Chuyên đề tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta. Trồng lúa là một nghề truyền<br />
thống của dân tộc Việt Nam có từ xa xưa, có lẽ từ khi bắt đầu việc trồng trọt thì cây<br />
lúa đã được đặt biệt quan tâm. Kinh nghiệm sản xuất lúa đã được hình thành, tích lũy<br />
và phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc ta. Những tiến bộ của khoa học - kỹ<br />
<br />
uế<br />
<br />
thuật trong nước và thế giới ở lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất lúa đã thúc đẩy mạnh<br />
mẽ ngành trồng lúa nước ta trên thương trường quốc tế. Chính vì vậy mà hiện nay,<br />
<br />
H<br />
<br />
Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 thế giới trên thị trường xuất khẩu lúa gạo.<br />
<br />
Quảng Ngạn là một địa phương nằm trong hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai,<br />
<br />
tế<br />
<br />
hiện nay dân cư sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.Vì vậy muốn phát triển kinh tế<br />
<br />
h<br />
<br />
nâng cao đời sống người dân trên địa bàn thì phát triển nông nghiệp là con đường chủ<br />
<br />
in<br />
<br />
yếu. Hoạt động kinh tế mũi nhọn trên địa bàn bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi<br />
trồng và khai thác thủy sản. Bất kỳ một trong ba lĩnh vực trên chậm phát triển đều kìm<br />
<br />
cK<br />
<br />
hãm sự phát triển của địa bàn. Riêng ngành trồng trọt không chỉ góp phần trong sự<br />
phát triển kinh tế mà còn đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Ngành trồng<br />
<br />
họ<br />
<br />
trọt trên địa bàn chủ yếu là trồng lúa, nhưng trong những năm gần đây hiệu quả của<br />
sản xuất mang lại chưa cao, làm cho vai trò của trồng trọt chăn nuôi giảm xuống. Với<br />
1423 hộ dân có khoảng trên 7000 nhân khẩu, trong đó trên 30% hộ dân tham gia vào<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
quá trình sản xuất lúa và cung cấp lương thực cho toàn xã. Điều đó có nghĩa là khi sản<br />
xuất không mang lại hiệu quả thì trên 30% hộ dân đối mặt với khó khăn kinh tế một<br />
cách trực tiếp, còn dân cư trên toàn xã có nguy cơ thiếu lương thực. Giải quyết khó<br />
khăn cho người dân địa phương, tìm cách nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lúa<br />
tại địa bàn đang là mối quan tâm của chính quyền địa phương, cũng như người dân<br />
trên địa bàn. Nguyên nhân của những hạn chế gì?<br />
Xuất phát từ lý do đó, trong thời gian thực tập tại địa bàn xã Quảng Ngạn và tôi<br />
đã lựa chọn đề tài:“ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Quảng Ngạn,<br />
<br />
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ”.<br />
<br />
SVTH: Đặng Văn Lợi<br />
Lớp: K41A KTNN<br />
<br />
1<br />
<br />
Chuyên đề tốt nghiệp<br />
<br />
Để làm chuyên đề tốt nghiệp cuối khóa cho mình. Nghiên cứu đề tài của mình<br />
tôi hướng mục đích:<br />
- Làm rõ các khái niệm, bản chất: cây lúa, vai trò và vị trí của cây lúa, hiệu quả<br />
kinh tế, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.<br />
- Phân tích đánh giá thực trạng sản xuất lúa từ đó xác định kết quả và hiệu quả<br />
sản xuất lúa ở xã Quảng Ngạn.<br />
- Thông qua sự phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất lúa, từ đó đưa ra những<br />
<br />
uế<br />
<br />
giải pháp trên cơ sở phương hướng phát triển sản xuất lúa trong thời gian tới.<br />
Trong giới hạn của đề tài phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
H<br />
<br />
<br />
<br />
- Phương pháp thống kê kinh tế.<br />
<br />
tế<br />
<br />
- Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ.<br />
<br />
<br />
<br />
in<br />
<br />
- Phương pháp so sánh.<br />
<br />
h<br />
<br />
- Phương pháp phân tích số liệu.<br />
<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
cK<br />
<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
<br />
+ Thời gian: Phân tích thực trạng sản xuất lúa năm 2010 của các nông hộ điều<br />
<br />
họ<br />
<br />
tra và của địa bàn qua giai đoạn 2008 – 2010<br />
