Chuyên đề tốt nghiệp<br />
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
Xuân Hồng là một xã của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là nơi có điều kiện tự<br />
nhiên, kinh tế - xã hội tương đối thuận lợi để phát triển nghề chăn nuôi vịt. Tại đây đã<br />
hình thành nên một vùng nuôi vịt lấy trứng lớn nhất nhì không chỉ của huyện Nghi<br />
Xuân, mà còn cả tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, nghề chăn nuôi vịt lấy trứng ở xã Xuân<br />
Hồng còn mang tính tự phát, quy mô còn nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch, nguồn cung ứng<br />
đầu ra không ổn định do ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, giá cả bấp bênh,<br />
<br />
uế<br />
<br />
nhu cầu thị trường không ổn định.<br />
<br />
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất trên, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh<br />
<br />
H<br />
<br />
tế của các hộ chăn nuôi vịt lấy trứng trên địa bàn xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân,<br />
<br />
tế<br />
<br />
tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.<br />
* Mục tiêu của đề tài nghiên cứu:<br />
<br />
h<br />
<br />
- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình sản xuất và tiêu thụ<br />
<br />
in<br />
<br />
trứng vịt.<br />
<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ trứng vịt của các nông hộ<br />
<br />
cK<br />
<br />
trên địa bàn xã Xuân Hồng năm 2010.<br />
<br />
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ trứng vịt<br />
<br />
họ<br />
<br />
cho các hộ nông dân ở xã Xuân Hồng.<br />
<br />
* Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu:<br />
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
- Phương pháp thu thập số liệu<br />
- Phương pháp thống kê kinh tế<br />
- Phương pháp tổng hợp so sánh<br />
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp<br />
- Phương pháp phân tích chuỗi cung<br />
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo<br />
- Phương pháp phân tích kinh tế<br />
<br />
Trần Xuân Lâm<br />
1<br />
<br />
Chuyên đề tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Chăn nuôi là một trong những bộ phận chính cấu thành của nền nông nghiệp. Nó<br />
có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của con người,<br />
góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho người nông dân, khai thác các nguồn lực ở<br />
khu vực nông thôn... Trong những năm qua, ngành chăn nuôi đã có những bước phát<br />
<br />
uế<br />
<br />
triển mạnh, với tốc độ bình quân 5,4%/năm trong 10 năm từ 1998 – 2008. Nhưng tổng<br />
thể thì ngành chăn nuôi nước ta nói chung, ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng vẫn còn<br />
<br />
H<br />
<br />
gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán, chăn nuôi hộ gia đình, tận dụng<br />
phế phẩm nông nghiệp, chủ yếu lấy công làm lãi. Các trang trại chăn nuôi gia cầm với<br />
<br />
tế<br />
<br />
quy mô vừa và lớn tuy đã hình thành một số nơi nhưng tỷ lệ chưa cao, thị trường tiêu<br />
thụ sản phẩm chăn nuôi gia cầm còn khó khăn, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chăn nuôi nhìn<br />
<br />
h<br />
<br />
chung còn thiếu và yếu, hầu hết chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật, khó có thể đạt tới một<br />
<br />
in<br />
<br />
nền chăn nuôi chuyên nghiệp có quy mô lớn. Từ đó dẫn tới khó khăn trong việc giảm<br />
giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.<br />
<br />
cK<br />
<br />
Với dân số nước ta trên 86 triệu người, trong đó hơn 70% dân số sống ở khu vực<br />
nông thôn. Như tốc độ tăng trưởng dân số bình quân giai đoạn hiện nay là 1,2%/năm,<br />
<br />
họ<br />
<br />
dự báo nhu cầu tiêu thụ trứng vịt sẽ tăng ít nhất thêm 5 – 6%/năm. Mặt khác, nền kinh<br />
tế của nước ta ngày một phát triển, đời sống người dân ngày một nâng lên, từ đó nhu<br />
cầu về các loại thực phẩm có chất lượng cao ngày càng tăng.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Trứng vịt là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là trứng vịt lộn. Tuy vậy,<br />
<br />
sản phẩm trứng vịt, nhất là trứng vịt lộn để đến được tay người tiêu dùng khó khăn<br />
hơn các sản phẩm khác vì sản phẩm dễ vỡ, khó bảo quản và khó khăn khi vận chuyển<br />
đi xa. Vì thế, để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng với số lượng lớn và chất<br />
lượng đảm bảo thì nên cần các chuỗi cung ứng và thực hiện các kênh phân phối trong<br />
chuỗi cung đó.<br />
Xuân Hồng là một xã đồng bằng của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, có vị trí<br />
địa lý hết sức thuận lợi, hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc có điều kiện thuận lợi cho<br />
việc chăn nuôi thủy cầm, có đường quốc lộ 1A đi qua và cách thành phố Vinh 4 km<br />
về phía nam giúp dễ dàng trong việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Thêm vào đó,<br />
Trần Xuân Lâm<br />
2<br />
<br />
Chuyên đề tốt nghiệp<br />
có nhiều giống vịt sinh trưởng nhanh, sức đề kháng với bệnh tốt, năng suất cho trứng<br />
cao, có thể tới 300 quả/năm/con, người chăn nuôi vịt ở địa phương cũng có kinh<br />
nghiệm khá lâu. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi vịt ở đây chưa thực sự lớn, đầu ra cho<br />
sản phẩm không ổn định, việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi<br />
của người dân còn yếu, do đó hiệu quả kinh tế chưa cao. Xuất phát từ thực tế đó, qua<br />
quá trình điều tra tại xã, tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các<br />
hộ chăn nuôi vịt lấy trứng trên địa bàn xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà<br />
<br />
uế<br />
<br />
Tĩnh” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.<br />
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
<br />
H<br />
<br />
1.2.1 Mục tiêu tổng quát<br />
<br />
Đánh giá hiệu quả chăn nuôi vịt lấy trứng của các nông hộ và tình hình tiêu thụ<br />
<br />
tế<br />
<br />
trứng vịt trên địa bàn xã từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phát triển ngành<br />
chăn nuôi vịt và khả năng tiêu thụ trứng vịt trên địa bàn<br />
<br />
h<br />
<br />
1.2.2 Mục tiêu cụ thể<br />
<br />
in<br />
<br />
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu<br />
quả kinh tế nuôi vịt lấy trứng nói riêng.<br />
<br />
cK<br />
<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ trứng vịt của các hộ nông<br />
dân trên địa bàn xã Xuân Hồng năm 2010.<br />
<br />
họ<br />
<br />
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ trứng vịt<br />
cho các hộ nông dân ở xã Xuân Hồng.<br />
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:<br />
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp được làm<br />
<br />
cơ sở lý luận của đề tài.<br />
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:<br />
+ Chọn điểm: chúng tôi đã tiến hành điều tra 4/9 thôn của xã Xuân Hồng là các thôn 1,<br />
4, 8, 9<br />
+ Chọn mẫu: Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã điều tra 30 hộ ở 4 thôn, theo<br />
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp theo khoảng cách cho trước. Cụ thể ở<br />
thôn 1: 10 hộ, thôn 4: 4 hộ, thôn 8: 7 hộ, thôn 9: 9 hộ.<br />
+ Thu thập số liệu:<br />
Trần Xuân Lâm<br />
3<br />
<br />
Chuyên đề tốt nghiệp<br />
Số liệu sơ cấp: để có đủ thông tin cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành<br />
phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi vịt ở địa phương năm 2010 theo bảng hỏi được soạn<br />
sẵn.<br />
Số liệu thứ cấp thu thập được từ: Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê,<br />
trên Internet và qua báo cáo hằng năm của xã.<br />
+ Xử lý số liệu: sử dụng các phương pháp tính toán trên phần mềm Excel<br />
- Phương pháp thống kê kinh tế: Kết hợp với các phương pháp khác, phương<br />
liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống.<br />
<br />
uế<br />
<br />
pháp thống kê được sử dụng cho việc thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin, số<br />
<br />
H<br />
<br />
- Các phương pháp so sánh: Dùng phương pháp này để so sánh kết quả các trị số<br />
của các chỉ tiêu như diện tích, số lượng, giá trị sản lượng,... của các đối tượng nghiên<br />
<br />
tế<br />
<br />
cứu.<br />
<br />
- Phương pháp sơ đồ: sử dụng sơ đồ trong đề tài nhằm mô tả các kênh tiêu thụ<br />
<br />
h<br />
<br />
trứng vịt từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.<br />
<br />
in<br />
<br />
- Phương pháp phân tích chuỗi cung:<br />
<br />
Trên cơ sở các thông tin, số liệu thu thập được, thông qua việc xây dựng chuỗi<br />
<br />
cK<br />
<br />
cung sản phẩm trứng vịt cung cấp cho các lò ấp, người tiêu dùng... nghiên cứu phân<br />
tích, đánh giá từng tác nhân trong chuỗi, những thuận lợi, khó khăn của các tác nhân.<br />
Từ đó đưa ra các nhận định, biện pháp nhằm phát triển hoạt động của từng tác nhân,<br />
<br />
họ<br />
<br />
giúp chuỗi hoạt động bền vững.<br />
<br />
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
- Phương pháp phân tổ thống kê.<br />
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi không gian: Do bị giới hạn về thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm<br />
<br />
thực tế của bản thân nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu tình hình chăn nuôi vịt lấy trứng<br />
quy mô lớn và vừa ở các hộ thuộc 4 thôn là 1, 4, 8, 9.<br />
- Phạm vi thời gian:<br />
+ Số liệu thứ cấp được thu thập qua các năm 2008, 2009 và 2010.<br />
+ Số liệu sơ cấp được điều tra hộ chăn nuôi vịt trong năm 2010.<br />
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu<br />
Trần Xuân Lâm<br />
4<br />
<br />
Chuyên đề tốt nghiệp<br />
Đối tượng nghiên cứu chính là các hộ nông dân chăn nuôi vịt lấy trứng trên địa<br />
bàn xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.<br />
<br />
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
1.1.1 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế<br />
<br />
uế<br />
<br />
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả làm ăn của một<br />
doanh nghiệp. Nó là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế,<br />
<br />
H<br />
<br />
là thước đo trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp; được xét trên nhiều khía cạnh:<br />
có thể xét trên phương diện tài chính hoặc trên phương diện kinh tế xã hội như thu<br />
<br />
tế<br />
<br />
hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm thất nghiệp, cải thiện môi trường. Trong nông<br />
nghiệp, khi đề cập đến hiệu quả kinh tế thì phải đề cập đến hiệu quả sử dụng các<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
nguồn lực trong nông nghiệp như lao động, đất đai, vốn, giống, phân bón. Vấn đề này<br />
đã được nhiều tác giả bàn đến như: David Colman, Trevor Young (Nguyên lý kinh tế<br />
<br />
cK<br />
<br />
nông nghiệp, năm 1994), Schultz (1964)... Tất cả đều phân biệt rõ ba khái niệm: hiệu<br />
quả kinh tế (economic efficiency), hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency), hiệu quả<br />
phân bổ (allocative efficiency).<br />
<br />
họ<br />
<br />
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí<br />
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp, hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến<br />
trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này<br />
thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên<br />
quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực<br />
dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật phụ<br />
thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp,<br />
khả năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế - xã hội khác mà trong đó<br />
kỹ thuật được áp dụng.<br />
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu<br />
vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến<br />
Trần Xuân Lâm<br />
5<br />
<br />