intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Giá trị văn chương của bài thơ của vua Lê Thánh Tông ở núi Bài thơ (Quảng Ninh)

Chia sẻ: Lê Văn Hưng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

91
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Giá trị văn chương của bài thơ của vua Lê Thánh Tông ở núi Bài thơ (Quảng Ninh)" dưới đây, nói về bài thơ của vua Lê Thánh Tông được phiên dịch thơ, dịch nghĩa và dịch theo thể lục bát,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Giá trị văn chương của bài thơ của vua Lê Thánh Tông ở núi Bài thơ (Quảng Ninh)

  1. Họ và tên : Đinh Thị Thảo Ninh Lơp : vhdl23c Môn : lịch sử văn học Đề bài : Gía trị văn chương của bài thơ của vua Lê Thánh Tông ở núi Bài thơ  (Quảng Ninh) Bài làm  ? ?   ?   ?   ?   ?   ?    巨巨巨巨巨巨巨巨 巨巨巨巨巨巨巨巨 巨巨巨巨巨巨巨巨 巨巨巨巨巨巨巨巨 巨巨巨巨巨巨巨巨 巨巨巨巨巨巨巨巨 巨巨巨巨巨巨巨巨 巨巨巨巨巨巨巨巨 TÀI LIỆU 1:  Nói đến vùng biển phía Đông Bắc Quảnh Ninh, trước hết là nói đến Vịnh   Hạ  Long – một danh thắng di sản UNESCO, kỳ quan thiên nhiên của thế  giới.   Vẻ đẹp của Hạ Long không chỉ nằm ở các bãi tắm sắc nước mây trời xanh thăm  thẳm mà  ẩn chứa trong đó là cả  một hệ  thống các hang động, núi đá vôi trầm   tích. Nổi bật trong quần thể di sản thiên nhiên trên vùng vịnh, ngọn núi Bài Thơ  hiện lên uy nghi, bề thế, là một kỳ quan mà tạo hóa đã dày công ban tặng. Núi Bài thơ, ngay từ  tên gọi đã hàm chứa điều bí  ẩn, gắn liền với giai   thoại về bài thơ cổ mà vua Lê Thánh Tông cho người khắc lên vách đá cách đây  546 năm. Trải qua bao cuộc bể dâu, bài thơ  giờ  nét còn nét mất, trở  thành một   ẩn số đối với bất cứ ai quan tâm, nghiên cứu. Tuyển tập địa chí Quảng Ninh đã chỉ rõ:
  2. “Núi Bài thơ là một hòn núi đá vôi cao 206m nằm  ở trung tâm thành phố  Hạ Long. Ba mặt núi nay là những khu dân cư  đông đúc, phía Tây và phía Nam   kề bên vịnh Hạ Long…” Từ nhiều góc độ núi có lúc mang dáng như hổ phục, lúc có dáng như sư tử  vờn mồi, lúc lại choáng ngợp tựa con rồng xanh đang nhoài mình cất cánh. Địa  chí Quảng Ninh là một pho tri thức dày lên tới ngàn trang, phác họa bưc tranh ́   ̀ ̉ ̀ ̀ ̣ ́ ề mảnh đất Quang Ninh đ đây đu va toan diên nhât v ̉ ịa linh nhân kiệt. Truyền thuyết về  ngọn núi Bài thơ  trước hết gắn liền với sự  tích đánh  thắng giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần  Hưng Đạo vào năm 1228. “Từ đỉnh núi này, hàng ngàn năm trước đã là vọng gác  trọng yếu vùng biên ải Đông Bắc của Tổ quốc. Đêm đêm lính canh đốt đèn báo  hiệu, chỉ đường cho thuyền bè cập bến, …” Mùa xuân, tháng hai năm Quang Thuận thứ 9 (tức năm1468), vua Lê Thánh  Tông đem quân đi tập trận trên sông Bạch Ðằng và tuần du khắp vùng châu An  Bang. Đến trước chân núi Truyền Đăng, say cảnh biển xanh, núi cao của vùng  trời thiên nhiên tươi đẹp, nhà vua đã làm một bài thơ và cho người khắc lên vách   núi. Từ đó, ngọn núi mang tên là núi Ðề  Thơ  hay núi Bài Thơ, trở thành di tích   lịch sử quốc gia đặc biệt quan trọng. 