intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài khoa học: Mối quan hệ giữa độ nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp – bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam

Chia sẻ: Nguyên Khê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

157
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu tập trung vào hai mục tiêu chính. Mục tiêu đầu tiên là kiểm tra xem độ nhạy cảm đối với các công ty phi tài chính ở Việt Nam. Thứ hai, sau khi khẳng định độ nhạy cảm âm của tiền mặt đối với dòng tiền, tiếp tục kiểm tra xem liệu các công ty có thể hiện tính bất đối xứng trong độ nhạy cảm của tiền mặt đối với trường hợp dòng tiền âm hay dương không.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài khoa học: Mối quan hệ giữa độ nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp – bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam

Mã số: 144<br /> <br /> MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ NHẠY CẢM CỦA LƯỢNG TIỀN MẶT NẮM GIỮ VÀ DÒNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ VIỆT NAM<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Các nghiên cứu trước đây đã đưa ra những kết luận trái chiều về độ nhạy cảm của tiền mặt với dòng tiền của công ty. Dựa vào những lý thuyết và mô hình thực nghiệm trước, tôi sử dụng mô hình thực nghiệm bổ sung để khẳng định lại những kết luận của Almeida và cộng sự rằng độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền nói chung là đồng biến. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu chỉ ra độ nhạy cảm của tiền mặt với dòng tiền là bất đối xứng. Sự bất đối xứng có thể do một số nguyên nhân, trong đó có những điều khoản ràng buộc của dự án, việc che giấu những thông tin xấu và chi phí đại diện. Sử dụng mẫu các công ty phi tài chính từ năm 2008 đến năm 2012, bài viết ghi nhận rằng độ nhạy cảm đối với dòng tiền của tiền mặt là nghịch biến khi công ty có dòng tiền dương, nhưng độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền là đồng biến khi công ty có dòng tiền âm. Tiếp tục phân chia các mẫu thành những công ty bị giới hạn và không bị giới hạn về tài chính và thấy rằng độ nhạy cảm của tiền mặt với dòng tiền vẫn là bất đối xứng ở cả 2 nhóm công ty. Bên cạnh đó, nhằm bổ sung cho lý thuyết nghiên cứu, tôi sử dụng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các tổ chức bên ngoài như một công cụ kiểm soát vấn đề đại diện, ta thấy rằng các công ty có giám sát bên ngoài chặt chẽ hơn sẽ giảm tiết kiệm để nắm bắt các cơ hội đầu tư tốt. Tất cả các kết quả ủng hộ giả thuyết thể hiện rằng các công ty có mức độ phản ứng khác nhau đối với việc nắm giữ tiền mặt khi phải đối mặt với dòng tiền dương và âm.<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> 1. TỔNG QUAN BÀI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2 Bố cục của đề tài............................................................................................... 4<br /> <br /> 2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY.................................................................... 5 3. PHƢƠNG PHÁP NGIÊN CỨU ......................................................................... 16 3.1. 3.2. Xây dựng giả thiết .......................................................................................... 16 Giới thiệu mô hình .......................................................................................... 17 Các biến nghiên cứu ................................................................................ 21 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 24 Các bước tiến hành .................................................................................. 25<br /> <br /> 3.2.1. 3.2.2. 3.2.3.<br /> <br /> 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 26 4.1. 4.2. Thống kê mô tả dữ liệu ................................................................................... 26 Mối quan hệ giữa lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền hoạt động của công ty 30<br /> <br /> 4.3. Tính bất cân xứng của độ nhạy cảm tiền mặt xem xét theo các mức độ giới hạn về tài chính ......................................................................................................... 34 4.4. Tính bất cân xứng của độ nhạy cảm tiền mặt khi xem xét tác động của chi phí đại diện ............................................................................................... 37 5. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 39 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 39 5.2. Hạn chế của đề tài ....................................................................................... 41 5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................... 41<br /> <br /> DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tổng hợp các biến chính trong bài nghiên cứu và dự đoán tác động của các nhân tố đến việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiêp. Bảng 2: Thống kê mô tả các biến Bảng 3: Tương quan Pearson và Spearman Bảng 4: Kết quả hồi quy mối quan hệ giữa tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp theo phương pháp OLS Bảng 5: Kết quả hồi quy mối quan hệ giữa tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp theo phương pháp GMM4 Bảng 6: Kiểm định tính bất cân xứng trong độ nhạy cảm của tiền mặt trong điều kiện có giới hạn tài chính Bảng 7: Kiểm định tính bất cân xứng trong độ nhạy cảm của tiền mặt khi xem xét vấn đề đại diện<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1. TỔNG QUAN BÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài<br /> <br /> Việc quản lý và sử dụng tiền mặt luôn đặt ra rất nhiều thách thức cho mỗi doanh nghiệp, làm thế nào để đầu tư lượng tiền mặt nhàn rỗi nhằm thu lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo mức thanh khoản hợp lý để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai là câu hỏi lớn đối với nhà quản trị và cả những nhà nghiên cứu. Lượng tiền mặt dồi dào tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được ngay những cơ hội đầu tư tốt khi chi phí tài trợ bên ngoài quá cao hay chủ động hơn khi phải đối mặt với các cú sốc tài chính từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp có quá nhiều tiền mặt có phải là một điều tốt? Lượng tiền mặt dư thừa sẽ khiến các nhà đầu tư đặt ra những nghi vấn rằng có thể doanh nghiệp đã mất các cơ hội đầu tư hoặc ban quản trị doanh nghiệp quá yếu kém nên đã không biết làm gì với lượng tiền mặt đó. Và một nhà quản trị thông minh sẽ không bao giờ bỏ qua yếu tố “chi phí cơ hội” của việc nắm giữ tiền mặt. Chi phí cơ hội của tiền mặt trong trường hợp này chính là sự khác nhau giữa nhau giữa lãi suất có được khi nắm giữ tiền mặt và cái giá phải trả để có tiền mặt, nhưng cái giá này thường rất đắt. Bên cạnh đó, chi phí đại diện cũng rất dễ xảy ra trong tình huống này. Khi có nhiều tiền mặt, các nhà quản trị sẽ có nhiều động cơ thực hiện những vụ thâu tóm lãng phí và đầu tư vào các dự án kém hiệu quả nhằm tranh thủ tìm kiếm lợi ích cá nhân. Vậy làm thế nào để cân bằng những cơ hội, thách thức khi nắm giữ tiền và tìm ra điểm dự trữ tối ưu của doanh nghiệp? Để trả lời cho câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã công bố rất nhiều công trình nhằm làm rõ hơn sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ hay cụ thể hơn là đo lường độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền. Trong đó, nổi bật nhất bài nghiên cứu của hai nhóm tác giả Almeida et al (2004) và Riddick và Whited (2009). Tuy có cùng hướng nghiên cứu nhưng hai nhóm tác giả lại đưa ra những kết luận trái chiều về độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền của doanh nghiệp. Đến năm 2012, Dichu Bao, Kam C. Chan và Weining sử dụng mô hình thực nghiệm bổ sung để khẳng định<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2