Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng hàng Việt của người dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
lượt xem 7
download
Luận văn nghiên cứu đề tài để biết ảnh hưởng của chương trình “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến hành vi tiêu dùng của người dân tỉnh Trà Vinh và phân tích các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng hàng Việt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng hàng Việt của người dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 THẠCH CAO TRÚC HÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG HÀNG VIỆT CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THẾ PHONG TRÀ VINH, NĂM 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trà Vinh, ngày ... tháng ... năm 20... Thạch Cao Trúc Hà -i-
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám Hiệu Trường, Quý thầy cô Phòng Khoa học Công nghệ và Đào tạo sau đại học đã tạo mọi điều kiện tốt để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi vô cùng biết ơn TS Nguyễn Thế Phong, người hướng dẫn đề tài, người Thầy đáng kính đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi, truyền đạt những kinh nghiệm, tri thức bổ ích cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài và kiến thức bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong Quý thầy cô có thể bỏ qua và góp ý chân thành để tôi nhận ra khuyết điểm và khắc phục. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã giảng dạy truyền đạt tri thức cho tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Xin cảm ơn tất cả các Anh/chị, các bạn lớp cao học quản trị kinh doanh khóa 1 đã luôn cổ vũ động viên và luôn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua. Xin kính chúc quý Thầy Cô, Anh Chị và các bạn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Xin trân trọng cảm ơn! Trà Vinh, ngày … tháng … năm 20… Thạch Cao Trúc Hà -ii-
- TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm (1) Tìm hiểu tác động của chương trình người “Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến hành vi tiêu dùng của người dân tỉnh Trà Vinh, (2) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với hành vi tiêu dùng hàng Việt của người dân tỉnh Trà Vinh, (3) Đề xuất một số các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt. Về mặt thực tiễn nghiên cứu đóng góp một phần tài liệu giúp các nhà sản xuất hàng Việt trong nước xác định được yếu tố chính tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, cũng như đo lường những yếu tố tác động này. Từ đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước có thể thực hiện các dự án nghiên cứu thị trường và xây dựng các giải pháp để thu hút khách hàng. Đồng thời tăng cường phát động các chương trình “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để người dân có thể tiếp cận được nhiều hơn với các sản phẩm trong nước thay vì dùng hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách hàng. -iii-
- ABSTRACT The purpose of study were (1) Searching the effects of program “The Vietnamese preferentially use Vietnam’s products” on consumption trend of Tra Vinh people, (2) Determining the factors affecting consumption trend and measuring the influenced degree of factors on consumption trend of Tra Vinh people, (3) Suggesting the strategies promoting consumption of Viet Nam’s products. The study can help indigenous manufacturers about Vietnam's products which determined main factors affecting consumption trend of customers and measure these affected factors. Therefore, the indigenous business can carry out market research projects and construct strategies to attract customers. In addition, they can boost program “The Vietnamese preferentially use Vietnam’s products” for people which can access indigenous products instead of importations. Finally, this study can be reference document for researchers about consumption of customers. -iv-
- MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT ............................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... ix DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................x DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1 Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3 1.2.1 Mục tiêu chung ...........................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................3 1.4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3 1.4.1 Đối tượng khảo sát ......................................................................................3 1.4.2 Thời gian nghiên cứu ..................................................................................3 1.5 Ý nghĩa thực tiển ...............................................................................................3 1.6 Lược khảo tài liệu ..............................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............6 2.1 Các khái niệm và mối quan hệ của lí thuyết hành vi người tiêu dùng với marketing và các khoa học khác ..............................................................................6 2.1.1 Khách hàng .................................................................................................6 2.1.2 Khái niệm hành vi .......................................................................................7 2.1.3 Khái niệm hành vi người tiêu dùng ............................................................7 2.1.4 Quan điểm cơ bản về hành vi mua của con người ......................................8 2.1.5 Thái độ người tiêu dùng ..............................................................................9 -v-
- 2.2 Mối quan hệ của lí thuyết hành vi người tiêu dùng với marketing và các khoa học khác ...................................................................................................................9 2.2.1 Những đóng góp của lý thuyết hành vi người tiêu dùng trong marketing .9 2.2.2 Những đóng góp của tâm lí, xã hội và các khoa học nhân văn khác trong lí thuyết hành vi người tiêu dùng ..........................................................................10 2.2.3 Quy trình quyết định mua hàng ................................................................10 2.2.4 Sự hấp dẫn của sản phẩm thay thế ............................................................10 2.2.5 Mô hình hành vi cơ sở ..............................................................................11 2.2.6 Các kích thích ...........................................................................................12 2.2.7 Các biến can thiệp và quá trình ra quyết định ..........................................12 2.2.8 Phản ứng đáp lại (Responses) ...................................................................13 2.2.9 Phản hồi (Feedback) .................................................................................14 2.3 Chủ trương phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” .............................................................................................................14 2.3.1 Định nghĩa về hàng Việt Nam ..................................................................14 2.3.2 Mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động ......................................................15 2.3.3 Hàng tiêu dùng nhanh FMCG (Fast Moving Consumer Goods) .............16 2.4 Các lí thuyết ứng dụng trong mô hình hành vi mua ........................................16 2.4.1 Các lí thuyết kinh tế về tiêu dùng ứng dụng trong mô hình hành vi mua 16 2.4.2 Các quá trình cơ bản của hành vi mua ......................................................18 2.4.3 Quá trình nhận thức ..................................................................................18 2.4.4 Quá trình ghi nhớ ......................................................................................19 2.4.5 Quá trình lĩnh hội (learning) .....................................................................20 2.4.6 Quá trình hình hành thái độ ......................................................................21 2.5 Các yếu tố cá nhân của người tiêu dùng tác động đến hành vi .......................22 2.5.1 Các đặc tính nhân khẩu học ......................................................................22 2.5.2 Các đặc tính tâm lí học .............................................................................24 2.5.3 Các đặc tính tâm lí học xã hội (Psychographics) ......................................28 2.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng. ........................................32 -vi-
- 2.6.1 Các yếu tố văn hóa ....................................................................................33 2.6.2 Các yếu tố xã hội ......................................................................................33 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................36 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................36 3.2 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................38 3.3 Thang đo các yếu tố nghiên cứu ......................................................................39 3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................42 3.5 Quy trình chọn mẫu .........................................................................................43 3.6 Thiết kế bản câu hỏi và quá trình thu thập dữ liệu ..........................................45 3.7 Phương pháp thu thập dữ liệu..........................................................................45 3.8 Phương pháp phân tích ....................................................................................46 3.9 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh ............................................................48 3.10 Thực trạng sử dụng hàng Việt của người dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ....49 3.11 Những thuận lợi và khó khăn của cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” .............................................................................................................51 3.11.1 Những thuận lợi ......................................................................................51 3.11.2 Những khó khăn, thách thức ...................................................................53 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG HÀNG VIỆT CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH......55 4.1 Khái quát cơ cấu mẫu khảo sát ........................................................................55 4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng hàng Việt của người dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ...............................................................................58 4.2.1 Phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng ............................................58 4.2.1.1 Hành vi tiêu dùng liên quan đến các yếu tố văn hóa .........................59 4.2.1.2 Hành vi tiêu dùng liên quan đến các yếu tố xã hội ............................60 4.2.1.3 Hành vi tiêu dùng liên quan đến tiêu chí lựa chọn ............................61 4.2.1.4 Hành vi tiêu dùng liên quan đến mật độ phân phối ...........................62 4.2.1.5 Hành vi tiêu dùng liên quan đến yếu tố tác động hàng nhập khẩu ....63 4.2.1.6 Hành vi tiêu dùng chung ....................................................................64 -vii-
- 4.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ..64 4.2.2.1 Kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ..........................................................................................64 4.2.2.2 Kiểm định thang đo hành vi tiêu dùng của khách hàng bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ....................................................................................67 4.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng ..........................68 4.2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng .........68 4.3.2.2 Các nhân tố đánh giá hành vi tiêu dùng của khách hàng ...................71 4.2.4 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ..........................................................72 CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH, KHUYẾN NGHỊ ...................................75 5.1 Hàm ý chính sách ............................................................................................75 5.2 Khuyến nghị ....................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80 PHỤ LỤC -viii-
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long HCM: Hồ Chí Minh NC: Nghiên cứu PV: Phỏng vấn Tp: Thành phố TPTV: Thành phố Trà Vinh -ix-
- DANH SÁCH CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm 8 Hình 2.2 Mô hình 5 giai đoạn 10 Hình 2.3 Mô hình hành vi mua cơ sở 11 Hình 2.4 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng (Philip Kotler, 2005) 32 Hình 2.5 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng (Philip Kotler, 2005) 32 Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất. 37 Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu 38 Hình 3.3 Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh 49 Hình 4.1 Thông tin về giới tính của khách hàng 56 Hình 4.2 Thông tin về độ tuổi khách hàng 57 Hình 4.3 Thông tin về nghề nghiệp khách hàng 57 Hình 4.4 Thông tin về thu nhập của khách hàng 58 -x-
- DANH SÁCH CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Danh sách các giá trị của Milton Rokeach 31 Bảng 3.1 Số huyện được chọn phỏng vấn và số mẫu tương ứng 44 Bảng 3.2 Số mẫu khảo sát được phân phối 45 Bảng 4.1 Tổng hợp thông tin khách hàng. 55 Bảng 4.2 Các yếu tố văn hóa 59 Bảng 4.3 Các tác động xã hội 60 Bảng 4.4 Tiêu chí lựa chọn 61 Bảng 4.5 Mật độ phân phối 62 Bảng 4.6 Tác động của hàng nhập khẩu 63 Bảng 4.7 Bảng thống kê các biến hành vi tiêu dùng của khách hàng 64 Kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu Bảng 4.8 66 dùng hàng Việt của người dân tỉnh Trà Vinh Bảng 4.9 Kiểm định thang đo hành vi tiêu dùng 67 Bảng 4.10 Phương sai trích 69 Bảng 4.11 Ma trận nhân tố xoay 70 Bảng 4.12 Bảng ma trận nhân tố 71 Bảng 4.13 Các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy. 72 Bảng 4.14 Bảng kết quả hồi qui. 73 Bảng 5.1 Các giải pháp thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt 75 -xi-
