số  gia tăng dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng nhanh tạo ra sức ép đối   với đất canh tác.    Nhiều nơi đã xuất hiện các điển hình sản xuất thâm canh giỏi, các mô   hình chuyển đổi từ  đất trồng cây lương thực sang trồng các loại cây hàng  hoá,  cây đặc sản, các mô hình đa canh trên đất úng trũng cho hiệu quả  kinh tế  cao.   Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh  tác nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao sức sản xuất của đất trên địa bàn xã là  rất cần thiết.  Xuất   phát  từ   những  vấn   đề   trên,   được   sự   đồng   ý   của   Khoa   Kinh   tế,   trường Đại học Tây Nguyên, tôi thực hiện đề  tài: Tình hình sử  dụng đất nông   nghiệp của xã Ea Tu, tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl lắk. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ­ Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã xã hội của xã Ea Tu,  Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăklăk. ­ Đề  xuất hướng sử  dụng đất có hiệu quả  cao phù hợp với điều kiện tự  nhiên   kinh tế xã hội của xã Ea Tu, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăklăk. 1.3. Yêu cầu của đề tài ­ Thu thập chính xác số liệu về các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã.  ­ Đánh giá tình hình của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã. ­ Đề xuất hướng sử dụng đất đất nông nghiệp hiệu quả . 2
  12. PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ  NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu  2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1.  Khái niệm đất nông nghiệp * Khái niệm đất đai ­ Năm 1886 Docurtaiep (người Nga) đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn  chỉnh về đất: “Đất là một thể tự nhiên được hình thành do tác động tổng hợp  gồm 5 yếu tố: khí hậu, sinh vật, đá mẹ, địa hình, tuổi của đất”. ­ Theo William, khi định nghĩa về đất thì ông đi sâu vào đất trồng hơn và ông   cho rằng: ” Đất là lớp mặt tơi xốp của địa cầu có khả  năng sản xuất ra sản   phẩm cây trồng”.  ­ Còn theo Luật đất đai của nhà Nước Cộng hòa Xã hội Chủ  nghĩa Việt Nam   thì: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư  liệu sản xuất đặc biệt, là   thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố  các  khu chung cư, xây dựng các  cơ  sở  kinh tế,  văn hóa,  xã hội,  an ninh quốc  phòng”. ( Luật đất đai năm 1993)  ­ Đất nông nghiệp là tất cả  những diện tích được sử  dụng vào mục đích  sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, diện tích  nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả diện tích đất   lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm  nghiệp. ­ Đất sản xuất nông nghiệp: là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của   các ngành như  trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử  dụng để  nghiên   cứu   thí   nghiệm   về   nông   nghiệp.   Ngoài   tên   gọi   đất   sản   xuất   nông  nghiệp, đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp còn được gọi là ruộng đất. ­ Đất canh tác (đất trồng cây hàng năm): là một bộ  phận đất nông nghiệp  dùng vào việc trồng cây hàng năm như lúa, ngô, khoai, sắn, mía, lạc, vừng, đỗ  tương, cói, rau, đậu, cây làm thuốc… 3
  13. * Độ phì nhiêu của đất ­ Độ phì nhiêu của đất: là khả năng cung cấp cho cây trồng về nước, thức   ăn, khoáng và các yếu tố  cần thiết khác để  cây trồng sinh trưởng và phát triển   bình thường. ­ Độ phì nhiêu tự  nhiên của đất: là độ  phì nhiêu của đất được hình thành   dưới tác động của yếu tố tự nhiên, chưa có tác động của con người. ­ Độ phì nhiêu nhân tạo của đất: là độ  phì nhiêu được tạo ra do tác động  của con người, thông qua hoạt động sản xuất tác động vào đất đai như  cày xới,  bón phân, cải tạo đất, thủy lợi tưới tiêu, áp dụng các biện pháp kỹ  thuật nông   nghiệp… ­ Độ  phì nhiêu tiềm tàng: là độ  phì nhiêu tự  nhiên mà cây trồng tạm thời   chưa sử dụng được. ­ Độ phì nhiêu kinh tế: là độ phì nhiêu mang lại lợi ích kinh tế cụ thể. Đây  là cơ sở để đánh giá kinh tế của đất. 2.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp ­ Theo Luật Đất Đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại  sau: + Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất dùng trồng các loại cây  ngắn ngày, có chu kỳ  sinh trưởng không quá một năm. Đất trồng cây hàng năm   bao gồm: * Đất 3 vụ  là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/năm với các công   thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu,… * Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa ­ lúa, lúa ­ màu, màu ­ màu,… * Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được 1 vụ lúa hay 1 vụ màu/năm. Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thức khác và   được chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu,… 4
  14. + Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để  trồng các loại cây có chu kỳ  sinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản mới   đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm. + Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để  chuyên trồng các loại  cây rừng với mục đích sản xuất. + Đất rừng phòng hộ: là diện tích đất để  trồng rừng với mục đích phòng   hộ. + Đất rừng đặc dụng: là diện tích đất được Nhà nước quy hoạch, đưa vào   sử dụng với mục đích riêng. + Đất nuôi trồng thuỷ  sản là diện tích đất dùng để  nuôi trồng thuỷ  sản  như tôm, cua, cá… + Đất làm muối là diện tích đất được dùng để  phục vụ  cho quá trình sản  xuất muối. + Căn cứ vào công dụng của đất, người ta phân đất nông nghiệp thành các  loại: đất trồng cây lương thực, đất trồng cây thực phẩm, đất trồng cây ăn quả,  đất trồng hoa cây cảnh… Sau đó, người ta căn cứ vào thời hạn canh tác của từng   loại cây trồng để phân thành cây hàng năm và lâu năm. + Căn cứ vào vị trí, địa điểm của đất đai nông nghiệp, người ta còn phân   thành đất vườn, đất ruộng, đất rẫy, đất ven sông suối,… +  Phân loại đất theo tính chất thổ  nhưỡng nông hóa, được căn cứ  vào   nhiều tiêu thức như: căn cứ  vào nguồn gốc đá mẹ  ­ yếu tố  cấu thành nên đất,  thành phần cơ giới của đất, theo hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, theo   độ chua, kiềm… + Phân loại đất đai theo hạng của đất đai, căn cứ vào mức độ sinh lời của  đất, căn cứ để tính hạng đất gồm các yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện  khí hậu, thời tiết, điều kiện tưới tiêu,… 2.1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội.  Khác với công nghiệp, sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng bởi sự chi  phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã hội. Những đặc điểm đó là: 5
  15. * Đất đai đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông   nghiệp ­ Trong nông nghiệp đất đai là tư  liệu sản xuất chủ  yếu, đặc biệt và  không thể thay thế. ­ Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và có giới hạn nhất định.  * Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật Trong nông nghiệp, đối tượng sản xuất là các sinh vật, bao gồm: các   loại cây trồng, vật nuôi và các loại sinh vật khác. Chúng sinh trưởng và phát triển   theo một quy luật sinh lý nội tại và đồng thời chịu tác động rất nhều từ  ngoại   cảnh như  thời tiết, khí hậu, môi trường. Giữa sinh vật và môi trường sống của  chúng là một khối thống nhất, mỗi một biến đổi của môi trường lập tức sinh vật   biến đổi để thích nghi nếu quá giới hạn chịu đựng chúng sẽ bị chết. Các quy luật  sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ  quan của con  người. * Sản xuất nông nghiệp tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn  và mang tính chất khu vực rõ rệt Các nhà máy, khu công nghiệp dù có lớn thế  nào đi chăng nữa thì cũng   đều bị  giới hạn về  mặt không gian nhưng đối với nông nghiệp thì khác hẳn:  ở  đâu có đất  ở  đó có sản xuất nông nghiệp. Phạm vi của sản xuất nông nghiệp   rộng khắp có thể ở đồng bằng rộng lớn, có thể ở khe suối, triền núi, vì đất nông  nghiệp phân tán kéo theo việc sản xuất nông nghiệp mang tính phân tán, manh  mún. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn,  do đó ở mỗi vùng địa lý nhất định của lãnh thổ các yếu tố sản xuất ( đất đai, khí   hậu, nguồn nước, các yếu tố về xã hội) là hoàn toàn khác nhau. Mỗi vùng đất có   một hệ thống kinh tế sinh thái riêng vì vậy mỗi vùng có lợi thế so sánh riêng. Việc  lựa chọn vấn đề kinh tế trong nông nghiệp trước hết phải phù hợp với đặc điểm  của tự nhiên kinh tế ­ xã hội của khu vực. Như việc lựa chọn giống cây trồng vật  nuôi, bố  trí cây trồng, quy trình kỹ  thuật…là nhằm khai thác triệt để  các lợi thế  của vùng. 6
