Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại của công ty cà phê Trung Nguyên
lượt xem 69
download
Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại của công ty cà phê Trung Nguyên xây dựng hệ thống cơ sở lý luận chung về nhượng quyền thương mại và sự phats triển nhượng quyền thương mại của hãng cà phê Trung Nguyên. Đánh giá thực trạng thâm nhập thị trường nước ngoài bằng hình thức nhượng quyền thương mại của hàng cà phê Trung Nguyên. Đề xuất hệ thống giải pháp đẩy mạnh thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hình thức nhượng quyền thương mại của hãng cà phê Trung Quyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại của công ty cà phê Trung Nguyên
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ------------ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI CỦA CÔNG TY CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN Sinh viên thực hiện : Phạm Bích Ngọc Lớp : Anh 11 Khóa : 44 Giảng viên hướng dẫn : PGS-TS Nguyễn Văn Hồng Hà Nội - 05/2009
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP TRUNG NGUYÊN VÀ SỰ LỰA CHỌN PHƢƠNG THỨC NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI ĐỂ THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI.................................................................. 4 1.1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP TRUNG NGUYÊN ................................... 4 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 4 1.1.2. Sơ lược về nguồn nhân lực.................................................................... 7 1.2. SỰ LỰA CHỌN PHƢƠNG THỨC NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI ĐỂ THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI CỦA TRUNG NGUYÊN........... 8 1.2.1. Các phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài ............................ 8 1.2.1.1. Phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài từ sản xuất trong nƣớc ............................................................................................................. 8 1.2.1.2. Phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài từ sản xuất ở nƣớc ngoài (Production in Foreign Countries) ...................................................... 9 1.2.2. Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh phù hợp nhất với sản phẩm cà phê Trung Nguyên.............................................................. 11 1.3. KINH NGHIỆM THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU.......................................................................... 17 1.3.1. Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC .................................................. 17 1.3.2. Chuỗi cửa hàng tiện ích 7– Eleven...................................................... 19 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI CỦA TRUNG NGUYÊN .............................................................................................. 22 2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI ................... 22 2.1.1. Định nghĩa nhượng quyền thương mại ............................................... 22 2.1.2. Phân loại nhượng quyền thương mại.................................................. 25 2.1.2.1. Phân loại theo bản chất hoạt động nhƣợng quyền ........................... 25 2.1.2.2. Phân loại theo quy mô hoạt động nhƣợng quyền ............................ 26 2.1.3. Lợi ích của nhượng quyền thương mại ............................................... 28 2.1.3.1. Lợi ích đối với bên nhƣợng quyền .................................................. 28 2.1.3.2. Lợi ích đối với bên nhận quyền ...................................................... 29 2.1.4. Hạn chế của nhượng quyền thương mại ............................................. 30 2.1.4.1. Hạn chế đối với bên nhƣợng quyền ................................................ 30 2.1.4.2. Hạn chế đối với bên nhận quyền..................................................... 31 Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương 2.2. THỰC TRẠNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI RA NƢỚC NGOÀI CỦA TRUNG NGUYÊN ................................................................................... 32 2.2.1. Quá trình phát triển nhượng quyền thương mại của Trung Nguyên . 32 2.2.1.1. Phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại trong nƣớc ............................ 32 2.2.1.2. Phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại ra nƣớc ngoài ....................... 34 2.2.2. Thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại ra nước ngoài của cà phê Trung Nguyên......................................................................................... 36 2.2.2.1. Trung Nguyên tại một số quốc gia trên thế giới .............................. 36 2.2.2.2. Khẳng định thƣơng hiệu bằng logo và khẩu hiệu “Khơi nguồn sáng tạo” ............................................................................................................. 