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Ngày nay, có rất nhiều hàng hóa thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, khi khách hàng muốn lựa chọn bất kỳ một loại hàng hóa nào như hàng tiêu dùng, hàng điện tử,… họ có nhiều sự lựa chọn về nguồn gốc, thương hiệu,…. Sự đa dạng này làm tăng thêm nhu cầu của khách hàng. Hàng ngoại nhập trở thành một rào cản rất lớn đối với sự phát triển của hàng Việt. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ cao và các quốc gia trên thế giới đều không muốn tự cô lập mình với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, các quốc gia ngày nay đều đang cố gắng mở cửa để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Ngành hàng tiêu dùng Việt cũng không nằm ngoài xu thế đó, ngày càng nhiều các thương hiệu quốc tế có mặt tại Việt Nam. Đó chính là lí do người dân Việt Nam càng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với hàng ngoại nhập. Ngoài sức mạnh về tài chính và công nghệ, các mặt hàng nhập ngoại còn có thế mạnh về thương hiệu và đặc biệt là họ dành rất nhiều ngân sách cho các hoạt động tiếp thị, trong đó có nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách hàng. Các sản phẩm sản xuất trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập khẩu. Nhiều hàng hóa được nhập khẩu hoặc đầu tư của nước ngoài cùng tham gia vào thị trường do không có sự can thiệp của hàng rào thuế quan. Hàng nhập khẩu với chất lượng cao mẫu mã đa đạng, giá cả ngày càng hợp lí, thu hút sự quan tâm đông đảo của người tiêu dùng Việt Nam. Tính đến nay, vẫn có rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn thích những sản phẩm xuất xứ từ nước ngoài hơn là những sản phẩm xuất xứ trong nước. Quan niệm của người Việt Nam thường bị ảnh hưởng bởi tư tưởng đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên nguồn gốc xuất xứ như: thiết bị gia dụng hoặc xe máy nên mua hàng Nhật -1-
- Bản; rượu vang là phải dùng của Pháp, trái cây ngon là phải chọn của Mỹ, Thái.v..v... Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu dùng hàng Việt có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, tạo điều kiện việc làm cho người dân Việt Nam, nhằm ngăn chặn sự suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, phòng ngừa lạm phát, duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lí và đảm bảo an sinh xã hội. Đứng trước nguy cơ người tiêu dùng trong nước sẽ chọn hàng ngoại như một điều tất yếu, hàng Việt cần thể hiện vị trí của mình trên thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nỗ lực trong nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo giá cả hợp lí cũng như tăng cường các phương thức quảng bá và dịch vụ chăm sóc khách hàng – các yếu tố này cũng cần phải được xây dựng trong thời gian dài mới có thể cạnh tranh với nhiều sản phẩm ngoại đã có thời gian tồn tại ở Việt Nam hàng trăm năm, đã trở thành thương hiệu đối với người Việt. Đây cũng là một khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt. Vì vậy việc phân tích hành vi tiêu dùng hàng Việt có ý nghĩa quan trọng trong việc muốn hàng Việt chiếm lĩnh được thị trường cũng như lấy được lòng tin và sự lựa chọn của khách hàng. Để hàng Việt trở thành một xu thế mới, Theo như George E.Belch: “Trước khi bắt đầu thực hiện một chiến dịch tiếp thị, một điều quan trọng là các doanh nghiệp phải biết sơ bộ về diện mạo khách hàng, cái mà sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được thị trường mục tiêu. Một vài đặc điểm này có thể là: Những khách hàng này nghĩ như thế nào? Họ cần cái gì? Nếu họ bị tác động bởi môi trường sống của họ, những động cơ mà họ quyết định mua các sản phẩm khác nhau. Toàn bộ các diện mạo và đặc tính này là hành vi tiêu dùng của khách hàng”. Tại Trà Vinh, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người cũng như trình độ văn hóa ngày càng tăng, trong tương lai Trà Vinh sẽ là một tỉnh phát triển mạnh về kinh tế. Hàng Việt chiếm được vị trí trong thị trường tỉnh Trà Vinh sẽ là bàn đạp thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng hàng Việt của người dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” làm đề tài nghiên cứu để tìm ra các yếu tố nào tác động đến -2-
- hành vi tiêu dùng hàng tiêu dùng Việt từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu đề tài để biết ảnh hưởng của chương trình “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến hành vi tiêu dùng của người dân tỉnh Trà Vinh và phân tích các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng hàng Việt. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: đánh giá thực trạng chung chương trình ‘người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến hành vi tiêu dùng của người dân tỉnh Trà Vinh. Mục tiêu 2: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng hàng Việt của người dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Mục tiêu 3: đề xuất một số các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt. 1.4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng khảo sát Đề tài chỉ tiến hành điều tra chọn mẫu 199 người tiêu dùng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Đối tượng nghiên cứu được chọn để phỏng vấn là người tiêu dùng đã từng mua và sử dụng hàng Việt có độ tuổi từ 18 đến trên 40 tuổi 1.4.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong thời gian 6 tháng từ tháng 12/2014 đến 5/2015 Sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2011 đến 2015 1.5 Ý nghĩa thực tiển Đề tài nghiên cứu này mang lại một số ý nghĩa về thực tiển cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước, kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho các -3-
- doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiểu biết hơn về các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, điều này góp phần cho việc hoạch định các chương trình xây dựng chiến lược kinh doanh, quảng bá thương hiệu, thỏa mãn lợi ích khách hàng…có hiệu quả hơn, làm tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập. 1.6 Lược khảo tài liệu Mô hình nghiên cứu “Một số yếu tố chính ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng quần áo thời trang nữ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” – Tác giả Nguyễn Ngọc Thanh (2008). Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Kinh tế TP.HCM, tác giả đưa ra mô hình 3 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng quần áo thời trang nữ bao gồm (1) nhóm yếu tố môi trường, (2) nhóm yếu tố cá nhân, (3) nhóm yếu tố tâm lý, với 12 biến quan sát, nghiên cứu đã khảo sát 150 khách hàng tại TP. HCM thông qua bản câu hỏi với thang đo likert 7 mức độ. Qua kết quả kiểm định các giả thuyết, tác giả cho thấy các giả thuyết đặt ra cho quá trình nghiên cứu là đúng. Nhóm yếu tố tâm lý là nhóm yếu tố quan trọng nhất và nhóm yếu tố môi trường có tác động yếu nhất ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng quần áo thời trang nữ. Đề tài nghiên cứu khoa học trường Đại học Cần Thơ “phân tích hành vi tiêu dùng dầu ăn của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long” – Tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung và Lưu Tiến Thuận (2012). Nghiên cứu được tiến hành dựa trên việc phỏng vấn trực tiếp 120 người tiêu dùng ở 3 thành phố: Cần Thơ, Long Xuyên, Rạch Giá. Mục đích trọng tâm của nghiên cứu là mô tả đến hành vi tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng dầu ăn, mô hình bao gồm (1) Thói quen tiêu dùng, (2) Nhận thức của người tiêu dùng, (3) Hành vi của khách hàng tiêu dùng. Tác giả phân tích hành vi của khách hàng tiêu dùng bao gồm nhận thức nhu cầu và tìm kiếm thông tin, tiêu chí lựa chọn sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng của hành vi mua dầu ăn. Đề tài sử dụng phân tích mô tả kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nguyên tố khám phá. Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề người tiêu dùng quan trọng nhất khi quyết định mua dầu ăn đó là yếu tố sức khỏe. Ngoài ra yếu tố thương hiệu nổi -4-
- tiếng, giá cả và chương trình khuyến mãi cũng không kém phần quan trọng trong việc ảnh hưởng tới quyết định mua của người tiêu dùng. Đề tài nghiên cứu khoa học “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng TP. Cần Thơ” – Nguyễn Thị Bảo Châu và Lê Nguyễn Anh Đào (2014), Trường Đại Học Cần Thơ. Mô hình nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người dân TP. Cần Thơ, Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 130 người tiêu dùng. Phương pháp phân tích nhân tố, phân tích hồi qui đa biến, phân tích phân biệt được sử dụng để xác định hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra phân tích nhân tố rủi ro tài chính và sản phẩm, đa dạng về lựa chọn hàng hóa, niềm tin, tính đáp ứng của trang web, rủi ro về thời gian, sự thoải mái, sự thuận tiện, giá cả có ảnh hưởng đến việc ra quyết định tiếp tục (hoặc bắt đầu), mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, trong đó nhân tố sự thoải mái tác động lớn nhất dến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Đề tài nghiên cứu khoa học “Một số yếu tố chính tác động vào xu hướng tiêu dùng hàng nội của người Việt” – Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2004), kết quả nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam trong việc hoạch định chương trình định vị và quảng bá thương hiệu của mình. Trong mô hình này, các yếu tố chính tác động đến xu hướng tiêu dùng hàng nội là độ nhảy cảm, tính vị chủng tiêu dùng và đánh giá giá trị hàng ngoại nhập, số liệu nghiên cứu được thu thập với 549 mẫu. Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa tính vị chủng tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng hàng nội cao hơn so với các mối quan hệ khác trong mô hình, mối quan hệ âm giữa tính vị chủng tiêu dùng và đánh giá giá trị hàng ngoại nhập. Cuối cùng độ nhạy văn hóa của người tiêu dùng cũng tác động gián tiếp vào việc làm giảm xu hướng tiêu dùng hàng nội vì có mối quan hệ dương. Điều này có ý nghĩa là đối với những khách hàng có độ nhạy văn hóa cao, họ có xu hướng đánh giá giá trị hàng ngoại nhập cao. -5-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn