intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Chia sẻ: Mai Thị Hải Yến | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

278
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận văn trình bày một số khái niệm về giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức, giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định bắt buộc về hình thức. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

  1.                                                  VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Khoa Luật ­­­­­­­­ BÀI TẬP LUẬT DÂN SỰ HỌ VÀ TÊN: MAI THỊ HẢI YẾN NGÀY THÁNG NĂM SINH: 19/08/1998 Đề tài: Phân tích các quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Cho ví dụ minh họa 1
  2. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU    Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân, hộ  gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vụ dân sự nhằm thỏa mãn các nhu   cầu trong sinh hoạt tiêu dùng và trong sản xuất kinh doanh. Giao dịch dân sự càng có ý nghĩa  quan trọng trong điều kiện của nền kinh tế  thị  trường định hướng XHCN  ở  nước ta trong   giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy một giao dịch để được coi là có hiệu lực cần đảm bảo   được các yếu tố: người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung   giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người tham gia   giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp pháp luật quy định thì  hình thức giao dịch cũng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Tuy nhiên, phần lớn  dân số Việt Nam đều không trang bị  cho mình đầy đủ  kiến thức về  luật pháp dấn đến tình   trạng các giao dịch bị  vô hiệu vẫn thường xuyên xảy ra. Trong số  đó, giao dịch dân sự  vô   hiệu do không tuân thủ  quy định về  hình thức chiểm tỉ  lệ  không hề  nhỏ. Mặc dù điều này  được quy đinh rất rõ trong pháp luật, nhưng do sự thiếu hiểu biết của mọi người đã dẫn đến  các tranh chấp, kiện tụng, gây  ảnh hưởng về  tài sản và cả  tình cảm giữa các bên tham gia.   Nhận thấy điều này, em đã quyết định tìm hiểu đề tài: “Giao dịch dân sự vô hiệu do không   tuân thủ quy  định về hình thức” I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN: 1. Giao dịch dân sự: 1.1. Khái niệm:  Theo điều 116 của BLDS ( 2015) : “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí   đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ  dân sự.” Giao dịch dân  sự  là một sư  kiện pháp lí dưới dạng hành vi pháp lí ( hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa   phương – một bên hoặc nhiều bên ) làm phát sinh hậu quả của pháp lí. 1.2 Đặc điểm của giao dịch dân sự:          Giao dịch dân sự có những đặc điểm sau: ­ Giao dịch dân sự phải thể hiện được ý chí của các bên tham gia. ­ Các bên tham gia giao dịch phải tự nguyện. ­ Chế tài trong giao dịch dân sự mang tính chất bắt buộc nhưng cũng rất linh hoạt.­ Nội dung  của giao dịch không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. 3
  4. 1.3 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:.  Bên cạnh nguyên tắc tôn trọng quyền tự  do thoả thuận của các bên trong giao dịch thì   pháp luật cũng đặt ra một số những yêu cầu tối thiểu buộc các chủ  thể phải tuân thủ  theo ­   đó là các điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Chỉ  những giao dịch hợp pháp mới làm phát   sinh quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao dịch. Mọi cam kết, thoả thuận hợp pháp có   hiệu lực bắt buộc đối với các bên và được pháp luật bảo hộ. Các điều kiện có hiệu lực của   giao dịch được quy định tại Điều 117 BLDS. Đó là: ­ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự  được xác lập. ­ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện ­ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự  không vi phạm điều cấm của luật, không trái  