40 2.2.3. Đánh giá chung về thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại ra nước ngoài của Trung Nguyên ..................................................................... 42 2.2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................ 42 2.2.3.2. Hạn chế .......................................................................................... 46 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI CỦA TRUNG NGUYÊN ............................................................................ 49 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG NGUYÊN ........................... 49 3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI CỦA TRUNG NGUYÊN ................................................................................... 51 3.2.1. Tìm hiểu kỹ luật pháp của nước nhận quyền ...................................... 51 3.2.2. Đăng ký sở hữu trí tuệ tại nước nhận quyền ....................................... 53 3.2.3. Tìm hiểu kỹ văn hóa, phong tục, tập quán ở nước nhận quyền .......... 57 3.2.4. Củng cố thương hiệu mạnh ................................................................. 58 3.2.5. Chọn lựa kỹ đối tác nhận quyền .......................................................... 61 3.2.6. Xây dựng các tiêu chuẩn chọn lựa vị trí kinh doanh .......................... 65 3.2.7. Có sự giám sát, hỗ trợ thường xuyên và kịp thời cho bên nhận quyền ....................................................................................................................... 67 3.2.8. Phát triển nguồn nhân lực mạnh cho việc nhượng quyền .................. 70 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 75 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 78 PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 81 Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương LỜI MỞ ĐẦU A. Tính cấp thiết của đề tài Nhƣợng quyền thƣơng mại (Franchise) là một phƣơng thức kinh doanh đã ra đời và phát triển trên thế giới hơn 6 thập kỷ qua, đặc biệt phổ biến ở các nƣớc Âu - Mỹ và đƣợc đánh giá là mô hình kinh doanh có tính ƣu việt nổi bật, đem lại thành công cho nhiều thƣơng hiệu hàng đầu thế giới, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của những nền kinh tế lớn trên thế giới. Tại Việt Nam, phƣơng thức kinh doanh này bắt đầu manh nha hình thành từ giữa những năm 1990, tuy nhiên đến nay thuật ngữ “franchise” đôi khi còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh những thƣơng hiệu nhƣợng quyền nổi tiếng của nƣớc ngoài vào Việt Nam nhƣ KFC, McDonald’s, Gloria Jean’s Coffees… thì Việt Nam cũng có những doanh nghiệp tiên phong thực hiện phƣơng thức kinh doanh này, đó là: cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery, Nƣớc Mía Siêu Sạch… Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên áp dụng hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại để kinh doanh ở quy mô lớn vào năm 2000. Ngoài việc có mặt tại tất cả các tỉnh thành của Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Nguyên cũng dùng phƣơng thức nhƣợng quyền để thâm nhập thị trƣờng thế giới, đƣa thƣơng hiệu cà phê của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Thời gian đầu, Trung Nguyên đã đạt đƣợc những thành công vang dội. Khi nhắc đến Trung Nguyên khách hàng đã dành cho thƣơng hiệu này một sự tự hào, nói đến cà phê là nói đến Trung Nguyên. Song trong những năm gần đây, sự quan tâm của công chúng dành cho hệ thống này đang giảm dần bởi Trung Nguyên đã mắc phải một số sai sót đáng tiếc. Cái tên Trung Nguyên không đƣợc nhắc đến nhiều nhƣ trƣớc nữa. Thực trạng này đang diễn ra nhƣ thế nào và làm thế nào để doanh nghiệp có thể thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài một cách thành công đang là một vấn đề cấp Phạm Bích Ngọc 1 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương thiết, đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực. Chính vì vậy, tác giả chọn “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại của Công ty cà phê Trung Nguyên” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. B. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận chung về nhƣợng quyền thƣơng mại và sự phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại của hãng cà phê Trung Nguyên. - Đánh giá thực trạng thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài bằng hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại của hãng cà phê Trung Nguyên. - Đề xuất hệ thống giải pháp đẩy mạnh thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài thông qua hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại của hãng cà phê Trung Nguyên. C. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Việc phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại ra nƣớc ngoài của Công ty cà phê Trung Nguyên. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại diễn ra trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình này rất thành công, tuy nhiên đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động nhƣợng quyền của Công ty cà phê Trung Nguyên vì đây là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam áp dụng mô hình kinh doanh này nên có rất nhiều thành công để học tập nhƣng cũng không ít những hạn chế cần phải khắc phục. Đề tài tập trung đánh giá thực trạng mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại ra nƣớc ngoài của Công ty này từ khi bắt đầu tiến hành vào năm 2000, chủ yếu là về mặt cách thức và các hoạt động diễn ra, đồng thời đề xuất các giải pháp có giá trị đến 2015. D. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: thu thập tài liệu, thống kê, so sánh, phỏng vấn, quan sát và phân tích tổng hợp. Phạm Bích Ngọc 2 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương E. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm có 3 chƣơng nhƣ sau: - Chƣơng I: Giới thiệu doanh nghiệp Trung Nguyên và sự lựa chọn phƣơng thức nhƣợng quyền thƣơng mại để thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài - Chƣơng II: Thực trạng thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài thông qua hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại của Trung Nguyên - Chƣơng III: Giải pháp đẩy mạnh thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài thông qua hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại của Trung Nguyên G. Dự kiến kết quả đạt đƣợc Thông qua những kết quả nghiên cứu của khóa luận, tác giả mong muốn có đƣợc cái nhìn tổng quan nhất về tình hình nhƣợng quyền thƣơng mại ra nƣớc ngoài của Công ty cà phê Trung Nguyên, thấy rõ đƣợc cả những thành công và hạn chế của Công ty khi áp dụng mô hình kinh doanh này. Mong rằng khóa luận sẽ đóng góp một vài giải pháp hữu ích để giúp Công ty khắc phục những hạn chế và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình tiến xa hơn nữa trong thời gian tới. Đồng thời, các doanh nghiệp khác cũng có thể có đƣợc những bài học bổ ích từ trƣờng hợp của Trung Nguyên. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Văn Hồng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2009 Ngƣời viết Phạm Bích Ngọc Phạm Bích Ngọc 3 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP TRUNG NGUYÊN VÀ SỰ LỰA CHỌN PHƢƠNG THỨC NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI ĐỂ THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI 1.1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP TRUNG NGUYÊN 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Trung Nguyên đƣợc thành lập ngày 16/06/1996, bắt đầu từ câu chuyện của chàng trai trẻ Đặng Lê Nguyên Vũ - Giám đốc Trung Nguyên bây giờ. Khi còn là sinh viên đại học Đại học Y dƣợc Tây Nguyên, Nguyên Vũ đi làm thêm ngoài giờ giúp việc cho một gia đình có nghề rang xay cà phê Buôn Mê Thuột. Anh học đƣợc bí quyết pha cà phê từ dạo đó. Năm thứ tƣ, ngồi trên ghế giảng đƣờng đại học, anh cùng hai ngƣời bạn cùng lớp gom góp khoảng hai mƣơi triệu đồng để thành lập doanh nghiệp, lấy tên là Trung Nguyên. Ý tƣởng thƣơng hiệu “Trung Nguyên” đƣợc bắt nguồn từ sở thích đọc sách kiếm hiệp của Nguyên Vũ. Anh nói: “Thấy trong đó nói ai chiếm đƣợc Trung Nguyên sẽ làm chủ thiên hạ, nên mình lấy thƣơng hiệu đó cho... hên”. “Vạn sự khởi đầu nan”, ra đời năm 1996 tại Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên gặp không ít khó khăn. Năm tốt nghiệp ra trƣờng, hai ngƣời bạn trở lại với nghiệp bác sĩ, chỉ còn lại một mình Nguyên Vũ trên hành trình lập nghiệp. Định hƣớng đầu tiên của nhà doanh nghiệp trẻ là phát triển và quảng bá thƣơng hiệu của mình, luôn bám rễ chắc ở Buôn Mê Thuột để có nguồn nguyên liệu chất lƣợng. Cà phê Robusta ở đây đƣợc coi là một trong những mẫu cà phê ngon nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khâu tiêu thụ lại chƣa phát triển. Cà phê bán trong nƣớc chủ yếu theo hình thức phân phối nhỏ lẻ, kém hiệu quả và chƣa có thƣơng hiệu nào thực sự nổi tiếng đến mức ăn sâu vào trong tâm trí của ngƣời tiêu dùng. Trung Nguyên quyết định tập trung chú trọng đến chế biến cà phê để tạo lập thƣơng hiệu, rồi sau đó mới chiếm lĩnh thị trƣờng. Phạm Bích Ngọc 4 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Theo hƣớng đi này, dù chỉ sở hữu 30 ha cà phê nhƣng mỗi năm Trung Nguyên có thể cung cấp 100 tấn cà phê hạt, bằng cách thu mua cà phê của vƣờn khác. Nhƣng Trung Nguyên chỉ thu mua loại tốt, ở trên sàng có kích cỡ 6,3 mm, có nguồn gốc đảm bảo và sẵn sàng mua cao hơn giá thị trƣờng từ 2.000 đến 21.000 đồng/kg tùy từng loại1. Lƣợng cà phê thu mua phải là cà phê loại I, đƣợc chăm sóc đúng cách, đúng thời điểm về phân bón và nƣớc, dƣ lƣợng thuốc trừ sâu đạt tiêu chuẩn. Khi có tiềm lực, Trung Nguyên đã mạnh dạn đầu tƣ một nhà máy rộng 1 ha với công nghệ chế biến ƣớt và sử dụng những phụ gia nhƣ rƣợu, bơ cho vào khi rang xay để chủ động nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Đặc biệt, Trung Nguyên còn đầu tƣ trƣớc cho các nhà vƣờn về công nghệ chế biến, vốn để họ bán cho mình loại cà phê đạt yêu cầu. Khi đã bám rễ đƣợc ở vùng nguyên liệu Buôn Mê Thuột, thƣơng hiệu Trung Nguyên bắt đầu lan tỏa. Ngày 20-8-1998 đi vào lịch sử của cà phê Trung Nguyên khi họ khai trƣơng quán cà phê đầu tiên tại 587 Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận) với hình thức phục vụ uống cà phê miễn phí trong vòng 10 ngày. Đó là cú đột phá lịch sử với dân nghiền uống cà phê Sài Gòn khi lần đầu tiên có một quán cà phê miễn phí. Quán đông nghịt suốt ngày đêm vì ngƣời ta truyền miệng nhau. Họ đã định hình Trung Nguyên là quán cà phê mà khách hàng có thể mua hàng, uống cà phê đối chứng bằng cách đƣa ra rất nhiều loại cà phê để khách chọn lựa và hƣớng dẫn cách thƣởng thức cà phê “theo kiểu Trung Nguyên”. Điều khác biệt nhất của Trung Nguyên đối với tất cả các quán cà phê tại thời điểm đó là giúp cho khách hàng thấy đƣợc “chất” của cà phê, thấy đƣợc sự khác biệt đặc trƣng giữa cà phê Robusta và Arabica, giữa Culi Robusta và cà phê Sẻ, cà phê Chồn... Khẩu hiệu của Trung Nguyên lúc này là “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới”. Quán cà phê này vẫn duy trì hoạt động ở địa điểm 1 VnExpress (1/8/2007), Độc chiêu nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên, http://trangtin.wincolaw.com.vn/tintuc/NewsDetail.aspx?CategoryID=0&CatalogeID=35&NewsID=495&lan g=1, (truy cập ngày 8/3/2009) Phạm Bích Ngọc 5 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương cũ nhƣng chắc ít ai biết chính từ quán cà phê đầu tiên này Trung Nguyên đã phát triển lên đến con số hơn 500 quán cà phê tại Việt Nam. Năm 2000 đã đánh dấu sự phát triển của Trung Nguyên bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhƣợng quyền thƣơng hiệu đến Nhật Bản. Năm 2001, Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhƣợng quyền tại Singapore, Campuchia và Thái Lan. Một năm sau, Trung Nguyên cho ra đời sản phẩm Trà Tiên và tiếp theo đó là cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển. Năm 2004, Trung Nguyên mở thêm quán cà phê tại Nhật Bản. Đến thời điểm này Công ty đã có mạng lƣới 600 quán cà phê tại Việt Nam, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm2. Năm 2005, nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dƣơng đƣợc khánh thành với công suất rang xay là 10000tấn/năm và cà phê hòa tan là 3000tấn/năm. Cả hai nhà máy này đều đạt chứng nhận EUREPGAP (Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lƣợng cà phê ngon) của thế giới. Cũng trong năm này, Trung Nguyên chính thức khai trƣơng khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng. Lúc này, hệ thống quán cà phê phát triển lên đến con số 1000 và sự hiện diện của nhƣợng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các nƣớc Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ucarine, Mỹ, Ba Lan. Năm 2006, Công ty đầu tƣ xây dựng và phát triển hệ thống phân phối G7Mart lớn nhất Việt Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhƣợng quyền trong nƣớc, đẩy mạnh phát triển nhƣợng quyền ở quốc tế. Đồng thời, ra mắt công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) có trụ sở đặt tại Singapore. Nhƣ vậy, ra đời vào giữa năm 1996 - Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhƣng đã nhanh chóng tạo dựng đƣợc uy tín và 2 Trung Nguyên, Giới thiệu sơ lược về Trung Nguyên, http://www.trungnguyen.com.vn/vn/default.aspx?c=268#content, (truy cập ngày 1/3/2009) Phạm Bích Ngọc 6 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương trở thành thƣơng hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với ngƣời tiêu dùng cả trong và ngoài nƣớc. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với các công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ phần thƣơng mại và dịch vụ G7 và Công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhƣợng quyền thƣơng hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tƣơng lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Trong suốt quá trình phát triển của mình, Trung Nguyên luôn mang một sứ mạng cao cả, đó là: “Tạo dựng thƣơng hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho ngƣời thƣởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt”. Trung Nguyên luôn luôn giữ vững mục tiêu: “Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục”. 1.1.2. Sơ lƣợc về nguồn nhân lực Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho Công ty cổ phần Trung Nguyên, Công ty cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ G7 tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và 5 chi nhánh trên toàn quốc cùng với công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) hoạt đông tại Singapore. Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao động qua hệ thống 1000 quán cà phê nhƣợng quyền trên cả nƣớc. Đội ngũ quản lý của tập đoàn Trung Nguyên hầu hết là những ngƣời trẻ, đƣợc đào tạo bài bản, cùng với các chuyên gia tƣ vấn có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn nƣớc ngoài. Với chiến lƣợc trở thành một tập đoàn kinh tế bao gồm 10 công ty thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực: trồng, chế biến, xuất khẩu, chăn Phạm Bích Ngọc 7 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương nuôi, truyền thông, bất động sản…, tập đoàn Trung Nguyên luôn bổ sung một đội ngũ nhân lực trẻ, năng động, tâm huyết và sáng tạo, sẵn sàng cùng xây dựng Trung Nguyên thành một tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Việt Nam. Đội ngũ nhân viên của tập đoàn Trung Nguyên luôn đƣợc tạo những điều kiện làm việc tốt nhất để có thể học hỏi, phát huy khả năng và cống hiến với tinh thần “Cam kết – Trách nhiệm – Danh dự”. 1.2. SỰ LỰA CHỌN PHƢƠNG THỨC NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI ĐỂ THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI CỦA TRUNG NGUYÊN 1.2.1. Các phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài3 1.2.1.1. Phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài từ sản xuất trong nƣớc Ðây là phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng đƣợc các quốc gia đang phát triển trên thế giới thƣờng vận dụng để đƣa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trƣờng thế giới thông qua xuất khẩu. a. Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting) Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nƣớc ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất lớn, đƣợc phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thƣơng trƣờng và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trƣờng thế giới. Hình thức này thƣờng đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc đƣợc nhu cầu thị trƣờng, thị hiếu của khách hàng... Nhƣng ngƣợc lại, nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trƣờng thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này không phải là ít. 3 TS. Hà Văn Hội (2007), Quản trị kinh doanh quốc tế, Học viện Công nghệ Bƣu chính viễn thông, www.ebook4u.vn, http://kinhtedn.googlepages.com/MarketingXuatNhapKhau.pdf, (truy cập ngày 23/4/2009) Phạm Bích Ngọc 8 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương b. Hình thức xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting) Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa ngƣời mua nƣớc ngoài và ngƣời sản xuất trong nƣớc. Ðể bán đƣợc sản phẩm của mình ra nƣớc ngoài, ngƣời sản xuất phải nhờ vào ngƣời hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thƣờng sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chƣa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chƣa quen biết thị trƣờng, khách hàng và chƣa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. 1.2.1.2. Phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài từ sản xuất ở nước ngoài (Production in Foreign Countries) a. Nhượng bản quyền (Franchising)) Theo nghĩa rộng nhƣợng bản quyền là một phƣơng thức điều hành của một doanh nghiệp có bản quyền (Franchisor) cho một doanh nghiệp khác, thông qua việc họ (Franchisee) đƣợc sử dụng các phƣơng thức sản xuất, các bằng sáng chế (patent), bí quyết công nghệ (know-how), nhãn hiệu (trade mark), tác quyền, chuyển giao công nghệ (transfer engineering), trợ giúp kỹ thuật hoặc một vài kỹ năng khác của mình và đƣợc nhận tiền về bản quyền từ họ (Royalty). Hình thức này có những ƣu điểm và nhƣợc điểm sau: - Ưu điểm: + Doanh nghiệp có bản quyền (Franchisor) thâm nhập thị trƣờng với mức rủi ro thấp hoặc có thể thâm nhập thị trƣờng mà ở đó bị hạn chế bởi hạn ngạch nhập khẩu, thuế nhập khẩu cao. + Doanh nghiệp đƣợc bản quyền (Franchisee) có thể sử dụng công nghệ tiên tiến hoặc nhãn hiệu nổi tiếng. Từ đó sản xuất sản phẩm có chất lƣợng cao để tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu. - Nhược điểm: + Doanh nghiệp có bản quyền ít kiểm soát đƣợc bên đƣợc nhƣợng bản quyền so với việc tự thiết lập ra các cơ xƣởng sản xuất do chính mình điều hành. Phạm Bích Ngọc 9 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương + Khi hợp đồng nhƣợng bản quyền chấm dứt, doanh nghiệp có bản quyền có thể đã tạo ra một ngƣời cạnh tranh mới với chính mình. b. Sản xuất theo hợp đồng (Contract Manufacturing) Sản xuất theo hợp đồng là sự hợp tác, chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do nhà sản xuất thực hiện ở thị trƣờng nƣớc ngoài (gia công). Hình thức này có những ƣu điểm và nhƣợc điểm sau: - Ưu điểm: + Cho phép doanh nghiệp thâm nhập thị trƣờng thế giới ít rủi ro hơn các hình thức khác. + Khai thác mạnh sản phẩm mới ở thị trƣờng mới. + Tránh đƣợc những vấn đề nhƣ vốn đầu tƣ, lao động, hàng rào thuế quan và phi thuế quan. + Tạo ra sự ảnh hƣởng của nhãn hiệu tại thị trƣờng mới. + Giá thành sản phẩm có thể hạ nếu giá nhân công, giá nguyên vật liệu tại nơi sản xuất thấp. - Nhược điểm: + Doanh nghiệp ít kiểm soát quy trình sản xuất ở nƣớc ngoài. + Khi hợp đồng chấm dứt, doanh nghiệp có thể tạo ra một nhà cạnh tranh mới với chính mình. c. Hoạt động lắp ráp (Assembly operations) Hoạt động lắp ráp thể hiện sự kết hợp giữa xuất khẩu và sản xuất ở nƣớc ngoài. Muốn có những thuận lợi trong sản xuất ở nƣớc ngoài, một số doanh nghiệp có thể lập cơ sở hoạt động lắp ráp ở nƣớc ngoài. Trong trƣờng hợp này, các doanh nghiệp chỉ xuất khẩu các linh kiện rời ra nƣớc ngoài, những linh kiện đó sẽ đƣợc lắp ráp để thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Bằng cách xuất các linh kiện rời có thể tiết kiệm các khoản chi phí về chuyên chở và bảo hiểm. Hoạt động lắp ráp cũng có thể tận dụng với tiền luơng thấp, từ đó cho phép giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Phạm Bích Ngọc 10 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương d. Hợp đồng quản trị (Management Contracting) Ở đây công ty nội địa cung cấp bí quyết quản trị cho một công ty nƣớc ngoài dƣới dạng xuất khẩu dịch vụ quản trị, chứ không phải xuất khẩu sản phẩm. Hợp đồng quản trị là một hình thức tham gia vào thị trƣờng thế giới với mức rủi ro thấp và nó giúp cho công ty tạo ra lợi tức ngay từ buổi đầu. Ðặc biệt hình thức này càng hấp dẫn nếu công ty xuất khẩu dịch vụ quản trị ký hợp đồng đƣợc dành lại sự ƣu đãi để mua một số cổ phần của công ty đƣợc quản trị trong một thời hạn ấn định nào đó. e. Liên doanh (Joint Venture) Là một tổ chức kinh doanh trong đó hai hoặc nhiều bên có chung quyền sở hữu, quyền quản lý, điều hành hoạt động và đƣợc hƣởng các quyền lợi về tài sản. Bên cạnh những ƣu điểm về kinh tế nhƣ: kết hợp thế mạnh các bên về kỹ thuật, vốn và phƣơng thức điều hành, hình thức liên doanh còn có những hạn chế nhất định nhƣ: khi điều hành công ty có thể tạo ra các quan điểm khác nhau về sản xuất kinh doanh, chiến lƣợc phát triển... f. Ðầu tư trực tiếp (Direct Investment) Khi một doanh nghiệp có đủ kinh nghiệm về xuất khẩu và nếu thị trƣờng nƣớc ngoài đủ lớn, thì họ lập cơ sở sản xuất ở nƣớc ngoài. Ðiều này sẽ mang đến những ƣu điểm nhất định nhƣ: tiết kiệm chi phí vận chuyển, tạo ra sản phẩm thích hợp với thị trƣờng nƣớc ngoài, kiểm soát hoàn toàn sản xuất kinh doanh... Tuy nhiên, những điểm hạn chế của nó là sự rủi ro sẽ lớn hơn so với các hình thức thâm nhập trên. 1.2.2. Nhƣợng quyền thƣơng mại là phƣơng thức kinh doanh phù hợp nhất với sản phẩm cà phê Trung Nguyên Các doanh nghiệp có thể lựa chọn rất nhiều phƣơng thức để thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài. Tùy vào ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng thức và các đặc điểm của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một Phạm Bích Ngọc 11 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương phƣơng thức phù hợp. Đối với Trung Nguyên, Công ty đã chọn phƣơng thức nhƣợng quyền thƣơng mại để thâm nhập thị trƣờng cả trong và ngoài nƣớc. Tại sao vậy? Trƣớc tiên, Trung Nguyên đã lựa chọn phƣơng thức nhƣợng quyền thƣơng mại cho các quán cà phê của mình tại Việt Nam. Đây là một hình thức kinh doanh rất phù hợp với tình hình kinh tế của nƣớc ta, nhất là với ngành kinh doanh thực phẩm, đồ uống. Có thể thấy vào thời điểm năm 2000, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc song nhìn chung vẫn là một nƣớc nghèo với thu nhập bình quân đầu ngƣời chỉ khoảng 400 USD 4. Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống chủ yếu ở dạng nhỏ, khả năng tiếp cận vốn từ các định chế tài chính còn hạn chế. Đầu tƣ về thƣơng hiệu của các doanh nghiệp vẫn ở mức sơ khai, năng lực cạnh tranh còn thấp, lại đang phải đối mặt với hội nhập kinh tế sâu sắc trên diện rộng. Với thực trạng đó, nhƣợng quyền thƣơng mại là một hình thức kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm, rất phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam lúc đó. Chỉ tính riêng một quán Trung Nguyên ở Việt Nam cần đầu tƣ ban đầu 300 triệu đồng, trong đó dành 18 triệu cho quỹ trả lƣơng nhân viên ( từ 15 - 20 lao động), doanh thu tối thiểu khoảng 40 – 50 triệu đồng/tháng5, thì với 1086 cửa hàng Trung Nguyên đòi hỏi khoản đầu tƣ ban đầu khoảng 20 triệu USD, sử dụng 16.290 – 21.720 lao động, tạo ra giá trị doanh thu 2,7 – 3,4 triệu USD/tháng. Chỉ bằng những phép tính đơn giản, nếu chỉ cần khoảng 10 hệ thống nhƣ Trung Nguyên tại Việt Nam thì nguồn vốn đầu tƣ đổ vào nền kinh tế sẽ lên tới hàng trăm triệu USD, thu hút hàng chục vạn lao động, tạo giá trị doanh thu hàng chục triệu USD/tháng. Nhƣợng quyền thƣơng mại thực sự là một phƣơng thức phù hợp, hữu hiệu cho nền kinh tế. 4 Bùi Quang Huy (2006), Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị, http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=334, (truy cập ngày 22/3/2009). 5 TS. Lý Quý Trung (2006), Franchise – bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, -32-. Phạm Bích Ngọc 12 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hơn nữa, xu hƣớng phát triển thị trƣờng nhƣợng quyền thƣơng mại ở Việt Nam là một xu hƣớng tất yếu, không nằm ngoài quy luật phát triển ở các nƣớc trên thế giới và trong khu vực. Theo thống kê của Hiệp hội Nhƣợng quyền thƣơng mại Quốc tế (International Franchise Association), tại Nhật Bản nhƣợng quyền thƣơng mại bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1996, đến năm 2004 có 1.074 hệ thống nhƣợng quyền và 220.710 cửa hàng nhƣợng quyền; tại Trung Quốc hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại bƣớc vào từ năm 1998, đến năm 2004 nƣớc này có 2.100 hệ thống nhƣợng quyền với 120.000 cửa hàng nhƣợng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau và từ khi Trung Quốc ra nhập WTO vào năm 2001 bình quân mỗi năm hoạt động nhƣợng quyền tăng 38%, hoạt động nhận quyền tăng 55%6. Tại Việt Nam, các doanh nhân trong nƣớc ngày càng nhận thức rõ hơn về nhƣợng quyền thƣơng mại, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, đồ uống. Phở 24 đến cuối năm 2008 đã mở thêm 41 cửa hàng trong và ngoài nƣớc. Kinh Đô Bakery đã nâng tổng số cửa hàng trong cả nƣớc lên đến con số 100 trong vòng 2 năm gần đây. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng có ý định kinh doanh nhƣợng quyền để đƣa thƣơng hiệu của mình vƣơn sang thị trƣờng nƣớc ngoài, đi đầu là Vissan, kem Vinamilk, kem Monte Rosa, Vifon… Nếu nhìn vào những con số thống kê trên ở các nƣớc trên thế giới và trong khu vực thì quả thật theo quy luật tất yếu của thị trƣờng, tiềm năng phát triển mô hình kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt Nam còn rất lớn. Theo đà này rất phù hợp cho sản phẩm cà phê Trung Nguyên tiếp tục con đƣờng đã lựa chọn của mình. Bên cạnh đó, cà phê lại là một mặt hàng rất phù hợp đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới lựa chọn phƣơng thức nhƣợng quyền thƣơng mại để kinh doanh. 6 International Business Strategies (8/2006), Franchising market in Vietnam ( Báo cáo về thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 2006), -5-. Phạm Bích Ngọc 13 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Một trong những thƣơng hiệu hàng đầu về nhƣợng quyền thƣơng mại chuỗi bán lẻ cà phê trên toàn thế giới là Gloria Jean’s Coffees. Thƣơng hiệu này đã đoạt nhiều giải thƣởng kinh doanh quốc tế có uy tín, trong đó có giải thƣởng “Thƣơng hiệu nhƣợng quyền thƣơng mại xuất sắc nhất 2005” tại Australia và gần đây nhất là giải thƣởng “Thƣơng hiệu nhƣợng quyền quốc tế xuất sắc nhất năm 2006” đƣợc tổ chức tại Singapore. Hiện nay, Gloria Jean’s Coffees có hơn 1000 cửa hàng hoạt động trên khắp thế giới và Việt Nam là nƣớc thứ 25 có Gloria Jean’s Coffees 7. Công ty này đã chọn Công ty Cổ phần Phong Cách Sống Việt, 100% vốn trong nƣớc của Việt Nam để nhƣợng quyền thƣơng mại theo hình thức độc quyền thƣơng mại (master franchise), bổ sung thêm một cửa hàng vào chuỗi cửa hàng trên khắp thế giới của họ. Giám đốc quán cà phê nhƣợng quyền của Gloria Jean’s Coffees tại thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nhƣợng quyền thƣơng mại rất phù hợp với sản phẩm cà phê vì lúc đầu khi đứng trƣớc rất nhiều lựa chọn, không biết nên đƣa mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại vào ngành kinh doanh gì, nhƣng cuối cùng bà chọn mua nhƣợng quyền ngành cà phê vì cho rằng đây không chỉ đơn thuần là một sản phẩm, một ly cà phê mà là một trải nghiệm của con ngƣời. Bà nhận thấy kinh doanh cà phê vui hơn vì nó mang tính giải trí nhiều hơn. Đối tƣợng uống cà phê lại có rất nhiều tầng lớp, chỉ riêng phân khúc thị trƣờng cao cấp trong nhƣợng quyền thƣơng mại cà phê đặc chủng mà Gloria Jean’s Coffees nhắm đến đã bao gồm những ngƣời Việt Nam trẻ và hiện đại, khách nƣớc ngoài, khách du lịch, chủ yếu là những khách với yêu cầu cao về chất lƣợng sản phẩm và chất lƣợng dịch vụ… Kinh doanh cà phê có thể nói là xƣa nhƣ trái đất tại Việt Nam nhƣng bằng một mô hình kinh doanh hiện 7 Vietnambranding(15/10/2007), Cà phê nhượng quyền thương mại Gloria Jean's Coffee, http://vietnambranding.com/thong-tin/phong-su-thuong-hieu/2094/Ca-phe-nhuong-quyen-thuong-mai- Gloria-Jeans-Coffee (truy cập ngày 20/3/2009) Phạm Bích Ngọc 14 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương đại, bà đã chứng minh hình thức kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Thƣơng hiệu cà phê mang tên MêHyCô của Buôn Ma Thuột cũng đã lựa chọn hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại để phát triển ngành kinh doanh của mình. Hiện nay, MêHyCô đang có mạng lƣới hơn 999 quán cà phê nhƣợng quyền mang thƣơng hiệu MêHyCô trong nƣớc và trên thế giới. Nhƣ vậy, Trung Nguyên đã rất đúng đắn khi chọn phƣơng thức nhƣợng quyền thƣơng mại cho sản phẩm và dịch vụ cà phê của mình. Cà phê Việt Nam còn đƣợc các nhà cung ứng và chế biến ở Mỹ và châu Âu cho rằng, sau khi đƣợc làm sạch, đem rang xay, thử nếm thì chất lƣợng hơn hẳn cà phê vối Brazil, Thái Lan, Indonesia, Bờ biển Ngà… Các quán cà phê cũng đƣợc Công ty chuyên nghiệp về xây dựng và phát triển thƣơng hiệu - Lantabrand đƣa vào danh sách một trong các dịch vụ phù hợp với việc nhƣợng quyền thƣơng mại (Bảng 1). Phạm Bích Ngọc 15 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Bảng 1: Danh sách hạng mục sản phẩm dịch vụ phù hợp với việc nhượng quyền tại Việt Nam STT Loại hình sản phẩm dịch vụ Khuyến nghị của LANTABRAND 1 Khách sạn và Hotels and motels Mô hình nhƣợng quyền đƣợc áp dụng rất phổ phòng trọ biến trên thế giới đối với loại hình này, vì các khách sạn không chỉ có thƣơng hiệu mà còn là mô hình quản lý chuyên nghiệp. 2 Mỹ phẩm Cosmetics Các cửa hàng mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp sẽ dựa vào uy tín và "bí quyết công nghệ" , một trong những yếu tố cần thiết để thành công của nhƣợng quyền. 3 Nữ trang Jewellery Do việc đầu tƣ vào cửa hàng nữ trang đòi hỏi chi phí cao, nhƣợng quyền để huy động vốn là 1 phƣơng thức hữu hiệu khi muốn mở rộng qui mô của mình. 4 Nhà hàng Food: restaurants Nhà hàng thức ăn nhanh đƣợc xem là khai sinh cho mô hình nhƣợng quyền, vì đây là 1 trong những lợi thế lớn của ngành này. 5 Nhà sách Book Stores Nhƣợng quyền là mô hình kinh doanh hiệu quả đối với các nhà sách, giúp cửa hàng sách đạt đƣợc lợi thế về qui mô. 6 Quán cà phê, Coffee and drink Là mô hình nhựợng quyền phát triển đầu tiên nƣớc giải shop và nhân rộng nhất tại Việt Nam , với các khát thƣơng hiệu lớn nhƣ Trung Nguyên, Highland ,.. hứa hẹn nhiều cơ hội kinh doanh nhất. 7 Quần áo và Clothing and shoes Đây là ngành phát triển mạnh, việc nhƣợng giày dép quyền có kiểm soát sẽ mở rộng và nâng cao hình ảnh của thƣơng hiệu. 8 Sản phẩm và Education Products Các trƣờng ngoại ngữ, các trung tâm đào tạo dịch vụ giáo and Services mọc lên nhƣ nấm nhƣng chƣa đƣợc chuẩn hoá , dục cần đi vào bài bản và có kiểm soát hơn. 9 Tiệm thuốc Drug Stores Hiện nay phần lớn tiệm thuốc tây chƣa có tây thƣơng hiệu và hệ thống chuẩn hoá --> nhƣợng quyền là cơ hội kinh doanh lớn 10 Tiệm uốn tóc Hair salons Rất nhiều tiệm uốn tóc hiện nay sử dụng chung 1 thƣơng hiệu mạnh nhƣng chƣa thật sự quản lý đƣợc thƣơng hiệu nên vẫn còn chần chừ trong việc nhƣợng quyền. (Nguồn:http://services.vctel.com/Portals/2/Attachments/531___danh_sach_hang_muc_sp.DOC) Phạm Bích Ngọc 16 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương 1.3. KINH NGHIỆM THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU 1.3.1. Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC KFC ( Kentucky Rried Chicken – gà rán Kentucky) là nhãn hiệu của hàng loạt cửa hàng thức ăn nhanh đƣợc đánh giá là nổi tiếng thế giới. KFC chủ yếu kinh doanh các món ăn nhanh làm từ gà và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky. Hiện nay, KFC đã hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia. Hệ thống nhƣợng quyền của KFC đang tạo việc làm cho hơn 200.000 ngƣời trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, KFC đƣợc đánh giá là thƣơng hiệu nƣớc ngoài kinh doanh theo mô hình nhƣợng quyền thành công nhất trên thị trƣờng8. Để đạt đƣợc những thành công trên, KFC đã nỗ lực không ngừng trong các nghiệp vụ sau: - Xây dựng hệ thống đồng bộ: Nếu đi qua các cửa hàng KFC dù ở bất cứ quốc gia nào, bất cứ nơi đâu, ngƣời ta sẽ dễ dàng nhận thấy sự đồng bộ của hệ thống các cửa hàng. Đó là biểu tƣợng chữ KFC màu trắng, nền đỏ cùng với hình ảnh ông già tóc bạc với nụ cƣời thân thiện, quen thuộc. Bƣớc vào trong, càng nhận thấy sự đồng bộ thông qua các phƣơng tiện truyền thông từ áp phích quảng cáo, bàn ghế, thực đơn và đồng phục của nhân viên cho đến những chiếc khay, bọc giấy, lọ sốt cà chua... luôn có thƣơng hiệu KFC in trên đó. Điều này khiến thực khách yên tâm và tin tƣởng. Có thể nhận thấy một không gian thực sự ấm cúng, vui nhộn và thân quen của KFC, những màu sắc tự nhiên ở khắp không gian của cửa hàng. KFC đã thành công vƣợt bậc với những hƣơng vị thật đặc trƣng của món thịt gà. KFC có những quy định chặt chẽ về nguyên liệu, thành phẩm, chế độ dinh dƣỡng và đảm bảo về chất lƣợng, hợp vệ sinh. Nhiều nƣớc trên 8 KFC (27/6/2007), Câu chuyện về bí quyết thành công của KFC, http://mfo.mquiz.net/News/?Function=NEF&tab=Nguoi-Thanh-Dat&file=7697, (truy cập ngày 12/3/2009) Phạm Bích Ngọc 17 Anh 11 - K44C - KT&KDQT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của ngân hàng Việt Nam
111 p | 505 | 111
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội - Nguyễn Văn Chiến
76 p | 486 | 107
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng marketing trong các công ty giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam
78 p | 350 | 77
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
103 p | 239 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013
103 p | 295 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ
114 p | 220 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Trường Phúc
92 p | 169 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và hướng phát triển của các cơ sở ươm tại doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam 2001-2010
103 p | 104 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Luxury Quảng Ninh
82 p | 19 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận buồng phòng tại Flamingo Cát Bà Resort
99 p | 19 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
82 p | 9 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng
72 p | 17 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Ngọc Thảo Nguyên
69 p | 17 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nhân lực tại khách sạn Nhật Hạ 3 (Nhat Ha L’Opera hotel)
76 p | 16 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp khai thác văn hóa ẩm thực Hải Phòng phục vụ hoạt động du lịch
104 p | 18 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng Sao Mai - Hải Đăng Plaza
85 p | 18 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Đức Vượng – thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 12 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng Sun – Flamingo Cát Bà Resort
98 p | 19 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn