PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong vài thập niên gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, và những bất lợi của thiên nhiên đang từng giờ, từng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Việt Nam là quốc gia đang phát triển cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường như: Cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, biến đối khí hậu, môi trường ô nhiễm,…Chính vì vậy, bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Trong những biện pháp mà nhà nước sử dụng trong lĩnh vực này, pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự xuất hiện và vai trò ngày càng tăng của các quy định pháp luật về môi trường kể từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường là biểu hiện rõ nét về sự cấp bách của vấn đề môi trường và dẫn đến một hệ quả tất yếu là phải đào tạo, giáo dục mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội những kiến thức về pháp luật môi trường. Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì các loại quan hệ kinh tế là rất đa dạng. Điều đó đòi hỏi không thể chỉ áp dụng một loại công cụ trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường mà nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các loại công cụ mà đặc biệt là các công cụ kinh tế. Ký quỹ môi trường là một trong các công cụ kinh tế hữu hiệu được áp dụng đối với các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên xung quanh vấn đề này vẫn còn rất nhiều hạn chế: Ký quỹ môi trường chưa được áp dụng một cách đồng bộ, các quy định về ký quỹ còn chung chung, chưa được quy định rõ ràng đối với từng ngành, từng lĩnh vực,… Trong từng ngành, từng lĩnh vực thì việc quy định nội dung cải tạo, phục hồi môi trường, việc xác định mức tiền ký quỹ,… cũng như việc thanh tra giám sát hoạt động cải tạo, phục hồi cũng còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, đề tài 1<br />
<br />
đã tiến hành đi tìm hiểu th ực trạng và các quy đinh về ký quỹ môi ở Việt Nam để trả ̣ lời cho các câu hỏi thực trạng hoạt động ký quỹ môi trưởng ở Việt Nam như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng tới hoạt động đó và đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ký quỹ trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng và các quy định của pháp luật về ký quỹ môi trường ở Việt Nam, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ký quỹ và từ đó đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ký quỹ môi trường ở Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Thực trạng ký quỹ môi trường ở Việt Nam cũng như trong hoạt động khai thác khoáng sản. - Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động ký quỹ môi trường ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ký quỹ môi trường ở Việt Nam. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. Thu thập tài liệu thứ cấp là thu thập những nguồn tài liệu đã được công bố, tổng hợp ở sách báo, internet, các báo cáo môi trường quốc gia qua các năm. Đối với lý thuyết về ký quỹ môi trường được thu thập thông qua Luật Bảo vệ môi trường (2005), Các quy định và trình tự về ký quỹ phục hồi môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản: Quyết định số 71/2008/QĐ – TTg và Quyết định số 18/2013/QĐ – TTg ngày 29/03/2013; các báo cáo tổng kết đánh giá về công tác bảo 2<br />
<br />
vệ môi trường của từng ngành qua các năm, sau khi kết thúc dự án; thông qua sách báo, Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, đề tài còn tham khảo một số kết quả nghiên cứu đã công bố của một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu,… 1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu Dựa trên các số liệu thứ cấp thu thập được, đề tài đã tiến hành phân tích, mô tả thực trạng và các quy định trong hoạt động ký quỹ môi trường ở Việt Nam cũng như trong hoạt động khai thác khoáng sản.<br />
<br />
3<br />
<br />
PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Thực trạng ký quỹ môi trường ở Việt Nam 2.1.1. Ký quỹ môi trường Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm môi trường. Nó được quy định nhằm mục đích cải tạo, phục hồi môi trường trong các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên. Điều 114 Luật Bảo vệ môi trường (2005) về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên đã quy định: - Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo các quy định sau đây: + Trước khi khai thác phải thực hiện việc ký quỹ tại tổ chức tín dụng trong nước hoặc quỹ bảo vệ môi trường của địa phương nơi có khai thác tài nguyên thiên nhiên; mức ký quỹ phụ thuộc vào quy mô khai thác, tác động xấu đối với môi trường, chi phí cần thiết để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác; + Tổ chức, cá nhân ký quỹ được hưởng lãi suất phát sinh, được nhận lại số tiền ký quỹ sau khi hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường; + Tổ chức, cá nhân không thực hiện nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường hoặc thực hiện không đạt yêu cầu thì toàn bộ hoặc một phần số tiền ký quỹ được sử dụng để cải tạo, phục hồi môi trường nơi tổ chức, cá nhân đó khai thác. - Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể mức ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với từng loại hình tài nguyên và việc tổ chức thực hiện quy định tại Điều này. Như vậy, nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn<br />
<br />
4<br />
<br />
hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu cơ sở có các biện pháp chủ động khắc phục, không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái ra môi trường đúng như cam kết, thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết hoặc phá sản, số tiền trên sẽ được rút ra từ tài khoản ngân hàng chi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm đồng thời với việc đóng cửa doanh nghiệp. Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích, đối với nhà nước không phải đầu tư kinh phí khắc phục môi trường từ ngân sách, khuyến khích xí nghiệp hoạt động bảo vệ môi trường. Xí nghiệp sẽ có lợi ích do lấy lại vốn khi không xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Ký quỹ phục hồi môi trường là một công cụ kinh tế cần thiết trong quản lý tài nguyên môi trường, đóng vai trò tác động trực tiếp đến việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường ngay sau khi khai thác của các tổ chức, cá nhân. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước nâng cao công tác quản lý góp phần phục hồi, hoàn nguyên môi trường, trả lại cảnh quan và bảo vệ môi trường. 2.1.2. Tình hình ký quỹ môi trường ở Việt Nam Biện pháp ký quỹ môi trường ở Việt Nam được quy định trong Luật bảo vệ môi trường (2005). Tuy nhiên, Luật Bảo vệ môi trường đề cập rất ít và chung chung đối với biện pháp này, chưa nêu rõ được các lĩnh vực, ngành nghề nào phải tuân thủ biện pháp này trước khi tiến hành khai thác hay sản xuất. Mặt khác, biện pháp ký quỹ chưa được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực khai thác tài nguyên ở Việt Nam mà mới chỉ áp dụng đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, ngay trong hoạt động này vẫn còn rất nhiều vướng mắc và bất cập. Chính vì vậy, đề tài đã tiến hành nghiên cứu các quy định cũng như thực trạng ký quỹ trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam. 2.1.3. Ký quỹ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam 5<br />
<br />