  16. * Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp. Tính thời vụ  này không những thể hiện ở nhu cầu về đầu vào như: lao động, vật tư, phân bón  rất khác nhau giữa các thời kỳ của quá trình sản xuất mà còn thể hiện ở khâu thu   hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường. 2.1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 2.1.2.1. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự  tồn  tại phát triển của con người và phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước. Những   hàng hoá có chứa chất dinh dưỡng nuôi sống con người này chỉ  có thể  có được   thông qua hoạt động sống của cây trồng và vật nuôi, hay nói cách khác là thông  qua quá trình sản xuất nông nghiệp 2.1.2.2 Nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sản   xuất công nghiệp và khu vực thành thị phát triển ­ Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là  công nghiệp chế biến. ­ Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu   vực dự  trữ  và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp, các ngành kinh tế  quốc dân khác và đô thị. ­ Nông thôn là thị  trường tiêu thụ  rộng lớn cho hàng hoá công nghiệp và  các ngành kinh tế khác. 2.1.2.3. Nông nghiệp là nguồn thu ngân sách quan trọng của Nhà nước Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất có quy mô lớn nhất của nước ta. Tỷ  trọng giá trị tổng sản lượng và thu nhập quốc dân trong khoảng 25% tông thu ngân  sách trong nước. Việc huy động một phần thu nhập từ  nông nghiệp được thực   hiện dưới nhiều hình thức: thuế  nông nghiệp, các loại thuế  kinh doanh khác… Hiện nay xu hướng chung tỷ trọng GDP của nông nghiệp sẽ giảm dần trong quá  trình tăng trưởng kinh tế.  2.1.2.4. Nông nghiệp là hoạt động sinh kế chủ  yếu của đại bộ  phận dân nghèo   nông thôn 7
  17. Nước ta với hơn 80% dân cư  tập trung ở nông thôn họ sống chủ  yếu dựa   vào sản xuất nông nghiệp, với hình thức sản xuất tự cấp tự túc đã đáp ứng được  nhu cầu cấp thiết hàng ngày của người dân.  2.1.3    Các  nhân   tố   ảnh  hưởng   đến  hiệu   quả   kinh   tế   sử   dụng  đất  nông   nghiệp ­ Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên Nhóm các nhân tố  về  điều kiện tự  nhiên bao gồm: đất, nước, khí hậu,...  chúng tác động trực tiếp đến kết quả  của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do  nhận thức thấp kém con người đã làm cho khí hậu biến đổi ngày càng xấu đi,   thảm họa thiên tai ngày càng gia tăng về  tần số  cũng như  cường độ  ngày càng   mạnh hơn, do vậy hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng bấp bênh, lệ thuộc   vào tự nhiên, độ rủi ro ngày càng cao.  ­ Nhóm nhân tố kinh tế, kỹ thuật canh tác Kết quả  sản xuất còn chịu  ảnh hưởng của các yếu tố  kinh tế, kĩ thuật.   Trước đây mức đầu tư  thấp, kĩ thuật lạc hậu, người dân chỉ  chú tâm khai thác   theo chiều rộng làm cho hiệu quả sản xuất thấp. Hiện nay với sự phát triển khoa   học kĩ thuật công nghệ, đời sống của người dân được nâng cao, mức tích lũy cho  đầu tư  cũng tăng lên và người dân ngày càng chú trọng đầu tư  khai thác theo   chiều sâu nên hiệu quả sản xuất đạt được ngày càng cao. ­ Nhóm các nhân tố quy hoạch, tổ chức Quy hoạch sản xuất: công tác quy hoạch bố trí cây trồng có ảnh hưởng rất  lớn đến hiệu quả sản xuất. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất cần quy hoạch   bố trí cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, kết cấu hạ tầng, khả năng sản xuất  luôn gắn với thị  trường và có định hướng lâu dài đồng thời phải bảo vệ  được tài  nguyên và môi trường. Tổ  chức sản xuất: mục đích của công tác tổ  chức sản xuất là nhằm khai  thác tối đa sức sản xuất của đất. Để  làm được điều này cần phải đa dạng hóa   cây trồng, vật nuôi, thực hiện thâm canh, tăng vụ, hình thành nhiều hình thức hợp  tác trong sản xuất. ­ Nhóm nhân tố xã hội 8
  18. Phong tục tập quán, kinh nghiệm sản xuất không những  ảnh hưởng trực   tiếp đến quy hoạch và quy trình sản xuất mà còn ảnh hưởng đến khả  năng ứng   dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất. Hệ  thống chính sách (chính sách đất đai, thị  trường, trợ  giá đầu vào, đầu  ra...) sự  ổn định cộng với sự  thông thoáng của hệ thống chính sách là điều kiện   tạo hành lang thuận lợi cho hoạt động sản xuất ngày càng phát triển. Sự ổn định kinh tế ­ xã hội cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản   xuất với xu thế toàn cầu hóa, về nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển thì   yêu cầu về ổn định kinh tế ­ xã hội ngày càng cao. 2.2 Quan diểm về tình hình và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.2.1 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững 2.2.1.1 Khái quát về sử dụng đất bền vững Sử dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta cũng như  nhiều nước trên thế  giới. Những hiện tượng sa mạc hoá, lũ lụt, diện tích đất   trống đồi núi trọc ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử  dụng đất kém   bền vững làm cho môi trường tự nhiên ngày càng bị suy thoái.     Khái niệm bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước  nêu ra hướng vào 3 yêu cầu sau: ­ Bền vững về mặt kinh tế : cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị  trường chấp nhận. ­ Bền vững về  môi trường: loại sử  dụng đất phải bảo vệ  được đất đai,  ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên. ­ Bền vững về xã hội: thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội . 2.2.1.2 Những quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả  tài nguyên  cho nông nghiệp ( đất đai, lao động...) để  đáp  ứng nhu cầu cuộc sống của con   người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ  tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống nông  nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả  kinh tế, đáp ứng cho nhu cầu xã hội về an ninh lương thực,  đồng thời  giữ gìn và  cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống cho đời sau. 9
  19. Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng cho nhu cầu ngày càng  cao về  ăn mặc thích hợp cho hiệu quả  kinh tế, môi trường và xã hội gắn với   việc tăng phúc lợi trên đầu người. Đáp ứng nhu cầu là một phần quan trọng , vì  sản lượng   nông nghiệp cần thiết phải được tăng trưởng trong những thập kỷ  tới. Phúc lợi cho mọi người vì phúc lợi của đa số  dân trên thế  giới đều còn rất   thấp. Các quan điểm trên có nhiều cách biểu thị  khác nhau, song về  nội dung   thường bao gồm 3 thành phần cơ bản : ­ Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống   nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường. ­ Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối   quan hệ con người hiện tại và cho cả đời sau . ­ Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý. Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi có tính  quyết định trong sự phát triển chung của xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển   nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp cận đúng   đắn về  môi trường để  giữ  gìn tài nguyên đất đai cho thế  hệ  sau và điều quan  trọng nhất là phải biết sử  dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ  vững, cải thiện   chất lượng môi trường, có hiệu quả  kinh tế, năng suất cao và  ổn định, tăng  trưởng chất lượng cuộc sống, bình đẳng các thế hệ và hạn chế rủi ro. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam. 2.3.1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Tổng diện tích bề  mặt của toàn thế  giới là 510 triệu Km 2  trong đó đại dương  chiếm 361 triệu Km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu Km 2  (29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ  đất có khả  năng sản xuất nông nghiệp trên thế  giới là 3.256 triệu ha, chiếm   10
  20. khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế  giới   được phân bố  không đều: Châu Mỹ  chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu   chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế  giới là  12.000m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện   tích đất đai, 46% đất có khả nẳng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có  khả  năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên  thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được   đánh giá là: ­ Đất có năng suất cao: 14% ­ Đất có năng suất trung bình: 28% ­ Đất có năng suất thấp: 58% Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị  giảm, đặc biệt là đất  nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác dân số ngày   càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 ­ 85 triệu người. Như  vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 – 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ  lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá  hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức cần thiết. 2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam Hiện nay Việt Nam có khoảng 9.345,3 nghìn ha đất nông nghiệp chiếm  28,4 % diện tích tự  nhiên. Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là  1.224m2/ người. Trong đó: + Đất trồng cây hàng năm: 6.129,5 nghìn ha chiếm 65,6 % diện tích đất  nông nghiệp. + Đất trồng cây lâu năm: 2.181,9 nghìn ha chiếm 23,3 % diện tích đất nông  nghiệp. + Đất vườn tạp: 628,5 nghìn ha chiếm 6,7 % diện tích đất nông nghiệp. + Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 367,8 %  diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của nước ta có xu hướng ngày càng tăng ( so   với năm 1990 tăng 2.351,9 nghìn ha ). Trong đó, tỷ trọng diện tích trồng cây hàng   năm giảm ( bằng 76,3% diện tích đất nông nghiệp năm 1990; 69,1 % diện tích  11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2