intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Chia sẻ: Nguyễn Văn Thanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

140
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhượng quyền thương mại được hình thành và phát triển lâu đời ở các nước phương Tây, đây là phương thức kinh doanh độc đáo cho các các hoạt động bán lẻ hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đem lại những lợi ích đáng kể cho các bên tham gia hoạt động cũng như cho người tiêu dùng và xã hội. Ngày nay, nhượng quyền thương mại đã xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới, nó đặc biệt hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển cho các thương nhân hạng vừa và nhỏ, giúp họ trụ vững trong thị trường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Hợp đồng nhượng quyền thương mại

  1. MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................................1 I. LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................2 II. Khái niệm của hợp đồng nhượng quyền thương mại.................................................2 III. Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại.................................................3 Về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại............................................3 Về ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại............................................3 Về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại..............................................4 Về đối tượng cảu hợp đồng nhượng quyền thương mại...........................................4 Về các loại hơp đồng nhượng quyền thương mại......................................................4 IV. Nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại..........................................................5 Về nội dung quyền thương mại....................................................................................5 Về thời hạn hiệu lưc của hợp đồng nhượng quyền thương mại..............................5 Về gia hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại.......................................................5 Về chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại...................................................6 Về chuyển nhượng hơp đồng nhượng quyền thương mại........................................6 Về giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại...............................7
  2. Về giá cả, phí nhượng quyền định kỳ, phương thức thanh toán.................................7 V. Quyền và nghĩa vụ của các bên .....................................................................................8 Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền..................................................................8 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền.......................................................................9 VI. KẾT LUẬN.....................................................................................................................11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................11 I. LỜI NÓI ĐẦU Nhượng quyền thương mại được hình thành và phát triển lâu đời ở các nước phương Tây, đây là phương thức kinh doanh độc đáo cho các các hoạt động bán lẻ hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đem lại những lợi ích đáng kể cho các bên tham gia hoạt động cũng nh ư cho người tiêu dùng và xã hội. Ngày nay, nhượng quyền thương mại đã xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới, nó đặc biệt hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển cho các thương nhân hạng vừa và nhỏ, giúp họ trụ vững trong thị trường cạnh tranh trước những doanh nghiệp lớn mạnh. Ở Việt Nam, nơi mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm chủ yếu trong nền kinh tế, một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi, là một thị trường tiềm năng cho hoạt động nhượng quyền phát triển. Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa cùng với các cam kết quốc tế Việt Nam phải mở cửa cho các công ty nước ngoài tham gia vào hoạt đ ộng này. Vì vậy, vi ệc xuất hiện, tồn tại và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam là một tất yếu khách quan nhất là trong thời kì hội nhập quốc tế. II. Khái niệm Hợp đồng nhượng quyền thương mại Theo Điều 388 Bộ luật dân sự (BLDS), 2005: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mỗi bên. Ở Việt Nam, Luật thương mại 2005 đã lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam đ ưa ra đ ịnh nghĩa v ề nhượng quyền thương mại:
  3. “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên th ương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.” Hợp đồng nhượng quyền thương mại (HĐNQTM) cũng giống như các loại hợp đồng thông thường khác, là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quy ền thương mại làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền và cũng chính là căn cứ cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đối với Việt Nam, pháp luật không đưa ra một định nghĩa nào về HĐNQTM, chỉ quy định về hình thức của loại hợp đồng này. Như vậy, có thể hiểu, trên phương diện pháp luật, HĐNQTM là loại hợp đồng được các thương nhân kí kết trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại. Hợp đồng này phải có những đặc điểm chung của hợp đồng được quy định ở chương VI của Bô luật dân sự 2005 ( BLDS 2005) về HĐNQTM. Do vậy, hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện pháp luật dân sự đặt ra đối với một giao dịch dân sự. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, HĐNQTM chính là sự thỏa thuận giữa các bên nhượng quyền và bên nhận quyền về thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt đồng nhượng quyền thương mại – thể hiện bản chất của giao dịch nhượng quyền thương mại như được quy đ ịnh tại “ Điều 284, Luật thương mại 2005” III. Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại  Về hình thức: - Hợp đồng nhượng quyền thương mại (HĐNQTM) phải được thành lập văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 285, Luật thương mại, 2005).  Về ngôn ngữ:
  4. - HĐNQTM phải được lập bằng tiếng việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận ( Điều 12, nghị định số 35/2006/NĐ- CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 về hoạt động nhượng quyền thương mại).  Về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại: - Trong quan hệ nhượng quyền thương mại tồn tại hai chủ thể, đó là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. HĐNQTM là những thỏa thuận của hai chủ thể này về nội dung của hoạt động nhượng quyền. Do nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại đ ặc thù nên hầu hết các nước đều quy định chủ thể của quan hệ nhượng quyền phải là thương nhân, tồn tại hợp pháp, có thẩm quyền kinh doanh và có quyền hoạt động thương mại phù hơp với đối tượng được nhượng quyền. - Đối với Việt Nam, pháp luật thương mại cũng đã ghi nhận các đối t ượng có thể tr ở thành một quan hệ nhượng quyền thương mại, bao gồm: Bên nhượng quyền, bên nhận quyền, bên nhượng quyền thứ cấp, bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ cấp (Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 3, NĐ số 35/2006/NĐ – CP). HĐNQTM có thể thực hiện dưới nhiều hình thức. Ở hình thức cơ bản nhất, toofnt ại các bên nhượng quyền và bên nhận quy ề. Tuy nhiên, ở hình thức phức tạp hơn, các bên nhận quyền sơ cấp được thực hiện việc nhượng lại quyền thương mại cho các bên nhận quyền thức cấp và trở thành bên nhượng quy ền thức cấp.  Về đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại: - Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh. - Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ đ ược kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh (Điều 7, nghị định số 35/2006/NĐ- CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 về hoạt động nhượng quyền thương mại)  Về các loại hợp đồng nhượng quyền thương mại:
  5. - Hợp đồng phát triển quyền thương mại (Khoản 8, điều 3, NĐ số 35/2006/NĐ- CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 về hoạt động nhượng quyền thương mại. - Hợp đồng thương mại thứ cấp (Khoản 10, Điều 10, NĐ số 35/2006/NĐ- CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 về hoạt động nhượng quyền thương mại). IV. Nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại  Về nội dung quyền thương mại: Đối tượng của HĐNQTM chính là quyền thương mại. Đây là lợi ích mà các bên trong quan hệ nhượng quyền đều hướng tới. Quyền thương mại bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây: a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền; b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung; c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung; d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại. (Theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định số 35/2006/NĐ- CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 về hoạt động nhượng quyền thương mại).  Về thời hạn hiệu lực của hợp đồng: Thời hạn của HĐNQTM do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đ ồng. Theo Đi ều 12, Nghị định 35/2006/NĐ – CP ngày 31/3/2006 về hợp đồng nhượng quyền thương mại quy định: 1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  6. 2. Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuy ển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.  Về gia hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại: Khi có thời hạn của hợp đồng kết thúc và nếu trước đó bên nhận quyền đã thực hiện một cách đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Không có các hành vi – vi phạm hợp đồng cũng như tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn chỉ đạo của bên nhượng quyền thì thông thường sẽ đồng ý gia hạn hợp đồng với bên nhận quyền. Tuy nhiên trong một số trường hợp, vì những lý do đặc biệt, nên trong một khoảng thời gian nhất định sẽ không cấp quyền cho bất kì bên nào khác trong lãnh thổ ( Khoản 1, Điều 13, NĐ số 35/2006/NĐ – CP ngày 31/3/2006 về hợp đồng nhượng quyền thương mại)  Về chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại: 1. Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 c ủa Luật Thương mại. 2. Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp sau đây: a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại. b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam. c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại. d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền. (Theo Điều 16, NĐ số 35/2006/NĐ - CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 về hoạt động nhượng quyền thương mại).  Về chuyển nhượng hợp đồng nhượng quyền thương mại:
  7. Luật thương mại 2005 quy định bên nhận quyền có quyền nhượng lại quyền cho bên thức ba nếu được sự chấp nhận của bên nhượng quyền. Sự chấp thuận của bên nhượng quyền là một điều kiện cần để bên nhận quyền có thể chuyển nhượng lại việc kinh doanh cho bất kì bên thức ba nào. Trước khi quyết định nhượng quyền cho bên nhận quy ền, bên nhượng quyền đã kiểm tra rất kỹ các điều kiện của bên nhận quyền cho bên nhận quyền với những cam kết nhất định.  Về giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại: Hình thức giải quyết tranh chấp: 1. Thương lượng giữa các bên; 2. Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải; 3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toàn án; Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toàn án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định.  Về giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán” a. Giá cả, phí chuyển nhượng quyền định kì 1. Thương nhân nước ngoài nhượng quyền thương mại vào Việt Nam: - Cấp mới thông báo là: 16.500.000 đồng/giấy; - Sửa đổi, bổ sung thông báo là: 6.000.000 đồng/giấy; - Cấp lại thông báo là: 500.000 đồng/giấy. 2. Thương nhân Việt Nam nhượng quyền thương mại ra nước ngoài - Cấp mới thông báo là: 4.000.000 đồng/giấy; - Sửa đổi, bổ sung và cấp lại thông báo là: 500.000 đồng/giấy. 3. Thương nhân nhượng quyền thương mại trong nước - Cấp mới thông báo là: 4.000.000 đồng/giấy;
  8. - Sửa đổi, bổ sung và cấp lại thông báo là: 500.000 đồng/giấy. (Theo Điều 1, Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC ngày 17/11/2008) b. Phương thức thanh toán - Theo thỏa thuận của các bên tham gia kí kết hợp đồng và theo quy định của pháp luật V. Quyền và nghĩa vụ của các bên  Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền: Bên nhượng quyền” là thương nhân cấp quyền thương mại (Điều 3, Nghị định 35/2006/NĐ- CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 về hoạt động nhượng quyền thương mại) a) Quyền của thương nhân nhượng quyền 1. Nhận tiền nhượng quyền; 2. Tổ chức quản cáo cho hệ thống nhượng quyển thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại; 3. Kiểm tra định kì hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng háo dịch vụ. (Theo điều 286, Luật thương mại 2005) b) Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây: 1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền; 2. Đào tạo ban đầu và cung cập trợ giúp kỹ thuật thường xuyên nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại; 3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền; 4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
  9. 5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại. (Theo Điều 287, Luật thương mại 2005)  Quyền và nghĩa vụ bên nhận quyền: Bên nhận quyền là thương nhân được nhận quyền thương mại (Điều 3, NĐ số 35/2006/NĐ – CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 về hoạt động nhượng quyền thương mại) a. Quyền của thương nhân nhận quyền: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu thương nhân nhận quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại; 2. Yêu cầu thương nhân quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại. (Theo Điều 288, Luật thương mại 2005) b. Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền: 1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quy ền thương mại; 2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao; 3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám dát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhận quyền; 4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đ ồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt; 5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tiệu khác (nếu có) hoặc hệ thống c ủa bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mai; 6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại; 7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
  10. (Theo điểu 289, Luật thương mại 2005) VI. KẾT LUẬN Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hình thức pháp lý thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại, là căn cứ pháp luật quan trọng nhất và cũng là căn cứ hợp tác kinh doanh của hai bên, đó là cơ sở làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên đồng thời là căn cứ gi ải quyết tranh chấp giữa các bên. Mặt khác, đó cũng là cơ sở để nhà nước có thể quản lý ho ạt động nhượng quyền trên lãnh thổ Việt Nam, có thể nói hợp đồng nhượng quyền thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong quan hệ nhượng quyền giữa các chủ thể. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ Luật dân s ự, http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx? ItemID=18147 ; 2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/03/2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thương mại 2005, http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh-35- 2006-ND-CP-hoat-dong-nhuong-quyen-thuong-mai-huong-dan-Luat-Thuong-mai- vb10824.aspx ; 3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC của Chính phủ ngày 17/11/2008, http://www.dncustoms.gov.vn/Data/CV_BTC/106_2008_QD_BTC_17_11_2008.htm;
  11. 4. Nguyễn Bá Diến (2005), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB ĐHQGHN, 2005; BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM Stt Họ và tên Mã Sv Nội dung công việc 1 Phạm Bá Thành 11032161 Khái niệm về hợp đồng nhượng quyền thương mại Đặc điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại 2 Đoàn Thị Dậu 11030105 Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại: - Về nội dung quyền thương mại - Về thời hạn hiệu lực hợp đồng nhượng quyền thương mại - Về gia hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại 3 Nguyễn Thị 1103214 Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương Phương Hoa 6 mại; - Về chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại - Về giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại - Về giá cả của hợp đồng chuyển nhượng thương mại
  12. 4 Trần Thị Mai 11030542 Quyền và nghĩa vụ của các bên: - Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền 5 Trịnh Thị Mỹ 11030572 Quyền và nghĩa vụ của các bên: - Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền 6 Nguyễn Văn 11032160 - Ngày 2/5/2013, Họp nhóm lần 1, phân Thanh công đọc tài liệu - Ngày 6/5/2013, họp nhóm lần 2 phân công cho các thành viên từng nội dung công việc - Ngày 13/5/2013, họp nhóm lần 3, nhóm trưởng tổng hợp bài + chỉnh sửa + thống nhất + Làm powerpoint và ngày 15/5/2013 gửi bài đến giảng viên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1