đạo đức xã hội. ­ Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường   hợp luật có quy định. 2. Giao dịch dân sự vô hiệu: 2.1. Khái niệm:  Điều 122 BLDS quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu là các giao dịch không có một trong  các điều kiện được quy định tại điều 117 BLDS.” điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Điều 117 BLDS. Đó là: ­ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự  được xác lập. ­ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện ­ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự  không vi phạm điều cấm của luật, không trái  đạo đức xã hội. ­ Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường   hợp luật có quy định.           Như vậy những giao dịch dân sự nếu vi phạm 1 trong 4 điều kiện nêu trên thì bị coi là   vô hiệu. 4
  5.  2.2 Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu    : * Căn cứ theo mức độ vô hiệu, chia làm 2 loại: ­ Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối :           Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối xảy ra khi toàn bộ nội dung của giao dịch dân sự đó  vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc một trong các bên tham gia giao  dịch đó không có quyền xác lập giao dịch dân sự. ­ Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối :           Giao dịch vô hiệu từng phần là giao dịch mà trong đó chỉ có 1 phần hoặc một số phần   của giao dịch đó vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại. Khi đó  chỉ phần vô hiệu là không có hiệu lực, các phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành. * Căn cứ theo tính chất, chia làm 2 loại:  ­ Giao dịch dân sự  vô hiệu tuyệt đối: là những giao dịch dân sự  vi phạm những quy tắc  pháp lý có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chung của cộng đồng.           Giao dịch dân sự  do giả  tạo, giao dịch dân sự  có nội dung và mục đích trái với pháp  luật và đạo đức xã hội, giao dịch dân sự không tuân theo hình thức luật định bị coi là giao dịch  dân sự vô hiệu tuyệt đối ­ thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không  hạn chế. Một giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu tuyệt đối trong các trường hợp sau:  + Khi vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức của xã hội (Điều 123 BLDS   năm 2015). + Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc nhằm   trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba (Điều 124 BLDS năm 2015).  +  Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ theo các quy định bắt buộc của pháp luật (Điều   129 BLDS năm 2015). ­ Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối: là những giao dịch dân sự vi phạm một trong những  quy tắc pháp lý có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một chủ thể xác định (cá  nhân, pháp nhân,…) ­ Giao dịch dân sự  được giao kết do nhầm lẫn, đe doạ, lừa dối, do người chưa thành niên,   người bị mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự thiết lập là giao dịch dân sự vô hiệu tương   5
  6. đối ­ thời hạn yêu cầu xem xét hiệu lực của giao dịch dân sự đó là một năm kể từ ngày giao   dịch dân sự được xác lập. Giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu tương đối trong các trường hợp:  + Khi giao dịch được xác lập bởi người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,   người khó khăn trong nhận thức và làm chủ  hành vi, người bị  hạn chế năng lực hành vi dân  sự (Điều 125 BLDS năm 2015). + Khi giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn (Điều 126 BLDS năm 2015). + Khi một bên chủ thể tham gia xác lập giao dịch do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép (Điều 127   BLDS năm 2015). + Khi người xác lập giao dịch đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch tại thời   điểm không nhận thức được hành vi của mình (Điều 128 BLDS năm 2015). II. GIAO DỊCH DÂN SỰ  VÔ HIỆU DO KHÔNG TUÂN THỦ  QUY ĐỊNH VỀ  HÌNH   THỨC 1. Hình thức của giao dịch dân sự             Hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch. Thông   qua phương tiện này bên đối tác cũng như người thứ ba có thể biết được nội dung của giao   dịch đã xác lập. Hình thức của giao dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng dân sự.  