ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ<br />
--------------<br />
<br />
VÕ PHAN HOÀNG LINH<br />
<br />
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ<br />
GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ<br />
QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG<br />
Mã số : 60.34.02.01<br />
<br />
Đà Nẵng - Năm 2018<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÀNH ĐẠT<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Nguyễn Ngọc Ânh<br />
<br />
Phản biện 2: TS. Lê Công Toàn<br />
<br />
Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt<br />
nghiệp Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng họp tại Trường Đại Học<br />
Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 03 tháng 02 năm 2018<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
<br />
- Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thuế trong nền kinh tế không chỉ là công cụ để đảm bảo nguồn<br />
thu chủ yếu cho NSNN mà còn là công cụ quan trọng để Nhà nước<br />
quản lý, điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải<br />
luôn quan tâm đến công tác quản lý thuế. Trong hệ thống chính sách<br />
thuế hiện hành ở Việt Nam, thuế GTGT đóng vai trò quan trọng<br />
trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, có tác dụng điều tiết thu nhập<br />
của tổ chức cá nhân tiêu dùng hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT.<br />
Theo tính toán của Bộ Tài chính, thuế GTGT chiếm khoảng 27%28% tổng thu từ thuế và là mức thu cao nhất trong các sắc thuế, trên<br />
cả thuế TNCN, TNDN. Tuy nhiên, công tác quản lý thuế GTGT thời<br />
gian qua ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định. .<br />
Công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói<br />
riêng là một trong những công tác đáng được quan tâm hàng đầu của<br />
Chi cục thuế quận Cẩm Lệ. Việc đi sâu nghiên cứu công tác quản lý<br />
thu thuế GTGT sẽ góp phần làm lành mạnh hoá hoạt động tài chính,<br />
đầu tư và tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách thuế. Với<br />
lý do đó, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT tại<br />
Chi cục Thuế quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” có ý nghĩa thiết<br />
thực cả về lý luận và thực tiễn để làm Luận văn tốt nghiệp của mình.<br />
2.Mục tiêu của đề tài<br />
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thuế GTGT, nội<br />
dung quản lý thuế GTGT; Phân tích được những hạn chế trong công<br />
tác quản lý thuế GTGT đối với các DN tại Chi cục thuế quận Cẩm<br />
Lệ; Trên cơ sở phân tích, đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn<br />
thiện công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế quận Cẩm Lệ<br />
trong thời gian đến.<br />
<br />
2<br />
3.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thuế GTGT.<br />
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung phân tích, đánh giá công<br />
tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế quận Cẩm Lệ từ năm 20122016.<br />
4.Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp; phương pháp hệ thống<br />
hóa lý thuyết; phương pháp thu thập và phân tích số liệu; phương<br />
pháp chuyên gia tham khảo các ý kiến của những cán bộ làm công<br />
tác chuyên môn; phương pháp diễn dịch và quy nạp.<br />
5.Bố cục của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ<br />
lục, đề tài được chia làm các chương như sau:<br />
Chương I: Cơ sở lý luận về Thuế GTGT và quản lý thuế GTGT<br />
Chương II: Thực trạng công tác quản lý Thuế GTGT tại Chi cục<br />
Thuế quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng<br />
Chương III: Khuyến nghị hoàn thiện công tác quản lý Thuế<br />
GTGT.<br />
6.Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br />
Vấn đề quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng<br />
được nhiều nhà khoa học và các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu.<br />
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và<br />
trực tiếp về quản lý thuế GTGT tại quận Cẩm Lệ.<br />
<br />
3<br />
CHƢƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT<br />
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG<br />
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Thuế giá trị gia<br />
tăng<br />
a.Khái niệm Thuế giá trị gia tăng<br />
Thuế GTGT là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng<br />
hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu<br />
dùng và được thu ở khâu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.<br />
b.Đặc điểm của Thuế giá trị gia tăng<br />
- Thuế giá trị gia tăng có đối tượng chịu thuế rất lớn.<br />
- Là một loại thuế gián thu.<br />
- Là một loại thuế có tính trung lập cao.<br />
c. Vai trò của Thuế giá trị gia tăng<br />
- Thuế GTGT là công cụ quan trọng để thực hiện chức năng<br />
quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế.<br />
- Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của NSNN.<br />
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, xuất khẩu, thúc đẩy<br />
sản xuất kinh doanh, chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất.<br />
- Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.<br />
- Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán, sử dụng hóa đơn, chứng<br />
từ và thanh toán qua ngân hàng.<br />
1.1.2. Các yếu tố cơ bản về Thuế giá trị gia tăng<br />
a.Đối tượng chịu Thuế GTGT và người nộp thuế GTGT<br />
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản<br />
xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở trong nước (bao gồm cả hàng hóa,<br />
dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng<br />
không chịu thuế GTGT theo quy định hiện hành.<br />
<br />