Đề tài: Hành vi tiêu dùng bền vững của cộng đồng dân tại thành phố Hồ Chí Minh - Điển cứu quận Bình Thạnh và quận Bình Tân
lượt xem 43
download
Đề tài "Hành vi tiêu dùng bền vững của cộng đồng dân tại thành phố Hồ Chí Minh - Điển cứu quận Bình Thạnh và quận Bình Tân" trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu và các hoạt động tiêu dùng bền vững trong và ngoài nước, nhận thức về các vấn đề môi trường, năng lượng và tiêu dùng bền vững của người dân, hành vi tiêu dùng bền vững của người,... Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Hành vi tiêu dùng bền vững của cộng đồng dân tại thành phố Hồ Chí Minh - Điển cứu quận Bình Thạnh và quận Bình Tân
- MỤC LỤC
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Đặc điểm nghề nghiệp theo giới tính………………………………………...18 Bảng 2: Đặc điểm nghề nghiệp theo nhóm tuổi……………………………………… 19 Bảng 3: Mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng……………………………… 20 Bảng 4: Trình độ học vấn cao nhất của đối tượng khảo sát…………………………..20 Bảng 5: So sánh về việc nghe nói về vấn đề biến đổi khí hậu………………………..23 Bảng 6: Các vấn đề ưu tiên của cộng đồng…………………………………………...24 Bảng 7: nhận thức về hành vi tiêu dùng sẽ làm giảm lượng khí thải nhà kính……….26 Bảng 8: Ý kiến của người dân về các hạng mục cần tiết kiệm trong gia đình theo nhóm lao động……………………………………………………………………………….28 Bảng 9: Yếu tố người dân quan tâm khi mua sản phẩm……………………………… 30 Bảng 10: Nhận định của người dân đối với vấn đề tiết kiệm…………………………32 Bảng 11: Hành vi tiết kiệm điện, nước của người dân theo nhóm nghề……………...35 Bảng 12: Hành vi tiết kiệm điện, nước của người dân theo giới……………………...35 Bảng 13: Phương tiện di chuyển hàng ngày của người dân…………………………..36 Bảng 14: Hành vi thực hiện tiêu thụ sản phẩm xanh xanh theo nhóm tuổi…………...37 Bảng 15: Hành vi thực hiện tiêu dùng xanh theo nhóm nghề………………………...38 Bảng 16: Động cơ thúc đẩy người dân tiêu dùng các sản phẩm xanh……..………… 40 Bảng 17: Khó khăn trong việc tiếp cận sản phẩm xanh của người dân……………… 40 Bảng 18: Tiêu chí mua thiết bị sinh hoạt trong thời gian tới của người dân theo nhóm nghề …………………………………………………………………………………..42 Bảng 19: Tiêu chí mua hàng hóa của người dân trong thời gian tớitheo nhóm nghề..44
- 1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Mục tiêu của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và vận động người dân thực hiện tiêu dùng bền vững. Về các phương pháp được sử dụng trong đề tài gồm thu thập dữ liệu thông tin định tính (dữ liệu thứ cấp, phỏng vấn sâu) và thu thập dữ liệu thông tin định lượng (phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 160 người dân của 2 quận Bình Tân và Bình Thạnh). Dữ liệu bảng hỏi được nhập bằng phần mềm SPSS. Phương pháp và xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả, chủ yếu là sử dụng tần số và giá trị trung bình. Những nội dung được thực hiện trong đề tài bao gồm tổng quan về tình hình nghiên cứu và các hoạt động tiêu dùng bền vững trong và ngoài nước; Nhận thức về các vấn đề môi trường, năng lượng và tiêu dùng bền vững của người dân; Hành vi tiêu dùng bền vững của người dân; những dự định tiêu dùng trong thời gian tới của người dân; Đánh giá các hoạt động tuyên truyền và thực hiện tiêu dùng bền vững tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và đề xuất các biện pháp, các phương thức nhằm nâng cao nhận thức và vận động người dân thực hiện Tiêu dùng bền vững.