546 năm trôi qua là 546 năm kinh sương gội gió, nổi trôi trăm ngàn thế  nước. Rất nhiều nét chữ thuộc hệ thống bài thơ cổ nay đã phai mờ và không còn  nguyên vẹn. Trăn trở  với giá trị  lịch sử  của bài thơ  cổ, tâm huyết với thơ  Lê  Thánh Tông, nhiều nhà nghiên cứu vẫn miệt mài nhẫn nại, vượt mọi khó khăn  trên công cuộc phục chế  nguyên tác bài thơ, tìm ra con đường ánh sáng chân lý   lớn lao mà người xưa truyền lại. Toàn văn bài thơ chữ Hán của vua Lê Thánh Tông có 2 phần là phần văn  xuôi và phần văn vần, bao gồm 105 chữ. Riêng phần thơ  Đường được nhà vua  viết theo thể thất ngôn bát cú, với niêm luật chuẩn xác cao độ, cho thấy trình độ  Hán học uyên thâm, ý từ sâu sắc, chiếu rọi cái tâm, cái tầm của người anh hùng  văn võ kiêm toàn xuất trúng trị vì nước Nam ta một thuở. Cự tẩm uông dương triều bách xuyên Loạn sơn kì bố bích liên thiên Tráng tâm sơ cảm hàm tam cổ Tín thủ dao đề tốn nhị quyền Thần bắc khu cơ sân hổ lữ Hải Đông phong toại tức lang yên Thiên nam vạn cổ sơn hà tại Chính thị tu văn yển vũ niên”.
  3.    Dịch rằng: “Tháng 2 mùa xuân năm Quang Thuận thứ chín, ta dẫn sáu sư tập trận trên sông   Bạch Đằng. Những ngày đó gió yên trời đẹp, biển không nổi sóng. Ta bèn lướt   thuyền trên Hoàng Hải đi tuần du An Bang, đến đóng sáu sư  dưới núi Truyền   Đăng, mài đá mà khắc bài thơ luật: Trăm dòng triều cuộn ngập mênh mông Bát ngát trời xanh, núi trập trùng Chợt nghĩ tâm hùng nâng trí tuệ Tầm xa, khiêm tốn, vững tâm đồng Quân hùng tề chỉnh kinh thành Bắc Khói lặng yên bình chốn biển Đông Non nước Thiên Nam còn mãi đó Chính thời chỉnh võ dựng văn phong”. “Trăm dòng triều cuộn ngập mênh mông” là khí thế  sôi sục hào hùng,  cuồn cuộn như  nước triều dâng của bách tính con dân trăm họ, nước Nam ta  cũng cần phải sở  hữu một đội quân binh hùng tướng mạnh thì thế  nước mới   vững bền. Riêng về mặt thủy quân, vua Lê Thánh Tông đã có đến 7 lần dàn binh  bố  trận trên khắp các con sông khác nhau. Từ  Trung Hư, Thường Sơn Xà, Mãn  Thiên Tình cho đến Nhạn Hà, Liên Châu, Ngư  Đội, Tam Tài, Thất Ngôn, Yển  Nguyệt, trải dài suốt khúc Giao Thủy trên sông Hồng tới con sông Bạch Đằng   ngàn năm dội sóng. Lịch sử  Việt Nam chưa từng có vị  vua nào lại chú trọng   thủy quân đến như vậy, đủ thấy đằng sau đó là cả  một hệ  tư tưởng và dụng ý  lớn lao Từ những giá trị và tư tưởng lớn lao ấy, phải khẳng định rằng bài thơ cổ  không đơn thuần là giây phút tức cảnh sinh tình của nhà vua mà hơn hết do là  bản tuyên ngôn độc lập, tuyên ngôn hòa bình vững chãi về  một thời kì hưng  thịnh, phát triển văn hóa, văn minh, văn hiến của đất nước. Không những sở  hữu vẻ  đẹp ky vi ma thiên nhiên ban tặng, núi Bài Thơ  còn mang trong mình những ý nghĩa lịch sử  to lớn của quân và dân ta một thời   hào hùng dân tộc. Từ ngàn xưa, thế hệ cha ông đã bao đời gìn giữ tạo dựng cơ  đồ lừng lẫy dưới khoảng trời Đông Á. Từng tấc đất trên núi cao, mỗi con nước   hòa trong đại dương xanh đều thấm nhuần tinh thần hào kiệt. Đông qua xuân tới, vạn vật có thể đổi thay, những nét chữ khắc trên vách  đá có thể bị mưa nắng sói mòn nhưng giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại nơi bài  thơ  cổ  vẫn và sẽ  mãi luôn ngời sáng. Tư  tưởng của vua Lê Thánh Tông mang 
  4. sức lan tỏa rộng rãi, bố cáo cho thiên hạ bốn phương nước Việt Nam là dải đất   gấm hoa của dân tộc Việt. Đó là điều bất biến, dù là ở bất kì thời đại nào! TÀI LIỆU 2: Núi Bài Thơ thuở xưa có tên núi Rọi Đèn, tên chữ là Truyền Đăng Sơn.  Tương truyền rằng, ngày xưa lính thú gác trên núi hễ có giặc giã đến thì đốt lửa   báo về kinh thành. Từ đó xuất hiện tên núi Truyền Đăng. Năm 1468, vào dịp mùa xuân, năm Quang Thuận thứ 9, đời vua Lê Thánh  Tông, cháu nội của Lê Lợi, đưa quân đi tuần  ở  vùng biển Đông Bắc, có dừng   thuyền  ở  chân núi Truyền Đăng, phía giáp với Vịnh Hạ  Long, để  uống rượu  ngâm thơ. Xúc động trước cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên, nhà thơ ­   nhà vua Lê Thánh Tông đã cho khắc một bài thơ lên vách đá tạm dịch ý như sau: Nước lớn mênh mông, trăm sông chầu vào Núi non, la liệt rải rác như quân cờ, vách đá liền trời Có tráng trí, nhưng lúc mới dựng nghiệp vẫn theo người, như quẻ Hàm hào cửu tam (đã định) Nay một tay mặc sức tung hoành, quyền uy như thần gió Phía bắc, bọn giặc giã như hùm beo đã dẹp yên Vùng biển phía đông, khói chiến tranh đã tắt Muôn thuở trời Nam, non sông bền vững Bây giờ chính là lúc giảm việc võ, tu sửa việc văn. Bài thơ  này được khắc trên một vách đá khá phẳng, cách mặt đất chừng  2,5m, gồm 56 chữ Hán, khắc liền một mạch, không phân câu như hiện nay chép   lại. Trong 56 chữ trên có 21 chữ đã mờ hẳn, không thể đọc nổi, những chữ còn   lại rất mờ. Trước phần thơ  có phần lạc khoản (đề  tựa) gồm 49 chữ, cũng bị  phân hóa gần như  hoàn toàn. May mắn, bài thơ  trên có chép trong thư  tịch cổ,   nên đó chính là chỗ dựa của các nhà nghiên cứu. 261 năm sau, vào năm 1729 chúa An Đô Vương Trịnh Cương, một nhà thơ  có tiếng thời Lê ­ Trịnh, cũng đem quân đi tuần qua đây. Ông cho đóng quân đồn  trú dưới chân núi Truyền Đăng. Đọc thấy bài thơ của vua Lê Thánh Tông, chúa  Trịnh bèn họa lại bằng một bài thất ngôn bát cú, lấy theo vần "yên" của bài   trước, dùng lại 4 chữ "thiên" "quyền" "yêu" "niên" trong bài của Lê Thánh Tông.  Bản dịch của Hà Minh bài thơ họa của Trịnh Cương: Biển rộng mênh mang, nước dâng đầy Núi chìm xuống nước, nước tràn mây
  5. Bàn tay tạo hóa sao khéo dựng Cảnh đẹp thần tiên một chốn này. Mùi tanh giặc thác còn đâu đó Cỏ hoa sương khói vẫn còn đây Ba quân tướng sĩ đều vui vẻ Bữa tiệc biển khơi chén rượu đầy. Bài thơ của Trịnh Cương được khắc theo lối chữ hành, trên một vách đá  nghiêng xuống đất, nên tránh được hủy hoại của nước mưa, đến nay còn rõ   nguyên, rất dễ đọc. Đến đầu thế kỷ 20 nhiều tao nhân, mặc khách đi du ngoạn vùng Hạ Long,  gặp bài thơ này lại cho khắc 7 bài thơ nữa, có bài chữ Hán, có bài chữ Quốc ngữ  trên những vách đá lân cận. Tổng số bây giờ có chín bài thơ còn lưu truyền trên   vách đá. TÀI LIỆU 3: Một số nhà Hán Nôm vẫn luôn đi tìm ánh sáng, chân lý của người xưa.  Các nhà Hán Nôm đầy tâm huyết với thơ Lê Thánh Tông, có kinh nghiệm và kỹ  thuật phục chế với lòng nhiệt tình, nhẫn nại, có trí tuệ đã vượt mọi khó khăn để  phục hồi chuẩn xác nguyên tác bài thơ từ bản dập nguyên tác trên vách đá với  đúng mẫu chữ và kích cỡ chữ... 1­PHIÊN ÂM :  “Quang Thuận cửu niên, xuất nhị nguyệt dư, thân xuất lục sư duyệt vô vu  Bạch Đằng giang thượng, thị nhật phong hoà, cảnh lệ hải bất dương ba, nãi  phiếm Hoàng Hải tuần An Bang trú lục sư vu Truyền Đăng sơn hạ, ma thạch  nhất luật vân”:  Cự tẩm uông dương triều bách xuyên Loạn sơn kỳ bố bích liên thiên Tráng tâm sơ cảm hàm tam cổ Tín thủ giao đề tốn nhị quyền Thần Bắc khu cơ sâm hổ lữ
  6. Hải đông phong toại tức lang yên Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại Chính trị tu văn yển vũ niên ( Vũ Anh Tuấn phiên âm 5­2012) GHI CHÚ : Bản nguyên tác thơ Lê Thánh Tông khắc trên vách núi đá có hai phần  văn và thơ. Bản đó khác hẳn với các bản thơ văn đang lưu hành đến tháng 2­ 2102, sự sai lệch như sau : A­ PHẦN VĂN : 1­Không có 4 chữ : “Đề truyền đăng sơn”  2­ Không phải bốn chữ : “Thân xuất lục quân” mà là bốn chữ” Thân xuất lục  sư” chữ “xuât” nghĩa là”dẫn” khác chữ “xuất” nghĩa là “ra”.     3­ Không phải chữ “Trú sư” mà là “Trú lục sư” 4­Cuối cùng là “Ma thạch nhất luật vân” không có chữ “Đề thơ” 5­ Chữ Bạch Đằng giang trong đó chữ đằng dưới là chữ thuỷ không phải chữ  mã. 6­ Chữ “Thị nhật” chứ không phải “Thử thật” B­ PHẦN THƠ : 1­Câu đầu chữ “Triều” có 3 chấm thuỷ, nghĩa là nước thuỷ triều, chứ không  phải chữ triều không có chấm thuỷ ngihĩa là chầu về. 2­ Câu hai chữ : “Kỳ bố “ có chữ “Mộc” ở dưới không phải chữ “thạch” 3­ Câu 6,  chữ “tức lang yên” chữ “Tức” không có bộ hoả bên cạnh. 4­ Và cuối bài thơ không có 5 chữ “Thiên nam động chủ đề”. 5­ Bản khắc đá của Viện Hán Nôm bên dưới  “                                                             
  7. ­ Câu 1 chữ “Triều bách xuyên” chứ không phải “ Triều thạch xuyên” ­ Câu 5 chữ  “sâm hổ lữ” chứ không phải”Lâm hổ lữ” 6­ Câu 6, chữ “Phong toại” chữ phong có bộ “Hoả” bên cạnh chứ không phải bộ  “Sơn” ( Vũ Anh Tuấn đã đối chiếu giữa bản mới phục chế trên vách núi chuẩn xác và  các bản trên sách báo đang lưu hành đến trước tháng 2­2012)   C­ PHẦN DỊCH :  a/­ Câu đầu chữ “Triều” là nước triều dâng có hàng trăm dòng cuồn cuộn. b/­ Câu hai, chũ “Kỳ bố” là như quân cờ. c/­ Câu ba, chữ “Hàm tam cổ” là hàm thứ 3 quẻ  hàm là hào cương dương muốn  vượt lên nhưng vẫn biết nghe lời người trên. d/­ Câu bốn, chữ” Tốn nhị quyền” là hào thứ hai quẻ tốn bày tỏ sự cung kính  khiêm tốn có lòng thành chứ không phải giả dối. e/­Câu tám, Chữ “ tu văn yển vũ” ở đây dịch là gìn võ hoặc là điều chỉnh võ hoặc  là sắp xếp võ vì võ ta đang mạnh cần xây dưng nền văn trị cho hài hoà cả võ và  văn phát triển mạnh mẽ. 2­ PHẦN DỊCH NGHĨA: Tháng 2 mùa xuân năm Quang Thuận thứ 9 (1468) ta thân đem 6 quân thao diễn  quân sự trên sông Bạch Đằng. Nhưng ngày đó gió hoà, cảnh đẹp biễn không nổi  sóng, bèn lướt thuyền trên biên Hoàng Hải đi tuần du An Bang đến đóng quân  dưới núi Truyền Đăng. Mài vách núi có thơ như sau :: Trăm dòng triều dâng sóng cuộn mệnh mông, Non xanh núi biếc như những quân cờ thăm thẳm liền với trời mây, Lòng trai chợt nghĩ như hào thứ ba quẻ hàm( là hào cương dương, muốn vượt  lên nhưng vẫn lắng nghe lời người trên). Tấm suy nghĩ xa như hào thứ hai quẻ tốn (là tỏ sự cung kính với tấm lòng thành,  chứ không phải giả dối xu nịnh) Quanh chốn kinh Bắc, nơi then chốt có đội quân mạnh như mãnh hổ chốt giữ.
  8. Chốn Hải Đông khói báo hiệu giặc dã cũng tắt ngấm,sóng yên biển lặng đất  trời yên ả. Cõi trời Nam từ xa xưa cho đến bây giờ núi sông vẫn còn đó. Lúc này là lúc lo sắp xếp việc võ, xây dựng nền văn trị tính kế sách hưng thịnh  quốc gia lâu dài bền vững ( Vũ Anh Tuấn dich) 3­ PHẦN DICH THƠ :   Trăm dòng triều cuộn sóng đầy vơi, Bát ngát non xanh thắm sắc trời. Chí lớn lắng nghe lời nhắn nhủ Tầm xa khiêm tốn vững xây đời . Binh hùng tướng giỏi quanh ngôi báu, Khói lụi yên hàn chốn biển khơi Vạn thuở trời nam non nước đó  Dựng văn gìn võ khúc đương thời. 4­ DỊCH THEO THỂ LỤC BÁT : Trăm dòng sóng cuộn triều dâng Non xanh núi biếc trập trùng trời mây Lắng nghe trí lớn dựng xây Tầm xa khiêm tốn ra tay vững vàng Quân hùng thành Bắc hiên ngang, Hải đông khói lụi lửa tàn sóng yên Vững bền non nuóc Rồng Tiên Dựng văn chỉnh võ xây nền từ nay. TÀI LIỆU 4: Trong nguyên tác, bài thơ không có đầu đề, vì thế mỗi bản in có một đầu đề  khác nhau là điều dễ  hiểu, còn tác giả  thì đề  là Thiên Nam động chủ. Thiên   Nam động chủ là hiệu và bút danh của vua Lê Thánh Tông.
  9. Điều quan trọng nhất là câu thơ thứ 3 và 4, nên hiểu như thế nào, đặc biệt là  các chữ Hàm tam cổ và Tốn nhị quyền, gây ra nhiều tranh cãi. Ngay cả nhà văn  hoá lớn Hoàng Xuân Hãn và nhà Hán Nôm học lão thành Nguyễn Duyên Niên   cũng có những kiến giải khác nhau về  mấy chữ  này, mà về  sau, các nhà Hán   Nôm học khác không thừa nhận. Về ba chữ Hàm tam cổ, thì chữ cổ có nhiều nghĩa, có một nghiã là trống. Cổ  bề  thanh nguyệt tràng thành động (Trống tràng thành lung lay bóng nguyệt) do  đó có người hiểu Hàm tam cổ là vọng ba hồi trống, điều đó có cơ  sở  là cuộc  duyệt binh của vua Lê Thánh Tông mà ông có ghi trong lạc khoản ở đầu bài thơ.   Trong hội thảo khoa học về Cụm di tích núi Bài Thơ, với sự  tham gia của  nhiều chuyên gia đầu ngành của viện Văn học, viện Sử học, viện Hán Nôm, mà   tôi còn nhớ  có các vị  chủ  chốt như: Phan Huy Lê, Trần Quốc Vương, Nguyễn   Huệ   Chi…   thì Hàm   tam   cổ được   thống   nhất   hiểu   là hào   tam quẻ Hàm của Kinh Dịch. Quẻ Hàm có nghĩa là cảm và chữ cổ ở hào 3 là cái  bắp đùi. Tôi tra trong Kinh Dịch thì Lời Kinh của hào tam trong quẻ  Hàmnguyên  văn như  sau: “Hàm kì cổ  chấp tuỳ  kì, vãng lận” Nghĩa là, cảm lần thứ  3  ở   đùi (lần thứ  nhất  ở  ngón chân, lần thứ  2  ở  bụng chân), mà đùi muốn cử  động   được phải theo sự  điều hành của cơ  thể. Dó đó Tráng tâm sơ  cảm Hàm tam   cổ tôi   hiểu   là: Xưa   theo   người   khác   luôn   bền   chí.   Cũng   theo   mạch   tư   duy  của Kinh   Dịch,   có   người   hiểu Tốn   nhị   quyền là hào   nhị (2) quẻ   Tốn. Lẽ  thường của câu thơ luật là như thế, nhưng té ra lại không phải. Đây cũng là cái  rắc   rối   thứ   2   trong   việc   tìm   hiểu   câu   thơ   này.   Nếu   đọc hào   2   quẻ   Tốn trong Kinh Dịch, ta có nguyên văn Lời Kinh như  sau: “Tốn tại sàng hạ,   dụng xử vu phân nhược, cát! Vô cữu!” Nghĩa là “Nhún ở dưới giường, dùng   thày bói, thày cúng bời bời vậy. Tốt! Không lỗi!” Nội dung đó hoàn toàn xa lạ  với ý thơ  trong bài. Nhưng Tốn Nhị là “hai luồng gió chồng lên nhau, tức là   theo gió. Theo và chồng là trên dưới đều thuận”  Đó là lời giải của Trình Di  về quẻ  Thuần Tốn trong Kinh Dịch. Như  vậy Tốn Nhị không phải là hào 2   quẻ  Tốn mà là Thần Gió, có sức mạnh ghê gớm, tung hoành trong trời đất, gây  ra sấm sét mưa bão. Do đó Tín thủ dao đề Tốn Nhị quyền tôi hiểu là Giờ đã tung   hoành một chớp tay. Cách hiểu khác nhau dẫn đến cách dịch khác nhau đều xuất  phát từ hai câu thơ rất uyên bác và hiểm hóc này. Tôi nghĩ, đây là thực trạng của   nhà vua, trong quá trình củng cố  quyền lực, từ  lúc ban đầu phải theo người   khác để  giữ  yên tình thế, đến lúc trên dưới đều thuận, nên mình mới có thể 
  10. mạnh tay hành động lớn, để  làm những đại sự  cho quốc gia. Hai chữ Thần   Bắc và Hải Đông trong cặp đối rất chuẩn của câu luận cũng rất khó dịch cho  chuẩn về  âm tiết và ngữ  nghĩa. Thần Bắc là sao Bắc Đẩu, chỉ  bậc Đế  Chủ  là  nhà vua. Hải Đông thì uyên bác đến như  cụ  Đông Khê Nguyễn Hữu Tiến, cụ  Nguyễn Duyên Niên, còn hiểu là Biển Đông. Bây giờ thì ta thấy rõ cách hiểu này  là không có sức thuyết phục, vì không ai đốt củi  ở  biển Đông cả. Hải Đông  chính là tên một vùng đất rộng lớn ở trời Trần, Lê, trong đó có tỉnh Quảng Ninh   ngày nay, ở đây có trạm báo hiệu ­ truyền tin ­ về kinh thành Thăng Long, chính  là núi Truyền Đăng mà vua Lê đề thơ. Ngày xưa khi biên cương có giặc, người  lính biên phòng đốt trên ngọn quả  núi này, những cây gỗ  khô có phân chó sói,   khói bốc thẳng lên trời, để  kinh thành Thăng Long biết là giặc đã tràn vào biên  giới. Hải Đông đã tắt khói lang bay là đã tắt ngọn lửa hiệu báo có chiến tranh   xâm lược. Hai câu kết, thì Yển vũ tu văn là một thành ngữ, chỉ  chiến lược của  nhà cầm quyền ở thời bình, trong việc cân đối hài hoà giữa việc phát triển kinh  tế, văn hoá, bang giao, giáo dục, ý tế,… (đều gọi tắt là Văn) với việc xây dựng  lực lượng quân sự (Vũ) thế nào cho hợp lí, đủ để bảo vệ Tổ quốc mà không quá   đà…   Do   đó   dịch   là tăng   văn   giảm   võ xem   ra   không   ổn,   hoặc giảm   binh   nhung cũng không lột hết được cái ngụ ý của chiến lược quân sự thời bình của   nhà vua, nên tôi nghĩ, tốt nhất là nên giữ nguyên thành ngữ đó, không dịch. Chính   thị là chính lúc này, chỉ thời gian, vậy chữ niên không nên hiểu là năm nghĩa là  thời  gian, mà hiểu theo nghĩa thứ  2 của chữ  này, là được mùa, là làm được   cái việc ấy (theo Từ điển). Do đó tôi hiểu: Yển vũ tu văn dựng Nước này. Đây là  lối dịch thoát theo ý tưởng của cả bài thơ mà tôi nghĩ là đúng với dụng ý của tác  giả. Chính vì lẽ  đó, Hội thảo khoa học 1992 xác nhận là: “Bài thơ  là một bản   Tuyên ngôn độc lập về toàn vẹn của chủ  quyền lãnh thổ  của quốc gia Đại   Việt, đồng thời là ý chí quyết tâm xây dựng một đất nước hoà bình, cường   thịnh và bền vững ở thời Lê. (dẫn theo tập sách kỉ yếu Hội thảo đã xuất bản). Vua Lê Thánh Tông viết bài thơ này năm ông 26 tuổi, sau 8 năm ở ngôi vua,   cho thấy bản lĩnh lớn, tầm chiến lược xa rộng và tầm văn hoá rất cao, thể hiện   sức mạnh vượt trội của một nhà nước đang phát triển trong hoà bình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2