+ Không gian: Địa bàn xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Huế.<br />
<br />
SVTH: Đặng Văn Lợi<br />
Lớp: K41A KTNN<br />
<br />
2<br />
<br />
Chuyên đề tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
<br />
1.1.1 Một số đặc điểm của cây lúa<br />
1.1.1.1. Nguồn gốc của cây lúa<br />
Cây lúa là loại thảo mộc lương thực quan trọng của Việt Nam và thế giới, với hơn<br />
<br />
uế<br />
<br />
3 tỉ người tiêu dùng, hay hơn phân nửa dân tộc thế giới, và 115 nước trồng lúa (2008).<br />
Cây lúa không những đóng góp vào an ninh lương thực quốc gia của nhiều nước, mà<br />
<br />
H<br />
<br />
còn cung cấp nguồn lợi tức cho hàng triệu người nông thôn và bảo vệ môi trường. Tuy<br />
nhiên, nguồn gốc của cây lúa vẫn còn nhiều tranh cải, vì nó xuất hiện lâu đời trong<br />
<br />
tế<br />
<br />
thời tiền sử. Theo một số nghiên cứu trong và ngoài nước, các cư dân ở Việt Nam có<br />
thể biết đến cây lúa cách nay ít nhất hàng nghìn năm trong nền văn hóa Hòa Bình, và<br />
<br />
h<br />
<br />
Miền Bắc Việt Nam có thể là một trong những trung tâm nguồn gốc cây lúa trồng độc<br />
<br />
in<br />
<br />
lập của Châu Á, theo thuyết “Đa trung tâm” của Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc tế - IRRI<br />
<br />
cK<br />
<br />
(Chang, 1985).<br />
<br />
Cho đến nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam chỉ tìm được vết tích hạt lúa cổ xưa<br />
nhất với niên đại phóng xạ khoảng 3.400 năm (Nguyễn Phan Quang & Vũ Xuân Đàn,<br />
<br />
họ<br />
<br />
2000). Theo Bellwood (2005), nền nông nghiệp lúa của Việt Nam có thể xuất hiện<br />
cách nay chỉ 4.500- 3.500 năm mà thôi. Trong tháng 5-2010, các nhà khảo cổ học đã<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
tìm thấy nhiều hạt lúa cổ tại Thành Dền (Mê Linh, Hà Nội) thuộc văn hóa Đồng Đậu<br />
cách nay khoảng 3.000 năm, nhưng cần phải xác định lại hàm lượng carbon phóng xạ<br />
C14. Hy vọng rằng với những kỹ thuật mới như phân tích phythollis ngoài bào tử phấn<br />
hoa, các cuộc khai quật sâu rộng hơn và sự quan tâm nhiều hơn của ngành khảo cổ học<br />
trong nước đối với lịch sử nông nghiệp sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm thấy các vết<br />
tích hạt lúa gạo xa xưa hơn kết quả hiện có.<br />
Cây lúa trồng hiện nay là do quá trình thuần dưỡng từ cây lúa dại qua hàng trăm<br />
năm. Theo nhà khảo cổ học Phillip Edwards của trường Đại Học Trobe, Úc, thời gian<br />
tiến hóa từ loài cây dại đến có hệ thống sản xuất cây trồng trải qua khoảng 1.000 năm<br />
(Nguyễn Sinh-BBC News, 2007).<br />
SVTH: Đặng Văn Lợi<br />
Lớp: K41A KTNN<br />
<br />
3<br />
<br />
Chuyên đề tốt nghiệp<br />
<br />
1.1.1.2. Đặc điểm sinh học<br />
Sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từ điều kiện tự<br />
nhiên, tình hình canh tác, phân bón đất đai, mùa vụ gieo trồng, giống và thời gian sinh<br />
trưởng của từng giống lúa.Quá trình sinh trưởng của cây lúa có thể chia ra làm hai thời<br />
kỳ: Sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.<br />
- Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: Ở thời kỳ này cây lúa chủ yếu hình thành và<br />
phát triển các cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, đẻ nhánh…<br />
<br />
uế<br />
<br />
- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Là thời kỳ phân hoá, hình thành cơ quan sinh sản<br />
bắt đầu từ khi làm đòng đến khi thu hoạch. Bao gồm các quá trình làm đòng, trổ bông,<br />
<br />
H<br />
<br />
hình thành hạt. Quá trình làm đốt tuy là sinh trưởng dinh dưỡng nhưng lại tiến hành<br />
song song với quá trình phân hoá đòng nên nó cũng nằm trong quá trình sinh thực.<br />
<br />
tế<br />
<br />
Thời kỳ này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành số bông, tỷ lệ hạt chắc và<br />
trọng lượng hạt lúa.<br />
<br />
h<br />
<br />
+ Quá trình nẩy mầm: Hạt hút nước, độ ẩm trong hạt tăng, hoạt động các men hô<br />
<br />
in<br />
<br />
hấp và phân giải rõ rệt, một loạt các phản ứng sinh hoá xảy ra, phôi được cung cấp<br />
<br />
cK<br />
<br />
glucoza, axitamin, các tế bào phân chia, lớn lên trục phôi phình to, đẩy mầm khi nẩy<br />
mầm, đầu tiên xuất hiện lá bao hình vảy, không có diệp lục. Đồng thời trong quá trình<br />
nẩy mầm, từ phôi xuất hiện rễ phôi. Rễ này dài, sau này phát triển thành các lông tơ<br />
<br />
họ<br />
<br />
giúp hạt hút nước trong thời kỳ đầu.<br />
<br />
+ Quá trình phát triển của bộ rễ: Sau khi nẩy mầm rễ lúa phát triển từ phôi là rễ<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
mộng, rễ này chủ yếu có một cái. Rễ mộng xuất hiện rồi dài ra, có thể hình thành lông<br />
rễ, rễ mộng hoạt động trong một thời gian ngắn rồi chết đi và được thay thế bằng các<br />
lớp rễ phụ được hình thành từ mặt các đốt gốc của cây. Những mắc đầu chỉ ra được<br />
trên dưới năm rễ, nhưng mắc sau có thể đạt tới 3-20 rễ. Tập hợp các lớp sẽ tạo thành rễ<br />
chùm.<br />
+ Quá trình phát triển lá: Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắc thân, khi hạt<br />
nẩy mầm, hình thành các lá đầu tiên là lá bao mầm, lá không hoàn toàn rồi đến lá thật<br />
1,2,3… Các lá phát triển liên tục từ ba lá đầu này, cây lúa đã tự nuôi dưỡng hoàn toàn<br />
sống độc lập, lá quang hợp, rễ hút dinh dưỡng. Thông thường trên cây lúa có khoảng<br />
5-6 lá cùng hoạt động, lá già tàn rụi dần để các lá non mới lại tiếp tục.<br />
SVTH: Đặng Văn Lợi<br />
Lớp: K41A KTNN<br />
<br />
4<br />
<br />
Chuyên đề tốt nghiệp<br />
<br />
+ Quá trình đẻ nhánh: Lúa sau khi bén rễ hồi xanh thì làm đốt, làm đòng. Nhánh<br />
lúa hình thành từ các mầm nách ở gốc thân. Quá trình hình thành một nhánh qua bốn<br />
giai đoạn: phân hoá nhánh, hình thành nhánh, nhánh dài trong bọc lá và nhánh xuất<br />
hiện. Trong quá trình hình thành nhánh đầu tiên xuất hiện một lá bao hình ống dẹt, rồi<br />
xuất hiện các lá của nhánh, nhánh phát triễn 3-4 lá có thể tách ra khỏi cây mẹ và sống<br />
tự lập.<br />
+ Quá trình làm đòng: Ở thời kỳ này thân lúa chính thức mới được hình thành, số<br />
<br />
uế<br />
<br />
lóng kéo dài và chiều dài các lóng quyết định chiều cao của cây. Quá trình làm đòng là<br />
quá trình phân hoá và hình thành các cơ quan sinh sản, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá<br />
<br />
H<br />
<br />
trình hình thành năng suất lúa.<br />
<br />
+ Quá trình trổ bông, nở hoa, thụ phấn: Sau khi hoàn thành quá trình làm đòng thì<br />
<br />
tế<br />
<br />
cây lúa trổ ra ngoài do sự phát triển nhanh của lóng trên cùng. Khi cây lúa thoát ra<br />
khỏi bẹ lá là quá trình trổ xong. Cùng với quá trình trổ bao phấn trên một bông các hoa<br />
<br />
h<br />
<br />
ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông, các hoa ở gốc bông nở cuối cùng.<br />
<br />
in<br />
<br />
Khi hoa nở phơi màu, váy cá hút nước trương to lên, đồng thời với áp lực của vòi nhị<br />
<br />
cK<br />
<br />
làm cho vỏ trấu nở ra, hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ, đó là quá trình thụ phấn. Sau quá<br />
trình thụ phấn là quá trình thụ tinh và hình thành hạt. Trong điều kiện bình thường hạt<br />
phấn rơi xuống đầu nhuỵ, sau 15 phút ống phấn bắt đầu dài ra, các chất trong hạt bắt<br />
<br />
họ<br />
<br />
đầu dồn về ống phấn. Sau thụ tinh là quá trình phát triển phôi và phôi nhũ.<br />
+ Quá trình chín hạt: Chúng ta có thể chia quá trình chín hạt ra làm ba thời kỳ:<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn.<br />
Chín sữa: Sau phơi màu 6-7 ngày các chất dự trữ trong hạt ở dạng lỏng, trắng<br />
<br />
như sữa, hình dạng hạt hoàn thành có màu xanh, trọng lượng hạt tăng nhanh ở thời kỳ<br />
này.<br />
<br />
Chín sáp: Ở thời kỳ này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt cứng và màu<br />
xanh dần chuyển sang màu vàng.<br />
Chín hoàn toàn: Thời kỳ này hạt chắc cứng, màu vàng nhạt và trọng lượng hạt<br />
đạt tối đa.<br />
Quá trình lúa chín kéo dài 30-40 ngày tuỳ theo giống, thời vụ. Đây là quá trình<br />
quyết định năng suất lúa.<br />
SVTH: Đặng Văn Lợi<br />
Lớp: K41A KTNN<br />
<br />
5<br />
<br />