Nó là chứng cứ  xác nhận các quan hệ  đã, đang tồn tại giữa các bên, qua đó xác định trách  nhiệm dân sự khi có hành vi vi phạm xảy ra.            Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi  cụ thể. Người xác lập giao dịch có quyền lựa chọn hình thức của giao dịch đó. Chỉ trong một   số trường hợp đặc biệt thì pháp luật mới có yêu cầu về hình thức buộc các chủ thể phải tuân   thủ  theo (yêu cầu phải lập thành văn bản, phải có chứng nhận, chứng thực, đăng kí, xin   phép). Trong trường hợp pháp luật có quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn  bản, phải được công chứng nhà nước chứng nhận, được chứng thực, đăng kí hoặc phải xin   phép thì phải tuân theo các quy định đó (khoản 2 Điều 117 và khoản 2 điều 119 BLDS năm   2015). ­ Hình thức bằng lời nói: Hình thức bằng lời nói được coi là hình thức phổ biến nhất trong  xã hội hiện nay mặc dù hình thức này có độ  xác thực thấp nhất. Hình thức miệng thường  được áp dụng đối với các giao dịch được thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau đó (mua bán   trao tay) hoặc giữa các chủ  thể  có quan hệ  mật thiết, tin cậy, giúp đỡ  lẫn nhau (bạn bè,  6
  7. người thân cho vay, mượn tài sản...). Nhưng cũng có trường hợp giao dịch dân sự  nếu được   thể hiện bằng hình thức bằng lời nói phải bảo đảm tuân thủ những điều kiện luật định mới   có giá trị (di chúc miệng ­ Điều 629, Điều 630 BLDS năm 2015). ­ Hình thức văn bản: + Văn bản thường: Được áp dụng trong trường hợp các bên tham gia giao dịch dân sự thoả  thuận hoặc pháp luật quy định giao dịch phải thể  hiện bằng hình thức văn bản. Nội dung   giao dịch được thể  hiện trên văn bản có chữ  kí xác nhận của các chủ  thể  cho nên hình thức  này là chứng cứ  xác định chủ  thể  đã tham gia vào một giao dịch dân sự  rõ ràng hơn so với  trường hợp giao dịch được thể hiện bằng lời nói. + Văn bản có công chứng chứng nhận, uỷ  ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng  thực: Được áp dụng trong những trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự  bắt buộc  phải được lập thành văn bản hoặc các bên có thoả  thuận phải có chứng nhận, chứng thực,  đăng kí hoặc xin phép thì khi xác lập giao dịch các bên phải tuân thủ  hình thức, thủ  tục đó   (mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất...). ­ Hình thức giao dịch bằng hành vi:  Giao dịch dân sự có thể được xác lập thông qua những   hành vi nhất định theo quy ước định trước. Ví dụ: Mua nước ngọt bằng máy tự  động, chụp  ảnh bằng máy tự  động, gọi điện thoại tự  động… Đây là hình thức giản tiện nhất của giao   dịch. Giao dịch có thể được xác lập thông qua hình thức này mà không nhất thiết phải có sự  hiện diện đồng thời của tất cả các bên tại nơi giao kết. Hình thức này càng ngày càng trở nên   phổ biến, nhất là tại những quốc gia có nền công nghiệp tự động hoá phát triển.               Tuỳ theo tính chất của đối tượng giao dịch và nhu cầu quản lý của nhà nước mà pháp   luật dân sự có những yêu cầu khác nhau về hình thức của giao dịch. Đối với các giao dịch đáp   ứng cho nhu cầu vật chất và tinh thần hàng ngày của cuộc sống và thông thường giá trị  tài  sản không lớn thì chỉ  cần các bên thể  hiện bằng lời nói, có sự  tự  nguyện, thống nhất ý chí   của các bên là giao dịch đó có hiệu lực. Tuy nhiên, có loại giao dịch không đòi hỏi phải có sự  thống nhất ý chí của hai bên mà chỉ cần 1 bên bày tỏ ý chí bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ  thể ví dụ như viết di chúc. Song có những loại giao dịch pháp luật bắt buộc hai bên phải thể  hiện bằng văn bản và còn có trường hợp phải có công chứng, chứng thực của cơ  quan có  thẩm quyền. Theo quy định tại khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hình  thức giao dịch dân sự  là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có   quy định” thì chỉ trong những trường hợp có quy định của pháp luật về loại giao dịch nào đó   phải tuân theo những hình thức nhất định và hình thức đó là điều kiện có hiệu lực của giao   dịch thì hình thức của giao dịch mới trở  thành một điều kiện bắt buộc để  giao dịch đó có  hiệu lực. 7
  8. 2. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định bắt buộc về hình thức           Điều 126 BLDS  năm 2015 quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự  là điều kiện có hiệu lực   của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án,   cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về  hình   thức của giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch đó  vô hiệu.”           Điều 119 BLDS năm 2015 quy định: “Giao dịch dân sự có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân   sự  thông qua phương tiện điện tử  dưới hình thức thông điệp dữ  liệu được coi là giao dịch   bằng văn bản.”           Có thể thấy, hình thức phổ biến nhất trong giao dịch dân sự là giao dịch bằng lời nói.   Trong thực tế  loại giao dịch này được thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau đó, thường áp   dụng với những tài sản có giá trị không lớn.            Hình thức giao dịch bằng văn bản thường áp dụng với những tài sản có giá trị lớn. Nội   dung của giao dịch được ghi rõ trong văn bản, có chữ kí của các bên tham gia. Trong trường  hợp pháp luật quy định phải có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng kí xin phép thì phải   tuân theo các quy định đó. Nếu xét về căn cứ pháp lí chặt chẽ trong giao dịch dân sự thì hình  thức bằng văn bản có giá trị pháp lí rất cao.           Hình thức giao dịch bằng hành vi là hình thức giao dịch thuận tiện nhất. Không nhất  thiết phải có sự hiện diện đồng thời của tất cả các bên giao kết.           Theo nguyên tắc chung thì các chủ  thể được tự  do lựa chọn hình thức của giao dịch.   Chỉ những giao dịch pháp luật quy định bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản, phải có chứng   thực, chứng nhận, đăng kí hoặc xin phép mà các bên không tuân thủ  quy định này mới bị  vô  hiệu. Khi các bên không tuân thủ các quy định này và có yêu cầu của một hoặc các bên thì toà   án xem xét và "buộc các bên thực hiện quy định về  hình thức của giao dịch trong một thời  hạn nhất định". Việc  ấn định thời hạn do toà án quyết định căn cứ  vào hoàn cảnh cụ  thể.   Việc buộc các bên phải thực hiện và đưa ra thời hạn thực hiện quy định về  hình thức của  giao dịch thuộc thẩm quyền và là nghĩa vụ  của toà án. Chỉ  khi các bên không thực hiện và   hoàn tất các quy định về hình thức của giao dịch trong thời hạn do toà án quyết định thì giao   dịch mới vô hiệu. Bên có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu phải bồi thường thiệt hại. 8
  9.            Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định điều kiện về hình thức của giao dịch nói chung   và hợp đồng nói riêng đã khác trước rất nhiều. Ngoài việc sửa đổi có tính chất kỹ thuật như  bỏ bớt các chữ, câu, ý thừa thì về nội dung thì đã có những tư tưởng mới được thể hiện trong   các điều quy định chung về giao dịch và quy định ở phần hợp đồng. Để  hiểu đúng quy định   của pháp luật không được xem xét tách rời giữa các điều luật với nhau, giữa các quy định  chung với các quy định trong từng chế  định cụ  thể. Tuy những quy định về  hình thức của  giao dịch dân sự đã khá rõ ràng và hợp lý nhưng cũng không tránh khỏi thiếu sót như: các quy   định về hình thức còn nằm ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau làm cho người dân rất khó   tiếp cận và nắm bắt. Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu hiểu biết của người dân về kiến thức  pháp luật. Nhưng bên cạnh những sai phạm có thể gọi là vô ý thì cũng có những trường hợp  biết mà vẫn cố tình vi phạm để trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan nhà nước nhằm trục lợi   (như  hợp đồng mua bán bán đất không chứng thực trốn sự  kiểm soát của Nhà nước nhằm  trốn thuế) … nên những tranh chấp đáng tiếc xảy ra ngày càng phổ biến.  III. THỰC TRẠNG VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO KHÔNG TUÂN THỦ QUY   ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.               Hiện nay, quá trình thực hiện Bộ luật Dân sự, bên cạnh những mặt tích cực, còn có   thực trạng là các tranh chấp về giao dịch dân sự vẫn có xu hướng gia tăng, trong đó các giao   dịch dân sự  vô hiệu do vi phạm về điều kiện có hiệu lực của giao dịch chiếm tỷ  lệ không   nhỏ, nhất là điều kiện về  mặt hình thức của giao dịch. Việc tuyên bố  giao dịch dân sự  vô   hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức và giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch dân  sự vô hiệu vẫn là vấn đề phức tạp nhất mà ngành Tòa án đang gặp phải. Có không ít vụ  án   đă được xét xử nhiều lần, với nhiều cấp xét xử khác nhau (kể cả cấp xét xử cao nhất là Hội  đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC)) nhưng cũng vẫn còn những thắc mắc,   vẫn có những quan điểm khác nhau, gây ra nhiều tranh luận phức tạp. Sau đây là ví dụ cụ thể  để thấy được vấn đề bức thiết trong việc xét xử các vụ việc về giao dịch vô hiệu do không   tuân thủ quy định về hình thức. Vụ việc : Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà. * Các bên tham gia vụ việc: ­ Nguyên đơn: Ông  Thắng ­ Bị đơn: Ông Nam ­ Vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam. * Tóm tắt nội dung vụ việc 9
  10. ­ Nội dung vụ việc: Ngày 15/08/1996, vợ  chồng ông Nam lập hợp đồng chuyển nhượng 50 m2  đất    cho ông  Thắng với giá 1 tỷ  đồng, nhận trước 500 triệu. Hai bên cam kết đến ngày 30/04/1997 ông  Thắng giao đủ số vàng còn lại sẽ làm giấy tờ sang tên, chi phí giấy tờ mỗi bên chịu một nửa.  Theo ông Thắng thì ông đã giao cho ông Nam nhiều lần, tổng cộng là 960 triệu đồng là đủ, vì  số đất thực tế ông nhận là 48 m2. Ngày 26/09/1996 ông Nam được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 80 m2 đất. Nhưng ông   Nam không chịu làm thủ tục tách hộ nên ông Thắng khởi kiện đến tòa án, yêu cầu ông Nam  hoàn tất thủ tục sang nhượng theo cam kết.  Về phía ông Nam cho rằng, ông Thắng mới giao cho ông 500 triệu nên ông không làm thủ tục  tách hộ  cho ông Thắng. Ông cho rằng ông Thắng đã vi phạm cam kết nên ông yêu cầu hủy   hợp đồng. Tại bản án sơ thẩm số 6/DSST ngày 15/04/1998, tòa án nhân dân huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam   quyết định: hủy hợp đồng sang nhượng quyền sử  dụng đất giữa Nam– Thắng. Buộc ông  Nam trả cho ông Thắng  500 triệu đồng , buộc ông Thắng giao lại cho ông Nam 48 m2 đất. Ngày 19/04/1998, ông Nam có đơn kháng cáo. Tại bản án phúc thẩm số  264/DSPT ngày 03/09/1998, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam quyết  định: hủy toàn bộ  hợp đồng sang nhượng quyền sử  dụng đất giữa ông Nam và ông Thắng,  ông Nam trả lại ông Thắng 960 triệu đồng. Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Thắng có nhiều đơn khiếu nại. Tại quyết định số 55/KN­DS ngày 22/04/1999, Phó Chánh Án tòa án nhân dân tối cao kháng  nghị bản án phúc thẩm nêu trên. Tại quyết định giám đốc thẩm số 31/GĐT­DS ngày 24/09/1999, tòa dân sự tòa án nhân dân tối  cao quyết định: hủy bản án phúc thẩm số 264/DSPT ngày 03/09/1998 của tòa án nhân dân tỉnh  Hà Nam xử  việc tranh chấp hợp đồng sang nhượng đất giữa ông Nguyễn Ngọc Thắng với  ông Phan Văn Nam. Giao hồ sơ vụ án về tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao nhận định việc ông Nam sang nhượng 48 m2   đất tại xã  An Đổ, huyện Phủ  Lý cho ông Thắng là hoàn toàn tự  nguyện. Trên thực tế, ông Thắng đã  10
  11. nhận đất để  canh tác. Do việc ông Nam không tách diện tích đất đã sang nhượng cho ông   Thắng nên xảy ra tranh chấp. Ông Thắng lại nói rằng đã trả đủ 960 triệu đồng nhưng chỉ có  lần đầu ghi biên nhận. Về  phía ông Nam cho rằng ông Thắng mới giao 500 triệu đồng. Số  còn lại ông Thắng chưa thanh toán. Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào lời khai của ông Thắng và các nhân chứng để  khẳng định   ông Nam đã nhận đủ  960 triệu đồng là chưa có căn cứ  chắc chắn. Tòa án cho rằng hai bên   không tiến hành làm thủ  tục sang nhượng và xác định hợp đồng   giữa Nam – Thắng là vô  hiệu. Vì vậy cần phải hủy bản án phúc thẩm để điều tra, đồng thời xác minh thêm về khoản tiền   ông Thắng đã giao cho ông Nam sau ngày 15/08/1996, nếu ông Thắng không chứng minh   được đã giao đủ tiền cho ông Nam thì ông Thắng thanh toán tiếp cho ông Nam tỷ lệ diện tích   đất còn lại theo thời giá. * Nhận xét về cách giải quyết của Tòa án:             Trước hết, ta nhận thấy ngay, giao dịch giữa ông Nam và ông Thắng là vô hiệu. Bởi   hai ông mới chỉ  làm hợp đồng viết tay mà không hề  chứng thực tại cơ  quan nhà nước có  thẩm quyền. Chính vì thế, Tòa nên căn cứ vào điều này trước tiên để  tuyên giao dịch dân sự  giữa hai ông là vô hiệu và yêu cầu ông Thắng trả lại phần đất đã giao dịch cho ông Nam.             Về số tiền mà ông Thắng đã giao thì mới chỉ lập biên nhận một lần. Cụ thể là trong   biên nhận ông Nam đã nhận được 500 triệu đồng . Vì vậy, Tòa nên yêu cầu ông Nam trả lại   500 triệu cho ông Thắng. Còn về số tiền 460 triệu đồng mà ông Thắng khai đã giao cho ông  Nam sau đó thì chưa đủ căn cứ. Vì vậy, nếu ông Thắng không có đủ bằng chứng chứng minh   về số tiền này thì coi như ông Thắng mới chỉ giao cho ông Nam 500 triệu đồng.            Xét thấy, trong giao dịch này, hai bên đều có lỗi vì không thực hiện đúng những quy   định bắt buộc về hình thức của giao dịch dân sự. chính vì thế, phần án phí sẽ  do cả  hai bên  trả. IV.KẾT LUẬN            Vụ việc nêu trên chỉ là một trong số rất nhiều các giao dịch dân sự vô hiệu do không   tuân thủ  quy định về hình thức. Thông qua đây, có thể thấy nguyên nhân chính dẫn đến tình  trạng này chính là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của một bộ phận lớn dân số Việt Nam.   Điều này đã dẫn đến những tranh chấp, kiện tụng không đáng có; làm cho trật tự  xã hội  không được  ổn định. Vì vậy, để  hạn chế  những tranh chấp đáng tiếc xảy ra, mỗi chúng ta   cần chủ động hơn trong công tác tìm hiểu pháp luật để có thể dễ dàng tham gia vào các giao  11
  12. dịch và đảm bảo cho những giao dịch ấy không trái các với quy định của pháp luật. Bên cạnh   đó, Nhà nước có thể nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân thông qua tuyên truyền, giáo  dục hay ban hành một văn bản riêng quy định những loại giao dịch có quy định về hình thức  nhằm giúp mọi người dễ tiếp cận hơn,…            Đối với những người “cầm cân nảy mực”, để  có thể  đưa ra những bản án vừa hợp   tình, vừa hợp lý thì đòi hỏi phải nắm vững các quy định của pháp luật, vận dụng chúng một  cách khéo léo, chính xác; làm việc thật công tâm, đúng với tinh thần cao quý của một nhà làm  luật. Không những vậy, các nhà làm luật cần phải không ngừng nâng cao kiến thức cũng như  nắm bắt những điểm mới của luật pháp.          Là một sinh viên Khoa Luật, em nhận thấy mình phải thật sự  cố  gắng, không ngừng   tìm tòi, trau dồi kiến thức để trước hết trở thành một sinh viên giỏi và sau này trở thành một  nhà làm luật có ích cho xã hội. 12
  13.            13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2