intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:246

22
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” nhằm mục đích phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÙY LINH HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÙY LINH HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS NGUYỄN ĐÌNH CUNG 2. PGS.TS NGUYỄN BÁ CHIẾN HÀ NỘI, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thùy Linh
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình được học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia và thực hiện Luận án Tiến sĩ Quản lý công với đề tài “Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Lãnh đạo Học viện, Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, khoa Nhà nước và Pháp luật và các thầy, cô - giảng viên trong Học viện. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về những sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai Thầy hướng dẫn: TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương và PGS.TS Nguyễn Bá Chiến, Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ đã luôn động viên, khích lệ và dành nhiều thời gian, tâm sức hướng dẫn để tôi hoàn thành đề tài luận án. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các cá nhân, tổ chức đã nhiệt tình hỗ trợ, phối hợp và cung cấp thông tin, tài liệu cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận án. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan chủ quản, gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tinh thần, tạo động lực, giúp tôi thêm niềm tin và nghị lực trong suốt quá trình hoàn thành Luận án này. Dù đã cố gắng nhưng Luận án không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và bạn đọc để có cơ hội hoàn thiện đề tài nghiên cứu hơn nữa. Trân trọng!
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................................11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thể chế và thể chế kinh tế ..........................11 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ..........................................................11 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................................13 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ...........................................................................................................................16 1.2.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ...........................................................16 1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................................20 1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .................................................................................................................27 1.3.1. Những hướng nghiên cứu và kết quả đạt được ...............................................27 1.3.2. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu ...................................................27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................29 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ..................................................................................................................30 2.1. Khái niệm và đặc điểm hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ..........................................................30 2.1.1. Khái niệm thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước.............................30
  6. 2.1.2. Khái niệm hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................................38 2.1.3. Đặc điểm của hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................................39 2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu đối với việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước .......................................................................................41 2.2.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................................41 2.2.2. Yêu cầu về hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................................43 2.3. Tiêu chí hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ....................................................................................49 2.3.1. Thông lệ tốt quốc tế về thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ........49 2.3.2. Tiêu chí hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ....................................................................................51 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................56 2.4.1. Vai trò của Nhà nước ......................................................................................56 2.4.2. Khuôn khổ pháp lý ..........................................................................................57 2.4.3. Môi trường kinh doanh ...................................................................................58 2.4.4. Quản trị doanh nghiệp nhà nước .....................................................................59 2.4.5. Yếu tố con người .............................................................................................60 2.4.6. Yếu tố môi trường kinh tế - xã hội ..................................................................61 2.4.7. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 .............................................62 2.5. Kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước và bài học đối với Việt Nam ...........................................................................62 2.5.1. Về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trên thế giới .......................................62 2.5.2. Về mô hình thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ....................................................................................................................64 2.5.3. Về đảm bảo tính trung lập cạnh tranh đối với doanh nghiệp nhà nước ..........70
  7. 2.5.4. Về thể chế quản lý vốn nhà nước ....................................................................72 2.5.5. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam .................................................75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................77 Chương 3. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM .........................................................................................78 3.1. Khái quát quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam ...................................................................................................................78 3.1.1. Giai đoạn 1986 – 1990 ....................................................................................78 3.1.2. Giai đoạn 1990 - 2000 .....................................................................................79 3.1.3. Giai đoạn 2000 – 2010 ....................................................................................80 3.1.4. Giai đoạn từ 2011 đến nay ..............................................................................81 3.2. Đánh giá quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn từ 2011 đến nay ........................................................................88 3.2.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................88 3.2.2. Những hạn chế, bất cập .................................................................................107 3.2.3. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập ................................................................140 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................149 Chương 4. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ...........................150 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam ...............................................................150 4.2. Quan điểm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ...........................................152 4.2.1. Quan điểm về vai trò của doanh nghiệp nhà nước ........................................152 4.2.2. Quan điểm về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước .........................................................................................................................153
  8. 4.3. Phương hướng tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước đến năm 2030 .................................................................................................154 4.3.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập .............154 4.3.2. Nhà nước đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp phải tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu ..................................................................154 4.3.3. Nhà nước thực hiện quản lý thống nhất về hoạt động công ích ....................154 4.3.4. Tách bạch triệt để giữa chức năng đại diện sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước đối với DNNN ............................................................................155 4.3.5. DNNN đáp ứng đầy đủ chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty: ..................155 4.3.6. DNNN hoạt động chủ yếu là doanh nghiệp có sở hữu hỗn hợp ...................155 4.3.7. DNNN được bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo nguyên tắc thị trường. .....................................................................................................................156 4.3.8. Quan hệ kinh tế, tài chính giữa Nhà nước và DNNN ...................................156 4.3.9. Nâng cao vai trò của UBQLV trong việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. .......................................................................156 4.4. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước đến năm 2030 ..........................................................................................................157 4.4.1. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật quy định về vai trò của doanh nghiệp nhà nước và mục tiêu đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp để phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ..................................................................................157 4.4.2. Hoàn thiện khung pháp luật về chính sách chủ sở hữu nhà nước và mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tách bạch với cơ quan quản lý hành chính nhà nước ..................................................................................................................159 4.4.3. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế để doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, cạnh tranh bình đẳng và đáp ứng các điều kiện của hội nhập kinh tế quốc tế ....................................................................................166 4.4.4. Hoàn thiện thể chế bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan .........................................................................................................................169
  9. 4.4.5. Tiếp tục hoàn thiện thể chế minh bạch hóa thông tin về doanh nghiệp nhà nước .........................................................................................................................170 4.4.6. Hoàn thiện thể chế về bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp nhà nước .................................................................................................................................171 4.4.7. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; đổi mới sản xuất kinh doanh trong thời đại công nghiệp 4.0 để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ....................................................................173 4.4.8. Hoàn thiện thể chế kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước ........177 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................180 KẾT LUẬN .............................................................................................................181 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  10. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ACCC Ủy ban cạnh tranh và tiêu dùng Australia AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN BKS Ban Kiểm soát Bộ DNNN Bộ Doanh nghiệp nhà nước CIEM Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương CNTT Công nghệ thông tin Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn CPH Cổ phần hóa CSH Chủ sở hữu CTCP Công ty cổ phần DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông EU Liên minh Châu Âu EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam EU Liên minh Châu Âu HĐTV Hội đồng thành viên HĐQT Hội đồng quản trị HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế KTNN Kinh tế nhà nước KTTT Kinh tế thị trường OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ODA Viện trợ không hoàn lại HĐQT Hội đồng quản trị Luật DN Luật doanh nghiệp Luật số 69/2014/QH/2013; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản Luật số 69 xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp
  11. NCS Nghiên cứu sinh SXKD Sản xuất kinh doanh PVN Tập đoàn Dầu khí Việt Nam SASAC Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước SCIC Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước TĐ Tập đoàn TCT Tổng công ty UBND Ủy ban nhân dân UBQLV Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp WB Ngân hàng Thế giới XNK Xuất nhập khẩu
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Các lĩnh vực DNNN tham gia ở một số quốc gia trên thế giới ............................... 63 Bảng 2.2: Cơ quan chủ sở hữu theo mô hình tập trung ............................................................. 66 Bảng 2.3. Một số ví dụ về cơ quan tư vấn và điều phối DNNN............................................... 68 Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ .............................................................................................................................................. 83 Bảng 3.2 Phân bổ vốn và tài sản của DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ............. 86 Bảng 3.3 Cơ cấu doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD ......................................... 87 Bảng 3.4 Các tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao về UBQLV ...................................... 91 Bảng 3.5 Hiệu suất sinh lời (Tỷ suất lợi nhuận) ....................................................................... 105 Bảng 3.6 Hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp................................................... 106 Bảng 3.7 Tỷ lệ doanh nghiệp bị lỗ (%)...................................................................................... 114 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát khuôn khổ quản trị doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam so với tiêu chuẩn của OECD.................................................................................................................. 109 Bảng 3.9. Mối tương quan giữa các nội dung theo hướng dẫn của OECD (2015) .............. 111 Bảng 3.10. Thu ngân sách Nhà nước......................................................................................... 134 Bảng 3.11. Cơ cấu lao động trên 15 tuổi theo thành phần kinh tế (%)................................... 135 Bảng 3.12. Thị phần vận tải hành khách và hàng hóa nội địa................................................. 135 Bảng 3.13. Vai trò của DNNN ngành nông lâm thủy sản, xây dựng, thương mại và dịch vụ ........................................................................................................................................................ 137 Bảng 3.14. Chỉ số phát triển tài chính của doanh nghiệp 2010-2017 (%/năm)..................... 138
  13. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Ba bước quyết định can thiệp của Nhà nước ............................................34 Hình 2.2: Mô hình tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước ....................69 Hình 3.1 Số lượng DNNN qua các năm từ 1995-2005 .............................................80 Hình 3.2 Số lượng DNNN 100% vốn qua các năm từ 2011-2019 ...........................83 Hình 3.3. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD tại thời điểm 31/12/2018.................................................................................................................84 Hình 3.4. Đóng góp của DN 100% vốn nhà nước cho nền kinh tế từ năm 2011- 2019 ...........................................................................................................................85 Hình 3.5 Tỷ trọng của DNNN trong nền kinh tế qua các năm từ 2011-2019 (%) ....85 Hình 3.6 Sơ đồ tổ chức UBQLV ...............................................................................91 Hình 3.7. Số lượng ngành, lĩnh vực duy trì vốn nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ qua các giai đoạn ...........................................................................93 Hình 3.8 Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa qua các năm ..................................104 Hình 3.9. Đánh giá việc đáp ứng tiêu chí về mục tiêu đầu tư vốn nhà nước vào DNNN .....................................................................................................................113 Hình 3.10. Đánh giá việc đáp ứng tiêu chí về thực hiện vai trò chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN .........................................................................................................116 Hình 3.11. Đánh giá việc đáp ứng tiêu chí về đảm bảo cho DNNN hoạt động cạnh tranh, bình đẳng .......................................................................................................120 Hình 3.12. Đánh giá việc đáp ứng tiêu chí về bảo đảm quyền của cổ đông thiểu số tại các DNNN ..........................................................................................................124 Hình 3.13. Đánh giá việc đáp ứng tiêu chí về bảo đảm quyền của các bên lợi ích liên quan của DNNN ......................................................................................................126 Hình 3.14. Đánh giá việc đáp ứng tiêu chí về công bố thông tin của DNNN ........128 Hình 3.15. Đánh giá việc đáp ứng tiêu chí về trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị trong DNNN ..............................................................................130 Hình 3.16. Tỷ trọng của DNNN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ..................136 Hình 4.1. Đồ thị tăng trưởng kinh tế toàn cầu của một số nước năm 2019-2020 .......150 Hình 4.2. Mối quan hệ của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước với .............................163 doanh nghiệp và các Bộ ..........................................................................................163
  14. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thể chế kinh tế nói chung và thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói riêng là một trong những nội dung quan trọng của quá trình cải cách thể chế kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế đối với khu vực DNNN xuất phát từ thực tế khu vực này nắm một nguồn lực rất lớn trong nền kinh tế, được ưu tiên những điều kiện tốt nhất để phát triển và đuợc coi là lực lượng nòng cốt của kinh tế Nhà nước; có nhiệm vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế (Hiến pháp 2013). Tuy nhiên, việc giao DNNN có sứ mệnh là lực lượng vật chất chủ yếu của thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đã tạo ra quan niệm phổ biến là DNNN phải được ưu tiên nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao, điều này đã dẫn đến hàng loạt chính sách chưa thực sự phù hợp với kinh tế thị trường, làm méo mó động lực và hoạt động của DNNN, giảm hiệu quả, hiệu lực hoạt động quản lý chung của bộ máy nhà nước do sự gắn kết lợi ích giữa bộ máy này với DNNN và gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế. Sử dụng DNNN là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, là lực lượng vật chất để Nhà nước điều tiết nền kinh tế làm cho nhiều DNNN quan trọng có vị thế đứng trên và đứng ngoài thị trường, áp đặt luật chơi cho thị trường hơn là tuân thủ luật chơi của thị trường; DNNN không bị áp dụng kỷ luật tài chính do không phải chịu nguyên tắc “lời ăn lỗ chịu” do đó không phải chịu sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường; việc ưu đãi vốn cho DNNN dẫn tới méo mó thị trường vốn, giảm hiệu quả của chức năng phân bổ nguồn lực… Như Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/7/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (Nghị quyết số 12-NQ/TW) đã đánh giá, thể chế quản lý, quản trị DNNN còn không ít hạn chế, yếu kém, không rõ ràng về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; quyền hạn chưa gắn với trách nhiệm trong quản trị, điều hành DNNN. 1
  15. Nguyên nhân căn bản của việc chưa áp đặt đầy đủ nguyên tắc và kỷ luật thị trường đối với DNNN một phần do những rào cản thể chế như: về chủ trương phát triển kinh tế nhà nước, DNNN được giao vai trò chi phối trong các ngành nghề quan trọng của nền kinh tế; về cơ chế quản lý hiện hành của Nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp này, các cơ quan nhà nước vẫn can thiệp theo phương thức hành chính, phi thị trường vào hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp; DNNN còn được giao thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội mà không được hạch toán riêng, hạch toán đầy đủ chi phí theo giá thị trường gây cản trở phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo của DNNN; đặc biệt chưa có cơ chế áp dụng đầy đủ nguyên tắc và thực tiễn quản trị tốt đối với DNNN… Những bất cập trong thể chế thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với DNNN tại Việt Nam đã tạo ra khiếm khuyết lớn trong khung quản trị DNNN, là một trong những lý do chủ yếu của việc DNNN chưa có quản trị hiện đại, ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của DNNN và cả nền kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi tính chất minh bạch, công bằng và tự do trong các giao dịch quốc tế. Trong điều kiện tại Việt Nam với nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế, một yêu cầu đặt ra là cần thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng cho các chủ thể kinh doanh. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam với việc tham gia ký kết, phê chuẩn 15 Hiệp định thương mại tự do (FTAs), trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) …không chỉ nhằm mục tiêu mở cửa thị trường mà còn là các bước đi khẳng định cam kết hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, là tiền đề quan trọng tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Tính chất “mới” của các hiệp định này bao gồm mức độ tự do hóa cao cho thương mại và đầu tư cùng các quy tắc thương mại tiên tiến, mang tính cải cách vượt ra ngoài khuôn khổ các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bao gồm cả các thể chế, pháp lý trong lĩnh vực môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà 2
  16. nước (DNNN), sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ…. Bởi vậy, các hiệp định này không chỉ mở ra các cơ hội thương mại tiềm tàng với các nền kinh tế phát triển mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, hoàn thiện môi trường thương mại và đầu tư của nước ta. Hiệp định CPTPP và EVFTA có hiệu lực mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức và yêu cầu đối với Việt Nam, trong đó có các thách thức về thể chế kinh tế đối với DNNN. Để đáp ứng các điều kiện đặt ra của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các DNNN tại Việt Nam cần “phấn đấu đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; nâng cao một bước quan trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước” như mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/7/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Vì vậy việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam với những yêu cầu đặt ra đối với DNNN tại các FTA thế hệ mới, từ đó đề ra tiêu chí hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN theo chuẩn mực quốc tế và đề xuất các định hướng và giải pháp tiếp tục cải cách khu vực DNNN tại Việt Nam là một vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Những vấn đề nêu trên là lý do để NCS lựa chọn đề tài “Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” làm Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài “Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” nhằm mục đích phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN tại Việt Nam; đánh giá thực trạng thể chế kinh tế đối với DNNN ở Việt Nam trên cơ sở các tiêu chí hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế và nghiên cứu quan điểm từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh 3
  17. tế đối với DNNN đáp ứng những điều kiện đặt ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất: tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến luận án nhằm mục đích kế thừa những kết quả nghiên cứu, từ đó luận án xác định rõ những khoảng trống và nội dung cần tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, áp dụng các kiến thức về quản lý công, kinh tế học, quản trị học để phân tích các khái niệm cơ bản về thể chế, thể chế kinh tế, DNNN, thể chế kinh tế và hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN. Hệ thống hóa khung lý thuyết về hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN. Phân tích các yêu cầu đặt ra đối với DNNN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là tại các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia như CPTPP, EVFTA..., từ đó đưa ra tiêu chí hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN theo thông lệ tốt quốc tế. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để rút ra bài học kinh nghiệm về hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN tại Việt Nam. Thứ ba: Đánh giá thực trạng của việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN tại Việt Nam, trong đó tập trung giai đoạn từ 2011 đến nay, từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc của quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Thứ tư: Từ bối cảnh trong nước, quốc tế và thực tiễn hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN tại Việt Nam, luận án đưa ra quan điểm, phương hướng, khuyến nghị giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN để phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế phát triển của đất nước trong thời đại mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là thể chế kinh tế đối với DNNN tại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: 4
  18. + Về nội dung: Khung thể chế kinh tế đối với DNNN được nghiên cứu theo cách tiếp cận quá trình hoàn thiện với các nội dung: (1) Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN; (2) Thực trạng quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam; (3) Khuyến nghị giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN để phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. + Về không gian: luận án nghiên cứu thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và công ty cổ phần có vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam. + Về thời gian: thực trạng hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN từ năm 1986 đến nay, trọng tâm là giai đoạn từ năm 2011 đến 2020; giải pháp đề xuất cho đến năm 2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước về DNNN và thể chế kinh tế đối với DNNN. Bên cạnh đó, luận án còn dựa trên các lý thuyết của khoa học hành chính, quản lý công, quản trị DNNN. Hướng tiếp cận của đề tài: trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực trạng của việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN tại Việt Nam, Luận án đưa ra các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN đáp ứng những điều kiện đặt ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài vận dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: được sử dụng để nghiên cứu tài liệu của các chuyên gia, nhà khoa học nhằm đánh giá những thành công và những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài, đồng thời chỉ ra những nội dung mà luận án cần phải tiếp tục làm rõ. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng hệ thống lý thuyết về Quản lý công, hệ thống lý thuyết về kinh tế học, quản trị học; nghiên cứu tài liệu, thông tin 5
  19. khoa học, các văn bản về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết nhằm xác định cơ sở lý luận của đề tài. Nghiên cứu kinh nghiệm các nước trên thế giới. - Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh, đánh giá giữa các tiêu chí hoàn thiện với thực trạng thể chế kinh tế đối với DNNN và là căn cứ để đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện; so sánh với thông lệ quốc tế tốt về quản trị DNNN và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới … - Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê và xử lý kết quả: Bằng hình thức điều tra phát ra 285 phiếu, thu về 202 phiếu (tương đương 71%) đã chuyển đến 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV) để phân tích số liệu phản ánh thực trạng cải cách thể chế kinh tế đối với DNNN tại Việt Nam. Cụ thể như sau: Nội dung các mẫu phiếu thể hiện tại Phụ lục 1; Tổng hợp kết quả đánh giá khuôn khổ quản trị doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam so với tiêu chuẩn của OECD tại Phụ lục 2 gồm: mô tả mẫu, thông tin thu thập và kết quả khảo sát của doanh nghiệp. Số liệu thu về được tiến hành mã hóa, nhập liệu, làm sạch dữ liệu và thực hiện thống kê, phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0, NCS sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu gồm: thống kê mô tả, phân tích tương quan và sử dụng trong việc đánh giá về thực tiễn quản trị doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, đo lường mức độ đáp ứng của các nội dung quản trị DNNN tại Việt Nam so với các tiêu chí theo thông lệ tốt quốc tế về thể chế kinh tế đối với DNNN, cụ thể là các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp tại Hướng dẫn quản trị doanh nghiệp nhà nước của OECD (2015). Việc lựa chọn 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc UBQLV để khảo sát do đây là các tập đoàn, tổng công ty lớn, quan trọng trong hệ thống kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực trọng yếu (năng lượng, khai khoáng, viễn thông, hạ tầng giao thông, công nghiệp, hóa chất, nông nghiệp…), bảo đảm một số cân đối lớn của nền kinh tế; đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia; đóng góp trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam 6
  20. (TKV), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)… Với nguồn lực về vốn, tài sản chiếm trên 50% tổng vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp và với các ngành, nghề kinh doanh quan trọng, nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật được giao quản lý; 19 doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm sự phát triển trong những ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng, thiết yếu. Do đó khảo sát thực trạng quản trị tại các tập đoàn, tổng công ty này sẽ giúp cho việc đánh giá thể chế kinh tế tại các DNNN theo tiêu chuẩn quốc tế (thông lệ tốt quốc tế) từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN đáp ứng các yêu cầu đặt ra của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 5.1. Giả thuyết khoa học Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với sự tham gia các Hiệp định tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA… đều yêu cầu DNNN tại Việt Nam cần phải cạnh tranh trung lập với các DN khác và thay đổi phương thức quản trị DNNN theo thông lệ tốt quốc tế. Trong bối cảnh đó, các DNNN ở Việt Nam lại bộc lộ những hạn chế về khả năng cạnh tranh, thậm chí xuất hiện tình trạng thua lỗ nhiều tỷ đồng như Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); thể chế kinh tế đối với DNNN chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế… Từ thực tế này đặt ra yêu cầu Việt Nam cần phải hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN, áp dụng đầy đủ nguyên tắc, kỷ luật thị trường và khung khổ quản trị công ty hiện đại theo thông lệ tốt quốc tế nhằm sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực trong các DNNN, góp phần tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN nói riêng và đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt tại các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA… 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2