Đề tài: “Hoàn thiện cơ chế khoán đội tại Công ty Cổ phần xây dựng Miền tây”
lượt xem 32
download
Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài: “hoàn thiện cơ chế khoán đội tại công ty cổ phần xây dựng miền tây”', luận văn - báo cáo, kiến trúc - xây dựng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: “Hoàn thiện cơ chế khoán đội tại Công ty Cổ phần xây dựng Miền tây”
- Đề tài: “Hoàn thiện cơ chế khoán đội tại Công ty Cổ phần xây dựng Miền tây” 1
- MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1 LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ KHOÁN ĐỘI ....................................... 5 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ: .................................................. 5 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ KHOÁN ĐỘI: ............................................ 7 1. Khái niệm cơ chế khoán: .................................................................... 8 2. Vai trò cơ chế khoán đội: .................................................................... 9 3. Mục tiêu cơ chế khoán đội: ............................................................... 11 4. Nội dung cơ chế khoán đội : ............................................................. 11 5. Nhân tố chi phối nội dung cơ chế khoán đội: ................................... 10 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CHẾ KHOÁN ĐỘI Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY. ........................................................................... 13 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY:.......................................................................................... 13 1. Quá trình hình thành: ........................................................................ 13 2. Quá trình phát triển :......................................................................... 13 2.1 Thời gian đầu mới thành lập Công ty xây dựng Miền tây: .......... 13 2.2 Sau khi chuyển đổi thành Công ty cổ phần Xây dựng Miền tây. . 14 3. Kết quả đạt được của Công ty ........................................................... 21 3.1 Bảng 2.1 cân đối kế toán Ngày 31/12/2005 ................................. 21 3.2. Bảng 2.2. Bảng kê máy móc thiết bị .......................................... 24 3.3. Bảng 2.3 Tình hình tài chính năm 2005. .................................... 27 4. Mục tiêu, kế hoạch và chiến lược phát triển ...................................... 29 4.1 Mục tiêu: .................................................................................... 29 4.2 Chiến lược phát triển : ................................................................ 29 4.3 Bảng 2.6 Kế hoạch năm 2006: .................................................... 30 4.4. Những thuận lợi và khó khăn năm 2006: ................................... 30 II.THỰC TRẠNG NỘI DUNG CƠ CHẾ KHOÁN ĐỘI ................................... 33 2
- 1. Hợp đồng giao khoán: ...................................................................... 33 2. Giao nhận khoán ............................................................................... 36 3. Tổ chức thực hiện hợp đồng giao khoán: .......................................... 36 4. Kiểm tra kiểm soát............................................................................ 36 5. Thanh, quyết toán bản khoán. ........................................................... 37 III. ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ KHOÁN ĐỘI Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY: ...................................................................................................... 