- 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển của một quốc gia (đặc biệt là kinh tế) gắn liền với bảo vệ môi trường trên toàn Thế giới đã sớm được quan tâm. Vào năm 1980, thuật ngữ Phát triển bền vững đã chính thức xuất hiện trong ấn phẩm “ Chiến lược bảo tồn Thế giới” (của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế) và khái niệm Phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi hơn thông qua báo cáo Brundtland vào năm 1987 của Ủy ban Môi trường và phát triển Thế giới (nay là Ủy ban Brundtland) và hoạt động “Sản xuất và tiêu dùng bền vững” là phần quan trọng và khá được chú trọng. Cụ thể vào năm 1994, Hội thảo Tiêu dùng bền vững (diễn ra tại Oslo, Nauy) đã làm rõ hơn về vấn đề này. Theo đó, Tiêu dùng bền vững là cách thức sử dụng sản phẩm có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu chất độc hại và ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến nhu cầu thế hệ sau. Từ đó, chương trình Môi trường Liên hợp quốc và Tiến trình Marrakech (năm 2003) đã được hưởng ứng tích cực từ các quốc gia. Với bối cảnh về chính trị, kinh tế, xã hôi của mỗi quốc gia mà chương trình được áp dụng với nhiều cách thức khác nhau. Tính đến năm 2013 thì đã có trên 30 quốc gia thực hiện được Chương trình Quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững. Dẫn đầu trong các hoạt động này tại khu vực Đông Nam Á là Indonexia và Thái Lan. Tại Việt Nam, tốc độ phát triển kinh tế đạt 5,89 % (năm 2011) và 5,03 % (năm 2012) (theo Tổng Cục Thống kê), thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng khá cao trong khu vực. Tuy nhiên, sự phát triển hiện tại chưa đúng như định hướng theo Chương trình Nghi sự 21 của Việt Nam, nó đã làm tiêu hao đáng kể đến nguồn tài nguyên, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đây được coi là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng và kip thời đối với phát triển chung của quốc gia. Cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh, trong số 826 nguồn thải công nghiệp thì đã có đến 40% nguồn thải chỉ qua xử lí sơ bộ trước khi xả ra môi trường ( theo thống kê các nguồn thải công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh từ 2010 đến nay) và là một trong 10 thành phố bị ô nhiễm bụi cao nhất Thế giới ( theo báo cáo thường niên
- 1 của Ngân hàng Thế giới). Đi kèm với các nhân tố ảnh hưởng này, tiêu dùng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp là nguồn gốc của hầu hết các vấn đề môi trường gây nên bởi hoạt động của con người cũng như tạo ra nhiều vấn đề cho xã hội và tài chính (theo sách hướng dẫn “Tiêu dùng bền vững ở Châu Á). Nhưng hành vi “Tiêu dùng bền vững” còn khá xa lạ với hầu hết người dân, bên cạnh đó, nội dung Sản xuất và Tiêu dùng bền vững cũng chỉ mới được chú trọng và nhấn mạnh trong chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Để có thể sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, khắc phục và giảm thiểu tối đa hiện trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại một thành phố phát triển và đông dân như Thành phố Hồ Chí Minh, thì các giải pháp hướng tới Tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hiện tại là vấn đề đáng được quan tâm và ưu tiên từ các cơ quan quản lí, doanh nghiệp và cộng đồng. Thông qua lí do trên, nhóm tác giả đã quyết định chọn đề tài “Hành vi tiêu dùng bền vững của cộng đồng dân tại Thành phố Hồ Chí Minh Điển cứu quận Bình Thạnh và quận Bình Tân”. Với mong muốn đem lại cho mọi người có được cái nhìn tổng quát về nhận thức và hành vi tiêu dùng bền vững của người dân Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và vận động người dân thực hiện Tiêu dùng bền vững. Đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho những nhóm nghiên cứu có nhu cầu tìm hiểu về hành vi Tiêu dùng bền vững của người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Câu hỏi nghiên cứu 1. Nhóm người dân có học vấn cao hơn thì sẽ có nhận thức, hành vi về tiêu dùng bền vững cao hơn nhóm người có học vấn thấp? 2. Người dân có sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm xanh, sản phẩm tiết kiệm năng lượng không? 3. Động cơ nào thúc đẩy người dân tiêu dùng các sản phẩm xanh, sản phẩm tiết kiệm năng lượng? 4. Khó khăn nào khiến người dân không tiếp cận được với các sản phẩm xanh, sản phẩm tiết kiệm năng lượng?
- 1 5. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm của người dân trong thời gian tới như thế nào? 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Đã có nhiều các hoạt động về Sản xuất và tiêu dùng bền vững diễn ra trong bối cảnh quốc tế, các sự kiện liên quan chính có thể kể 1 sô chương trình như sau: 2.1.1. Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21) Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio, các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị đã thống nhất về quan điểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận thông qua tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc cơ bản về Phát triển bền vững và Chương trình Nghị sự 21, xác định các hành động cho sự phát triển bền vững của toàn thế giới trong thế kỷ thứ 21. Đây là những nguyên tắc chung nhất để các quốc gia có thể vận dụng vào việc xây dựng các nguyên tắc phát triển bền vững cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội và thể chế chính sách riêng của nước mình, sau Hội nghị này nhiều nước đã xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia. 2.1.2. Tiến trình Marrakech1 Tiến trình Marrakech được đề xuất nhằm tổ chức các cuộc hội thảo toàn cầu và khu vực diễn ra hàng năm, đưa ra các nhiệm vụ cụ thể về hoạt động và sản xuất và tiêu dùng bền vững. Trong khuôn khổ tiến trình này, cuộc họp các chuyên gia quốc tế lần thứ 2 được tổ chức tại Costa Rica năm 2005 và lần thứ 3 tại Stockholm tháng 6 năm 2007. Ủy ban Phát triển Bền vững hiện đang cân nhắc chương trình khung 10 năm này. Các cuộc họp của tiến trình Marrakech đã đề xuất với Ban Bí thư Liên Hợp Quốc nhằm chuẩn bị tài liệu về các vấn đề chính sách theo các yêu cầu của Ủy ban 1Bộ kế hoạch và đầu tư – Văn phòng Phát triển bền vững, Báo cáo Sản xuất và Tiêu dùng bền vững, ngày 29/7/2012.
- 1 Phát triển Bền vững, tập trung vào mô hình Sản xuất và Tiêu dùng bền vững. Đây được coi là một vấn đề xuyên suốt tại các kỳ họp trong khuôn khổ tiến trình Marrakech. Nội dung về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững trong phiên họp lần thứ 14 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu về biến đổi khí hậu tại Poznan, Ba Lan vào tháng 12 năm 2008 cũng tập trung vào vấn đề sử dụng năng lượng, tác động đến ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, chính sách và các biện pháp nhằm giảm các tác động của biến đổi khí hậu. Nội dung các cuộc thảo luận tập trung vào mô hình và xu hướng tiêu dùng năng lượng trong các hộ gia đình trong quan hệ với các tác động gia tăng của biến đổi khí hậu, chính sách và các biện pháp sản xuất và tiêu dùng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển bền vững. Chi tiết Khung 10 năm cho các chương trình sản xuất và Tiêu dùng bền vững (10YFP) gồm các mục tiêu chính: Lồng ghép quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên Mở rộng quy mô và đẩy nhanh tiến độ để đáp ứng các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Hỗ trợ các Hợp đồng môi trường đa phương hiện hữu bao gồm vấn đề thay đổi khí hậu Tách rời tăng trưởng kinh tế từ suy thoái môi trường. Kích thích nhu cầu và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bền vững. Thúc đẩy lối sống bền vững hơn, thành phố và xã hội. Tăng cường công bằng xã hội thông qua đầu tư vào con người và cộng đồng. 2.1.3. Tăng trưởng Xanh Mô hìnhTăng trưởng xanh được đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng về Môi trường và Phát triển ở Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 5 diễn ra tại Seoul – Hàn Quốc (ngày 24 – 29/3/2005). Mô hình tăng trưởng xanh được dựa trên chuẩn đề “Hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường” thay cho chuẩn đề “Tăng trưởng trước, làm sạch
- 1 sau”. Để bền vững môi trường cần phải nâng cao hiệu suất sinh thái của nền kinh tế, xem yếu tố môi trường như một cơ hội, không là chi phí hay gánh nặng cho kinh tế hay doanh nghiệp. Các đề xướng của Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc trong mô hình Tăng trưởng xanh bao gồm: Cải tạo Thuế Xanh Hạ tầng bền vững Mô hình tiêu dùng bền vững Xanh hóa doanh nghiệp Chỉ thị hiệu suất sinh thái 2.1.4. Chương trình hành động của Liên minh Châu Âu về sản xuất và tiêu dùng bền vững Thúc đẩy đổi mới: kích thích sự phát triển và thương mại hóa các công nghệ, sản phẩm và dịch vụ có mức tiêu thụ carbon thấp, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả. Các sản phẩm tốt hơn: tạo ra một thị trường nội khối năng động dành cho các sản phẩm ưu việt hơn. Sản phẩm dùng ít nguyên liệu hơn và sạch hơn: tăng hiệu quả sản xuất của Liên minh Châu Âu. Tiêu dùng thông minh hơn: thay đổi hành vi. Các thị trường toàn cầu: khai thác lợi thế của người dẫn đầu và tạo ra sân chơi bình đẳng cho các ngành công nghiệp trên toàn thế giới. 2.1.5. Hoạt động ở châu Á Tiêu dùng bền vững Châu Á: “Xây dựng năng lực thực hiện các hướng dẫn của Liên hợp quốc về Bảo vệ người tiêu dùng” ở châu Á tại 12 quốc gia (Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Nepal, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam).
- 1 Chương trình SWITCHAsia Chương trinh môi tr ̀ ương khu v ̀ ực SWITCH – Asia đăt muc tiêu thuc đây s ̣ ̣ ́ ̉ ự ́ ưng San xuât va tiêu thu bên v thich ́ ̉ ́ ̀ ̣ ̀ ững trong cac doanh nghiêp v ́ ̣ ừa va nho va cac ̀ ̉ ̀ ́ nhom ng ́ ười tiêu thu ̣ ở khu vực châu A. San xuât va Tiêu thu bên v ́ ̉ ́ ̀ ̣ ̀ ững la môt nô l ̀ ̣ ̃ ực ̉ ̀ ̀ ̀ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ́ ̣ ̣ ́ ứng cac nhu câu đê điêu hoa nhu câu ngay càng tăng vê hang hoa va cac dich vu đap ́ ̀ cơ ban va mang lai môt chât l ̉ ̀ ̣ ̣ ́ ượng tôt h ́ ơn cho cuôc sông, trong khi giam thiêu viêc ̣ ́ ̉ ̉ ̣ sử dung cac nguôn tai nguyên t ̣ ́ ̀ ̀ ự nhiên, cac nguyên liêu đôc hai va phat thai t ́ ̣ ̣ ̣ ̀ ́ ̉ ừ rać ̉ ̉ ̣ ́ ới những nhu thai va chât gây ô nhiêm trong chu trinh sông, không gây tôn hai đôi v ̀ ́ ̃ ̀ ́ ̀ ́ ̣ câu tai tao trong tương lai 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 2.2.1. Sản xuất và tiêu thụ bền vững ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Tác giả Nguyễn Thế Đồng Về thực trạng Sản xuất và Tiêu dùng bền vững ở Việt Nam hiện nay, Tiêu dùng bền vững ở nước ta còn chưa được quan tâm, các hoạt động triển khai về Tiêu dùng bền vững còn hạn chế. Thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam bị chi phối bởi các phong tục tập quán và khả năng kinh tế của hộ gia đình. Các hoạt động mới chỉ dùng ở việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng còn mang tính đơn lẻ, chưa kết nối với nhau, phạm vi tác động chỉ trong khuôn khổ của một nhóm đối tượng hưởng thụ trực tiếp, vì vậy chưa có tính phổ biến và tính bền vững. Theo tác giả Nguyễn Thế Đồng, để các hoạt động về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới được triển khai có hiệu quả thì Việt Nam cần có các chính sách cũng như các hành động cụ thể với mục tiêu như giảm tiêu dùng nguyên liệu và năng lượng trong toàn bộ hệ thống sản xuất và tiêu dùng bằng cách tăng hiệu quả sử dụng; Thay đổi và tối ưu hóa mô hình sản xuất và tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
- 1 Các nhiệm vụ cụ thể cần ưu tiên để thực hiện Sản xuất và Tiêu dùng bền vững đó là xây dựng các chính sách cụ thể liên quan đến Sản xuất và Tiêu dùng bền vững; Nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đổng đối với Sản xuất và Tiêu dùng bền vững; Tạo cơ chế thúc đẩy phát triển các công nghệ, dịch vụ và sản phẩm thân thiện môi trường; Cung cấp thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng; Phát triển mua sắm xanh, trong đó đặc biệt lưu ý đến hoạt động mua sắm công, đây là nội dung rất quan trọng mà nhiêu quốc gia trên thế giới đã triển khai hiệu quả. 2.2.2. Đề tài “Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến xã hội Tiêu thụ bền vững” – Chủ nhiệm, TS. Lê Văn Khoa Đề tài đã thực hiện khảo sát lấy ý kiến cộng đồng về việc giảm thiểu sử dụng túi nylon tại TP.HCM bao gồm những đối tượng như: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; người tiêu dùng, người dân; cơ quan quản lý nhà nước; các cơ sở sản xuất tái chế. Đối với đối tượng người tiêu dùng, người dân, đề tài đã kết luận rằng có 2 yếu tố quan trọng tác động đến sự sẵn lòng trả tiền cho việc sử dụng túi nylon của người dân, đó là: sự nhận thức, quan tâm của người dân đến việc bảo vệ môi trường và vấn đề lợi ích (kinh tế) của người dân. 2.2.3. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về thúc đẩy và Tiêu dùng bền vững2 Tại Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, một số chương trình và hoạt động môi trường của cộng đồng liên quan đến chủ đề tiêu dùng bền vững đã dần xuất hiện liên tục và được duy trì thường niên như: Ngày hội Tái chế chất thải, Tháng hành động không sử dụng túi nhựa, Chiến dịch tiêu dùng sản phẩm xanh, ngày chủ nhật xanh, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn... Những sự kiện này, ít nhiều đã tạo những dấu ấn nhất định, thu hút sự quan tâm và tham gia ngày càng nhiều của cộng đồng. 2Lê Văn Khoa (2013), Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về thúc đẩy Phát triển bền vững, http://www.sggp.org.vn/phattrienbenvung/2013/8/326067/, 19/08/2013.
- 1 Đồng thời, thông qua việc phát huy cộng đồng thực thi quyền được sử dụng thân thiện môi trường sẽ góp phần tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với cộng đồng và môi trường sống. Từ đó, các doanh nghiệp xanh cũng phải tìm cách giảm giá thành ở mức cạnh tranh để duy trì bền vững việc tiêu dùng sản phẩm của cộng đồng… Kết quả đạt được từ hàng loạt chương trình trên là rất đáng khích lệ. Thế nhưng, để giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, tránh những tổn thất môi trường và nâng cao hiệu suất sử dụng các nguồn tài nguyên hướng đến một nền sản xuất và Tiêu dùng bền vững, việc xây dựng và thực hiện Chiến lược Sản xuất và Tiêu dùng bền vững tại Việt Nam cần dựa trên phương pháp luận vòng đời sản phẩm. Quan điểm này vượt qua sự tập trung truyền thống lên nơi sản xuất và các quá trình sản xuất mà hướng đến những tác động kinh tế, xã hội và môi trường của sản phẩm và dịch vụ trên toàn bộ vòng đời sản phẩm. Từ đó, trong suốt vòng đời sản phẩm (quá trình thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ) càng ít phát sinh chất thải thì càng ít chi phí xử lý, hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên. Có thể thấy rằng, tại Việt Nam, áp dụng cách tiếp cận 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải) trong các hoạt động sản xuất và tiêu dùng là cần thiết trong quá trình phát triển hướng đến Sản xuất và Tiêu dùng bền vững. Trước mắt, cần tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên chính và sẽ mở rộng dần các mục tiêu Sản xuất và Tiêu dùng bền vững trong tương lai. Việc chọn các công cụ chính sách cho chương trình Sản xuất và Tiêu dùng bền vững phụ thuộc lớn vào các mục tiêu và các ưu tiên chính. Một số quốc gia thiên về các công cụ tự nguyện hơn là cưỡng chế. Một số nước khác dựa vào cả công cụ tự nguyện và truyền thống. Các công cụ tự nguyện có thể kể như nhãn sinh thái, thiết kế sinh thái và các hệ thống quản lý môi trường. Các công cụ truyền thống như các tiêu chuẩn, quy định cưỡng chế, giáo dục và tập huấn cũng như các sắp xếp thể chế như mua sắm công bền vững cũng thường được sử dụng.
- 1 Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian qua, một số chương trình đã thu hút sự chú ý, quan tâm và tham gia của cộng đồng, có thể xem là các biểu hiện ban đầu rất đáng khích lệ của tiêu dùng bền vững. Các chương trình này phải được duy trì và nhân rộng thông qua các chính sách và thể chế hỗ trợ phù hợp. Phương pháp tiếp cận đúng và hiểu biết chính xác về các nguyên tắc tiêu dùng bền vững, nguyên tắc bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng,... cùng với sự gắn kết chặt chẽ và tạo cơ hội cho những nhóm liên quan (người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà đầu tư, người tái chế và xử lý rác, các tổ chức xã hội, báo đài và chính quyền) tham gia, sẽ giúp chúng ta lựa chọn và phát triển thành công các mô hình tiêu dùng bền vững thích hợp cho Việt Nam. 2.2.4. Đánh giá thực trạng Tiêu dùng bền vững của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp của học viên cao học Phạm Bảo Trân, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã tiến hành khảo sát ở 300 sinh viên đang học tập tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề kiến thức, nhận thức, thái độ, hành vi về Tiêu dùng bền vững với kết quả đạt được như sau: sinh viên TP.HCM đã có một lượng kiến thức nhất định về TDBV, sinh viên cũng hiểu rõ sự cần thiết và những lợi ích mà TDBV mang lại cho cuộc sống của họ cũng như toàn xã hội; Sinh viên có thái độ quan tâm và quan điểm đúng đắn về vấn đề TDBV nhưng trong các hành vi sinh hoạt hàng ngày vẫn chưa được thực hiện hiệu quả như tiết kiệm năng lượng, sử dụng sản phẩm xanh. 3. Mục tiêu nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu đề ra 2 mục tiêu như sau: 3.1. Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các phương thức nhằm nâng cao nhận thức và vận động người dân thực hiện Tiêu dùng bền vững. 3.2. Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu về nhận thức và hành vi tiêu dùng bền vững của người dân.
- 1 Tìm hiểu về các Chính sách của nhà nước để thúc đẩy Tiêu dùng bền vững. Đánh giá công tác tuyên truyền vận động tiêu dùng bền vững của cơ quan chức năng nhà nước và doanh nghiệp. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hành vi Tiêu dùng bền vững của người dân. 4. Cơ sở lý luận 4.1. Thao tác hóa khái niệm 4.1.1. Tiêu dùng bền vững Tiêu dùng bền vững tạo cho người tiêu dùng cơ hội để tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ một cách hiệu quả và có hiệu suất, giảm thiểu hậu quả tiêu cực về môi trường, xã hội và kinh tế. Mục đích cuối cùng của tiêu dùng bền vững là cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của cả người tiêu dùng thế hệ hiện nay và các thế hệ mai sau, đồng thời giảm thiểu tác động tới môi trường 3 Tiêu dùng bền vững được xây dựng trên quan điểm phát triển bền vững đã được ủy ban Bruntdlands năm 1987 định nghĩa là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau”. Do đó ý nghĩa, tư tưởng cơ bản của tiêu dùng bền vững là đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của bản thân sao cho không tước mất khả năng đáp ứng các nhu /cầu tiêu dùng của thế hệ mai sau. 3 Sách “Thúc đẩy Tiêu dùng bền vững ở Châu Á” – UNEP, Asia ProEco (Liên minh Châu Âu)
- 1 4.1.2. Khái niệm năng lượng 4 Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất. Năng lượng mặt trời tạo tồn tại ở các dạng chính: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy sông...), năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu). Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các các nguồn địa nhiệt, núi lửa và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U, Th, Po,... Về cơ bản, năng lượng được chia thành hai loại, năng lượng chuyện hóa toàn phần (không tái tạo) và năng lượng tái tại dựa trên đặc tính của nguồn nhiên liệu sinh ra nó. 4.1.3. Khái niệm Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Biến đổi khí hậu và “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. (Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu) 4.1.4. Sản phẩm xanh (Sản phẩm thân thiện với môi trường) 5 4Trích “ Bộ tài nguyên và môi trường – Tổng cục môi trường (VEA)” 5 http://stnmt.thanhhoa.gov.vn/home/view/?l=vi&nid=San_pham_xanh_&gid=120
- 1 Một sản phẩm được xem là xanh nếu đáp ứng được một trong 4 tiêu chí dưới đây: Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường: Nếu sản phẩm chứa các vật liệu tái chế thay vì sử dụng vật liệu mới, thô, nó có thể được xem là một sản phẩm xanh. Ví dụ, một sản phẩm tái chế nhanh như tre hay bần là những sản phẩm thân thiện với môi trường vì là sản phẩm đựơc tạo ra từ vật liệu phế phẩm nông nghiệp như rơm hoặc dầu nông nghiệp. Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khoẻ thay cho các sản phẩm phẩm độc hại truyền thống: Ví dụ các vật liệu thay thế chất bảo quản gỗ như creosote, được biết là một hợp chất gây ung thư. Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng: ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì. Ví dụ như việc sử dụng chai nước thủy tinh thay vì sử dụng chai nhựa để có thể tái sử dụng lại nhiều lần, sử dụng túi nylon tự phân hủy thay vì sử dụng túi nylon thường… Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khoẻ: Vật liệu xây dựng xanh là những sản phẩm tạo ra một môi trường an toàn trong nhà bằng cách không phóng thích những chất ô nhiễm quan trọng như sơn có dung môi hữu cơ bay hơi thấp, bám chắc, loại bỏ hoặc ngăn ngừa sự lan truyền chất ô nhiễm như sản phẩm từ sự thông gió hoặc bộ lọc không khí trong máy lạnh và cải thiện chất lượng chiếu sáng. 4.2. Khung nghiên cứu
- 1 4.3. Phương pháp nghiên cứu 4.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.3.1.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp Công cụ thu thập: Bảng câu hỏi cấu trúc. Đối tượng thu thập: các hộ gia đình. Số mẫu: 160. Địa điểm:Quận Bình Thạnh và Quận Bình Tân. Các chủ đề bảng hỏi: + Phần A: Phần thông tin cá nhân. + Phần B: Hành vi Tiêu dùng bền vững của người dân, bao gồm: nhận thức của người dân về các vấn đề năng lượng, biến đổi khí hậu, Tiêu dùng bền vững. Hành vi Tiêu dùng bền vững, hành vi dự định tiêu dùng trong thời gian tới và những ý kiến đóng góp cho việc nâng cao nhận thức của người dân hơn trong việc thực hiện tiêu dùng. 4.3.1.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp Thu thập dữ liệu thứ cấp như: Thông tin từ các báo cáo khoa học liên quan đến Tiêu dùng bền vững. Thông tin các chương trình tuyên truyền về Tiêu dùng bền vững trên báo, internet.
- 1 Thông tin các chương trình Quốc gia về tiêu dùng bền vững trên báo, internet. Các đặc điểm kinh tế xã hội tại địa bàn điển cứu. 4.3.2. Phương phápxử lý dữ liệu 4.3.2.1. Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu bảng hỏi được nhập bằng phần mềm SPSS. Phương pháp xử lý sử dụng là phương pháp thống kê mô tả, chủ yếu là sử dụng tần số và giá trị trung bình. 4.3.2.2. Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được sử dụng để minh họa, so sánh với kết quả của xử lý dữ liệu định lượng.
- 1 5. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 5.3. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững của người dân Thành phố Hồ Chí Minh. 5.4. Phạm vi nghiên cứu Quận Bình Tân và quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Đóng góp mới của đề tài Đề tài đem đến cho người đọc cái nhìn tổng quát về hành nhận thức và hành vi tiêu dùng của cộng đồng dân cư tại Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 7.3. Ý nghĩa lý luận Đóng góp vào hệ thông tài liệu nghiên cứu về hành vi Tiêu dùng bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu cho những sinh viên muốn nghiên cứu, tìm hiểu về Tiêu dùng bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh. 7.4. Ý nghĩa thực tiễn Nâng cao nhận thức và vận động người dân thực hiện Tiêu dùng bền vững. 8. Kết cấu của đề tài Đề tài có kết cấu gồm 3 phần: Phần 1: Phần Mở đầu. Phần 2: Nội dung, gồm 4 chương: Chương 1: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và dân số nghiên cứu. Chương 2: Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về tiêu dùng bền vững Chương 3: Chính Sách thúc đẩy Tiêu dùng bền vững và công tác truyền thông vận động Tiêu dùng bền vững.
- 1 Chương 4: Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hành vi tiêu dùng bền vững của người dân. Phần 3: Kết luận và Kiến nghị.
- 1 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ DÂN SỐ NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan địa bàn điển cứu 1.1. Quận Bình Thạnh6 1.1.1. Vị trí địa lý Phía Đông Bắc giáp với quận 2 và Thủ Đức; ở phía Nam, Bình Thạnh và quận 1 cách nhau bởi con rạch Thị Nghè; về phía Tây Tây Bắc giáp với quận Gò Vấp và Phú Nhuận. 1.1.2. Hành chính Diện tích: 20,76 km2. Quận Bình Thạnh có 20 phường, gồm các phường: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28. 1.1.3. Dân cư Quận Bình Thạnh có 21 dân tộc, đa số là dân tộc Kinh. Dân số: 479733 người (2011). 1.1.4. Giáo dục Tại quận Bình Thạnh có bốn trường đại học gồm: Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Mỹ thuật, Đại học Ngoại thương cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Thỷ lợi cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh và 2 trường Cao đẳng gồm Cao đẳng Viễn Đông và trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh. 1.1.5. Kinh tế 6http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_Th%E1%BA%A1nh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau sạch của người dân tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội - GVHD Hồ Trí Dũng
48 p | 2273 | 518
-
Đề tài: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
37 p | 836 | 94
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập
113 p | 500 | 59
-
Đề tài nghiên cứu: Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn thành phố Long Xuyên
28 p | 544 | 39
-
Bài thuyết trình: Hành vi tiêu dùng
27 p | 278 | 38
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm chay tại thành phố Đà Nẵng
26 p | 242 | 35
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị du lịch: Đặc điểm hành vi tiêu dùng của khách sạn Nhật Bản tại khách sạn Hà Nội
30 p | 260 | 33
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội
124 p | 62 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước
242 p | 194 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm TCMN tại thành phố Huế
118 p | 95 | 19
-
Đề tài: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội
120 p | 46 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng cà phê tại chuỗi cửa hàng cà phê Trung Nguyên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
111 p | 68 | 13
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam
25 p | 89 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng cà phê rang xay tại TP.HCM
103 p | 65 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số yếu tố chính ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng quần áo thời trang nữ - Khu vực TP.HCM
90 p | 64 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng hàng Việt của người dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
17 p | 44 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng bàn chải Colgate Extra Clean tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
98 p | 45 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn