intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài : “Kế toán tiền lương, và các khoản trích nộp theo lương”

Chia sẻ: Khanh Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:39

531
lượt xem
196
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự đổi mới sâu sắc của cơ chế thị trường, hệ thống kế toán Việt Nam với tư cách là công cụ quản lý tài chính đã không ngừng được đổi mới hoàn thiện và phát triển, góp phần vào việc quản lý tài chính của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài : “Kế toán tiền lương, và các khoản trích nộp theo lương”

  1. Đề tài : “Kế toán tiền lương, và các khoản trích nộp theo lương” Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 1 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  2. MỤC LỤC Lời nói đầu…………………………………………………………………1 Phần I : Đặc điểm, tình hình chung của Công ty Mặt Trời Việt………………………………………………………………...3 I> I/ Đặc điểm chung của Công ty Mặt Trời Việt…………………………..3 1. Quá trình phát triển của doanh nghiệp………………………………...3 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty…………………...4 3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty………………………………….5 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty………………………...6 4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty…………………………………..6 4.2. Hệ thống tài khoản…………………………………………………….8 4.3. Hình thức sổ kế toán…………………………………………………..8 4.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty………………………9 Phần II : Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Mặt Trời Việt………………………………………………………..10 A - Thực trạng chung về công tác kế toán tại Công ty Mặt Trời Việt………………………………………………………………….10 I/ Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu ứng và trả trước…………………………………………………………………..10 1.Kế toán vồn bằng tiền…………………………………………………..10 2.Kế toán các khoản phải thu…………………………………………….12 3.Kế toán các khoản ứng trước, trả trước………………………………..13 II/ Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ……………………………………14 1.Phương pháp kế toán chi tiết vật liệu…………………………………..14 III/ Kế toán TSCĐ và đầu tư dài hạn…………………………………...17 1.Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ…………………………………………...17 Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 2 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  3. 2.Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ…………………………………………18 3.Trích khấu hao TSCĐ…………………………………………………..18 IV/ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương…………………20 V/ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành………………………….20 VI/Kế toán nguồn vốn…………………………………………………....21 1.Kế toán nợ phải trả………………………………………………….…..21 2.Kế toán các nguồn chủ sở hữu…………………………………………22 VII/ Báo cáo tài chính……………………………………………………22 B – Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty…………………………………………..25 I/ Các vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của doanh nghiệp………………………………………………………...25 1.Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh……….…25 2.Phân loại lao động trong sản xuất kinh doanh…………………….…26 3.ý nghĩa, tác dụng của công tác quản lý, tổ chức lao động…………...27 4.Các khái niệm, ý nghĩa của tiền lương, các khoản trích theo lương...27 4.1. Các khái niệm………………………………………………………..27 4.2. ý nghĩa của tiền lương……………………………………………….29 4.3. Quỹ tiền lương………………………………………………………..29 5. Các chế độ tiền lương, trích lập và sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT..30 5.1. Chế độ Nhà nước quy định về tiền lương……………………………30 5.2. Chế độ Nhà nước quy định về các khoản trích theo tiền lương…….32 5.3. Chế độ tiền ăn giữa ca……………………………………………….33 5.4. Chế độ tiền thưởng quy định………………………………………...33 6. Các hình thức trả lương……………………………………………….33 6.1. Hình thức trả lương theo thời gian lao động………………………..33 6.1.1. Khái niệm hình thức trả lương theo thời gian lao động……………..33 6.1.2. Các hình thức tiền lương thời gian và phương pháp tính lương……..33 6.1.3. Lương công nhật…………………………………………………….35 6.2. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm…………………………….36 6.2.1. Khái niệm hình thức trả lương theo sản phẩm………………………36 6.2.2. Phương pháp xác định mức lao động và đơn giá tiền lương………...36 6.2.3. Các phương pháp trả lương theo sản phẩm………………………….36 Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 3 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  4. Lời mở đầu Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự đổi mới sâu sắc của cơ chế thị trường, hệ thống kế toán Việt Nam với tư cách là công cụ quản lý tài chính đã không ngừng được đổi mới hoàn thiện và phát triển, góp phần vào việc quản lý tài chính của nhà nước nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng. Cùng với sự phát triển của các nước trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang từng bước phát triển với sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển ở nước ta hiện nay đã và đang từng bước CNH – HĐH đất nước thì vai trò của kế toán ngày càng trở nên quan Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 4 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  5. trọng, chính vì thế phải nghiên cứu để nhận biết về kế toán từ đó làm nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Muốn đứng vững trên thị trường và kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải có một hệ thống tài chính kế toán cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, giúp đỡ lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện quy luật phân phối theo lao động đồng thời phải chịu tác động của các quy luật kinh tế khác, nó là nguồn thu nhập chủ yếu đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần người lao động theo sự phát triển kinh tế xã hội, và nó phải được đặt trong mối quan hệ hợp lý với các chỉ tiêu như lợi nhuận, năng suất lao động, sự tăng trưởng của nền kinh tế, các chính sách xã hội. Bên cạnh đó các khoản trích theo lương bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ cũng góp phần làm cho cuộc sống của người lao động ngày càng ổn định hơn. Nắm được vai trò quan trọng đó em quyết định chọn: “Kế toán tiền lương, và các khoản trích nộp theo lương” làm chuyên đề chuyên sâu. Qua thời gian thực tập ở công ty, em đã nỗ lực học hỏi thực tế cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trong trường và các cô chú ở phòng kế toán tài vụ của công ty đã giúp em hoàn thành bộ môn học tập của mình. Song do khả năng còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế còn ít ỏi báo cáo của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được sự phê bình đóng góp ý kiến của các thầy, cô để báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY I. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh ở công ty: 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty cổ phần may Nam Hà được thành lập theo quyết định số 2014/1999/QĐ - UB do UBND tỉnh Nam Định cấp ngày 10/12/1999. Trực thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Nam Định. Trụ sở chính: 510 Đường Trường Chinh – Thành phố Nam Định. Tên giao dịch quốc tế: Nam Ha Garment Stock Company. Ngày 6/9/1969 Xí nghiệp may công nghệ phẩm Nam Hà được thành lập, sau đó đổi tên thành Xí nghiệp may mặc Nam Hà. Năm 1981, theo quyết định số 12/QĐ-TC ngày 7/1/1981 của UBND tỉnh Hà Nam Ninh hợp nhất trạm cắt tổng hợp, trạm gia công, trạm may mặc Nam Định, trạm may mặc Ninh Bình để thành lập Xí nghiệp may công nghệ phẩm Hà Nam Ninh. Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 5 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  6. Ngày 14/7/1987, Sở thương nghiệp Hà Nam Ninh đã ra quyểt định số 31/TC- TN tách Xí nghiệp may nội thương Hà Nam Ninh thành hai xí nghiệp là Xí nghiệp may Ninh Bình và Xí nghiệp may Nam Định. Ngày 22/2/1993, theo quyểt định số 155/QĐ-UB của UBND tỉnh Nam Hà đổi Xí nghiệp may Nam Định thành Công ty may xuất khẩu Nam Hà. Ngày 10/12/1999, Công ty cổ phần may Nam Hà được thành lập theo quyết định số 2014/1999/QĐ-UB của UBND tỉnh Nam Định. Điều lệ công ty đã được Đại Hội đồng thành lập thông qua ngày 27/12/1999. Sau khi chuyển sang cổ phần, công ty đầu tư thêm nhiều máy móc dây chuyền, thiết bị hiện đại, xây dựng lại nhà xưởng, nhằm sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Năm 2003, mục tiêu đề ra là giữ vững ổn định các mặt hoạt động, cải tiến kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của năm 2003 tăng15%-20% so với năm 2002. Từ đó đến nay, công ty mở rộng thêm 1 phân xưởng, đầu tư thiết bị sản xuất lên 20 dây chuyền sản xuất, chuẩn bị nguồn lực lao động đủ khả năng xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Mỹ chiếm 40%-50% toàn bộ hàng xuất khẩu của công ty. 2. Chức năng, nhiệm vụ và một số thành tích đạt được: a, Chức năng: Công ty cổ phần may Nam Hà có chức năng sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, kinh doanh các dịch vụ thương mại theo đăng ký kinh doanh số 056635 cấp ngày 5/1/2000 liên kết, liên doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất kinh doanh hàng may mặc, bách hóa bông vải sợi thiết bị phụ tùng may công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại. b, Nhiệm vụ: Công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cở sở chủ động và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định pháp luật và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng đổi mới trang thiết bị đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Nâng cao chất lượng các mặt hàng cho Công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. Quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để theo kịp sự đổi mới của đất nước. Như vậy: Với những đặc điểm và nhiệm vụ cụ thể đã đề ra Công ty đã tìm được phương hướng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu dược lợi nhuận cao đồng thời hoà mình vào nền kinh tế thị trường. c, Bảng kết quả kinh doanh của công ty: TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 I Vốn SX- KD Tr.đ 20.899 20.159 20.010 Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 6 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  7. 1.Vốn cố định - 14.953 14.690 15.319 2.Vốn lưu động - 5.946 5.829 4.690 II Nguồn vốn SX- - 20.899 20.159 20.010 KD III Tổng doanh thu - 18.209 20.066 24.139 IV Tổng chi lương - 8.610 10.042 11.750 V Lao động bình người 869 847 905 quân VI Thu nhập bình ngh.đ/người/tháng 974 996 1.140 quân Nhận xét: Nhìn vào Bảng kết quả kinh doanh của công ty ta thấy: - Vốn SX- KD của công ty có giảm nhưng không đáng kể, năm 2004 là 20.899 triệu đồng, năm 2005 là 20.159 triệu đồng, thì đến năm 2006 vốn SX- KD của công ty còn 20.010 triệu đồng tức là giảm 3% so với năm 2005 ( tương đương với 149 triệu đồng ) do nguồn vốn cố định tăng nhưng vốn lưu động giảm khá nhiều, trong đó: + Vốn cố định tăng dần từ năm 2004 là 14.953 triệu đồng, năm 2005 là 14.690 triệu đồng, thì đến năm 2006 tăng lên mức 15.319 triệu đồng tức là tăng 4% so với năm 2005 ( tương đương 629 triệu đồng ). + Vốn lưu động giảm dần từ năm 2004 là 5.946 triệu đồng, năm 2005 là 5.829 triệu đồng, đến năm 2006 giảm xuống còn 4.690 triệu đồng tức là giảm 20% so với năm 2005 ( tương đương 1.139 triệu đồng ). - Nguồn vốn kinh doanh năm 2006 giảm 3% so với năm 2005 ( tương đương 149 triệu đồng ). - Tổng doanh thu của năm 2004 là 18.209 triệu đồng, năm 2005 là 20.066 triệu đồng, thì đến năm 2006 tăng lên 24.139 triệu đồng tăng 20% so với năm 2005 ( tương đương với 4.073 triệu đồng ). - Tổng chi lương của công ty cũng tăng một cách đáng kể năm 2004 là 8.610 triệu đồng, năm 2005 là 10.042 triệu đồng, đến năm 2006 đã tăng lên 11.750 tăng 17% so với năm 2005 ( tương đương 1.708 triệu đồng ). - Lao động bình quân năm 2004 là 869 người, đến năm 2005 giảm xuống còn 847 người, nhưng đến năm 2006 đã tăng lên với số lao động bình quân là 905 người tăng 6% so với năm 2005 ( tương đương 58 người ). - Thu nhập bình quân năm 2004 là 974 nghìn đồng/người/tháng thì đến năm 2005 tăng thành 996 nghìn đồng/người/tháng, đến năm 2006 thu nhập bình quân Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 7 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  8. trong công ty tăng lên đạt mức 1.140 nghìn đồng/người/tháng tăng 14% so với năm 2005 ( tương đương với 144 nghìn đồng/người/tháng ). 3.Đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Nguyên liệu – Phụ liệu (1) Cắt bán thành phẩm,in,thêu (2) May (3) Giặt – Là (4) KCS (5) Nhập kho thành phẩm đóng gói (6) Xuất hàng Giải thích sơ đồ : (1) Công ty nhập vật liệu về qua xử lý, kiểm tra đối chiếu nguyên phụ liệu chuyển sang cắt, thêu. in. (2) Sau đó chuyển sang công đoạn may. (3) May hoàn chỉnh, chuyển sang công đoạn giặt là. (4) Sau khi sản phẩm đã hoàn thiện, đươc chuyển sang bộ phận KCS để đánh giá. (5) Sản phẩm đươc chấp nhận ở bộ phận KCS, tiến hành nhập kho thành phẩm, đóng gói. (6) Xuất hàng. Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 8 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  9. 4.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: a, Tổ chức quản lý: Công ty Cổ Phần May Nam Hà là đơn vị Nhà nước hạch toán có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Đứng đầu Công ty là Hội đồng quản trị mà đại diện là ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp tới từng phòng ban, phân xưởng. Giúp việc cho ban Giám đốc là các phòng ban chức năng. Hội đồng quản trị Giám đốc PGĐ phụ trách sản xuất Phòng Phòng Ban Phòng Phòng Phòng TC - Kế Cơ Kỹ Kế KCS HC toán điện thuật hoạch Tài vụ Phân Phân Phân Phân xưởng xưởng xưởng xưởng cắt may I may II may III Giải thích sơ đồ: a, Giám đốc: - Chức năng: là một đại diện pháp nhân có quyền điều hành cao nhất trong mọi hoạt động của Công ty theo quyết định tại “điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần may Nam Hà năm 2002”. - Nhiệm vụ: + Điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty và nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông và Hội đồng quản trị một cách có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn cùng nguồn lực. Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 9 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  10. + Chỉ đạo trực tiếp phòng kế hoạch nghiệp vụ và phòng kế toán tài vụ. Chủ động xây dựng các dự án đầu tư, mở rộng sản xuất cùng các dự án liên doanh liên kết để trình Hội đồng quản trị và điều hành phải có hiệu quả. + Duyệt hệ thống nội quy, quy chế hệ thống định mức kinh tế khoa học phù hợp với quy định Nhà nước và điều lệ Công ty. + Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo cung cấp mọi nguồn lực gồm: con người, thiết bị, thời gian, năng suất để thực hiện các mục tiêu đề ra. b, Phó giám đốc phụ trách sản xuất: - Chức năng: là người được giám đốc uỷ quyền chỉ đạo và điều hành lĩnh vực sản xuất, kế hoạch, công tác xuất nhập khẩu. - Nhiệm vụ: đàm phán với khách hàng, giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được uỷ quyền và quyết định các vấn đề trong lĩnh vực đó. c, Phòng tổ chức: - Chức năng: tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và công tác hành chính của Công ty. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu và đề xuất bố trí, sắp xếp cán bộ các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất, đào tạo tuyển dụng bố trí lao động các đơn vị. + Nghiên cứu và đề xuất công tác bảo vệ chăm lo sức khoẻ, vệ sinh. + Nghiên cứu đề xuất giải quyết các quyền lợi tiền lương, tiền thưởng, các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên. + Quản lý quỹ tiền mặt, thiết bị phụ tùng cấp đổi thu hồi. + Văn thư, hành chính, tạp vụ phục vụ lãnh đạo công ty. + Lập các biểu báo cáo. d, Phòng kế toán: - Chức năng: + Phản ánh chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, lên hệ thống tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán theo pháp lệnh kế toán của nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. + Giám sát việc hoạt động trong sản xuất kinh doanh thông qua đồng tiền trên cơ sở các nghị định, thông tư của chính phủ hiện hành. - Nhiệm vụ: + Lập chứng từ gốc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như phiếu thu, phiếu chi, nhập xuất… + Kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở pháp luật. + Hạch toán kế toán theo pháp lệnh kế toán Việt Nam thông qua hệ thống tài khoản kế toán và sổ sách, báo biểu hiện hành. + Phân tích kinh tế, tổng hợp từ đó tham mưu cho lãnh đạo công ty có quyết định chuẩn mực trong điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất trong lĩnh vực tài chính. Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 10 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  11. + Hướng dẫn cho các thành viên trong công ty có liên quan việc thực hiện chính sách quản lí tài chính hiện hành. + Đáp ứng vốn kịp thời cho việc phục vụ sản xuất kinh doanh bảo đảm có hiệu quả và sử dụng vốn một cách hợp lí nhất. e, Phòng kế hoạch: - Chức năng: tham mưu giúp việc cho ban giám đốc thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Nhiệm vụ: + Lập hợp đồng gia công, mua bán vật tư hàng hoá. + Tổ chức thực hiện nghĩa vụ nhập, xuất và bảo quản hàng hoá vật tư, thiết bị nguyên phụ liệu. + Xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. f, Phòng kỹ thuật: - Chức năng: + Tổ chức và thực hiện công tác kỹ thuật của từng mã hàng một cách đầy đủ chính xác, đồng bộ, đảm bảo đúng kế hoạch sản xuất. + Giúp việc tham mưu cho giám đốc về các sản phẩm, nguyên vật liệu và chỉ đạo công tác chuyên môn KCS ở các phân xưởng. - Nhiệm vụ: nhận phối màu sản phẩm, tài liệu kỹ thuật mẫu sơ đồ mi ni, bảng phối màu gốc, mã hàng để chuẩn bị và đề ra các phương án thích hợp cho việc sản xuất sản phẩm. g, Ban cơ điện: - Chức năng: + Bảo trì thiết bị may, điện trong Công ty. + Giúp giám đốc thay đổi thiết bị phù hợp với sản xuất từng thời kỳ. + Vận hành nồi đốt than, bảo trì bảo toàn nồi hơi, hệ thống dầu hơi. + Vận hành trạm biến áp điện, máy phát điện, bảo trì và trông coi phục vụ liên tục điện cho sản xuất. - Nhiệm vụ: + Sửa chữa kịp thời các thiết bị hỏng hóc, lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị. + Giám sát và hướng dẫn sử dụng các thiết bị máy cho công nhân viên. Thường xuyên báo cáo lãnh đạo về tình hình thiết bị máy, điện. + Lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng các thiết bị. h, Phòng KCS: - Chức năng: là đơn vị kiểm tra chất lượng của Công ty. Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 11 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  12. - Nhiệm vụ: + Tổ chức điều hành phân công mạng lưới kiểm tra các công đoạn sản xuất, cắt bán thành phẩm, thêu, in, kiểm tra bán thành phẩm trong quá trình may, sau đó đóng cúc. + Kiểm tra nguyên phụ liệu đảm bảo chất lượng trước khi đưa vào sản xuất, kiểm tra dò kim (nếu có), đóng thùng. i, Phân xưởng May: - Chức năng: tổ chức quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc. - Nhiệm vụ: +Tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch sản xuất của công ty giao. + Phối hợp với các phòng ban trong quá trình sản xuất. k, Phân xưởng Cắt: - Chức năng: + Tổ chức quản lý điều hành hoạt động dưới sự chỉ đạo của giám đốc. + Tổ chức thực hiện sản xuất tạo thành bán thành bán thành phẩm của từng mã hàng một cách đầy đủ đồng bộ. - Nhiệm vụ: + Nhận kế hoạch sản xuất, bản tác nghiệp, bản điều tiết sản phẩm. + Nhận tờ trải vải, nguyên vật liệu chuẩn bị cắt. + Nhận bản giác mẫu, trải vải đúng yêu cầu kĩ thuật. + Cấp bán thành phẩm cho các tổ may theo kế hoạch. + Hạch toán bàn vải theo định mức tiêu hao. II. Hình thức kế toán và tổ chức kế toán tại công ty: 1, Hình thức kế toán: Hiện nay Công ty cổ phần may Nam Hà đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng phân bổ, hoá đơn ...để tập hợp nhật ký chứng từ. Từ nhật ký chứng từ dùng làm căn cứ để ghi vào sổ cái, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng khoá sổ để tính ra tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong sổ đăng ký nhật ký chứng từ tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh cóvà số dư từng tài khoản trên sổ cái, lập bảng cân đối phát sinh. Sau đó đối chiếu đúng khớp số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết đựơc dùng làm căn cứ để lập báo cáo tài chính. SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHỨNG TỪ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM HÀ Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8Chứng từ gốc, các Sổ Quỹ 12 B¸o c¸o bảng phân bổ tèt nghiÖp thùc tËp
  13. (1) (1) (1) (1) (1) (1) (2) Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ kế toán (2) (1) chi tiết (3) (4) Sổ cái (4) Bảng tổng hợp chi tiết (5) (5) (5) (5) BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu kiểm tra: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ: (1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê và sổ chi tiết chuyển số liệu vào Nhật ký – Chứng từ. (3) Cuối tháng lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – Chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. (4) Cuối tháng cộng các sổ, thẻ chi tiết và căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái. (5) Cuối tháng lấy số liệu tổng cộng của sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký – Chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết để lập Báo cáo tài chính. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán trưởng Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 13 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  14. Kế Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán toán nguyên TSCĐ tiền kho vốn vật liệu, lương thành bằng CCDC phẩm, tiền tiêu thụ Giải thích sơ đồ: a,Kế toán trưởng: - Chức năng : + Tổ chức phân công trong phòng thực hiện công tác kế toán trong công ty. + Vận dụng đầy đủ và chính xác các chính sách tài chính hiện hành, pháp lệnh kế toán đang vận dụng . - Nhiệm vụ: + Bố trí điều hành các nhiệm vụ của phòng và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc các công việc của phòng . +Nghiên cứu đề xuất hình thức hạch toán kế toán, lập chứng từ kế toán, hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với quy định của nhà nước và tình hình SXKD của công ty. +Phân tích hoạt động kinh tế từ đó tham mưu cho Ban giám đốc về công tác quản lý kinh tế. +Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định, quy chế tài chính trong kinh doanh. +Nghiên cứu và dự thảo các văn bản quản lý tài chính của doanh nghiệp. +Phối hợp với các phòng ban phân xưởng và các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b, Kế toán kho nguyên liệu, CCDC: - Chức năng: + Theo dõi giám sát nguyên vật liệu về số lượng cũng như chất lượng trong quá trình nhập xuất, tồn kho. + Lập hoá đơn chứng từ theo luật kế toán đồng thời phản ánh kên báo biểu, sổ sách kế toán. - Nhiệm vụ: * Nguyên vật liệu nhập kho: Khi có nghiệp vụ nhập kho kế toán thực hiện : +Căn cứ hoá đơn của người bán ( đối với vật tư mua trong nước ). +Căn cứ lits ( tờ kê gửi hàng đối với hàng nhận gia công ). Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 14 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  15. Kế toán kho giám sát cùng kho kiểm tra số lượng và chất lượng thực tế nhập kho sau đó tiến hành lập phiếu kho. Nếu có thừa thiếu hoặc không đúng chủng loại hàng hoá vật tư tiến hành lập biên bản trình lãnh đạo công ty làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất cho người giao nhận hay người mua. * Nguyên vật liệu xuất kho: + Căn cứ định mức cấp phát vật tư cho từng mã hàng. + Căn cứ lệnh điều động của giám đốc công ty về việc điều động vật tư. + Căn cứ vào bảng giá của hội đồng xác định giá bán. Kế toán kho tiến hành lập hoá đơn VAT đối với hàng bán và hàng điều động. Sau 10 ngày lập hoá đơn nội bộ đối với vật tư xuất dùng. c, Kế toán TSCĐ: - Chức năng: + Quản lý theo dõi thường xuyên số lượng, chủng loại TSCĐ tới từng bộ phận sử dụng trong toàn công ty. + Phản ánh kịp thời những biến động tăng giảm TS hoặc thiếu hụt từ đó trình lãnh đạo công ty có biện pháp xủ lý kịp thời. - Nhiệm vụ: + Lập sổ chi tiết, sổ tổng hợp theo dõi tới từng TSCĐ, cho từng bộ phận sử dụng. + Lập hoá đơn nhập xuất nội bộ khi có sự điều động TS trong công ty. + Lập hoá đơn nhập xuất ra ngoài công ty khi có sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty. + Phản ánh giá trị tài sản theo nguyên giá, giá trị hao mòn, phân bố khấu hao cho từng đối tượng tính khấu hao thông qua hệ thống sổ sách, báo biểu đã được Bộ Tài Chính quy định. d, Kế toấn vốn bằng tiền: - Chức năng: Quản lý và kiểm soát toàn bộ luồng tiền phát sinh tăng giảm trong quá trình hoạt động của công ty. - Nhiệm vụ: + Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý các thủ tục khi thu hoặc chi. + Đáp ứng kịp thời tiền để phục vụ SXKD không bị gián đoạn do thiếu vốn. + Lập chứng từ thu chi ( tiền mặt ) sec,uỷ nhiệm chi ( tiền gửi ), giấy báo có, giấy báo nợ đối với ngân hàng từ đó làm cơ sở ghi sổ kế toán (chi tiết thu chi, nhật kí chứng từ sổ quỹ…). + Lập kế hoạch đáp ứng vốn thường xuyên trên cơ sở kế hoạch sản xuất trong kỳ trình lãnh đạo công ty phê duyệt. Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 15 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  16. f, Kế toán kho thành phẩm, tiêu thụ: - Chức năng: + Quản lý theo dõi tiến độ nhập kho thành phẩm của các phân xưởng may đối với hàng tự sản xuất của các nhà gia công đối với hàng đem đi gia công, đồng thời phân loại theo chủng loại, chất lượng hàng hoá. + Quản lý theo dõi chi tiết tới từng chủng loại thành phẩm xuất kho. - Nhiệm vụ: + Hàng ngày làm thủ tục nhập, xuất kho thành phẩm theo chỉ định của KCS đối với hàng nhập kho, lệnh xuất kho đối với hàng xuất theo hợp đồng xuất bán theo bảng giá đã được duyệt. + Lập sổ chi tiết, thẻ kho tới từng loại thành phẩm nhập xuất tồn từ đó làm căn cứ ghi sổ sách kê toán. g, Kế toán tiền lương, và các khoản trích nộp theo lương: - Chức năng: + Theo dõi việc trích nộp, chi trả BHXH của người lao động theo chế độ thu chi BHXH hiện hành. + Theo dõi tình hình nộp, hoàn thuế GTGT phát sinh trong qua trình SXKD và các khoản phải thanh toán với ngân sách khác. + Tính lương cho các bộ phận theo quy chế trả lương của công ty theo quy định hiện hành. - Nhiệm vụ: * Đối với BHXH: + Theo dõi thường xuyên sự biến động lao động, hệ số lương từ đó tính BHXH theo chế độ để phân bổ và trích nộp kịp thời cho cơ quan BHXH. + Tính lương trên cơ sở định mức lao động theo quy chế của công ty như: Lương khoán cho các bộ phận phục vụ sản xuất lương khoán định mức theo sản phẩm hoàn thành. + Tính và thanh toán các chế độ BHXH mà người lao động được hưởng theo chế độ BHXH hiện hành. 3.Chế độ kê toán áp dụng tại công ty: - Là chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. - Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháo khấu trừ Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 16 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  17. - Phương pháp khấu hao: sử dụng phương pháp KH đường thẳng –theo quyết định 206/2003 QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính. - Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho : Công ty hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên ,xác định giá trị vốn xuất kho theo giá thực tế đích danh với nguyên tắc là giá gốc ,việc đánh mó theo kớ hiệu và thứ tự nhập kho là để tiện cho việc theo dừi điều chỉnh. 4.Tình hình sử dụng máy tính trong công tác kế toán: Nhằm tiết kiệm lao động, cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ chính xác kịp thời, đáp ứng nhu cầu quản lý công ty cần hiện đại hoá công tác kế toán, hiện nay tất cả nhân viên trong phòng đều sử dụng máy vi tính và tiến hành làm công việc bằng phần mềm kế toán SAS chuyên dụng của công ty giúp cho công việc kế toán được hoàn thành một cách chính xác, cẩn thận, chu đáo. III. Những thuận lợi khó khăn của công ty ảnh hưởng đến công tác kế toán. 1, Thuận lợi: Sau khi trở thành công ty cổ phần, được đầu tư nhiều dây chuyền thiết bị hiện đại, những mặt hàng của công ty sản xuất ngày càng phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó công tác kế toán cũng được đầu tư nhiều máy móc thiết bị chuyên dụng để phục vụ cho công tác kế toán một cách tốt nhất như máy vi tính, phần mềm kế toán chuyên dụng, ...Đảng bộ công ty, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc luôn có quyết sách đúng đắn nhằm quyết tâm phấn đấu đạt mức độ tăng trưởng về doanh thu và thu nhập của người lao động ngày một tăng, tạo phong cách làm việc trong công ty nói chung và trong phòng kế toán nói riêng một cách chuyên nghiệp, làm cho công việc thực hiện một cách nhanh chóng chính xác hiệu quả. Công tác kế toán tại công ty đã được lãnh đạo tạo mọi điều kiện thuận lợi như tiến hành mua phần mềm kế toán, đầu tư trang thiết bị hiện đại, nhân viên trong phòng luôn có tinh thần đoàn kết, thống nhất cao, có đủ khả năng, tư cách tốt làm cho bộ máy kế toán hoạt động với hiệu quả cao nhất. 2, Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi đó công ty còn gặp phải những khó khăn như hiện nay thị trường hàng dệt may có nhiều thay đổi, kinh tế thế giới có nhiều biến động mới.Chính sự thay đổi đó khiến cho công tác kế toán phải có những thay đổi cho phù hợp với thị trường.Giá cả thị trường biến động tăng ( như: điện, nước, xăng dầu...) trong khi giá gia công hàng may mặc có xu hướng giảm làm cho phòng kế toán gặp khó khăn trong việc hạch toán hàng hóa, thực hiện các nhiệm vụ được giao phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 17 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  18. PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH NỘP THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM HÀ 1, Đặc điểm kế toán tiền lương, bảo hiểm, kinh phí công đoàn tại công ty cổ phần may Nam Hà. a, Khái niệm: Tiền lương là giá cả của sức lao động được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động chịu sự tác động mang tính quyết định của quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với pháp luật lao động. Bên cạnh đó tiền lương( hay tiền công) là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí sức lao động do người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, nó là đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao động.Đối với doanh nghiệp tiền lương phải trả cho người lao động là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra. Do vậy, doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí trong giá thành sản phẩm. - Trong cuộc sống lao động cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh, con người mặc dù đã ngăn ngừa, đề phòng tai nạn lao động, những rủi ro có thể xảy ra ( thiên tai, hỏa hoạn, ốm đau…)Để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, doanh nghiệp phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí, bao gồm các khoản trích Bảo hiểm xã hội ( BHXH), Bảo hiểm y tế ( BHYT), và kinh phí công đoàn + Bảo hiểm xã hội là khoản đóng góp của người lao động và đơn vị sử dụng lao động nhằm trợ cấp cho công nhân viên trong trường hợp mất sức lao động tạm thời, vĩnh viễn và thực hiện 1 số chế độ khác. + Bảo hiểm y tế là khoản đóng góp của người lao động và đơn vị sử dụng lao động nhằm thanh toán tiền thuốc men, viện phí khi người lao động ốm đau phải điều trị. + Kinh phí công đoàn là khoản đóng góp của đơn vị sử dụng lao động trong các tổ chức công đoàn nhằm duy trì bộ máy công đoàn và có kinh phí để tham gia hoạt động văn hoá thể thao trong đơn vị. Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 18 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  19. Khi tiến hành thực hiện công tác tính lương ở công ty Cổ phần may Nam Hà cần phải có một nguyên tắc chung nhất định là thực hiện phân phối tiền lương theo kết quả SX- KD, theo năng xuất lao động của từng bộ phận, cá nhân.Thông qua phân phối tiền lương để nâng cao tinh thần lao động tích cực, sáng tạo, đoàn kết trong công nhân viên chức. Tổng chi phí tiền lương và thu nhập có tính chất như lương( Tiền làm thêm giờ, khuyến khích tăng năng suất lao động, tiền thưởng…) chiếm 50 – 55% tổng doanh thu gia công. Các chi phí tiền lương liên quan đến các nghiệp vụ không thường xuyên như: Đưa đi gia công ở đơn vị khác, làm ủy thác xuất khẩu, thu nhập bất thường…Ban giám đốc công ty sẽ xem xét và quyết định. b, Phân loại các hình thức trả lương: Hiện nay công ty cổ phần may Nam Hà tiến hành trả lương công nhân viên thông qua hệ thống thẻ ATM của Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh tại Nam Định. Tại công ty đang áp dụng 3 hình thức trả lương: - Hỡnh thức trả lương theo thời gian: là hỡnh thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. - Hình thức trả lương theo sản phẩm: là hình thức trả thù lao cho người lao động được tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc hoàn thành. - Hỡnh thức trả lương khoán: là hỡnh thức trả lương cho người lao động căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành. Công nhân của Công ty nhận lương theo hình thức tiền lương sản phẩm sẽ kích thích tinh thần lao động hăng say tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo sự công bằng cho mỗi công nhân lao động. Căn cứ vào bảng chấm công ở các tổ sản xuất và kết quả sản xuất của tổ sản xuất, đơn giá lương của từng loại sản phẩm, số lượng sản phẩm và mức lương cơ bản của từng công nhân kế toán tiền lương sẽ tính lương cho các tổ trên bảng thanh toán tiền lương. - Công ty cổ phần may Nam Hà trả lương cho công nhân gồm: + Hình thức trả lương theo sản phẩm: công nhân tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. + Hỡnh thức trả lương khoán : cán bộ quản lý doanh nghiệp, các phòng ban, quản lý phân xưởng , công nhân thuê ngoài. + Hỡnh thức trả lương theo thời gian : chỉ có một giáo viên đào tạo nghề. c,Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và bảo hiểm: Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 19 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
  20. - Phản ánh đầy đủ chính xác thời gian và kết quả lao động của công nhân viên, tính đúng, thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền lương và các khoản liên quan cho công nhân viên. - Tính toán phân bổ hợp lý, chính xác các chi phí về tiền lương, trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, cho các đối tượng sử dụng liên quan. - Định kỳ phân tích tình hình dử dụng lao động và quản lý sử dụng quỹ tiền lương. Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan. d, Cách tính tiền lương theo bậc: Tiền lương cấp bậc = Hệ số x Tiền lương tối thiểu Ví dụ: - Tiền lương CN may bậc 1/6 = 1.4 x 450.000đ = 630.000đ - Tiền lương CN may bậc 2/6 = 1.6 x 450.000đ = 720.000đ Công ty cổ phần may Nam Hà đã xây dựng riêng một thang, bảng lương để áp dụng tính lương cho công nhân viên của công ty căn cứ theo nghị định 114/2002/NĐ - CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẵn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương, và căn cứ thông tư 13/2003/TT của Bộ LĐTB – XH hướng dẫn một số điều của nghị định 14/2002 ngày 31/12/2002. Bảng lương và Thang lương của công ty đã được Sở LĐTB - XH Tỉnh Nam Định thừa nhận. * Bảng lương chức vụ điều hành quản lý, nhân viên bảo vệ: BẬC – HỆ SỐ CHỨC DANH I II III IV V - Giám đốc 6,0 7,0 - Phó giám đốc 4,0 5,0 - Trưởng phòng, Ban, Phân xưởng 3,0 3,5 4,0 - Phó phòng, Ban, Phân xưởng 2,5 3,0 3,5 - Bảo vệ tuần tra canh gác 1,5 1,7 2,0 2,5 3,0 * Thang lương cơ khí, điện, điện tử, tin học, may công nghiệp: BẬC – HỆ SỐ NGÀNH NGHỀ I II III IV V VI VII - Công nhân cơ điện 1,4 1,5 1,7 1,9 2,2 2,7 3,3 - Công nhân phòng kĩ thuật, KCS, tổ 1,4 1,6 1,8 2,2 2,6 3,1 Vò Thµnh Ph-¬ng - C8KT8 20 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2