Đề tài “ Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty Điện lực Sơn La”
lượt xem 37
download
Ở mọi thời đại, tiền lương luôn là một phạm trù kinh tế, chính trị xã hội. Nó không chỉ phản ảnh thu nhập thuần túy quyết định sự ổn định và phát triển của người lao động mà nó cũng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp phải...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài “ Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty Điện lực Sơn La”
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................... 1 Vcli = . Ktni . KA,B,Cb/q . Cqli ..............................................57 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA..............................................................................................57 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI TIẾN CÁC HÌNH THỨC TRẢ CÔNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA.................................. 61 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA ............................................................................................................................. 61 3.1.1. Phương hướng, mục tiêu trong thời gian tới. ............................................61 Phương hướng cải tiến công tác trả lương (công) trong doanh nghiệp..........62 3.1.2.2 Hoàn thiện công tác phân tích công việc............................................... 64 3.1.2.4 Làm tốt công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc...................................66 3.1.2.5 Thống kê, nghiệm thu sản phẩm chính xác, chặt chẽ.............................. 67 LỜI KẾT.............................................................................................................68 i
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................... 1 Vcli = . Ktni . KA,B,Cb/q . Cqli ..............................................57 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA..............................................................................................57 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI TIẾN CÁC HÌNH THỨC TRẢ CÔNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA.................................. 61 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA ............................................................................................................................. 61 3.1.1. Phương hướng, mục tiêu trong thời gian tới. ............................................61 Phương hướng cải tiến công tác trả lương (công) trong doanh nghiệp..........62 3.1.2.2 Hoàn thiện công tác phân tích công việc............................................... 64 3.1.2.4 Làm tốt công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc...................................66 3.1.2.5 Thống kê, nghiệm thu sản phẩm chính xác, chặt chẽ.............................. 67 LỜI KẾT.............................................................................................................68 ii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. ĐLSL : Điện lực Sơn La 2. TĐSL: Thủy điện Sơn La 3. CNKT : Công nhân kỹ thuật 4. CNVC –LĐ : Công nhân viên chức lao động 5. ĐH – CĐ –TC : Đại học – Cao đẳng –Trung cấp 6. CBCNV: Cán bộ công nhân viên 7. NLĐ: Người lao động 8. TCLĐ: Tổ chức lao động 9. ĐTPTNNL: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực 10. SXKD: Sản xuất kinh doanh 11. CNKT : Công nhân kỹ thuật iii
- iv
- LỜI NÓI ĐẦU Ở mọi thời đại, tiền lương luôn là một phạm trù kinh t ế, chính tr ị xã h ội. Nó không chỉ phản ảnh thu nhập thuần túy quyết định sự ổn định và phát triển của người lao động mà nó cũng chính là động lực thúc đẩy sự phát tri ển c ủa doanh nghiệp và xã hội. Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá t ập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế th ị trường theo đ ịnh h ướng xã h ội ch ủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp ph ải tự chủ trong sản xu ất kinh doanh, hạch toán chi phí mà trong đó chi phí ti ền l ương chi ếm ph ần không nh ỏ. Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, để tồn tại và phát triển họ phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn vậy công tác tiền lương phải được chú ý đúng mức và hợp lý.Tiền l ương luôn là m ột v ấn đề nóng bỏng đối với toàn thể xã hội. Đi đôi với tiền l ương là hình th ức tr ả lương. Cùng với vai trò của hình thức trả lương, vấn đề cấp thiết cho mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp là làm sao để lựa chọn hình thức trả l ương phù hợp nhằm đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Công ty Điện lực Sơn La – đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Đi ện l ực miền Bắc cũng nằm trong số những doanh nghiệp lớn, thành lập đã trên 20 năm, đã và đang trên đà phát triển. Vấn đề lớn công ty luôn quan tâm là ti ền l ương và hình thức trả lương sao cho thỏa mãn người lao động và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “ Hoàn thi ện các hình th ức trả lương tại công ty Điện lực Sơn La” nhằm nghiên cứu thực tiễn hình thức trả lương tại doanh nghiệp và xin mạnh dạn đóng góp ý kiến với mục đích hoàn thiện hình thức trả lương tại công ty. 1
- PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA 1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ 1.1.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển Cách đây 48 năm, khi đất nước còn chìm trong bom đạn, những cơ sở của ngoại xâm, những cơ sở phát điện đầu tiên phục vụ hoạt động của trung tâm hành chính khu tự trị Thái Mèo chính là " Viên g ạch đ ầu tiên" đ ặt n ền móng cho ngành điện Sơn La. Ngày 1/5/1962 Xí nghiệp điện nước 1-5 được thành lập và đóng tại khu Bệnh viên tỉnh hiện nay. Nhiệm vụ chính là phục vụ sản xuất và cung cấp điện chiếu sáng cho nhân dân khu vực Th ị xã S ơn La. Quy mô lúc này còn rất nhỏ, có 3 tổ máy phát điện diezen, mỗi tổ công suất 100kW và 2 t ổ đ ặt tại Nhà máy nước, công suất mỗi tổ là 125kW; 3 trục đường dây 6 kV và vẻn vẹn 30 CBCN. Cuộc chiến tranh chống Mỹ khốc liệt với bao hy sinh x ương máu và của cải của cả dân tộc, ngành Điện cũng phải gánh chịu nh ững h ậu qu ả nặng nề. Tháng 5 năm 1965, sau khi bị máy bay Mỹ bắn phá,… Xí nghi ệp đi ện nước tách ra thành Xí nghiệp điện 1-5 và xí nghiệp nước 1.5. Những năm 1964 - 1972 là thời kỳ cả nước chống chiến tranh phá ho ại c ủa Mỹ. Năm 1968, Xí nghiệp điện 1.5 sơ tán toàn bộ lên địa bàn Chiềng P ấc, huyện Thuận Châu, nhằm đảm bảo sản xuất an toàn, liên tục, ph ục vụ t ốt nhu cầu sản xuất của các cơ sở xí nghiệp trọng điểm và cấp điện an toàn cho các cơ quan đầu não của Tỉnh. Hơn 10 năm, các tổ máy phát điện phải di chuy ển hết địa điểm này đến địa điểm khác, thậm chí vận hành trong hang đá để tránh những trận mưa bom ác liệt của kẻ thù, nh ưng ch ưa m ột l ần bị trúng bom đ ạn, tránh được tổn thất về người và tài sản, giữ dòng điện an toàn, liên tục trong suốt thời kỳ cả nước đánh Mỹ. Đó là kỳ tích lớn lao mà đến hôm nay, nh ững thế hệ công nhân ngành điện Sơn La vẫn luôn tự hào. Sau khi nước nhà thống nhất, năm 1975, một bộ phận Xí nghiệp được chuyển về Thị xã Sơn La thành lập tổ phát điện Khau Cả, phục vụ trung tâm hành chính của Tỉnh. Năm 1977, toàn bộ Xí nghiệp chuy ển từ nơi sơ tán Chi ềng Pấc, Thuận Châu về Thị xã Sơn La và đặt tại địa đi ểm ĐLSL hi ện nay. M ột b ộ 2
- phận tiếp tục ở lại huyện Mai Sơn để phục vụ các trường học của Tỉnh tại khu vực Bệnh viện Đa khoa. Thập niên 1980, 1990 ngành điện Sơn La đã có s ự thay đổi khi T ỉnh ra ch ủ trương phát triển nhanh về nguồn và lưới. Ngày 26/3/1978, Nhà máy điện 2/9 được khởi công xây dựng với 4 tổ máy diezen có tổng công suất 1.600 kW và khánh thành vào ngày 2/9/1980. Từ những năm 1977 - 1978, Nhà máy Th ủy đi ện Chiềng Ngàm công suất 2,5 MW được đầu tư xây dựng, đến năm 1987 đi vào vận hành. Lần đầu tiên, ngành điện Sơn La có đ ội ngũ CBCN đ ủ kh ả năng v ận hành, sửa chữa thiết bị có công suất lớn và tương đối hiện đại. Các cơ sở phát điện ở các huyện trong Tỉnh được xây dựng. Đó là những nền móng v ững ch ắc cho sự phát triển của ngành điện Sơn La sau này. Ngày 13/3/1990, Bộ Năng lượng đã ra Quyết định số : 100 NL/TCCB-LĐ thành lập Sở Điện lực Sơn La trực thuộc Công ty Điện lực 1. Đây là bước ngoặt lớn khi hợp nhất các cơ sở phát điện trong Tỉnh về một đầu mối, các tr ạm đi ện từ các huyện trong Tỉnh được giao về cho Sở ĐLSL quản lý. Các chi nhánh điện được thành lập có nhiệm vụ quản lý nguồn điện, lưới điện và t ổ ch ức th ực hiện sản xuất, truyền tải và kinh doanh bán điện trên địa bàn. Đây là y ếu t ố quan trọng để công tác tổ chức, quá trình vận hành đi vào một quy trình thống nhất. Cùng với ngành điện cả nước, ngành điện Sơn La bước vào công cuộc đổi mới với tâm thế tự tin và quyết tâm phát triển, bởi có s ự đảm b ảo vững ch ắc của Bộ năng lượng và Công ty Điện lực 1. Tiếp đó là s ự ủng h ộ m ạnh m ẽ c ủa cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của nhân dân các dân t ộc khi đơn vị tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển lưới điện ở địa phương và sử dụng có hiệu quả tài sản, lưới điện, nguồn điện do đơn vị quản lý nên các đề xuất của ĐLSL về công tác phát triển lưới điện đều được ch ấp thuận. Ngày 8/3/1996, EVN đã ra quyết định số: 234 ĐVN/TCCB-LĐ đ ổi tên các Sở Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực I Sở Điện lực Sơn La đ ổi tên thành Điện lực Sơn La, chức năng quản lý nhà nước về điện được giao về Sở Công nghiệp tỉnh Sơn La quản lý. 3
- Trong điều kiện còn khó khăn về tài chính, nhưng với quan đi ểm: " Không có điện, không thể phát triển kinh tế ", tỉnh Sơn La đã huy động tổng l ực các nguồn vốn: Vốn ngân sách, vốn từ các dự án và huy động vốn trong nhân dân để đầu tư xây dựng các trạm biến áp, tuyến đường dây trung thế, h ạ thế, giúp ĐLSL hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, phân ph ối, kinh doanh bán đi ện. Đ ồng thời, còn tổ chức các hoạt động xây dựng, cải tạo, sửa chữa nguồn lưới điện; hướng dẫn và giúp đỡ địa phương trong việc quản lý sản xuất các trạm th ủy điện nhỏ và hướng dẫn nhân dân sử dụng điện; sử dụng có hiệu quả an toàn bộ tài sản, lưới điện, nguồn điện được giao quản lý. Thành tựu nổi bật nhất của ĐLSL giai đoạn này là phối hợp với Viện Năng lượng lâp Quy ho ạch h ệ th ống điện của Sơn La, thực hiện thành công thiết kế sơ đồ phát triển lưới điện giai đoạn 1991 - 1995; quy hoạch dự án điện khí hóa tỉnh Sơn La giai đoạn 1996 - 2000, dự án phát triển lưới điện trong toàn Tỉnh và đặc biệt là triển khai có hiệu quả dự án điện khí hóa vùng di dân lòng hồ Thủy điện Hòa Bình. Ngày 25/12/2000, ĐLSL thanh lý 6 máy diezen cuối cùng, hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của một thế hệ kỹ thuật cơ khí. Sự phát triển sang một th ời kỳ mới, thời kỳ tăng tốc, phát triển lưới điện để đáp ứng nhu cầu điện năng và ph ụ tải cho các khu kinh tế trọng điểm và các vùng nông thôn. Để kế ho ạch hoạt động ngày càng đạt chất lượng, hiệu quả, tương xứng với sự phát triển chung, đơn vị đặt ra mục tiêu giai đoạn này là : Công tác vận hành, kinh doanh bán đi ện đạt và vượt chỉ tiêu; khai thác hiệu quả lưới, nguồn điện; tập trung các bi ện pháp nhằm làm giảm tổn thất; tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả chi phí; hoàn thành kế hoạch xây dựng cơ bản; quản lý vận hành an toàn, không đ ể x ảy ra tai nạn lao động. Giải pháp cơ bản là : nêu cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu thi đua lao động sản xuất kinh doanh, xây dựng phong trào thi đua NG ƯỜI TH Ợ ĐI ỆN CÓ PHONG CÁCH PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG TỐT NHẤT. Năm 2000, sản lượng điện thương phẩm đạt 55.800.000 kWh, doanh thu đạt 37,4 tỷ đồng. Những năm 2000 - 2005, công tác kinh doanh điện năng đã đi vào n ền n ếp. Song, đây cũng là giai đoạn hết sức khó khăn. Cả nước thực hiện CNH-HĐH với những bước tiến nhảy vọt, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, trong khi ngu ồn 4
- cung trở nên hạn hẹp, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn điện kéo dài. Trong khi đó, nguồn điện chưa hoàn thiện đồng bộ, thiết bị lạc h ậu, h ệ th ống l ưới điện nhiều nơi cũ nát, chắp vá chưa được đầu tư cải tạo hay thay thế, sửa chữa. ĐLSL xác định tinh thần : Nâng cao ý thức tự l ập, t ự ch ủ, đoàn k ết, phát huy trí tuệ và quyền làm chủ của người lao động, chấp hành nghiêm nội quy, quy ch ế và kỷ luật lao động, kỷ luật vận hành, tuân thủ mệnh l ệnh sản xu ất, kh ắc ph ục mọi khó khăn, chủ động xây dựng biện pháp tổ ch ức và chỉ đạo s ản xu ất, cung cấp điện ổn định an toàn phục vụ khách hàng. ĐLSL đã đưa ra những định hướng cơ bản, đó là : Đảm bảo cấp điện an toàn liên tục ph ục v ụ phát tri ển Kinh tế - Xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt là phục vụ xây dựng công trình Thủy điện Sơn La, cấp điện cho tỉnh Hủa Phăn ( N ước CHDCND Lào). Đ ơn v ị đã tập trung các biện pháp nâng cao chất lượng ph ục vụ, giảm tổn th ất đi ện năng, ổn định lại hệ thống, quản lý lưới điện nông thôn phát tri ển đúng quy hoạch, phấn đấu đạt mức tăng trưởng sản lượng điện hàng năm là 17-25%. Đồng thời, chú trọng các biện pháp chống tổn thất, hoàn thiện h ệ th ống l ưới điện, ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý sản xuất. Nhờ những nỗ lực vượt bậc đó, đơn vị luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh t ế c ơ b ản Công ty Điện lực 1 giao cho. Hệ thống lưới điện được tập trung đầu tư với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Hết năm 2005 lưới điện trung thế đã được đưa đến trung tâm 100% số xã trong Tỉnh, sản lượng điện thương phẩm đạt 115.370.000 kWh, doanh thu đạt 84,5 tỷ đồng. Giai đoạn 2006 - 2009, ngành Điện có bước phát triển mới khi m ở rộng dịch vụ viễn thông, bảo hiểm. Đây cũng là thời điểm Đi ện l ực nỗ l ực cùng v ới Tỉnh thực hiện nhiệm vụ di dân tái định cư TĐSL. Đ ơn v ị đã xây d ựng các m ục tiêu trọng tâm và giải pháp cho từng lĩnh vực s ản xuất kinh doanh, b ố trí l ực lượng cán bộ công nhân phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn. Đặc biệt, trong sản xuất kinh doanh điện năng đã có những biện pháp linh hoạt; tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán điện và chống tổn th ất điện; ki ểm tra vi ệc áp giá bán điện chính xác để tận thu giá bán bình quân, đảm b ảo c ấp đi ện an toàn, ổn định cho các phụ tải lớn. Năm 2009, toàn đơn vị đạt được những thành tựu 5
- đáng tự hào: Sản lượng điện thương phẩm đạt 244.667.000 kWh, giá bán điện bình quân (chưa VAT) đạt 921,44 đồng/ kWh, doanh thu đạt 249,81 tỷ đồng; tỷ lệ tổn thất đạt 5,31%. Toàn Tỉnh có 203/206 xã có điện lưới quốc gia đ ến trung tâm, 163.000/220.000 hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, trong đó có 12.500 hộ ở vùng nông thôn, Tổng kết năm 2009, ĐLSL đạt giải nhất trong khối các Điện lực thuộc Công ty Điện lực 1 về hoàn thành toàn di ện các ch ỉ tiêu s ản xuất kinh doanh. Những đóng góp lớn lao đó đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận, ĐLSL đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động H ạng nhì. 6
- 1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty ĐLSL Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty ĐLSL (năm 2010) THẠC SỸ LÊ QUANG THÁI GIÁM ĐỐC KỸ SƯ KỸ SƯ KỸ SƯ PHẠM VĂN CẦM VĂN GIÁO ĐỖ ĐỨC MINH LONG PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC - Phòng Tổ - Phòng quản - Phòng Kỹ - Phòng công chức lao động. lý xây dựng. thuật vận nghệ thông tin. - Phòng Kế - Phòng thiết hành. - Trung tâm hoạch đầu tư. kế. - Phòng Điều viễn thông - Phòng kế - Phụ trách độ lưới điện. điện lực. toán tài chính. phòng kế - Phòng An - Phòng kinh hoạch đầu tư toàn lao động. doanh điện - Ban quản lý - Phân xưởng năng và điện dự án cấp thủy điện nông thôn. điện cho các Chiềng Ngàm. - Phòng thanh khu tái định - Phân xưởng tra bảo vệ và cư thủy điện xây dựng và pháp chế. Sơn La. thí nghiệm - Tổ điều điện. hành dự án các - Phòng hành thủy điện NHÁNH chính quản trị. XƯỞNG CÁC CHI ĐIỆN VÀ PHÂN nhỏ. Bắc yên Mai sơn Mộc châu Mường la Phù yên Quỳnh nhai Sông mã Sốp cộp TP Sơn La Thuận Châu Yên Châu Ngàm TĐ Chiềng NX và TN Điện 7
- 8
- * Ban giám đốc của Công ty ĐLSL bao gồm: Giám đốc là người được Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Điện Lực miền Bắc ký quyết định bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, quyết định nghỉ hưu,… chịu trách nhiệm quản lý, đi ều hành mọi hoạt động của Công ty ĐLSL, là người lãnh đạo cao nh ất trong mọi hoạt động quản lý, điều hành của Công ty ĐLSL, ch ịu trách nhi ệm trước Nhà nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật, các quy định của Nhà nước và các quy định, h ướng dẫn của EVN, EVN NPC. Trong điều hành Giám đốc ĐLSL là người quyết định các vấn đề về kế hoạch, sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật, tài chính, đầu tư xây dựng, về tổ chức, cán bộ, lao động và tiền lương, công tác đối ngoại theo ch ủ trương, đ ịnh h ướng và các quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty ĐLSL * Các Phó giám đốc công ty ĐLSL là người được chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc ký quyết định bổ nhi ệm, đi ều đông, mi ễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, quyết định nghỉ hưu… Các Phó giám đốc là những người cộng sự, trực tiếp giúp việc Giám đốc theo từng lĩnh vực công tác cụ thể do Giám đốc phân công, giao nhi ệm v ụ ho ặc ủy quyền cụ thể bằng văn bản; chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty ĐLSL, EVN, EVN NPC và pháp luật Nhà nước về phần công việc và những lĩnh vực đã được Giám đốc công ty ĐLSL phân giao và ủy quyền. * Trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo, Giám đốc bàn bạc tập thể với các Phó giám đốc, nghiên cứu và tham khảo các ý kiến tham gia của các Phó giám đốc nhưng về nguyên tắc Giám đốc là người quyết định cuối cùng và ch ịu trách nhiệm trước Chủ tịch EVN NPC, EVN và pháp luật Nhà nước về những quy ết định của mình. Các Phó giám đốc công ty ĐLSL được chủ động thực hiện: 9
- - Thay mặt Giám đốc trong việc điều hành công việc hàng ngày của các phòng chuyên môn nghiệp vụ có liên quan theo nhiệm v ụ, công vi ệc đ ược phân công - Chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra các phòng, đơn vị trực thuộc của công ty ĐLSL để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được Giám đốc phân công, đảm bảo thi hành đúng đắn và có hiệu quả các chế độ quản lý của Nhà n ước, c ủa EVN, EVN NPC. Sự chủ động của các Phó giám đốc phải nằm trong ph ạm vi các quy đ ịnh của Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty ĐLSL và lĩnh v ực đ ược phân công, các chủ trương và kế hoạch công tác của tập thế Ban lãnh đ ạo, c ủa Giám đốc công ty ĐLSL. - Ngoài ra, các Phó giám đốc sẽ được Giám đốc giao nhi ệm v ụ và làm Trưởng (hoặc Phó) các Ban chỉ đạo, các Hội đồng, các nhóm công tác… theo từng lĩnh vực chuyên môn hoặc theo những chuyên đề ( bằng các quy ết đ ịnh hoặc giấy ủy quyền cụ thể ). Ngoài các Phó giám đốc, kế toán trưởng của công ty ĐLSL chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty ĐLSL về tổ ch ức thực hi ện công tác qu ản lý tài chính, hạch toán kế toán, hạch toán kinh tế, giám sát kiểm tra việc thi hành các chế độ thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước, của EVN, EVN NPC trong toàn công ty ĐLSL. Phân công điều hành cụ thể được thể hiện ở sơ đồ trên. - Phòng Hành chính quản trị: Tổng h ợp, xây dựng tổ ch ức th ực hi ện công tác văn phòng theo quy định của Nhà nước và của ngành. Thực hiện các quy định về công tác văn thư, hành chính, lưu trữ, tổ chức giao ti ếp đ ối n ội đ ối ngo ại và các mối liên hệ giữa đơn vị với các đối tác, khách hàng. Quản lý tài s ản, d ụng cụ văn phòng và thực hiện công tác bảo vệ an ninh văn phòng… Số CNVC-LĐ : 19 người. Trong đó : trình độ ĐH : 4 người; CĐ : 2 ng ười; TC : 1 người; CNKT : 12 người. - Phòng kế hoạch - đầu tư : Tổng hợp, chuẩn bị đầu tư xây dựng các hệ thống nguồn, lưới điện trên địa bàn tỉnh Sơn La; triển khai th ực hiện công tác 10
- kế hoạch và vật tư phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm b ảo c ấp đi ện an toàn liên tục. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, k ế ho ạch đ ầu t ư, k ế hoạch sử dụng vốn đầu tư phát triển; quản lý soạn thảo và thực hiện các h ợp đồng kinh tế. Hướng dẫn, kiểm tra công tác cung ứng, quản lý và sử dụng vật tư của các đơn vị cơ sở. Chủ trì tổng hợp xây dựng kế hoạch đến nghiệm thu, thanh toán, quyết toán và đưa vào sử dụng các công trình sửa ch ữa l ớn. Qu ản lý hệ thống kho bãi, quản lý điều hành đội xe cơ giới. Số CNVC-LĐ : 26 người. Trong đó : Trình độ Thạc sỹ : 1 người, ĐH : 7 người; CĐ : 1 người; TC : 2 người; CNKT : 15 người. - Phòng tổ chức lao động : Tổng hợp, xây dựng, tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, các chế độ chính sách liên quan đến ng ười lao động, thi đua khen thưởng cho CBCNV. Triển khai thực hiện công tác đào t ạo b ồi d ưỡng cán bộ hàng năm. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra giám sát các đơn vị cơ sở thực hiện công tác sử dụng, bố trí lao động đúng với nhi ệm v ụ, trình đ ộ k ỹ thuật chuyên môn. Số CNVC-LĐ : 7 người. Trong đó, trình độ Đại học : 7 người. - Phòng kỹ thuật vận hành : Tổ chức thực hiện quản lý khai thác, s ử d ụng toàn bộ hệ thống điện của ĐLSL, chỉ đạo các đơn vị quản lý v ận hành k ỹ thu ật nhằm đảm bảo cho hệ thống vận hành an toàn, cung cấp điện liên tục. Phối hợp với các phòng ban khác thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, hoàn thành k ế hoạch hàng năm. Chịu trách nhiệm quản lý thiết bị, quản lý k ỹ thu ật v ận hành, đại tu, sửa chữa, thí nghiệm; công tác điều tra, xử lý sự cố, đảm bảo chất lượng điện và giảm tổn thất điện năng. Số CNVC-LĐ : 9 người. Trong đó : Trình độ ĐH : 7 người, CĐ : 2 người. - Phòng tài chính kế toán : Thực hiện công tác quản lý kinh t ế tài chính, hạch toán kế toán; quản lý tập trung vốn lưu động đối với sản xuất điện, vốn xây dựng cơ bản. Hạch toán tập trung tình hình sản xuất kinh doanh, quy ết toán các dự án đầu tư xây dựng… Số CNVC-LĐ : 12 người. Trong đó : Trình độ ĐH : 10 người; TC : 1 người; CN : 1 người. 11
- - Phòng quản lý xây dựng : Thực hiện công tác qu ản lý đ ầu t ư và xây dựng các công trình điện và phụ trợ trong khu vực tỉnh Sơn La; xây dựng k ế hoạch công tác thuộc lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng; trực ti ếp qu ản lý giám sát các dự án; tham gia thẩm định quá trình kh ảo sát kỹ thu ật , thi ết k ế k ỹ thu ật thi công, lập tổng dự án các công trình theo dự án. Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, giải pháp hành lang vận hành lưới điện… Số CNVC-LĐ : 19 người. Trong đó : Trình độ ĐH : 16 người; CĐ : 1 người; TC : 2 người. - Phòng kinh doanh điện năng và điện nông thôn : Tổng h ợp, xây d ựng, t ổ chức thực hiện công tác quản lý hệ thống đo đếm, gi ải quy ết m ọi thông tin c ủa khách hàng liên quan đến mua bán điện và tình hình cung cấp đi ện, t ổ ch ức các hoạt động giao tiếp và dịch vụ khách hàng. Quản lý h ệ th ống l ưới đi ện nông thôn… Số CNVC-LĐ : 25 người. Trong đó : Trình độ ĐH : 12 người; TC : 7 người; CNKT : 6 người. - Phòng Công nghệ thông tin : Quản lý vận hành, kinh doanh, vi ễn thông và công nghệ thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh của ĐLSL. Nghiên cứu, tìm hiểu khả năng cung cấp các dịch vụ, từ đó đề xuất xây dựng định hướng phát triển kinh doanh viễn thông và công nghệ thông tin, xây dựng các giải pháp đổi mới kỹ thuật, công nghệ và quy trình quản lý vận hành công ngh ệ thông tin trong toàn Điện lực. Chủ trì xây dựng mạng lưới viễn thông phục vụ công tác quản lý điều hành các hoạt động của đơn vị. Số CNVC-LĐ : 4 người. Trong đó : Trình độ ĐH : 4 người. - Phòng an toàn lao động : Tổng hợp xây dựng, tổ ch ức th ực hi ện công tác an toàn và bảo hộ lao động trong quá trình quản lý vận hành sản xuất kinh doanh tổ chức bộ máy thực hiện, công tác an toàn, bảo h ộ lao động, m ạng l ưới an toàn vệ sinh viên, Tổ chức kiểm tra huấn luyện, hướng dẫn, thực hiện các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ an toàn hành lang lưới điện… Số CNVC-LĐ : 9 người. Trong đó : Trình độ ĐH : 8 người; TC : 1 người. 12
- - Phòng thanh tra bảo vệ pháp chế : Thực hiện công tác thanh tra pháp ch ế và bảo vệ, điều hành sản xuất kinh doanh; h ướng dẫn các đ ơn v ị th ực hi ện nhiệm vụ đúng quy định của pháp luật, nội quy quy chế của ngành đề ra. Xây dựng phương án kế hoạch bảo vệ nội bộ và bảo vệ tài sản doanh nghiệp… Số CNVC-LĐ : 3 người. Trong đó trình độ ĐH : 3 người. - Phòng điều độ lưới điện : Thực hiện điều hành và đi ều đ ộ nguồn và lưới điện đảm bảo cho hệ thống vận hành an toàn, liên tục. Chấp hành s ự chỉ huy của Trung tâm điều độ miền Bắc trong quá trình điều hành, v ận hành và x ử lý cố nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định của toàn hệ thống điện và các phụ tải; đảm bảo chất lượng điện năng đúng tiêu chuẩn… Số CNVC-LĐ : 8 người. Trong đó trình độ ĐH : 7 người; CĐ : 1 người. - Phòng kiểm tra giám sát mua bán điện : Kiểm tra vi ệc th ực hi ện h ợp đồng mua bán điện, sử dụng điện; các hệ thống đo đếm điện năng; phát hiện các hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức; Kiểm tra, giám sát các đơn v ị trong ĐLSL trong việc quản lý khách hàng, thực hiện quy trình kinh doanh đi ện năng và pháp luật liên quan đến kinh doanh điện năng. Số CNVC-LĐ : 5 người. Trong đó, trình độ ĐH : 4 người; CĐ : 1 người. - Phòng thiết kế : Tư vấn thiết kế các công trình điện đến 35kV; xây dựng các phương án sửa chữa đối với thiết bị, hạng mục công trình thu ộc l ưới và nguồn do ĐLSL quản lý; khảo sát, lập báo cáo đầu tư, thiết kế kỹ thuật và thi công các công trình điện … Số CNVC-LĐ : 11 người. Trong đó, Trình độ ĐH : 11 người. Ngoài ra, còn có các phòng ban, xưởng, trung tâm : - Phân xưởng xây dựng và thí nghiệm điện : Tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, cải tạo các công trình đi ện. Th ực hi ện nhiệm vụ liên quan đến thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện theo phân cấp nhằm đảm bảo cho hệ thống vận hành an toàn, cung cấp điện liên tục, sửa chữa máy biến áp và các thiết bị điện… - Phân xưởng thủy điện Chiềng Ngàm : Thực hiện công tác quản lý, vận hành Nhà máy Thủy điện Chiềng Ngàm đảm bảo an toàn, đúng quy trình, quy 13
- phạm, đạt chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật được giao. Phối hợp với Chi nhánh Thuận Châu thực hiện tốt công tác quản lý, vận hành đ ường dây và tr ạm bi ến áp, kinh doanh điện năng khu vực Nhà máy. Số CNVC-LĐ : 22 người. Trong đó, Trình độ ĐH : 2 người; TC : 3 ng ười, CNKT : 17 người. - Trung tâm viễn thông Điện lực : Trực tiếp tri ển khai các ho ạt đ ộng khai thác, kinh doanh cung cấp các sản phẩm dịch vụ viễn thông công c ộng, qu ản lý thuê bao, phát triển, hỗ trợ và chăm sóc phục vụ khách hàng trên địa bàn. Chịu trách nhiệm quản lý vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, xử lý sự cố mạng thông tin viễn thông, hệ thống cáp quang, các thiết bị đầu cuối; tham gia lắp đặt mạng viễn thống, hệ thống truyền dẫn… Số CNVC-LĐ : 15 người. Trong đó : Trình độ ĐH : 9 người; CĐ : 2 người; TC : 3 người; CNKT : 1 người. - Chi nhánh điện Bắc Yên - Chi nhánh điện Mai Sơn - Chi nhánh điện Mộc Châu - Chi nhánh điện Mường La - Chi nhánh điện Phù Yên - Chi nhánh điện Sốp Cộp - Chi nhánh điện Thành phố Sơn La - Chi nhánh điện Thuận Châu - Chi nhánh điện Yên Châu 1.1.3 Thực trạng nguồn nhân lực tại công ty Điện lực Sơn La Tống số CNCNV có đến ngày 30/11/2011 : 1019 người. Trong đó : - Lao động nữ : 253 người = 24,8% - Lao động nam : 766 người = 75,2% Trình độ chuyên môn : - Thạc sỹ : 2 người = 0,19 % - ĐH, CĐ : 283 người = 27,7% 14
- - TC : 132 người = 12,9% - CNKT chia theo bậc : 761 người = 74,7% Biến động lao động trong năm 2011 tại công ty ĐLSL BẢNG 1.1. BÁO CÁO TĂNG GIẢM LAO ĐỘNG QUÝ I NĂM 2011 STT DANH SỐ LAO ĐỘNG TỔNG SXKD VIỄN THÔNG MỤC SỐ ĐIỆN 1 Số đầu 994 782 121 kì 2 Số tăng 29 6 trong kỳ 3 Số 3 3 giảm trong kỳ 4 Số cuối 1020 785 121 kỳ báo cáo (Nguồn : Phòng Tổ chức lao động) BẢNG 1.2. BÁO CÁO TĂNG GIẢM LAO ĐỘNG QUÝ II NĂM 2011 STT DANH SỐ LAO ĐỘNG TỔNG SỐ SXKD ĐIỆN VIỄN THÔNG MỤC 1 Số đầu 1020 785 121 kì 2 Số tăng 16 16 trong 15
- kỳ 3 Số 9 9 0 giảm trong kỳ 4 Số 1027 792 121 cuối kỳ báo cáo (Nguồn : Phòng Tổ chức lao động) BẢNG 1.3. BÁO CÁO TĂNG GIẢM LAO ĐỘNG QUÝ III NĂM 2011 STT DANH SỐ LAO ĐỘNG TỔNG SXKD VIỄN THÔNG MỤC SỐ ĐIỆN 1 Số đầu 1027 792 121 kì 2 Số tăng 2 9 0 trong kỳ 3 Số 11 0 18 giảm trong kỳ 4 Số 1018 801 103 cuối kỳ báo cáo (Nguồn : Phòng Tổ chức lao động) NHẬN XÉT Trong năm 2011 Quý I tổng số lao động tại công ty Điện lực là 1020 trong đó khối SXKD điện là 785 lao động chiếm 77% số lao động toàn công ty, khối Viễn thông chiếm 27% còn lại tương đương với 121 lao động 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hoàn thiện các chính sách marketing – mix ở công ty văn phòng phẩm Hồng Hà
126 p | 930 | 227
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện các hình thức trả lương, trả thưởng tại công ty dệt kim Thăng Long
54 p | 440 | 193
-
Tiểu luận: " Một số giải pháp góp phần hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty gạch ốp lát Hà nội"
75 p | 289 | 88
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
0 p | 393 | 81
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 sang thị trường EU
102 p | 369 | 78
-
Chuyên đề thực tập: Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội
81 p | 205 | 68
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phú Thái
93 p | 297 | 67
-
Chuyên đề thực tập: Hoàn thiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
65 p | 423 | 66
-
Chuyên đề thực tập: Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (VINACONEX 12) - Nguyễn Thị Thu Hà
79 p | 251 | 62
-
Đề cương chuyên đề nhóm: Hoàn thiện công tác quản trị lực lượng bán hàng tại công ty
4 p | 391 | 35
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác phân tích công việc và công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Đô thị VN - VINASINCO
115 p | 222 | 31
-
Đề tài Hoàn thiện các chính sách marketing – mix ở công ty văn phòng phẩm Hồng Hà
103 p | 121 | 29
-
Luận văn: Hoàn thiện các hình thức trả lương trong công ty CP Thương mại _ Đầu tư Ausun
60 p | 98 | 16
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác thù lao lao động tại công ty TNHH-TM Thế Kỷ
72 p | 113 | 13
-
Luận văn: Hoàn thiện các biện pháp tạo động lực cho người lao động ở công ty TNHH Thương mại Xây dựng và Vận tải Hoàng Gia
47 p | 94 | 10
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác tuyển chọn nhân lực tại công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam
103 p | 107 | 9
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hợp lý hóa cơ cấu đội tàu của tổng công ty hàng hải Việt Nam
93 p | 32 | 7
-
Đề tài khoa học: Hoàn thiện phần mềm ứng dụng trong điều tra thống kê định kỳ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp và cơ sở cá thể thuộc ngành thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ
14 p | 47 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn