intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Viễn thông Nghệ An

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp. Khảo sát, phân tích đánh giá cơ chế quản lý tài chính của Viễn thông Nghệ an. Đề ra phương hướng và các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Viễn thông Nghệ an.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Viễn thông Nghệ An

i<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ cạnh tranh như<br /> Vietel, EVN trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Viễn thông Nghệ an phải giải được<br /> bài toán “tự chủ” một cách có hiệu quả. Muốn vậy, Viễn thông Nghệ an cần<br /> phải nắm bắt, đánh giá đúng đắn hơn về thực trạng cơ chế quản lý tài chính<br /> của mình tại từng thời điểm cũng như từng thời kỳ nhất định để lựa chọn cho<br /> mình những quyết định hiệu quả, chắc chắn và bền vững nhất.<br /> Nhận thức được vai trò quan trọng của việc đánh giá thực trạng cơ chế<br /> quản lý tài chính trong việc triển khai kế hoạch kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ<br /> tầng… có hiệu quả đối với Viễn thông Nghệ an, với mong muốn tìm ra những<br /> giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực tài chính của đơn vị mình đang công<br /> tác, tác giả đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Viễn<br /> thông Nghệ An ”.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn<br /> ­ Nghiên cứu vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp.<br /> - Khảo sát, phân tích đánh giá cơ chế quản lý tài chính của Viễn thông<br /> Nghệ an.<br /> - Đề ra phương hướng và các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện cơ<br /> chế quản lý tài chính của Viễn thông Nghệ an.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận văn: cơ chế quản lý tài chính của Viễn<br /> thông Nghệ an.<br /> <br /> ii<br /> <br /> Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Cơ chế quản lý tài chính của Viễn thông<br /> Nghệ an, thời gian từ năm 2007 đến năm 2009.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác Lê nin để nghiên cứu lý luận cũng như các vấn đề thực tiễn một cách lôgic.<br /> - Kết hợp sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, điều tra, thống kê, so<br /> sánh phân tích, kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp để nghiên cứu và phân tích các<br /> vấn đề thực tiễn.<br /> 5. Dự kiến đóng góp của Luận văn<br /> - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính của doanh<br /> nghiệp.<br /> - Phân tích và đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Viễn<br /> thông Nghệ an hiện nay.<br /> - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài<br /> chính của Viễn thông Nghệ an.<br /> 6. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, kết cấu<br /> chính luận văn gồm ba chương sau:<br /> Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài chính của<br /> doanh nghiệp.<br /> Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Viễn thông Nghệ an.<br /> Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Viễn thông<br /> Nghệ an.<br /> <br /> iii<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ<br /> TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP<br /> 1.1 Hoạt động tài chính doanh nghiệp<br /> Trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp<br /> hiện nay, tài chính doanh nghiệp liên quan mật thiết với quản trị kinh doanh,<br /> khái niệm có nội hàm rộng hơn, bao gồm tất cả các kỹ thuật tài chính cho dù<br /> kỹ thuật này có đang được áp dụng tại các doanh nghiệp kinh doanh hay<br /> không. Tài chính doanh nghiệp quan tâm đến mọi mặt của hoạt động tài chính<br /> trong một doanh nghiệp, bao gồm các vấn đề chủ yếu: quyết định về vốn đầu<br /> tư, đánh giá các cơ hội đầu tư và quyết định đầu tư. Như vậy, tài chính doanh<br /> nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể<br /> trong nền kinh tế.<br /> 1.2 Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp<br /> 1.2.1 Khái niệm cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp<br /> Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp được hiểu là tổng thể các phương<br /> pháp, các hình thức, các công cụ được vận dụng nhằm quản lý các hoạt<br /> động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt<br /> được những mục tiêu đã định. Quản lý tài chính doanh nghiệp là sự tác<br /> động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, và sự<br /> tác động đó được thực hiện thông qua một cơ chế, đó chính là cơ chế quản<br /> lý tài chính doanh nghiệp.<br /> Cơ chế quản lý tài chính luôn giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động<br /> hoạt động quản lý của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại<br /> của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.<br /> <br /> iv<br /> <br /> 1.2.2 Nội dung cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp<br /> *) Quản lý vốn. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp cụ thể, mỗi doanh nghiệp có<br /> thể xây dựng cơ chế huy động vốn khác nhau. Việc huy động vốn của doanh<br /> nghiệp có thể thực hiện thông qua các phương thức là: nguồn vốn tự có của<br /> doanh nghiệp, huy động vốn từ lợi nhuận tái đầu tư, huy động vốn bằng cách<br /> phát hành cổ phiếu, nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại,<br /> phát hành trái phiếu doanh nghiệp.<br /> *) Quản lý tài sản. Để quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp, tài sản cố<br /> định thông thường được phân thành: tài sản cố định phục vụ cho mục đích<br /> kinh doanh (nhà cửa vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, thiết<br /> bị truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý...) và tài sản cố định dùng cho mục<br /> đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng.<br /> *) Xác định doanh thu, chi phí, lợi nhuận<br /> Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ hoạt<br /> động của doanh nghiệp, nó đảm bảo trang trải các chi phí, thực hiện tái sản<br /> xuất, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Căn cứ vào nguồn hình thành, doanh<br /> thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu<br /> từ hoạt động tài chính, doanh thu từ các hoạt động bất thường khác.<br /> Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm chi phí lao động trực tiếp,<br /> chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí chung. Tuỳ theo điều kiện sản xuất<br /> - kinh doanh cụ thể mà doanh nghiệp có thể áp dụng các cơ chế quản lý chi<br /> phí cho phù hợp như:cơ chế quản lý chi phí theo hình thức khoán chi phí, cơ<br /> chế quản lý chi phí theo hình thức áp dụng định mức, cơ chế quản lý chi phí<br /> theo hình thức hỗn hợp.<br /> . Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp,<br /> bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động<br /> <br /> v<br /> <br /> khác. Doanh nghiệp thực hiện quá trình phân phối nhằm mục đích chủ yếu tái<br /> đầu tư mở rộng năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát<br /> triển vốn của doanh nghiệp, khuyến khích người lao động nhằm nâng cao<br /> hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh..<br /> *) Kiểm soát tài chính. Cơ chế kiểm soát tài chính của doanh nghiệp bao gồm<br /> việc kiểm soát tài chính trong nội bộ doanh nghiệp và việc kiểm soát tài chính<br /> của doanh nghiệp đối với các đơn vị thành viên. Việc kiểm soát tài chính<br /> doanh nghiệp thực hiện thông qua các quy định của doanh nghiệp về công tác<br /> kế toán - thống kê, công tác kiểm toán đối với doanh nghiệp.<br /> 1.3 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính của<br /> doanh nghiệp.<br /> Cơ chế quản lý tài chính của mỗi doanh nghiệp đều có những điểm khác<br /> nhau, nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, trong đó bao gồm các<br /> nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan đối với doanh nghiệp. Các nhân tố<br /> chủ quan bao gồm: hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp; năng lực cán<br /> bộ quản lý tài chính; đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh. Nhân tố<br /> khách quan bao gồm: sự ổn định của nền kinh tế; ảnh hưởng về giá cả thị<br /> trường và lãi suất; chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh<br /> nghiệp; sự cạnh tranh trên thị trường và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ; thị<br /> trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0