39 1. Phân tích, nhận định ......................................................................... 39 1.1. Giá cả và định mức vật tư vật liệu trong hợp đồng giao khoán:.. 39 1.2. Giá cả và định mức ca xe, máy trong hợp đồng giao khoán: ...... 39 2. Ưu điểm, nhược điểm và kết quả đạt được:....................................... 41 2.1. Ưu điểm:.................................................................................... 41 2.2. Nhược điểm: .............................................................................. 41 2.3. Kết quả đạt được :...................................................................... 42 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ....................................................... 44 1. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN ............................................................................................. 44 2. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRONG KHÂU THỰC HIỆN ........................... 47 3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRONG KHÂU LÃNH ĐẠO CHỈ ĐẠO ........... 51 4. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRONG KHÂU KIỂM TRA KIỂM SOÁT ........ 51 5. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRONG KHÂU THANH QUYẾT TOÁN BẢN KHOÁN ............................................................................................................ 51 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC .................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 53 3
- LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết đất nước ta đang trong giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội xây dựng cơ sở vật chất cho xã hội chủ nghĩa. Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi rất đáng kể. Để có một cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức mạnh và hoạt động hiệu quả, bền vững trong điều kiện hội nhập sâu rộng với thế giới thì đất nước ta phải thay đổi nhiều hơn nữa cả về chất và về lượng. Không ngừng áp dụng các thành quả khoa học vào trong sản xuất đặc biệt là khoa học quản lý nắm bắt các quy luật và vận dụng khôn khéo vào điều kiện đất nước. Trong điều kiện gia nhập WTO doanh nghiệp hoàn toàn có điều kiện vận dụng các thành tựu khoa học vào mọi lĩnh vực, đi cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt không chỉ các doanh nghiệp trong nước với nhau mà cạnh tranh cả với các tập đoàn lớn trên thế giới. Các doanh nghiệp cần lấy đây làm sức ép để thay đổi một cách toàn diện, quản lý khoa học hơn, chất luợng sản phẩm dịch vụ tốt giá cả hợp lý muốn vậy chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật của doanh nghiệp mình, đất nước mình còn nhiều vấn đề nhất thiết phải thay đổi. Như vậy các doanh nghiệp mới đứng vững trên thị trường. Nhận thức được vấn đề trên việc vận dụng kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn là không thể thiếu đối với mỗi sinh viên chuyên nghành quản lý kinh tế. Quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng Miền tây qua khảo sát thực trạng cơ chế khoán đội của công ty tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện cơ chế khoán đội tại Công ty Cổ phần xây dựng Miền tây” nhằm hệ thống hoá kiến thức đã học vận dụng lý luận để nhận biết và giải quyết một vấn đề thường có trong thực tiễn. Do khả năng nghiên cứu khoa học còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn nên trong chuyên đề này tôi không có tham vọng vận dụng những lý luận đã học về quản lý kinh tế để xây dựng một bộ máy quản lý hoàn hảo cho tất cả các doanh nghiệp. Mà chỉ vận dụng cho một vấn đề trong một doanh nghiệp đó là cơ chế khoán đội ở Công ty cổ phần xây dựng Miền tây. 4
- CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ KHOÁN ĐỘI I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ: - Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. - Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo chỉ đạo và kiểm tra kiểm soát, điều chỉnh. - Thực chất của quản lý kinh tế là quản lý con người hoạt động kinh tế và thông qua con người để thực hiện mọi nhiệm vụ đặt ra trong quá trình thực hiện mục tiêu của các hệ thống kinh tế. - Các phương pháp lãnh đạo con người trong hệ thống là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của người lãnh đạo nên con người cùng với các nguồn lực khác của hệ thống để đạt được các mục tiêu quản lý đề ra phù hợp với mục tiêu dự đoán còn có những yếu tố không phù hợp thậm trí trái ngược với mục tiêu đặt ra. Điều đó cần được nhận biết trước để khắc phục - Trong quá trình quản lý người lãnh đạo phải luôn luôn điều chỉnh các phương pháp nhằm đạt được mục tiêu tốt nhất nhưng không được chủ quan tuỳ tiện muốn sử dụng phương pháp nào cũng được. Mỗi phương pháp lãnh đạo lại tạo ra một cơ chế tác động mang tính khách quan vốn có của nó bên cạnh những yếu tố tích cực - Phân công đều công việc giữa người quản lý và công nhân, các gắn bó giữa họ là lợi nhuận của doanh nghiệp và chính năng suất lao động là yếu tố tạo ra nhiều lợi nhuận. - Cơ chế đề ra phải đáp ứng được những nhu cầu tinh thần, vật chất và nhu cầu xã hội của con ngưòi và người lãnh đạo phải tạo ra và duy trì động cơ, động lực cho họ trên cơ sở những nhu cầu ấy. - Các phương pháp lãnh đạo thường dùng: 5
- + Phương pháp tâm lý giáo dục: phương pháp này dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm cho con người phân biệt được phải trái, đúng sai, lợi hại, đẹp xấu, thiện ác từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và gắn bó với hệ thống. + Phương pháp hành chính: Phương pháp hành chính đặc biệt quan trọng, không có phương pháp hành chính thì không thể quản lý hệ thống có hiệu quả điều đó cũng giống như quản lý một đất nước mà không có luật pháp. Việc đưa ra các văn bản quy định về quy mô, cơ cấu, điều lệ hoạt động nhằm thiết lập hệ thống và xác định mối quan hệ hoạt động trong hệ thống, theo hướng tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý, người lãnh đạo đưa ra các chỉ thị mệnh lệnh hành chính bắt buộc cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ nhất định nhằm đảm bảo các bộ phận trong hệ thống hoạt động ăn khớp và đúng hướng uốn nắn những lệch lạc có thể xẩy ra. + Phương pháp kinh tế: Là phương pháp tác động gián tiếp vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế để cho đối tượng quản lý tự chọn phương án hoạt động hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của mình. Tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là tạo động lực thúc đẩy con người tích cực hoạt động. Động lực này càng lớn nếu được nhận thức và kết hợp đúng đắn các lợi ích tồn tại khách quan trong hệ thống. Mặt mạnh của phương pháp kinh tế là đối tượng bị quản lý tự lựa chọn phương pháp hoạt động qua đó đảm bảo cho lợi ích chung cũng được thực hiện. Các phương pháp kinh tế chứa đựng nhiều yếu tố kích thích tâm lý nên tác động nhậy bén linh hoạt phát huy tính tự chủ sáng tạo của con người. Đông thời mở rộng quyền hành cho cấp dưới, tăng trách nhiệm kịnh tế của họ như vậy làm giảm đựơc việc điều hành, kiểm tra đôn đốc . Ngày nay xu hướng chung của hệ thống là mở rộng việc áp dụng các phương pháp kinh tế. Để làm việc đó cần chú ý việc sử dụng phương pháp kinh tế cần gắn với việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tiền lương, tiền thưởng đồng thời phải thực hiện việc phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản 6
- lý và cấp quản lý phải có trình độ, năng lực , phẩm chất đạo đức nhất định. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ KHOÁN ĐỘI: Tính khoa học và tính nghệ thuật trong quản lý “Chùm chìa khoá nói nên đổi mới của hoạt động kinh tế”: 1- Cầm lái chứ không bơi chèo. Doanh nghiệp như là người thuyền trưởng điều khiển chỉ đạo con thuyền đi theo hướng đã định mà công cụ là quy chế Công ty. 2- Giao quyền hơn là phục vụ. Đối tượng quản lý của Nhà nước là các doanh nghiệp, vậy đối tượng quản lý của doanh nghiệp là các đội sản xuất, các phân xưởng. Để các đội sản xuất chủ động phát huy năng lực của mình thì phải giao quyền cho họ. 3- Kiếm tiền hơn là chi tiêu. Trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản đầu vào (thắng thầu các công trình) và đầu ra(bán được công trình cho các chủ đầu tư) được coi là việc kiếm tiền. Vậy đầu vào và đầu ra sản phẩm là quan trọng và đây cũng chính là kiếm tiền. Còn thi công các công trình là việc bao gồm nhiều việc nhỏ, phức tạp đòi hỏi phải trực tiếp, thường xuyên. Đây là vấn đề phức tạp cần đơn giản hoá ( bằng cơ chế khoán) để tập trung vào các việc lớn quan trọng (kiếm tiền). 4- Phòng ngừa hơn là chữa trị: Nhìn xa trông rộng dự đoán được những sai sót có thể xảy ra để có biện pháp tránh né chứ không phải để sẩy ra rồi mới khắc phục, việc mở ra cơ chế khoán cũng chính là phòng ngừa thua lỗ xảy ra ( bởi lãi ít hơn so với thực tế có thể nhưng đảm bảo chắc chắn). 5- Thúc đẩy thay đổi thông qua thị trường: + Cơ chế khoán còn tạo ra trong doanh nghiệp một sự cạnh tranh tương đối hoàn hảo bởi các đội nhận khoán sẽ ganh đua nhau để có được những công trình tốt bằng việc thi công các công trình đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả. 6- Cho cạnh tranh vào cung cấp dịch vụ: 7
- + Tạo ra sự cạnh tranh trong việc lựa chọn đối tác cung cấp vật tư, vật liệu, thiết bị, con người giữa đội và các phòng ban Công ty để chọn ra những đối tác có giá rẻ, chất lượng tốt . 7- Biến đổi các tổ chức theo hướng luật lệ: + Đưa các đối tượng quản lý làm việc theo luật và hệ thống không tuỳ tiện ,đi cùng với cơ chế khoán doanh nghiệp cần phải có những nội quy, quy chế thưởng phạt và thực hiện nghiêm túc. 8- Cấp tiền do kết quả chứ không chú trọng đầu vào: Tiêu chí này đặc biệt quan trọng và hoàn toàn có thể thực hiện được trong cơ chế khoán. Sau khi đội có sản phẩm Công ty cấp tiền để thi công tiếp như vậy mới có thể đảm bảo an toàn vốn và thúc đẩy sản xuất. 9- Hoạt động theo hướng, hướng vào khách hàng : Đối với doanh nghiệp khách hàng chính là chủ đầu tư, cộng đồng xã hội, tổ chức cung ứng, đối thủ cạnh tranh, khi đưa ra cơ chế khoán cần đặc biệt quan tâm tiêu chí này 10- Phí tập trung: Không tập trung vào việc giải quyết mà giao xuống cho đối tượng quản lý tự quyết định sự tồn tại phát triển của mình . Các đội nhận khoán nếu muốn tồn tại và phát triển thì phải làm tốt để đảm bảo chất lượng, tiến độ đồng thời phải an toàn, hiệu quả 1. Khái niệm cơ chế khoán: - Cơ chế quản lý: là phương thức tác động có mục đích của chủ thể quản lý nhằm tác động nên đối tượng để thực hiện mục tiêu của hệ thống. - Cơ chế khoán đội: Trước tiên cần hiểu chủ thể quản lý là giám đốc Công ty và đối tượng quản lý là đội sản xuất ( mà cụ thể là đội trưởng). Vậy cơ chế khoán đội là cơ chế mà Công ty sử dụng phương thức khoán tác động lên đội sản xuất bằng động cơ kinh tế nhằm đạt được mục tiêu của mình là Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. 8
- 2. Vai trò cơ chế khoán đội: - Tạo ra được động cơ động lực, phát huy được tính tự chủ, tính sáng tạo, của cấp đội trực tiếp sản xuất tạo ra hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sản xuất phát triển qua đó đảm bảo lợi ích cao nhất cho xã hội, doanh nghiệp, người lao động. - Giảm bớt gánh nặng quản lý ở cấp Công ty tập trung quản lý các mặt, lĩnh vực quan trọng khác không phải tập trung quá nhiều vào sản xuất . Vì vậy có thể thu hẹp bộ máy cấp Công ty đồng thời khắc phục tính quan liêu bởi điều kiện lãnh đạo, chỉ đạo không trực tiếp do công trường ở xa Công ty . - Cơ chế khoán Đội còn phát huy được tính tự chủ, tính sáng tạo của các đội đem lại hiệu quả cao. - Khi đội nhận khoán có lãi đây không chỉ là động viên khích lệ các đội gắn bó xây dựng Công ty mà lớn hơn thế nó đã tạo ra một nội lực để thực hiện những mục tiêu mới. Có thể nói đây là một giải pháp hữu hiệu để thay đổi cơ chế từ cơ chế bao cấp chủ thể quản lý can thiệp toàn bộ vào sản xuất, còn đối tượng quản lý ( Đội) thực hiện theo mệnh lệnh hành động thông qua kế hoạch tác nghiệp nên đã bộc lộ tính quan liêu ( xa rời thực tiễn, bất chấp quy luật và không khoa học) sang cơ chế thị trường. - Cơ chế khoán càng cần được sử dụng và hoàn thiện hơn trong các trường hợp quản lý các đối tượng quản lý không tập trung, phạm vi rộng điều kiện thông tin, đi lại không thuận lợi. - Các doanh nghiệp xây dựng cơ bản mới cổ phần đang trong giai đoạn thay đổi từ việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh thông qua việc thực hiện kế hoạch sản lượng được giao bằng việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trên các mặt của hoạt động kinh doanh đặc biệt thông qua thương hiệu giá trị cổ phiếu trên thị trường là những vấn đề nhậy cảm mà hiệu quả kinh tế quyết định chủ yếu. Do vậy cần phải thay đổi cơ chế quản lý cho phù hợp với cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt trong điều kiện đất nước 9
- hội nhập WTO. Mà bước đầu tiên phải làm là đưa cơ chế khoán vào sản xuất. Thực tiễn đã chứng minh đất nước ta sau khi chuyển đổi cơ chế bao cấp trong nông nghiệp sang cơ chế khoán 10 đã đảm bảo được lương thực cho nhân dân và đất nước từ việc hàng năm vẫn phải trông cậy các nước bạn nay trở thành nước xuất khẩu một khối lượng gạo lớn sang nước ngoài. - Thiết lập cơ cấu tổ chức cho toàn bộ hệ thống bao gồm tập hợp những bộ phận, phân hệ, con người và các quan hệ để đạt được mục tiêu. - Doanh nghiệp xây dựng một cơ cấu tổ chức tốt tìm ra những con người có đủ năng lực thực hiện các công việc, nhiệm vụ, chức năng cụ thể đồng thời trao cho họ các nguồn lực, thông tin, quyền ra quyết định. đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp hợp lý giữa những bộ phận, phân hệ, con người. - Phối kết hợp giữa chuyên môn hoá và tổng hợp hoá các chức năng nhiệm vụ, công việc nhưng phải chú trọng tăng cường tổng hợp hoá tới mức tối đa về mặt quản lý kinh tế có thể ( cơ chế khoán rất có điều kiện sử dụng tổng hợp hoá). Mặt khác sử dụng tối đa việc chuyên môn hoá trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. - Thiết lập và sử dụng các phương pháp quản lý con người nhằm tạo ra và duy trì động lực cho con người để tiến tới mục tiêu của tổ chức đó là hiệu quả kinh tế cao. - Doanh nghiệp sử dụng cơ chế khoán đội là đã tạo ra và có thể duy trì động cơ, động lực cho đội, bởi trong cơ chế này đã tạo ra cho đội có động cơ kinh tế ( có lãi được hưởng), động cơ tinh thần ( làm việc trong điều kiện thoải mái, trách nhiệm), động cơ quyền lực ( đã được tự quyết định những việc trong công trường) đồng thời có cơ sở đưa ra và thực hiện nghiêm các quy chế để quy trách nhiệm, thưởng phạt. Tóm lại: Cơ chế khoán đội không những tạo ra được hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh đồng thời tạo nên một điều kiện thuận lợi để vận dụng các thành quả khoa học đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đây là nhân tố quyết định thay đổi cả về chất và lượng cho doanh nghiệp để có khả năng 10
- cạnh tranh trong điều kiện khắc nghiệt. 3. Mục tiêu cơ chế khoán đội: Phát huy hết các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho công ty phát triển mở rộng sản xuất 4. Nội dung cơ chế khoán đội : - Là khoán chi phí có sự quản lý chặt chẽ trên các mặt của hoạt động do vậy phải đảm bảo tiết kiệm nhiều nhất đồng thời đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ. - Giao và nhận khoán: Việc giao khoán do Công ty căn cứ vào nhu cầu và năng lực của đội để giao trên cơ sở giá giao khoán đã xác định cùng với những yêu cầu, nội quy, quy chế đã có. - Công ty cung cấp các nguồn lực chủ yếu như tiền vốn, thiết bị, vật tư và các điều kiện thi công quan trọng khác đồng thời phối hợp thực hiện để đảm bảo hiệu quả cao và các yêu cầu khách quan. - Đội nhận khoán được sử dụng các nguồn lực của Công ty một cách hiệu quả cùng với biện pháp tổ chức thi công hợp lý, tiết kiệm để công trình thi công có lãi đảm bảo nguồn thu cho Công ty đồng thời thu nhập cho đội. - Công ty thường xuyên kiểm tra, kiểm soát đề phòng bất trắc xảy ra và điều chỉnh khi cần thiết. Doanh nghiệp sử dụng cơ chế khoán đội là lựa chọn mục tiêu phát triển về nhiều mặt đặc biệt là hiệu quả kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường đảm bảo cơ chế thoáng có tính chất mở. 5. Nhân tố chi phối nội dung cơ chế khoán đội: - Do đặc thù của ngành xây dựng cầu đường không tập trung luôn thay đổi, địa bàn trong cả nước do vậy khó đưa ra được giá khoán chuẩn cho tất cả các công trình nên việc giao nhận khoán đôi khi còn phải sử dụng biện pháp hành chính chưa thực sự phản ánh được hết cơ chế khoán. - Là khoán chi phí do vậy phải đảm bảo tiết kiệm nhiều nhất chính việc này có thể gây nên việc bớt xén vật tư vật liệu ảnh hưởng tới chất lượng công trình. 11
- - Các công trình hiện nay thường thi công với tiến độ nhanh do vậy không thể kiểm soát được chi phí. Nên thường xẩy ra hiện tượng công trình thi công xong mới biết là lãi hay lỗ. Mặt khác rất nhiều công trình để thắng thầu doanh nghiệp phải bỏ giá thấp điều này chi phối nhiều đến việc giao nhận khoán, thực hiện và quyết toán bản khoán. - Thủ tục trong quản lý xây dựng cơ bản quá rườm rà phức tạp gây nên sự trì trệ chưa giải quyết được , ảnh hưởng tới việc thi công, nghiệm thu, thanh toán và quyết toán yếu tố này ảnh hưởng nhiều tới cơ chế khoán đội. - Do xây dựng cơ bản là nghề sản xuất hàng hoá công cộng nên khi lợi nhuận sản xuất kinh doanh quá cao ( do biện pháp thi công hợp lý, công nghệ cao, giá trúng thầu…) đôi khi được hiểu là thi công công trình không đảm bảo chất lượng thất thoát vốn. 12
- CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CHẾ KHOÁN ĐỘI Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY. I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY: 1. Quá trình hình thành: - Ngày 21 tháng 11 năm 1994 Công ty xây dựng Miền tây được thành lập theo quyết định số 2409 QĐ/ TCCB – LĐ của Bộ Trưởng Bộ GTVT. Công ty xây dựng Miền tây là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông 8. - Ngày 16 tháng 04 năm 2004 Công ty Xây dựng Miền tây được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xây dựng Miền tây theo quyết định số 999/QĐ - BVTVT của Bộ Trưởng Bộ GTVT. Công ty Cổ phần xây dựng Miền tây chính thức hoạt động theo con dấu và mã số thuế mới từ ngày 23/07/2004. Trụ sở Công ty đặt tại số 18 – Hồ Đắc Di - Đống Đa – Hà Nội Vốn điều lệ: 6.500.000.000đ Trong đó: Tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ. Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động chiếm 49% vốn điều lệ. Tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài chiếm 1% vốn điều lệ. 2. Quá trình phát triển : 2.1 Thời gian đầu mới thành lập Công ty xây dựng Miền tây: - Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng các công trình giao thông đường bộ. - Địa bàn hoạt động: chủ yếu tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu. - Nguồn lực: Vốn ít ( vốn ngân sách nhà nước cấp 1.360,8 trđ). Nhân lực còn thiếu và chưa có kinh nghiệm, công nghệ lạc hậu do vậy phát triển chủ yếu dựa vào việc huy động các nguồn lực bên ngoài vào tham gia thi 13
- công các công trình dưới hình thức khoán thu phần trăm. Đây cũng là chiến lược phát triển hữu hiệu để Công ty có thời gian và các điều kiện tích luỹ vốn, kinh nghiệm đặc biệt là xây dựng bộ máy của chính mình có trình độ và công nghệ phù hợp với phát triển của ngành. 2.2 Sau khi chuyển đổi thành Công ty cổ phần Xây dựng Miền tây. 2.2.1 Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh chính vẫn là xây dựng các công trình giao thông đường bộ và đang có hướng kết hợp ngành nghề khác. 2.2.2 Địa bàn hoạt động: Vẫn giữ địa bàn truyền thống là các tỉnh Sơn La, Điện Biên, và hiện nay Công ty đã tham gia thi công các công trình do được chỉ định thầu hoặc thắng thầu ở nhiều tỉnh thành khác như Yên Bái, Bắc Giang, Hà Nội, Hoà Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh. 2.2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty . 14
- SƠ ĐỒ 2.1 TỔ CHỨC CÔNG TY HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng VPĐD KHKT VTTB TCKT TCCB HC ĐỘI ĐỘI ĐỘI ĐỘI ĐỘI ĐỘI ĐỘI ĐỘI TRẠM XDCT XDCT XDCT XDCT XDCT XDCT XDCT XDCT BTN Số 1 Số 7 Số 8 Số 9 Số 11 Số 15 Số 18 Cầu 15
- 2.2.3.1: Chủ tịch HĐQT: Ông Đan Đức Dũng hiện đang kiêm giám đốc điều hành Công ty. Đồng thời là ngừơi được Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 8 uỷ quyền quản lý phần vốn nhà nước. 2.2.3.2: Giám đốc Công ty : Là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo khu vực được phân công cụ thể như sau: + Ông: Nguyễn Văn Hương: Phụ trách các công trình phía Nam. + Ông: Nguyễn Văn Bảo: Phụ trách các công trình phía Bắc. + Nhận sự uỷ quyền của giám đốc giải quyết các công việc với các ban ngành liên quan, ký kết hợp đồng kinh tế với các đối tác. + Chịu trách nhiệm quản lý điều hành các đội thi công các công trình thuộc địa bàn mình phụ trách thi công đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ và hiệu quả. 2.2.3.3: Các phòng nghiệp vụ: Có trách nhiệm giúp việc cho ban giám đốc theo từng chức năng cụ thể. + Phòng Kế hoạch kỹ thuật – tiếp thị : 5 người. - Làm hồ sơ dự thầu để tham gia đấu thầu các công trình . - Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác để bản khoán chi phí cho các công trình và theo dõi, điều chỉnh bản khoán trong và sau quá trình thực hiện. - Lập và theo dõi kế hoạch thi công, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các công trình. 16
- SƠ ĐỒ 2.2 TỔ CHỨC PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT TIẾP THỊ Trưởng phòng Đấu thầu Lập bản Thanh Theo dõi Lưu giữ các công khoán toán với thực hiện hồ sơ trình chủ đầu tư kế hoạch Bộ phận kỹ thuật các đội + Phòng vật tư thiết bị: - Điều phối máy móc thiết bị cho các công trường. - Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị. - Cung cấp vật tư cho các công trình theo tiến độ yêu cầu. - Quản lý chi phí máy, vật tư đảm bảo tính đúng tính đủ, hợp lý, hợp lệ trên cơ sở bản khoán chi phí cho từng công trình. - Thương thảo các hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị hoặc thuê mướn. 17
- SƠ ĐỒ 2.3 TỔ CHỨC PHÒNG VẬT TƯ THIẾT BỊ Trưởng phòng Cấp vật tư Điều động Theo dõi Theo dõi Bảo thiết bị xuất nhập nhật trình dưỡng sửa vật tư tính khấu chữa thiết hao bị Cán bộ phụ trách vật tư, thiết bị và thợ vận hành đội thi công + Phòng tổ chức cán bộ lao động : 3 người. - Tuyển dụng, điều động và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. - Quản lý chi phí tiền lương theo cơ chế khoán quỹ lương và lĩnh vực khác như an toàn lao động, bảo hiểm , các chế độ khác. + Phòng hành chính: Gồm 02 người làm công việc tạp vụ đồng thời quản lý sử dụng các thiết bị văn phòng Công ty . + Phòng tài chính kế toán: gồm 05 người. - Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu tài chính, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, thu nộp ngân sách, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn. 18
- - Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích kinh tế tài chính phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch. SƠ ĐỒ 2.4 BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY Kế toán trưởng Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ Kế toán tổng hợp tài sản ngân hàn công nợ tổng hợp chi phí, tính giá thành Nhân viên thống kê các đội + Ban điều hành: Gồm 02 người có chức năng đại diện Công ty điều hành các đội sản xuất tại vùng quản lý. + Các đội sản xuất: Mỗi đội gồm 05 người có trách nhiệm trực tiếp nhận và quản lý sử dụng vật tư, tiền vốn, máy móc, thiết bị, và các nguồn lực khác để thực hiện thi công, nghiệm thu các công trình theo hồ sơ thiết kế được duyệt đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn và hiệu quả. 19
- SƠ ĐỒ 2.5 TỔ CHỨC MỘT ĐỘI XÂY DUNG CÔNG TRÌNH Đội trưởng Kỹ thuật 02 người Thống kê 02 người Các tổ Tổ xe máy Tổ tạp vụ Các đối tác sản xuất 2.2.4. Bảng 2.1 Kết qủa sản xuất trong những năm gần đây: CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NĂM 2002 NĂM 2003 NĂM 2004 Tổng doanh thu Trđ 44.966 66.590 69.270 Tổng chi phí Trđ 41.471 62.957 Tổng lợi nhuận Trđ 329 444 371 Tài sản lưu động Trđ 55.402 58.172 Tài sản cố định Trđ 16.829 17.671 Lao động sử dụng Trđ 459 611 620 Thu nhập bình quân Trđ 1.054 1.91 1.211 Trả cổ tức % 1.2 Số liệu thu thập tại phòng tài chính kế toáncông ty 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở Tân Thành
21 p | 254 | 63
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học công nghệ trong các trường Đại học ở Việt Nam
0 p | 128 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Đại học Luật Hà Nội
115 p | 33 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
246 p | 21 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Lữ đoàn 242 - Quân khu 3 theo đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính
110 p | 30 | 10
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Hoàn thiện cơ chế chia sẻ thông tin ngành lao động – thương binh và xã hội
60 p | 131 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
96 p | 11 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Hoàn thiện cơ chế TCTC các trường ĐHCL ở Việt Nam
24 p | 43 | 6
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
87 p | 15 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
27 p | 10 | 5
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội
27 p | 60 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ: Hoàn thiện cơ chế hậu kiểm đối với tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập (Nghiên cứu trường hợp Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ)
88 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Viễn thông Nghệ An
15 p | 50 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Công ty TNHH Xanh Đồng
24 p | 79 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện cơ chế mua bán vốn tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong
106 p | 9 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có thu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
133 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
102 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn